.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 

 

  Nguyễn Mạnh Trinh

John Updike,
từ “Rabbit, Run” đến “Terrorist”

  • PSN - 7.06.2008

John Updike là một nhà văn Hoa Kỳ nổi tiếng với bộ tiểu thuyết về nhân vật Rabbit : Rabbit, Run; Rabbit, Redux; Rabbit is Rich; Rabbit, at Rest; Rabbit Remembered. Hai cuốn tiểu thuyết Rabbit is Rich và Rabbit at Rest đoạt giải thưởng Pulitzer. Chủ đề của bộ tiểu thuyết này là đời sống ở một thành phố nhỏ ở Hoa kỳ và nhân vật thuộc giới trung lưu theo đạo Protestant. John Updike nổi tiếng là một người cầm bút có hoa tay và ý tưởng rất phong phú. Ông đã hoàn tất 22 cuốn tiểu thuyết và đã xuất bản hơn một tá tuyển tập truyện ngắn và cả những tập thơ, những tiểu luận phê bình văn học và  truyện thiếu nhi nữa. Cả trăm bài viết đủ loại đã đăng tải trên The NewYorker từ năm 1950. Những tác phẩm của ông xoay quanh những chủ đề như dục tính, số phận con người, nỗi chết và mô tả, phân tích những diễn biến nội tâm của con người. Ông có khuynh hướng đào sâu vào những phần ẩn mật của cuộc sống để mong tìm ra được những phần  khuất nẻo  nhiều xung đột  của cuộc sống trôi đi  lặng lẽ nhưng rất nhiều phức tạp.

Đọc tiểu thuyết của ông để mường tượng ra một xã hội mà mình đang sống, cái suy tưởng ấy có dễ dàng lắm không? Đối với tôi, một người như sống đu giây giữa hai nền văn hóa, một là từ những điều thu nhận được ở cuộc sống hiện tại từ môi trường làm việc và ở trường học, một ở đời sống của người tị nạn sống quen thuộc với một đời sống có lẽ nhiều nét tương tự với đời sống ở quê nhà. Hai đời sống ấy trộn lẫn vào nhau và hình như ở cả hai bên đời,  vẫn có một sự lạc lõng nào đó.  Tâm tư của một người có cuộc sống như thế  khiến nhiều khi phải tự vấn chính mình. Và những câu hỏi dường như thường trực mỗi ngày...

Có một câu hỏi cứ lẩn quẩn hoài trong óc tôi mà chẳng thể nào trả lời thỏa đáng. Sống như thế nào mới gọi là hội nhập vào “dòng chính“ ở đây? Cá nhân tôi đã hơn hai mươi năm ở xứ sở này, thế mà, cố gắng lắm cũng chưa hình dung được chân dung của một người của thế hệ chúng tôi hòa nhập được vào cuộc sống đầy phức tạp của xứ người.

Không hiểu tại sao, chúng tôi như người đi bên lề cuộc sống. Cố gắng để tồn tại và thành công, trên phương diện học vấn hay mưu sinh, cũng chưa đủ!  Có vật chất tốt để hãnh diện với mọi người, để hy vọng những người Mỹ da trắng từ bỏ kỳ thị và chấp nhận vào trong cuộc sống của người dân bản xứ, cũng chưa đủ!... Mà vật chất thì mong manh lắm, cứ chu kỳ năm bẩy năm kinh tế lại trồi sụt và lúc ấy có biết bao nhiêu điều thay đổi. Giàu nghèo, như một giấc mộng. Còn cố gắng học hành,để có một nghề nghiệp khả dĩ, thì dù có bằng cấp cao cũng không thể tránh được cảnh mỗi tuần gửi cả hàng trăm resumé để tìm việc. Cũng chưa đủ để thành một khuôn dáng điển hình!

Có phải chúng tôi là người Mỹ gốc Việt hay người Việt ở Mỹ? Có lẽ thế hệ sau chúng tôi dễ trả lời hơn. Câu hỏi quá khó với người Việt tha phương lưu lạc chúng ta nhưng với người Mỹ da trắng nhiều khi cũng phân vân không dễ trả lời khi hình dung ra một mẫu người tiêu biểu trong xã hội Hoa Kỳ.

