Lưu Trọng Lư,
"Lẽ nào anh chết"
-
PSN 20.07.2008
Đọc, nói thơ trong mỗi độ giao thừa là một trong những nghệ thuật
sống đẹp không thể thiếu của nhà thơ Nhất Hạnh, nghệ thuật đó đã
có từ khi thi sĩ còn rất trẻ. Sau khi xuất gia và trở thành thiền
sư nhà thơ đã biến nghệ thuật ấy thành truyền thống trong các
thiền viện của Mai thôn đạo tràng do ông hướng dẫn.
Phù Sa đã sưu tầm từ nhiều nguồn riêng biệt rải rác đó đây những
bài bình giảng ấy của thi sĩ dưới dạng âm thanh, rồi phiên tả,
biên tập lại thành văn viết. Tuy có tính cách riêng tư vì Thầy chỉ
nói riêng với học trò trong chốn thiền môn, nhưng nhận thấy: ngoài
giá trị về mặt văn học, nghệ thuật, tác giả còn mở ra cho ta một
khung trời mới, khung trời của trí tuệ và tình thương lớn, mà chỉ
có tuệ giác của một Thiền sư mới thể hiện được cho dù nguyên tác
là những bài tình thơ lãng mạng.
Phù Sa
sẽ lần lượt phổ biến lên trang này từng bài một trước khi in thành
sách với tựa đề
Thơ trong cửa thiền, hay Thầy Nhất Hạnh
đọc thơ lúc giao thừa.
Và đây là bài thơ Lẽ nào anh chết của Lưu Trọng Lư
mà Thầy đã đọc cho học trò 4 chúng tại tu viện Lộc Uyển - Hoa Kỳ
vào đêm giao thừa Giáp Thân - Ất Dậu (2004).
Việt Nam Tết tới rồi và Tết đang từ từ bay tới đây, mấy giờ nữa
sẽ tới. Từ năm 1966 rời quê hương cho đến nay đây lần đầu tiên
tôi
ăn Tết tại Mỹ, có một lần ăn Tết ở Ấn độ, còn những lần khác đều
ở bên
Pháp.

Lưu Trọng Lư (1912 - 1991)
Lưu Trọng Lư là tên thật, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912 tại
Cao La Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia
đình quan lại xuất thân nho học.
Học
trường Quốc Học Huế đến năm thứ ba thì bỏ ra Hà Nội học tư,
rồi bỏ đi làm thơ, làm báo, viết văn.
Chủ trương Ngân Sơn Tùng Thư tại Huế năm 1933-1934. Sau
1954, ông làm vụ trưởng Vụ Sân Khấu Bộ Văn Hóa, và là Tổng
thư ký Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu Việt Nam.
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Tiếng Thu (1939), Người Con
Gái Sông Gianh (1966), Từ Đất Này (1971), Hồng Gấm. Tuổi Hai
Mươi (kịch thơ, 1973).
Ông mất ngày 10 tháng 8 năm 1991. |
Truyền thống Làng Mai là
mỗi đêm ba mươi mình nghe thơ, đọc thơ và bình thơ. Chúng ta đã từng
đọc thơ của Tản Đà, của Nguyễn Bính, của Thâm Tâm, của Thế Lữ và
của nhiều thi sĩ khác rồi. Ngày hôm nay chúng ta đọc thơ Lưu Trọng
Lư,
một
bài thơ được viết năm thi sĩ 70 tuổi mà rất ít người biết.
Bài
thơ này có những suy tư khá sâu sắc về sống chết.
Chúng ta cũng sẽ đọc
một bài thơ nữa
mà thi sĩ viết trước khi qua đời mấy tiếng đồng hồ. Bài thơ
đó được coi như tương đương với một bài
kệ của một thiền sư sắp tịch.
Nhiều vị thiền sư khi sắp tịch, bảo
đệ tử
đưa giấy mực, viết một bài hay ba câu, bốn câu gì đó, viết xong,
quăng bút rồi tịch. Lưu Trọng Lư cũng có một bài như vậy. Hôm
nay chúng ta
cũng sẽ
có cơ hội đọc bài thơ đó.
Vào một buổi trưa tháng 7 năm 1991, lúc Lưu
Trọng Lư đang nằm trong bệnh viện Việt-Xô ở Hà Nội, các cô y tá
chuyền serum và cho thi sĩ hít oxygen. Một cô y tá nói: Bác
ơi bác, khi nào bác khỏe, bác làm cho tụi cháu một bài thơ đi.
Trong nhà thương ai cũng biết Lưu Trọng Lư là một thi sĩ nổi tiếng.
Khi được vô nước biển và cho
hít oxy, Lưu Trọng Lư vung tay ra viết một bài thơ, trong lúc
tay còn đầy dây với nhợ. Bài thơ chỉ
có bảy, tám câu thôi, nhưng rất thiệt, có thể
nói là một bài thơ thiệt nhất trong cuộc đời thi sĩ. Lúc đó thi
sĩ không còn sợ hãi, không còn phải đối phó
với ai nữa. Không cần đối phó với kẻ
thù,
cũng không cần đối phó với hoàn cảnh, không cần đối
phó với một tổ chức chính trị nào
nữa hết.
Lưu Trọng Lư là người Huế và mẹ của Lưu Trọng
Lư có nụ cười đen
nhánh tại vì
bà
răng đen. Mẹ và chị Cầm của
tôi ngày xưa cũng vậy, cũng nhuộm
răng đen. Quan niệm ngày xưa về cái đẹp rất khác bây giờ, người
nào răng trắng trông kỳ lắm,
trông giống hệt con ma, ai cũng sợ,
cho nên phải nhuộm răng
cho đen. Mẹ và chị của
tôi
thuộc về thế hệ đó. Về sau phong trào răng trắng xuất hiện, chị
của tôi phải cạo cho răng trắng lại, tại mốt mới là răng trắng.
Nhà văn Nguyễn Trọng Thuật là một cây viết
của
tập san Phật học Đuốc Tuệ ở Hà Nội, xuất bản vào những năm 1930.
Nguyễn Trọng Thuật có viết một tiểu thuyết Quả Dưa Đỏ, một cuốn tiểu thuyết dã sử nói về
An Tiêm, con của vua Hùng Vương, người đầu tiên phát hiện ra
trái dưa đỏ,
nghĩa là
trái dưa hấu. An Tiêm bị đày ra ngoài đảo cho chết nhưng nhờ
khám phá ra trái dưa đỏ thành
có
cơ hội sống và cuối cùng được trở về nước.
An Tiêm có làm một bài thơ vịnh Quả Dưa Đỏ, quả dưa có ruột rất
đỏ và hạt rất đen, bài thơ như thế này:
Gặp em ngoài cõi biển Đông
(gặp em là gặp trái dưa).