Đọc John Updike, một cây butù cự phách của văn học Hoa Kỳ hiện đại, qua những nhân vật của : “Rabbit, Run“, “Rabbit Redux“, “Rabbit is Rich“, “Rabbit at Rest“  và “Rabbit, Remembered” có lẽ chúng ta mới mường tượng phần nào câu trả lời trên. Những nhân vật sống trong những thập niên 50, 60, 70, đã có những lối sống cũng như suy nghĩ khá độc đáo.  Tính chất của thời đại hiện rõ trong nhân vật Harry Angstrom dưới ngọn bút phù thủy của John Updike. Nhân vật này nổi tiếng và được theo dõi đến nỗi cả triệu độc giả chú mục vào một bài viết của Josh Getlin  trên tạp chí “The New Yorker“  phỏng vấn Updike khi ông tuyên bố sẽ khai tử nhân vật này qua những quyển tiểu thuyết nêu trên. Ông không viết về Rabbit nữa và dành thời gian để đào xới đến những vùng đất đai của văn chương mới.

Tiểu thuyết của ông không có những trang tự thuật hồi ký nhưng lại có dấu tích cuả cuộc sống thực ngoài đường phố, trong gia đình. Rabbit là một người Mỹ, một cầu thủ nổi tiếng  da trắng thuộc giai cấp trung lưu và cũng phải chịu những khắc nghiệt cuộc sống như bất kỳ một người dân Hoa Kỳ nào. Những khó khăn về đời sống, nhan nhản trong xã hội hàng ngày, tự nhiên đến nỗi ít có người thắc mắc. Thất nghiệp, trác  táng, loạn luân, đam mê tình dục, khoái thích thể thao,… tất cả những tính chất ấy trộn lẫn để có một đời sống hình như là bình thường của xã hội Bắc Mỹ…

John Updikesinh tại Reading, tiểu bang Pennsylvaniavà đã trải qua những năm thnag đầu đời ở Shillington, một thành phố nhỏ nơi mà cha của ông là một giáo viên trung học dạy môn khoa học. Phong cảnh và địa dư những cảnh thổ quanh vùng này đã được tạo dựng để mô tả trong rất nhiều tiểu thuyết của John Updike như Brewer, Olinger, tọa lạc ở giữa Reading và Shillington. Ông và gia đình ở chung với ông bà nội suốt cả thời thơ ấu đến năm 13 tuổi thì gia đình chuyển về quê quán của bà mẹ, một trang trại đầy núi đá rộng 80 acre ở gần Plowville, ccah Shillington 11 dặm, nơi mà ông vẫn tiếp tục đi học.

Ở nhà, Updike làm quen với tuiểu thuyết, đặc biệt là những truyện truyền kỳ hoặc hài hước. Mẹ của ông, tự thân cũng là một nhà văn thích viết lách, đã khuyến khích ông viết và vẽ. Ông trải qua những năm trung học, làm President trong trường và là á thủ khoa khi tốt nghiệp Shillington High School. Mùa hè đầu tiên sau khi tốt nghiệp trung học ông làm phụ việc trong nhà in của nhật báo Reading Eagle và đã sáng tác những truyện ngắn đầu tiên ở đây. Ông nhận được học bổng của đại học Harvard và theo học khoa Anh ngữ. Trong khi học ban cử nhân, ông viết truyện ngắn và vẽ tranh “cartoons” cho báo hài hước Harvard Lampoon và làm chủ nhiệm khi học năm cuối của ban cử nhân. Trước khi tốt nghiệp ông thành hôn với người bạn gái cùng học Mary E. Pennington. Ông tốt nghiệp ở bậc danh dự năm 1954 và  cùng năm ông viết truyện ngắn và làm htơ cho  tạp chí The Newyorker.