Yêu em vì một tấm lòng thắm tươi (tại vì đỏ chói)
Răng đen mỉm miệng em cười (người con gái có răng đen như
hạt dưa mới đẹp)
Dẫu trời nóng nực cũng nguôi cơn
nồng
Yêu em anh bế anh bồng
Nước non ghi nghĩa tao phùng từ đây
Lưu Trọng Lư có một bài nói về nụ cười đen
nhánh (shiny black) của bà mẹ.
Nắng mới
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng.
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười.
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ,
Hãy còn mường tượng lúc vào ra.
Nét cười đen nhánh sau tay áo,
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.
Thế hệ của
tôi
đã được ru bằng thơ của Lưu Trọng Lư,
cái lãng mạn này cũng nhẹ nhàng thôi.
Thơ của Lưu Trọng Lư là thơ tình, thơ mộng và thơ sầu, bất cứ
người nào sống trong thời đại đó đều được ru bởi những bài thơ của
Lưu Trọng Lư, vì trong
chúng ta ai cũng có những hạt giống của tình, của mộng, của
sầu
cả.
Ở chùa mình thường không đọc và hát những bài
thơ
và những bài nhạc có tính cách trữ tình, sầu mộng. Nhưng bữa
nay Tết, đặc biệt
mình cho phép các cô, các chú được
nghe loại thơ nhạc này.
Tôi chọn hai bài điển hình của Lưu
Trọng Lư nói về tính sầu, tính mộng. Hai bài này đã được phổ nhạc
và sau khi đọc,
tôi sẽ nhờ sư cô Chân Không, sư cô Thi Nghiêm
và
cô Hà Thanh
hát.
Sầu Rụng
Vầng trăng từ độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
Để tóc vướng vần thơ sầu rụng
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo
Năm năm tiếng lụa se đều
Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây
Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay
Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông
Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng
Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.
Tiếng Thu
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

Chân dung Lưu Trọng Lư
khi viết bài Tiếng Thu |
Các vị đã từng nghe qua
các
bài thơ này rồi, hôm nay cho phép tưới tẩm hạt giống đó trở lại.
Những người trẻ, nhất là các cô, các chú chưa bao giờ được nghe,
cũng được phép thưởng thức những bài thơ này,
đó là thứ
thơ và nhạc lãng mạn ngày xưa
tôi
đã đi ngang qua. Sau đó
tôi
sẽ nói chuyện thêm về Lưu Trọng
Lư thời còn trẻ, thời tham gia kháng chiến chống Pháp và cuối
cùng là
thời
tham gia cuộc chiến có người Mỹ tham dự.
Bài thơ Lẽ Nào Anh Chết
mà tôi sắp đọc đây đã được Lưu Trọng Lư viết
vào
năm 1991, năm thi sĩ 70 tuổi. Trong đời sống hàng ngày nếu bận rộn
quá, chúng ta
sẽ
không có cơ hội để nhìn
sâu vào sự sống và nhất là sự sống của
chính mình. Mình
cứ để thời gian đi qua một cách oan uổng, mình
lo những chuyện gọi là thực tế và vì vậy mình không có cơ hội
nhìn sâu để thấy được mình là ai? Mình từ đâu tới và mình sẽ đi
về đâu?
Lưu Trọng Lư hồi còn trẻ đã từng mơ mộng, đã
từng yêu đương, đã từng sầu khổ. Khi lớn lên đã đi vào thực tế,
đã
tham gia kháng chiến, đã trải qua hai cuộc chiến tranh và đến tuổi
bảy mươi thì ấn tượng của hai cuộc chiến đó vẫn còn nặng nề
trong lòng. Nhưng Lư Trọng Lư có cơ hội nhìn lại cuộc đời mình,
đã có suy tư, đã có quán chiếu về vấn đề sống chết.
Chúng ta
từng thấy có
những vị xuất gia lên đến tuổi bảy mươi mà chưa chắc có được cái
thấy bằng cái thấy của Lưu Trọng Lư.
Quí vị xuất gia
chỉ
lo làm chùa, lo hoạt động, lo hoằng pháp và không có thì giờ để
tu tập, để quán chiếu. Cái thấy của Lưu Trọng Lư là cái thấy của
người xông pha trong tên đạn, tham dự vào cuộc chiến và đi qua
bao nhiêu khó khăn, tủi nhục. Lưu Trọng Lư có một người con trai
tên Nông chết ở miền Nam trong khi tham dự vào cuộc chiến chống
Pháp.
Anh không ngồi đếm bao thu còn lại
Bao tuần lá đổ vàng rơi
Khi cánh song anh khép kín cõi đời
Anh vẫn không tin mình chết
I am not sitting here to count how many more years I will live.
How many more times I can see the red leaves fallling.
Đến khi hình hài này tan rã rồi, anh vẫn
không tin rằng anh sẽ chết. Như vậy có nghĩa là Lưu Trọng Lư đã
thấy được tính bất sinh bất diệt của mình.
I am not sitting here, counting
how many years are left for me to live,
How many more times I will be witness to the fall of the autumn
leaves.
I do not believe in the moment
That when the window of my life is closed, I will die.
Thi sĩ không tin rằng mình có thể chết được.
Nhưng trong cuộc sống, thi
sĩ đã có cơ hội để nhìn lại cuộc đời mình, nhìn
kỹ
sinh tử và có thể thấy được tính không sinh, không
diệt
ở chiều sâu. Tôi rất mừng khi thấy Lưu Trọng Lư còn có thể làm
được bài này khi thi sĩ ở tuổi 70 và càng mừng hơn nữa khi đọc
bài thơ cuối cùng, sáng tác trước khi thi sĩ chết mấy tiếng đồng
hồ, chứng tỏ thi sĩ
đã
có sự giải thoát.
Chúng ta thường nói năm cũ sẽ đi qua để nhường
chỗ cho năm mới. Năm cũ sẽ chết để cho năm mới sinh ra nhưng kỳ
thực năm cũ không chết, năm cũ được tiếp tục trong năm mới và nếu
nhìn vào năm mới cho sâu sắc, ta thấy năm cũ
vẫn còn nguyên vẹn trong năm mới. Những
gì ta làm trong năm cũ còn y chang trong năm mới. Như vậy năm cũ
không đi đâu hết, năm cũ vẫn còn ở lại với ta. Ngay bốn câu đầu
mình đã thấy
con
người này có bản lãnh.
Anh không ngồi đếm bao thu còn lại
Bao tuần lá đổ vàng rơi
Khi cánh song anh khép kín cõi đời
Anh vẫn không tin mình chết
Khi chia tay không cất lời vĩnh
biệt
Buổi giao ban không đứt đoạn đường dây
Trong gian nan ta gọi thép sáng ngời
Giữa đối thoại ngày mai ta sẽ không vắng mặt
Vào giây phút mà mình phải chia tay, tôi sẽ
không nói vĩnh biệt, tôi chỉ nói: see you again. Vĩnh biệt
có nghĩa không bao giờ
lại gặp được nhau nhưng đây không phải là vĩnh biệt,
mình sẽ gặp nhau nơi suối nguồn, mình sẽ gặp nhau khắp nơi trên
mọi nẻo đường.
Hãy cười cùng tôi, hãy nắm tay
tôi,
Hãy vẫy tay chào để rồi tức thời gặp lại.1
Vậy thì
nếu khi chia tay không cất lời
vĩnh biệt
đó là vì không có sự biệt ly. Tôi với anh, tôi và em sẽ
mãi mãi ở bên nhau, trong em có tôi và trong tôi có em, không có
sự chia ly, chia cách, cái mà gọi là separation không còn, chỉ
có
cái
continuation thôi.
Buổi giao ban không đứt đoạn đường dây
Có
cái thời khắc gọi là giao thời
giữa năm mới và năm cũ, nhưng không có sự đứt đoạn, tại vì năm
cũ tiếp tục trong năm mới cho nên chữ vĩnh biệt không còn có
nghĩa.
Trong gian nan ta gọi thép sáng
ngời
Thì giữa đối thoại vào ngày mai ta sẽ không vắng mặt
Khi mình lâm vào
cái
thế gian nan, một thế cờ
cần phải tranh đấu,
thì
mình cần có
một lưỡi gươm, lưỡi gươm của trí tuệ, lưỡi gươm của ý chí.
I will be there tomorrow when we
need a dialog,
If I were to say good-bye, that will mean I will say see you
again.
Good-bye means see you again.
The moment of transition is not the moment of separation.
Buổi giao ban không đứt đoạn đường dây,
Giờ phút mình gọi là chuyển tiếp, không phải
là giờ phút biệt ly.
Trong gian nan ta gọi thép sáng
ngời,
Giữa đối thoại ngày mai ta không vắng mặt.
Tôi sẽ có mặt và hình hài mà anh thấy đây
tuy sẽ
tan rã nhưng tôi sẽ
vẫn có mặt trong ngày mai. Cuộc đối thoại vẫn còn tiếp
tục giữa con người với con người.
In the time when the struggle is
needed
I always call for the gleaming sword.
So tomorrow at the time of dialog
I will be there.
Lưu Trọng Lư hiện đang có mặt trong giờ phút
này với chúng ta.
Bão gió ba mươi đầu cành vẫn
trong tiếng hót
Ôi mẹ! Với mây xanh, sao biếc, nắng vàng
Tơ rút ruột, kén thời gian tằm lót ổ
Cho trời, cho đất một tình thương
So sánh bài “Em có nghe mùa thu dưới trăng mờ
thổn thức” với bài này, chúng ta thấy có
một sự trưởng thành rất lớn.
Ba mươi năm chiến tranh, ba mươi năm bão tố, giờ đây đầu cành vẫn
vang lên tiếng con chim nhỏ
đang ca hát, bông hoa vẫn chưa ngưng lời
hát ca.
Đứng yên ngoài hàng dậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhìn em kinh ngạc
Vừa thoáng nghe em hát
Lời ca em thiên thâu
Ta sụp lạy cúi đầu2
Bông hoa nhỏ bé
mà ta thấy ngoài hàng dậu ấy đang
tiếp tục hát bài thiên thu. Con chim nhỏ đậu đầu cành kia dầu có
trải qua ba mươi năm bom đạn vẫn còn vang tiếng hót.
Bão gió ba mươi năm đầu cành vẫn
trong tiếng hót
Ôi mẹ! Với mây xanh, sao biếc, nắng vàng
Tơ rút ruột, kén thời gian tằm lót ổ
Cho trời, cho đất một tình thương
Mẹ ơi! Con vẫn còn làm thơ.
Tơ rút ruột, có nghĩa là con vẫn còn làm thơ,
làm thơ trong bão tố, làm thơ trong chiến tranh, làm thơ trong
hy vọng, làm thơ trong tuyệt vọng. Giống như con tằm (silkworm)
luôn luôn rút ruột ra để làm sợi tơ óng ánh kết thành tổ kén.
Thơ của con với sợi tơ vàng óng ánh cùng với mây xanh, sao biếc,
nắng vàng là để hiến tặng cho trời cho đất một tình thương. Nhiệm
vụ của con là chế tác tình thương, hiến tặng tình thương cho cuộc
đời. Đây là nhà thi sĩ,
là người chiến sĩ mà cũng là nhà đạo
sĩ. Nếu cần phải tranh đấu thì
ta là người chiến sĩ, nếu cần
ca hát thì
ta là người nghệ sĩ và nếu cần tình thương thì
ta là nhà đạo sĩ chế tạo tình thương. Nhà đạo sĩ là người
hiến tặng tình thương, tình thương là cái mà con người đang cần.
Bão tố ba mươi năm đầu cành vẫn
trong tiếng hót
Ôi mẹ! Với mây xanh, sao biếc, nắng vàng
Tơ rút ruột, kén thời gian tằm lót ổ
Cho trời, cho đất một tình thương
Oh mother! Together with the blue
sky, the green stars and the golden sunshine
My poetry will offer love to both sky and earth
Like the silkworm offering her
silk to make the cocoon.
Đâu phải anh vào nơi bất diệt
Vì trăm năm sau
Cô bé nào bên cầu ao
Chợt ngâm đùa mấy câu thơ anh, vơ vẩn
Nói như vậy không có nghĩa là tôi sẽ đi vào một
nơi gọi là Niết bàn, gọi là bất diệt, tách rời ra ngoài sự sống. Niết bàn, bất sinh bất
diệt nằm ngay trong sự sống. Ta bà là Tịnh độ, Sinh tử tức Niết
bàn.
Tôi không mơ ước một cõi Niết bàn,
một cõi vô sinh bất diệt tách
rời ra khỏi sự sống, tại vì tôi biết rằng sự sống có sinh có diệt,
có chứa đựng Niết bàn trong
nó và không có sự phân biệt giữa Niết bàn bất
diệt với sự sống có sinh diệt. Tìm Niết bàn ngay trong sinh tử.
Đâu phải anh vào nơi bất diệt
Vì trăm năm sau
Cô bé nào bên cầu ao
Chợt ngâm đùa mấy câu thơ anh, vơ vẩn
Trăm năm sau, khi hình hài tôi tan rã, có những
cô bé quê ở bên bờ ao
sẽ
ngâm nga một vài câu :
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức.