Ông và vợ đã sống ở bên Anh khi ông được học bổng của trường đại học Oxford và có đứa con gái đầu lòng ở đây. Ông cũng gặp nhà văn nữ Hoa Ky Katharine White, bỉnh bút của The New Yorker, người đã thúc giục ông kiếm việc làm ở tòa sọan tạp chí này. Trở về Hoa Kỳ, ông cư ngụ tại Manhattan, nơi mà ông là một biên tập viên của The New Yorker. Ông làm việc biên tập, điểm sách và viết tin trong hai năm thì có đứa con trai và di chuyển về một thành phố nhỏ ở Ipswich, tiểu bang Massachusett. Để nuôi sống gia đình, ông chọn một công việc  toàn thời gian thay vì là viết và lấy tiền nhuận bút.

Tập thơ đầu tiên của ông ”The Carpentered  Hen  and Other Tame Creatures” do nhà xuất bản Harper & Brother xuất bản năm 1958. Nhưng khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông “The Poorhouse Fair“, nhà xuất bản muốn thay đổi kết cuộc câu chuyện nên ông chọn nhà xuất bản Alfred A. Knoft. Tiểu thuyết này được đón nhận khá nồng nhiệt và sau đó với sự giúp đỡ của Guggenhem Fellowship, đã tạo đà hứng khởi để sáng tác “Rabbit, Run”. Cuốn sách đã tạo thành một tính chất của kỷ niệm khó phai về một cầu thủ sống ở một thành  phố nhỏ, Hary “Rabbit” Angstrom và có những cuộc phiêu lưu tính dục táo  bạo làm những người bảo thủ phê phán và ông đã phải thay đổi nhiều đoạn.

John Up dike là người có phong cách tả tính dục  thật trần truồng và nhiều dâm tính. Năm 2004, báo Observer có bài viết của Adams Mars- Jones viết “Ở thời điểm này vẫn chưa muộc để trao tăng cho Jonh Updike  một giải thưởng về người viết về  bad sex...” Và ông này đã dẫn chứng trong truyện “Villages” đã có đoạn mà Updile tả âm hộ của người tình của mình như ”Không giống như của Phyllis, nó mềm  mại và mộc mạc hơn dù không ẩm ướt như thế...”

Cùng với những nhà văn như Salman Rusdie, Gabriel Garcia Marquez, Paul Theroux,... John Updike được liệt kê vào những người viết về sex ác liệt nhất và đề cử vào giải người viết văn chương sex tồi tệ khích dục nhất của năm 2004….

Sau khi có đứa con thứ ba, Updike mướn một văn phòng nhỏ hẹp ở tầng trên của một tiệm ăn ở Ipswich và nơi đó ông đã làm việc nhiều giờ trong một ngày, sáu ngày trong một tuần và ông cố gắng viết để tạo một phong thái mới. Năm 1963 ông đoạt giải The National Book Award với tiểu thuyết “The Centaur”, một đề tài về thời thơ ấu của ông ở Pennsylvania. Năm sau, khi vừa tuổi 32, ông là một  thành viên trẻ tuổi nhất của The National Institute of Arts and Letters, và sau đó được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mời đi Đông Âu trong chương trình trao đổi văn hóa giữa Hoa Kỳ và Nga Xô Viết. Năm 1967, ông và nhà văn Robert Penn Warren cùng nhiều nhà văn khác đã ký tên vào lá thư can thiệp với chính phủ Nga về sự đàn áp những người Do Thái và hủy diệt nền văn hóa này.

Năm 1968, ông viết  tiểu thuyêt “The Couples”, sáng tạo ra những cảm giác của cả một thế hệ với những chân dung thật nhiều phức tạp thật nhiều bí ẩn  trong những người trẻ, những cặp tình nhân sống trong một vùng ngoại ô thnah phố. Cuốn tiểu thuyết này đã chiếm giữ vị trí của những cuốn sách “best seller” suốt một năm dài và được xem như một nét phác họa hiện thực rất độc đáo của một thời kỳ của xã hội Hoa kỳ.