Đó là sự tiếp nối của tôi, cô bé đó là tôi.
Thơ tôi
và người đọc thơ tôi vẫn còn mãi mãi.
I shall not enter into a separate
place called eternity
I shall not enter into a separate place called Nirvana
Because in about one hundred years
Some little girls by the shore of a pond
Will repeat a few lines of my poetry, just for fun.
Lưu Trọng Lư thấy được sự tiếp nối của mình
ngay khi hình hài
ông chưa tan rã. Chúng ta là người
đã từng nghe pháp thoại nhiều lần về
đề tài
sinh tử, chúng ta là người
đã được hướng dẫn ngồi thiền, chúng ta có được
một
cái thấy như Lưu Trọng Lư hay chưa? Hay tại bận rộn
quá trong đời sống hàng ngày, chúng ta không có cơ hội để nhìn,
để thấy?
Anh biết rồi mắt anh sẽ tan thành
bụi phấn
Nhưng em có hay hạt bụi mắt anh
Là con thương của giọt nắng rơi tự trên cành
Và của hạt sương tự đất đen tụ lại?
I know my eyes will fall down
into dust
But did you know, my dear, that the dust that comes from my eyes
Is also the loving children of the sunshine falling down from a
tree,
A dewdrop formed by the lovely brown earth.
Cái gì mà không trở thành cát bụi nhưng cát bụi
này
lại trở thành quí giá. Sau này hình hài anh tan rã, mắt anh trở
thành bụi phấn nhưng
những hạt bụi
phấn
ấy
cũng là đứa con thương mến của giọt nắng rơi từ trên cành. Tất cả
đều tương tức. Những bụi phấn rơi từ con mắt cũng là
đứa con thương của những hạt
sương từ đất đen tụ lại.
Mắt là tứ đại: đất, nước, lửa và gió. Tai
cũng là tứ đại,
nhưng trong văn học đạo Bụt
mắt đại diện cho sáu căn vì mắt luôn luôn đi trước (mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân, ý). Mắt của anh
khi rơi
xuống cũng sẽ trở thành bụi vàng và
tai
khi rơi
xuống cũng sẽ thành bụi vàng. Bụi vàng
đó cũng là đứa con thương của ánh sáng mặt trời từ trên rơi xuống,
cũng là con thương của những hạt sương từ đất nâu kết tụ lại. Mắt
của anh sẽ không bao giờ mất.
Anh biết rồi mắt anh sẽ tan thành
bụi phấn
Nhưng em có hay : hạt bụi mắt anh,
Là con thương của giọt nắng rơi từ trên cành,
Và của hạt sương từ đất đen tụ lại.
Hôm nay chúng ta ngồi đây
trong giây phút chờ đợi giao thừa và
đọc thơ của Lưu Trọng Lư. Đọc với tính cách
quán chiếu, đọc
ngay trong lòng, trong cơ thể của
mình.
Còn say, còn mơ, còn luân hồi mãi
mãi
Bụi phấn vẫn bay đi cướp lửa những sao trời
Để sưởi nồng mảnh mảnh trăng rơi
Và chút chút nhen hồng trong mắt người bất hạnh
Luân hồi nghĩa là sự tiếp nối, nghĩa là không
có sự đứt đoạn, nghĩa là không có sự chấm dứt. Bụi phấn kia rơi
từ mắt anh, đi luân hồi với tính cách của thơ, của mộng, của
tình thương, tác hợp với ánh lửa sao trời để sưởi nồng mảnh mảnh
trăng rơi và chút chút nhen hồng trong mắt người bất hạnh. Có những
con người không may, có những em bé đói, có những người già
không
ai chăm sóc, có những người đang bị giam cầm,
có em bé mất cha, mất mẹ. Những người bất hạnh đó cần có tình
thương, cho nên bụi vàng trong mắt anh sẽ
tiếp tục làm trong công việc đó với thơ,
với mộng, với tình thương.
My dreams, my passions, will
continue to be reborn forever.
A dust of my eye will fly up and compete with the fire of
far-away stars
So that the moon light will be warmed up in the eyes of some one
Who does not have a lot of luck in her life, in his life.
Nếu chút thương còn vương trên mẩu
bánh
Chút đau còn vướng áo chưa lành
Bọn côn đồ còn dọa dẫm hành tinh
Bụi mắt anh, cả hồn anh khắp trời bủa lưới
Mẩu bánh đây tức là
bát
cơm nguội, miếng bánh mì khô mà em bé
đói đang
mơ ước. Em bé cầm cái
bát sứt mẻ trong tay chờ
đợi giờ này sang giờ khác mà
không có được một muỗng cơm,
một miếng bánh nào.
Nếu chút thương còn vương trên mẩu
bánh
Chút đau còn vướng áo chưa lành.
Em bé
đứng trong
trời lạnh căm căm không có một manh áo che thân. Chút đau đó,
chút thương đó làm động tấm lòng mình và thơ trong lòng mình được
xúc tác tạo
ra trong trái tim mình chút
yêu thương, chút từ bi.
Bọn côn đồ còn dọa dẫm hành tinh
Bụi mắt anh, cả hồn anh khắp trời bủa lưới
Khi bọn côn đồ
còn
dọa dẫm hành tinh này thì thơ của anh vẫn tiếp tục làm công việc
xúc tác chất thương, chất hiểu trong con người. Bụi vàng rơi từ
mắt anh khi thân xác này tan rã cùng với tâm hồn anh sẽ khắp trời
bủa lưới, bủa lưới của tình thương để chăm sóc
và bảo hộ cho hành tinh này, để lo lắng cho
những
người bất hạnh.
If a little love is still seen in
a piece of bread
If a little love is still attached to the tattered dress
If the titans are still threatening our planet
Then the dust of my eyes and the whole of my soul
Will still be there as a net to prevent them from doing harm.
Sau khi hình hài tôi tan rã thì thơ tôi, tình
thương tôi, những hạt bụi rơi xuống từ cơ thể tôi sẽ cộng tác với
tất cả tâm hồn tôi
để bủa thành cái lưới để che chở, để ngăn ngừa không
có cho tàn ác, bất công và bạo động hoành hành trên hành tinh
này.
Xin cảm tạ ngọn sóng lòng vừa tới
Giữa dòng thơ trên tờ giấy trắng tinh
Khi mình có một ít cảm thọ, một ít xúc động,
ngọn sóng lòng đưa tới sẽ biểu hiện thành một câu thơ trên tờ giấy
trắng.
Và bâng quơ tiếng gió trên cành
Xua chút lạnh bên bờ cây còn sót lại
Có tiếng gió trên cành bâng quơ và tiếng gió
đó sẽ giúp cho
hình hài tôi tạo
thành
sức ấm để có thể xua bớt cái lạnh còn sót lại bên bờ cây.
I feel grateful for your feeling
that just arrived like a wave
In the form of a poem on an immaculate sheet of paper
I feel grateful for the sound of the wind to the branches,
Removing the little cold that is still lingering on the bushes.
Có nhạc nào bằng khúc nhạc ấy
Của lời trao tiếng gởi giữa con người
Khi giữa những con người
với nhau
có sự đối thoại, có sự truyền thông, có nhạc, có thơ, có sự tìm
hiểu nhau thì không có khúc nhạc nào hay bằng khúc nhạc của sự đối
thoại, của sự truyền thông đó. Con người phải tiếp tục truyền
thông với nhau,
trao đổi
với nhau, cười
nói với nhau, chia sẻ với nhau. Đó là khúc nhạc hay
nhất trong tất cả các loại nhạc.
Có nhạc nào bằng khúc nhạc ấy
Của lời trao tiếng gởi giữa con người
Trong
nhạc khúc
đó,
thơ là phương tiện lớn, thơ thiết
lập sự truyền thông, thơ lấy đi những hiểu lầm, những tri giác
sai lầm, thơ lấy đi những hận thù, thơ thiết lập sự thương nhau
và hiểu nhau.
Có nhạc nào bằng khúc nhạc ấy
Của lời trao tiếng gởi giữa con người
Cũng bấy nhiêu tiếng khóc tiếng cười
Mà vàng ngọc trên thế gian không sánh nổi
Chỉ cần tiếng khóc, tiếng cười, chỉ cần
phương tiện truyền thông, mà không có vàng nào, ngọc nào trên thế
gian có thể sánh nổi. Không gì quí bằng sự truyền thông giữa con
người và con người mà ngày mai phải tiếp tục và tôi sẽ có mặt với
các vị.
What could be better than the
music
Of communication between humans
The value of these sounds of laughter, the sounds of enjoyment
Surpass all the gold and silver of the world.
Ta chẳng bao giờ tiếc nuối
Những giọt nước mắt đổ ra
Trong thơ ta đã cười, ta đã mơ nhưng ta cũng
đã khóc và ta không tiếc rằng ta đã khóc tại vì tiếng khóc đó
cũng là
một
phương tiện để truyền thông.
Ta chẳng bao giờ tiếc nuối
Những giọt nước mắt đổ ra
Vì một ý đẹp, một cành hoa
Hay vì một nỗi đau bên đường đụng phải
Có một ý đẹp, ta có thể khóc, khóc vì
nó
quá đẹp. Đó là những giọt nước mắt của sự cảm động. Có phải mình
chỉ khóc khi mình khổ đau? Mình cũng khóc khi thấy đất trời quá
đẹp, khi thấy tình người quá đẹp, những giọt nước mắt đó có khả
năng trị liệu, làm lành thương tích nơi mình và nơi người.
Thấy một cành hoa quá đẹp mình cũng có thể
khóc được. Thầy Giác Thanh, đệ nhất trụ trì của tu viện Lộc Uyển
kể rằng có một hôm thầy đi vào trong núi, thầy thấy bao nhiêu là
hoa nở vào mùa Xuân, thầy quỳ xuống, chắp tay lại và khóc. Tại
sao khóc? Tại sao phải quỳ xuống? Tại vì
thầy thấy được những cái hết sức mầu nhiệm của đất trời.
Vì một ý đẹp, một cành hoa
Hay vì một nỗi đau bên đường đụng phải
Anh hùng gặp chuyện bất bình không thể nào bỏ
qua được.
Thấy những bất bình, những bất công, những
thương
đau, luôn luôn mình đáp ứng lại bằng thơ của mình. Thơ của mình
là tình thương, thơ của mình là sự hiểu biết.
Có những hoàng hôn kia tan xóa mờ
chân sói
Giữa nơi đây ta chong sáng ngọn đèn
Bóng tối không cho chúng ta nhận diện được
loài lang sói đang có mặt. Ta giữ ngọn đèn của ta cho thật sáng,
đừng để bóng tối tràn ngập, đừng để cho những loài ma quái xâm
chiếm cuộc đời ta.
Có những hoàng hôn toan xóa mờ
chân sói
Giữa nơi đây ta chong sáng ngọn đèn
Giữ cho ngọn đèn của mình sáng chói để thấy
được, biết được những gì đang xảy ra. Những con chó sói sắp
ùa
vào,
thấy
mê mờ, thù hận bắt đầu biểu hiện cho nên
thắp lên một
ngọn đèn chánh niệm
là công việc rất là cần thiết.
Giữ mãi hồn thương, sắc mơ còn đỏ
mãi
Dầu mơ kia chưa trọn nở trước thềm
Bổn phận của chúng ta là luôn nuôi dưỡng hồn
thương, nuôi dưỡng bồ đề tâm (The soul of love, the mind of
love).
Giữ mãi hồn thương, sắc mơ còn đỏ mãi.
Những mơ ước
của mình,
mình đừng để cho
chúng chết. Mơ ước gì? Mơ ước một ngày kia, nhân loại
thương nhau, biết nắm tay nhau và tha thứ cho nhau.
Thà là
tôi bị lừa gạt còn hơn tôi bị mất niềm tin nơi con người. Dầu
tôi
có
ngây thơ, tôi
có bị lừa gạt, tôi
vẫn muốn
chấp nhận điều đó hơn là tôi nghi ngờ con người. Thành công của
Lưu Trọng Lư là chỗ vẫn còn niềm tin nơi con người. Chừng nào
anh hết niềm tin nơi con người thì chừng đó anh sẽ chết. Mình phải
tin rằng trong con người có Phật tánh mà Phật tánh đó không bao
giờ có thể tiêu diệt cả. Dầu con người có độc ác, có nham hiểm
nhưng mình vẫn tin rằng con người một ngày nào đó sẽ vươn lên.
Giữ mãi hồn thương, sắc mơ còn đỏ mãi.
Tình thương và mộng ước, mộng ước này trong đạo
Bụt gọi là đại nguyện. Nếu không có đại nguyện thì không có sức
sống, nếu không có đại bi thì không có hạnh phúc. Đại bi và đại
nguyện là hai cái mình phải nuôi dưỡng trong đời sống hàng ngày.
Giữ mãi hồn thương, sắc
mơ
còn đỏ mãi.
Đỏ mãi tức là còn cháy mãi như là một ngọn
đèn.
Dầu mơ kia chưa trọn nở trước thềm.
Dầu mơ
ước
của mình mới thực hiện được một phần, một phần rất nhỏ, nhưng
mình vẫn giữ được niềm tin, giữ được tình thương đó.