Tiếp theo ông viết “In Bech: A book” với tham vọng cũng sẽ tạo ra một mẫu nhân vật độc đáo mà tính lãng mạn cũng như chất bi thảm đã là tính chất của nhân vật độc đáo Henry Bech, một nhân vật tương tự như Rabbit Angstrom mà ông lại tái dựng lại trong Rabbit, Redux”.

Năm 1970, ông cùng John Cheever, Arthur Miller, Richard Wilbur  can thiệp với chính quyền Nga Xô viết để can thiệp cho nhà văn  bị lưu đầy Alexander Solzhenitsyn,

“Rabbit is Rich” in năm 1981, nhận được rất nhiều giải thưởng, kể cả giải nổi tiếng Pulitzer về tiểu thuyết.             “Rabbit at rest” là cuốn tiểu thuyết mà ông được giải Puliyzer lần thứ hai. Ông là nhà văn Hoa Kỳ thứ ba đã hai lần đoạt giải Pulitzer. Cuốn tiểu thuyết thứ 22 của John Updike là “Terrorist” kể về câu chuyện của một cậu trai 18 tuổi sinh trưởng ở New Jersey tham gia nhóm khủng bố với mưu toan ôm bom tự sát. Tên cậu thanh niên này là Ahmad Ashmawy Mulloy, mẹ là người mỹ gốc Irish còn cha là người Ai Cập đã bỏ phế gia đình từ khi cậu ta bắt đầu có sự hiểu biết. Ahmad lớn lên trong nội ô của một thành phố vô vọng ở New Prospect và đã nhiều lần liên lạc với người cha với  hậu ý mong mỏi một sự che chở. Ahmad đã như người lao vào triền dốc và sa vào quỹ đạo của Shaikh Rashid, người mà cậu coi như một người thầy tuyệt hảo gần cận.” Với Ahmad, mỗi chữ của kinh Koran đều hàm nghĩa linh thiêng. Nó sống động. và nó bùng cháy... ”Updike còn viết” Tôi đã nghĩ thật tối  quan trong để biểu hiện sự cần thiết bực nào khi tạo cho hắn một triết lý sống, bởi vì trong môi trường hiện tại không làm cho cậu ta tiến bộ một chút nào.”

Một cách mỉa mai, ở nhiều phương diện Ahmad là một cậu bé lý tưởng ”Cậu ta là những gì mà chúng ta muốn có, tính khí dịu dàng, biết lẽ phải, có lương tâm và đứng đắn” John Updike lại thêm” Như Jack Levy đã nóivới cậu ta, cậu ấy là một khuôn mẫu thiếu niên- ngoại trừ việc cậu ta cố tình giết sạch cả chúng ta...”

Jack Levy là một vóc dáng nhân vật trung tâm của “Terrorist” là một người Do Thái hành nghề hướng dẫn chủ đạo trong trường học để chờ về hưu, ông đã tỏ ra chú ý tới Ahmad. Ông đã thắc mắc không hiểu ở Hoa Kỳ điều hành công việc điều hành ra sao nhưng ở vị trí một counselor trong trường học suốt 30 năm ông đã thấy những việc thất bại khi giáo dục một đứa trẻ.

Hai nhân vật Ahmad và Jack Levy là  hai nhân vật phản diện nhau và sự đối kháng ấy là một cố tâm để tác giả “Terrorist” muốn diễn tả sự suy nghĩ của mình.

Tôi đọc tiểu thuyết của Updike bắt đầu bằng những bài bình giảng trong sách giảng văn của học sinh lớp 10 trung học ở đây. Tự nhiên tò mò, muốn biết một người da trắng nghĩ gì về xã hội mà anh ta đang sống. Và những trang sách làm tôi theo dõi một cách thích thú. Đời sống ấy có lẽ cũng có nhiều điều gần gũi, nhưng cũng có nhiều xa lạ với tôi. Mở ra những phận đời và đóng lại một kiếp người, Updike đã nói về một cuộc mai táng chính nhân vật của mình : “... Rabbit đã chết. Tôi không muốn ví von, nhưng đó là một cuộc giết hại đầy đau xót.  Hơn tất cả mọi điều, tính chất văn chương nổi tiếng được nhồi nhét vào những thực phẩm (junk food) bỏ đi, cười mũi với những cơn kích xúc tim để bi thảm xuôi tay trong nợ nần. Như vậy, làm sao có ai ngăn cản được cái chết lần mòn của anh ta? Tôi không phải là kẻ thích đâm chém và không muốn bôi xóa bất cứ một tính chất nào cho nên nói câu giã từ là một việc chẳng đặng đừng với tôi. Rabbit phải ra đi. Dù tôi yêu mến nó nhưng thời đại của nó phải chấm dứt. Nó mệt mỏi với những mẫu chuyện nhảm, chán đến mang tai những đam mê tính dục nên đời sống trong dạng thức tẻ lạnh vô hồn…”

Trong “Rabbit at Rest“, nhân vật Angstrom với thân thể vĩ đại nặng 225 pounds đã thở hơi cuồi cùng sau khi những cục đồ ăn thừa thãi làm nghẽn động mạch tim. Bất chấp sự ngăn cấm của bác sĩ, anh ta ăn những bình ngô rang muối dầy chất béo để rồi bị những cơn co  thắt cơ tim khủng khiếp. Không kiêng cữ, nhào đổ vào hôn mê, treo đời sống trên một sợi giây mong manh cực kỳ dễ đứt.

Là kẻ bất cần sinh tử, nhưng có lúc cũng băn khoăn về cái chết, Rabbit gây hấn với vợ, cư xử vũ phu thô bạo với đứa con trai nghiện hút và có nhiều liên hệ tính dục xác thịt loạn luân với người con dâu. Tiểu thuyết phác họa những ngày cuối đời của  Harry Angstrom, có lúc như một trò trẻ buồn cười nhưng có lúc là những trỗi dậy để cho qua cái nỗi khô khan vô vọng của một cuộc sống nhiều sức ép. Lãnh địa của Rabbit là đất thuộc địa của người về hưu ở Florida và thành phố xám nâu thuộc Pennsylvania với gia đình Protestant trung lưu  nơi mà tác giả John Updike đã sinh trưởng.  

Từ những tiểu thuyết trước như “Rabbit,Run” hay “Rabbit  is rich“, đời sống trở lại đến đi qua những nghiệt ngã đã tạo nhiều sức ép và đè nặng lên ngày tháng đến ngộp thở. Ông như một kẻ tạo dựng nỗi khó khăn bằng những cấu trúc đời thường nhưng lại phá đổ đi để chống lại sự hạ màn của một âm mưu làm đổi thay cơ chế xã hội. Updike đã có nhận xét về nhân vật  và tác phẩm của mình : “một cuốn sách thất vọng viết về một nhân vật vô vọng và cũng của một tác giả  không kỳ vọng luôn!“

“Rabbit at Rest“ có nhiều chất tâm lý, phân tâm. Qua 512 trang sách, là một bản cáo trạng  nghiêm khắc về xã hội Hoa Kỳ. Trong mắt nhìn của Updike, quốc gia này đã nghiện ngập những rác rưởi, từ thức ăn béo phì đến vô tuyến truyền hình, hay những món nợ khổng lồ từ ngoại quốc, đến những trò thể thao của những kẻ không biết say mê một thứ gì khác hơn… Ông ví von như một đất nước đã quá mòn mỏi trong mệt nhọc tinh thần dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Phác họa thẳm tối về sự suy vi của giai cấp trung lưu Hoa Ky có phải là một tiên đoán không lạc quan lắm về những giai đoạn sắp tới? Dù rằng Harry là một trong những người đa số thầm lặng có một vài tin tưởng nhỏ nhoi vào tương lai nhưng Updike đã bày tỏ rằng sẽ rất nguy hiểm cho một sự lấy gân cốt cho  tầng lớp chính trị của họ.