There have been twilights that
were about to hide away the marks of the revolts
At this very place, I try to keep my land shining
I do my best to preserve love
So the dreams will always be able to preserve as rosy colors
Even if the dreams have not all been fulfilled.
What can surpass the happiness of having trust?
Có hạnh phúc nào như hạnh phúc niềm tin
Chừng nào anh mất niềm tin là anh chết. Ngày
nào mình còn giữ được niềm tin, ngày đó mình
vẫn
còn năng lượng để sống. Con biết rằng trong con có con đường đi,
con không còn lo sợ nữa. Niềm tin là năng lượng giúp mình đi tới.
Vẫn như thuở nào tóc để lơi chiếc
lược
Cho mắt anh lại được gặp mắt em
Cho hai tia lửa nhỏ hồng thêm
Ngày xưa khi còn trẻ, anh hai mươi tuổi, em
mười chín tuổi,
chúng ta rất còn ngây thơ, tuy rằng ngây
thơ như vậy nhưng
chúng ta có niềm tin
nơi
nhau và
muốn làm sao để cho niềm tin đó còn mãi cho dù mình lớn
lên, 30 tuổi, 50 tuổi, 70 tuổi hay 90 tuổi.
Gà ban mai mỗi ngày còn đập cánh
Thì ai tắt được lửa bình minh
Gà là con
vật
thức dậy sớm nhất, những con gà trống buổi sáng nào cũng đập
cánh kêu ò ó o o o…Mình đi kháng chiến, nhứt là miền quê, làm gì
có đồng hồ nên sáng tinh sương mà còn nghe gà gáy thì đó là một
tin mừng:
Gà ban mai vẫn còn đập cánh,
Thì ai tắt được lửa bình minh ?
Không ai thể có ai tắt được lửa bình minh.
Khi tim anh còn chan chứa ân tình
Lẽ nào em tin rằng: Anh sẽ chết ?
Trái tim của anh
còn
đầy dẫy ân tình thì làm sao anh có thể chết được. Thành ra cái
chết là cái mình
có thể
vượt thắng. Cái chết không có, chỉ có sự tiếp nối thôi, cho nên
tới tuổi bảy mươi, tám mươi
mình vẫn giữ được niềm tin và tình thương trọn vẹn.
Làm sao
nói là mình chết được? Lưu Trọng Lư bằng cách sống của mình đã
tìm thấy được chân lý vô sinh bất diệt,
thấy rằng
không có cái chết và
nhờ đó thi sĩ đánh bại cái chết.
When the rooster still flaps its
wings each morning
Who can put out the fire of the sunrise?
How could you believe that I will die
When my heart is full of love and trust?
Đó là
đỉnh cao của
Lưu Trọng Lư.
Lưu Trọng Lư từ “Em không nghe mùa Thu dưới trăng mờ thổn thức”
cho tới Lưu Trọng Lư của tuệ giác, của sự vượt thoát sống chết.
***
Đây là bài thơ cuối cùng của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Cô y tá chưa
kịp lấy cây kim ra,
sợi dây
truyền serum vẫn còn
đó nhưng
thi sĩ nhất định kêu cô y tá đưa
cho ông ta cây bút để
thi sĩ viết bài thơ cuối cùng.
Trời đã về chiều.
Chiều này không phải là chiều ở bên ngoài. Đó là chiều ở trong
lòng,
thi sĩ
biết là thân hình mình sắp tan rã.
Buồn tà, vơ vẩn tà.
Tà tức là buổi chiều nghiêng nghiêng, có cái buồn, có cái vơ vẩn
và ta đi tìm ai bây giờ? Cố nhiên cuộc sống là một cuộc đi tìm,
một cuộc đi tìm không ngưng nghỉ. Chúng ta ai cũng là người đi
tìm cả và cuộc tìm kiếm đó không bao giờ chấm dứt. Cho đến giờ
phút chót, vẫn thấy rằng mình phải đi tìm nhưng mà tìm ai?
Ta đi tìm ai bây giờ?
Và ai tìm ta nổi?
Rất là lạ, mình cũng đang đi tìm mà mình
không biết
có tìm được hay không? Có thể có người đang đi tìm mình và
không biết
người đó có thể tìm được mình hay không? Khi đọc đến đây thì
mình thấy được giáo lý về Bất khả đắc. Bất khả đắc là không nắm
bắt
được.
Có một lần
khi
Thầy A Nậu La Độ
đang
đi khất thực thì bị một số thầy ngoại đạo chận lại rồi nói:
huynh phải trả lời cho chúng tôi vài câu hỏi về giáo lý. Sau khi
Đức Thế Tôn nhập diệt rồi thì Ngài còn hay là Ngài không còn?
hay là Ngài vừa còn vừa không còn? hay là Ngài vừa không còn
cũng không không còn? Huynh phải trả lời cho chúng tôi trong
phạm vi bốn mệnh đề đó:
- Một là còn.
- Hai là không còn.
- Ba là vừa còn vừa không còn.
- Bốn là vừa không còn vừa không không còn.
Đó gọi là tứ cú (four
propositions). Huynh không thể nào thoát ra khỏi bốn phạm trù đó
được. Huynh phải trả lời là Bụt sau khi chết thì là Bụt nằm vào
trong
cái
Box nào của bốn cái Box đó, bốn khái niệm đó? Thầy A Nậu La Độ
nói: Theo như tôi hiểu thì Đức Thế Tôn không bao giờ nói đến sự
có mặt của Ngài trong bốn phạm trù như vậy.
Trong khi đi về, Thầy A Nậu La Độ nghĩ rằng có thể là mình sẽ
tiếp tục
gặp những người du sĩ ngoại đạo
như thế, và
họ sẽ hỏi mình câu đó nhiều lần nữa và mình làm sao để trả lời
được cho đúng ý của Đức Thế Tôn. Cho nên Thầy mới tới
thăm
Bụt và kể lại câu chuyện mình đã gặp những du sĩ ngoại đạo như
thế nào và nhờ Đức Thế Tôn cho mình một câu trả lời.
Đức Thế Tôn nhìn Thầy A Nậu La Độ cười và nói rằng: Thầy có thể
tìm Như Lai trong sắc hay không? Can you see me, recognize me in
form?
Thầy A Lậu Na Độ : Đâu được, đâu có thể nhận diện Đức Như Lai
qua sắc được, tại Đức Như Lai vượt thắng, vượt qua sắc,
không kẹt vào trong sắc.
Đức Thế Tôn : Như vậy có thể nhận thức được Như Lai qua thọ, qua
tưởng, qua hành, qua thức được không?
Thầy A Nậu La Độ : Không được,
cũng
không thể nhận thức được Như Lai qua thọ, tưởng, hành thức.
Rồi Đức Thế Tôn nói : Như vậy có thể nhận diện Như Lai ngoài sắc
được không?
Thầy A Nậu La Độ : Không được, không thể nhận diện Như Lai ngoài
sắc được.
Bụt cười: Như Lai đang ngồi sờ sờ đây mà thầy tìm Như Lai còn
không được, huống hồ là sau khi
sắc thân
Như Lai tan rã !
Như Lai không phải là một đối tượng
có thể
nắm bắt được bằng cái trí năng của mình.
Ta đi tìm ai ?
Ai tìm ta nổi ?
Có thể ta có người yêu và người đó
đang
muốn nắm ta, muốn bắt ta.
Biết ta là ai nhưng ai tìm ta nổi ?
Tự thân của Lưu Trọng Lư bao giờ cũng mầu nhiệm như tự thân của
Đức Như Lai, tự thân một chiếc lá hay một đám mây. Chúng ta
không thể nắm bắt được một chiếc lá hay một đám mây bằng trí
năng của ta được. Cái đó gọi là vô khả đắc, vô đắc, bất khả đắc.
Làm sao mà Lưu Trọng Lư
đạt
tới được cái
thấy
này? Lưu Trọng Lư học được cái này ở chỗ nào? Cố nhiên là Lưu
Trọng Lư đã từng đi chùa, có thể là đã được nói chuyện với các
Thầy. Thi sĩ đã có cơ hội chiêm nghiệm, để mà nhìn sâu vào trong
bản chất của sự sống.
Bài thơ này là bài thơ thật nhất trong tất cả các bài thơ tại vì
lúc đó thi sĩ đã gần chết rồi. Bài thơ này không phải
đã đạt
làm
ra
để tặng cho các cô y tá. Các cô y tá
lúc đó
sức mấy mà hiểu được bài thơ này! Bài thơ này là để cho chúng ta,
ngày hôm nay ngồi ở Lộc Uyển,
Ta đi tìm ai bây giờ ?
Ai tìm ta nổi ?
Mà ai tìm ta nổi và người ta đi tìm
ta
cũng không
nắm bắt
được nhưng ước muốn đi tìm vẫn còn đó. Có một thao thức muốn đi
tìm,
nhưng
tìm bằng cái gì? Tìm bằng trí năng của mình hay tìm bằng trái
tim của mình?
Ngày xưa Đức Thế Tôn nói rằng: Với
cái
trí năng của mình và bốn mệnh đề, có, không, có và không,
không có cũng không không
ta
không thể nắm bắt được cái gì hết. Ai tìm ra mình được và mình
có thể tìm ra được
ai?
Ai tìm cho nổi ?
Có thể người yêu ta
đang
đi tìm ta
nhưng
người yêu
ta
cũng không tìm
ra
ta được. Mà cảnh sát công an
có muốn
tìm ta thì cũng không tìm
ra ta
được;
sức mấy mà cảnh sát công an có thể tìm ra được ta. Họ có thể tìm
ra được bóng dáng,
có
một khái niệm về ta, họ có thể nói là ta yêu nước hay là ta
không yêu nước. Họ nói ta là cộng sản hay là quốc gia nhưng mà
tất cả những cái đó đều là ý niệm. Không ai có thể nào tìm ra
chân tướng của ta,
tìm ra
chân như của ta. Với trí năng đó không
ai có
thể nào tìm ra ta được, tìm Bụt không được mà tìm Lưu Trọng Lư
cũng không được, tìm một tờ lá hay một đám mây cũng không được.
Ta đi tìm ai bây giờ ?
ai tìm ta nổi ?
trăm khóa không giữ lấy ta
Trăm khóa tức là
một
trăm cái xiềng,
một
trăm cái xích. Một trăm cái khóa cũng không giữ được ta, dù đó
là kẻ thù
hoặc
dù đó là Đảng cũng không thể nào khóa được ta. Ta đã trở thành
con người tự do rồi, không cái gì có thể xích ta lại được, ta đã
trở thành con người tự do. Và
nếu
các ngươi đi tìm ta bằng khái niệm của các ngươi, bằng những
nhãn hiệu, những cái mũ chụp lên ta thì không bao giờ
tìm
thấy được ta hết. Trăm khóa không giữ nỗi ta, tại vì ta có tự
do rồi.
Ta như con chim giữa trời
(I am like a bird flying in the sky)
Vô ích, vô ích , vô ích
Trong bài thơ này có đến sáu chữ vô ích. Chữ
vô ích đó mình có thể
hiểu theo nhiều cách. Tất cả những
cái mình chạy chọt
tìm kiếm, những cái mình
đang
tranh đấu, những cái mình lùng bắt, những cái mình theo đuổi đều
là vô ích
cả.
Đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại. Chúng ta đã và đang chạy
theo cái gì? Chúng ta đã và đang mơ ước cái gì? Chúng ta thấy
cái gì quan trọng nhất trong cuộc đời? Tất cả những cái đó thi
sĩ Lưu Trọng Lư nói đều là vô ích hết.
Useless, useless, useless!
Futile, futile, futile!
They are of no avile.
Đây là những tiếng sét, những tiếng sét rất lớn
không kém gì tiếng hét của Thiền tổ Lâm Tế.
Đó là lời tuyên án.
Vô ích, vô ích, vô ích.
Tất cả những cái mà các người theo đuổi, tất
cả những gì mà ta theo đuổi trong thời trai trẻ, tất cả đều là
vô ích. Chúng ta đã để cho những cái đó làm mất cuộc đời của ta.
Chữ
vô ích được lập lại sáu lần trong
một
bài thơ ngắn.
Vô ích, vô ích, vô ích
Đó là tiếng của
một
con chim
đã bay trên không và phán xuống cho chúng ta: tất cả
những
cái gì mà các ngươi đang làm đều là chuyện vô ích. Quí vị nên
quán chiếu lại: những cái làm ta thất vọng, ta khổ đau, ta rên
xiết, ta suýt chút tự tử những cái đó có thật sự ích lợi cho cuộc
đời ta hay không? Hay
đó
toàn
là
những chuyện không đáng, toàn những chuyện vô ích?
Tôi rất mừng và tôi rất biết ơn
các
cô y tá, đã thỏ thẻ
như thế nào mà mời được người thi sĩ
già, gom hết toàn lực của mình để viết ra bài thơ này. Bài thơ
tương đương với một bài
kệ của thiền sư trước khi nhập diệt.
Vô ích, vô ích, vô ích.