Tác phẩm của Updike không đúng nghĩa là những hồi ký tự thuật,dù có những sự kiện ông rút ra từ những luận đề phát khỏi từ chính đời sống ông. Khi viết “Rabbit at rest” ông đã ví dụ từ những kinh nghiệm nửa đời của ông. Mẹ ông sống khô héo và cô đơn ở Pennsylvania   nên ông tự cảm thấy tội lỗi với niềm lo sợ rằng không đủ thời giờ để săn sóc bà.

Ông ví von truyền hình ở Hoa Kỳ như một món ăn tinh thần rác rến cũng như bỏng ngô rang muối. Gía trị thực tế cũng như dinh dưỡng chẳng đáng là bao nhiêu.

John Updike là một thầy phù thủy của nghệ thuật thiên về chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa  tự nhiên. Ví dụ như trong “Rabbit, Run”, ông đã viết nhiều trang để mô tả một trận bóng rổ với từng chi tiết hiện thực đến tận ngọn ngành và cũng cực kỳ khách quan. Đề tài của ông là tính dục và nỗi chết, và làm thế nào để có thể sống và làm việc cùng nhau trong xã hội này. Ông nổi tiếng và đôi khi cũng là  trung tâm của những cuộc phê bình văn học. Có lúc ông được gọi là một trong ba người thay mặt cho Tom Wolfe (hai người kia là John Irving và Norman  Mailer)

Cũng như, với những khuôn dáng tiêu biểu của giai cấp trung lưu ở xã hội Mỹ, như một hình  tượng anh hùng của  ngôn ngữ ông mà chúng ta có thể bắt gặp dễ dàng ở bất cứ góc phố nào.

Theo tiểu sử được phổ biến thì John Updike là một người xuất thân từ một gia đình yêu văn chương  sinh năm 1932 ở Shillington, Pensylvania. Cha của ông là một thầy giáo dây toán và mẹ của ông là một tiểu thuyết gia có nhiều tác phẩm : truyện ngắn, tiểu thuyết… Ông tốt nghiệp cử nhân ưu hạng về môn Anh ngữ tại đại học nổi danh Harward. Ông là một cây bút kiệt xuất với hơn 50 tác phẩm được in. Cũng như ông là một bỉnh bút uy tín của The New Yorker vói những tiểu luận và phê bình văn học xuất sắc. Ông được rất nhiều giải thưởng văn chương, trong đó hai lần đoạt giải Pulitzer, một năm 1982 với “Rabbit is rich” và một năm 1992 với “Rabbit at Rest”. Năm nay, 2004, ông cũng là một  “candidate” được nhắc nhở nhiều của giải Nobel văn chương.

Trong văn chương ông, với một cách nhận diện cuộc sống riêng đặt căn bnả trên dục  tính, nghệ thuật và tôn giáo mà ông cho là ba bí mật vĩ đại của cuộc sống con người.

Với Updike, một đời sống thực tại được làm hồi sinh, mà ở đó, tương lai thì lờ mờ và thực tại thì nhiều lấm lem đen tối. Đời sống của một người Hoa Kỳ da trắng còn nhiều khắc khoải trầm bổng như thế thì những bi thảm kịch của người thiểu số như chúng ta nếu có cũng là chuyện bình thường. Thành ra, nếu thỉnh thoảng soi vào gương để tìm lại chính bản lai diện mục của mình, thì với sự đổi đời,có nghĩa lý gì  mấy vết nhăn trên trán hay giọt lệ trong tâm…

  


NGUYỄN MẠNH TRINH

Sinh năm 1949 tại Hà Nội. Hiện sống tại Hoa Kỳ. Chủ trương tủ sách tác gỉa tác phẩm Ðời. Trong nhóm chủ trương Hợp Lưu,  Hoa Kỳ.

Tác phẩm đã xuất bản :

Thơ Nguyễn Mạnh Trinh (Người Việt 1985).

Tuyển tập Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975 (biên tập cùng Trịnh Y Thư Văn Nghệ Hoa kỳ 1989).

(Hình + Tiểu sử : thoivan. com).

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt,  không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ,  hay bất kỳ một chính phủ nào.