Ta như con chim giữa trời,
Vô ích, vô ích, vô ích
Không ai giữ nổi ta hết
Kẻ thù không giữ nổi, công an cảnh sát không giữ nổi, tiền bạc,
danh vọng, quyền hành cũng không giữ ta nổi, Đảng cũng không giữ
ta nổi, Bác
cũng
không giữ ta nổi, không có gì giữ ta nổi hết. Đây là tiếng nói
trung thực nhất của một con người.
Không ai giữ nổi ta hết
Ta đi tìm người ta yêu
Mục đích của sự sống là đi tìm người yêu của mình. Nếu quí vị để
thì giờ đi làm chuyện khác là quí vị sai lầm.
Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người yêu3
Đó là việc đáng làm nhất.
Ta đi tìm người ta yêu
Cứu nhân của đời ta
Cứu nhân (Savior, my savior) chính là người yêu của ta
đã
mở mắt cho ta, đã cho ta cái thấy, đã đưa ta thoát khỏi thân
phận
tù đày của con người, đã chỉ cho ta thấy được con đường để ta đi
tìm người yêu của ta.
Con đã đi tìm Thế Tôn
từ hồi còn ấu thơ
Con đang nghe tiếng gọi của Thế Tôn
từ khi mới bắt đầu biết thở
Con đã ruổi rong vạn nẻo đời hiểm trở
Ta từng đau khắc khoải
với trăm thương ngàn nhớ
trên bước đường hành hương4
Mình phải đi tìm người yêu của mình.
Ta đi tìm người ta yêu
Cứu nhân của đời ta
Muôn lần ...
Chỉ có người, người ta yêu
Chữ người ở đây được hiểu là chỉ có con người, chỉ có người ta
yêu mới đáng để ta đi tìm thôi.
Ai bắt ta nổi ?
Ta đã tự do,
không có ai cấm cản chuyện ta đi tìm người yêu ta, dầu
đó
là một guồng máy, dầu
đó là một
sự dọa nạt, một sự hứa hẹn, dầu đó là gông cùm. Không có cái
khóa nào giữ được ta, không có một lực lượng nào ngăn cản ta
trên con đường đi tìm người yêu, người tôi yêu.
Ai bắt ta nổi ?
Vô ích, vô ích, vô ích
Ta đi tìm người ta yêu
Thông điệp rất là rõ và thông điệp đó đã
được
gởi
đi
cho
tất cả
những người
đã
yêu mến thi sĩ.
Nhất Hạnh
21.01.2004 Lộc Uyển – Hoa Kỳ
-------------------------------------------
Lẽ nào anh chết
Anh không ngồi đếm bao thu còn lại
Bao tuần lá đổ vàng rơi
Khi cánh song anh khép kín cõi đời
Anh vẫn không tin : mình chết
Khi chia tay không cất lời vĩnh biệt
Buổi giao ban không đứt đoạn đường dây
Trong gian nan ta gọi thép sáng ngời
Giữa đối thoại ngày mai ta không vắng mặt.
Bão gió ba mươi năm đầu cành vẫn trong tiếng hót
Ôi mẹ ! Với mây xanh, sao biếc, nắng vàng
Tơ rút ruột, kén thời gian tằm lót ổ
Cho trời, cho đất một tình thương.
Đâu phải anh vào nơi bất diệt
Vì trăm năm sau
Cô bé nào bên cầu ao
Chợt ngâm đùa mấy câu thơ anh, vơ vẩn.
Anh biết rồi mắt anh sẽ tan thành bụi phấn
Nhưng em có hay : hạt bụi mắt anh
Là con thương của giọt nắng rơi tự trên cành
Và của hạt sương tự đất đen tụ lại ?
Còn say, còn mơ, còn đời luân hồi mãi mãi
Bụi phấn vẫn bay đi cướp lửa những sao trời
Để sưởi nồng mảnh mảnh trăng rơi
Và chút chút nhen hồng trong mắt người bất hạnh.
Nếu chút thương còn vương trên mẩu bánh
Chút đau còn vướng áo chưa lành
Bọn côn đồ còn dọa dẫm hành tinh
Bụi mắt anh, cả hồn anh khắp trời bủa lưới.
Xin cảm tạ ngọn sóng lòng vừa tới
Giữa dòng thơ trên tờ giấy trắng tinh
Và bâng quơ tiếng gió trên cành
Xua chút lạnh trên bờ cây còn sót lại
Có nhạc nào bằng khúc nhạc ấy
Của lời trao tiếng gởi giữa con người
Cũng bấy nhiêu tiếng khóc tiếng cười
Mà vàng ngọc thế gian không sánh nổi
Ta chẳng bao giờ tiếc nuối
Những giọt nước mắt đổ ra
Vì một ý đẹp, một cành hoa
Hay vì một nỗi đau bên đường đụng phải
Có những hoàng hôn toan xóa mờ chân sói
Giữa nơi đây ta chong sáng ngọn đèn
Giữ mãi hồn thương, sắc mơ còn đỏ mãi
Dẫu mơ kia chưa trọn nở trước thềm
Có hạnh phúc nào như hạnh phúc niềm tin
Vẫn như thủa nào tóc để lơi chiếc lược
Cho mắt anh lại được gặp mắt em
Cho hai tia lửa nhỏ hồng thêm.
Khi gà, mai mỗi ngày còn đập cánh
Ai tắt được lửa bình minh ?
Khi tim anh còn chan chứa ân tình
Lẽ nào em tin rằng: Anh chết ?
Hà Nội - Nha Trang - Phan Thiết
Lưu Trọng Lư (1981 )
Bài thơ cuối cùng của Lưu Trọng Lư:
Trời đã chiều
Buồn tà, vơ vẩn tà
Ta đi tìm ai?
Bây giờ
Ai tìm ta nổi?
Trăm khóa không giữ nổi ta
Ta như con chim giữa trời
Vô ích! Vô ích! Vô ích!
Không ai giữ nổi ta hết
Ta đi tìm người ta yêu
Cứu nhân của đời ta
Muôn lần...
Chỉ có người, người ta yêu
Ai bắt ta nổi?
Vô ích! Vô ích! Vô ích
Ta đi tìm người ta yêu.
The Last Poem
It is already late afternoon
Some sadness, some hesitation.
For whom should I look?
Who is able to find me?
Even if you have hundreds of hand-cuffs
You cannot keep me.
I am free like a bird in the sky
Futile, futile, futile!
Useless, useless, useless.
No one can keep me
I am going to look for my beloved one
I am going to look for my savior
One million times, there is only the human being
There is only the one I love.
Who can catch me?
Who can arrest me?
Useless, useless, useless!
I am going to look for my beloved.
Chú
thích
:
1 :
Thi kệ của Thiền sư Nhất Hạnh.
2 : Thơ Quách Thoại.
3 : Ca dao.
4 : Thơ Nhất Hạnh.
|