.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

" Văn-Nghệ-Sĩ sẽ không còn, nếu Tự Do và Sáng Tạo bị tước đoạt" (LN)

bút
việt
hồn
quê

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

BÀI MỚI | NHẬN ĐỊNH| PHÊ BÌNH | GIAI THOẠI

13.02.2008 | Huệ Trân : Đồi gió thơm ...Thảm cỏ mát lạnh dưới chân, gió thoảng trên vai, nắng đùa trên áo. Qua tháp chuông, tôi rẽ vào đường Thiền. Đây là những con đường nhỏ xen giữa những hàng thông thẳng tắp, dẫn lên ngọn đồi thấp. Tôi đặt tên những con đường này là đường Thiền. Cái tên này chẳng phải chỉ vì khi tới Xóm Mới, Thầy thường dẫn chúng thiền hành, mà còn vì tự thân, những con đường này, đối với tôi, rất “thiền”. Đường phủ ngập lá phong khi tới mùa lá rụng và lấm tấm hoa dại khi lá chuyển thành đất, nuôi hoa. Khi thiền hành, tôi thường quan sát những bông hoa trắng, tím, vàng, nhỏ li ti...


12.02.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Trò chuyện cùng sách vở
...
Ngửi mùi hương giấy cũ
Dó, Bưởi thuở hoang mù
Bâng khuâng trong góc tủ
Chép miệng, ơi thiên thu..”
Có phải sách vở cũng cần thiết cho người viết văn như người lính cần cây súng, như người thợ cần đồ nghề,..? Nhà văn Doris Lessing, giải thưởng Nobel về văn chương năm nay, 2007, trong bài diễn văn được  giám đốc nhà xuất  bản Harper Collins đọc thay  trong buổi lễ trao giải của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, có đoạn : “...Nghiệp viết văn của nhà văn không thể nào khởi từ những căn nhà không sách vở. Điểm khó khăn là ở đó mà những khoảng cách cũng ở đó. Tôi đang tìm đọc các bài diễn văn của các tên tuổi đã được trao tặng giải thưởng Nobel...


10.03.2008 | Võ thị Trúc Giang : Như tấm tranh nghệ thuật treo tường Tôi mơ mua được khu đất tốt tôi sẽ vẽ ra khu phố Việt nam, có nhà hàng Việt, có tiệm chạp phô Việt, có nơi cho người già Việt về ở, có nơi cho Chi hôi PT địa phương sinh họat, vì CHPT nơi đây đi thuê căn phòng nọ tính đến nay đã hơn 18 năm rồi, con nít trong tiểu bang ngày càng nhiều, phòng mướn lại nhỏ, căn phòng chỉ đủ để cái bàn thờ Phật giữa phòng, rồi trong bếp thì đông nghẹt các chị nấu nướng, làm lễ Phật xong các anh chị khiêng đồ nấu nướng của mình ra xe, có đến chật khỏang 3 chiếc xe hơi mới hết đồ, con nít thì ngồi lây lất ngoài thang lầu vì không còn chỗ cho chung sinh hoạt nô đùa...

Nhìn cảnh đó thiết nghĩ thời gian ngắn nữa thôi là bọn trẻ sẽ nói „ Bố mẹ ơi, cho con ở nhà, con không thích đi lễ Phật nữa“, người theo đạo Thiên Chúa thì cha có thể dùng nhà thờ Đức làm lễ Việt cho người Việt, còn người theo đạo Phật thì họ phải hòan tòan tự túc hết, ...


9.03.2008 | Đặng Văn Sinh : Chiều muộn Từ mấy chục năm trước, tuy là vùng hẻo lánh, góc thành phố này đã hội đủ các điều kiện thuận lợi cho một khu buôn bán sầm uất : bến xe, ga tàu, chợ và một con sông nhỏ có cây cầu bê tông nối hai bờ. Chính vì thế, vừa chớm bước vào thời kinh tế thị trường, con người như chợt  bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Thị dân đủ loại xoay như chong chóng với các thương vụ lỗ lãi, ít ai để ý đến một người đàn bà điên chẳng biết từ đâu mới đến chợ được dăm tháng. Cũng  không ai hỏi rõ tên tuổi, quê quán, chỉ áng chừng chị ta chưa đến ba  mươi, có khuôn mặt dễ ưa, da trắng, tóc dài, phải cái bàn tay bàn chân thô tháp, gân guốc như đàn ông. Dân chợ gọi là Con Điên. Con Điên ban ngày đi lang thang. Tối, tá túc ở một chiếc lều nào đó trong chợ. Gã quét chợ nhiều lần đuổi, có lúc đã phải dùng đến gậy. Con Điên túm đầu gậy trừng mắt (đôi mắt bồ câu rất đẹp) bảo : ...


8.03.2008 | Trần Đan Hà : Về Làng Từ dạo bỏ quê ra đi tìm lẽ sống, người Việt chúng ta ở hải ngoại, ít khi nghe ai nhắc đến hai tiếng "về làng". Vì hiện tại đến nơi nào cũng chỉ gặp người lưu lạc, chốn tha hương thì đâu còn làng nước nữa mà về? Nên bây giờ nhắc đến hai chữ về làng, lòng tôi chợt nhớ đến một thời tuổi thơ, tuy không mấy vui nhưng cũng đã có rất nhiều kỷ niệm. Thời ấy, quê hương loạn lạc, phải theo cha mẹ chạy giặc, tản cư đến nơi tạm yên ổn hơn, nơi ấy không bị giặc đi lùng bắt. Nhà cửa bị đốt cháy, ruộng vườn đều bỏ hoang. Đến khi yên ổn, thì mẹ dắt con, vợ theo chồng lủ lượt kéo nhau từng đoàn trở về lại làng xưa...


8.03.2008 | Trần Đan Hà : Tình người viễn xứ Quê hương tôi Việt Nam, quê tôi đẹp lắm! Nơi có dãy trường sơn hùng vĩ như bức thành trì bao che cơn phong ba bão táp; còn có những dòng sông chuyên chở phù sa bồi đắp cho cánh đồng phì nhiêu ruộng lúa; có biển cả mênh mông bao bọc, cung cấp cá tôm quanh năm bốn mùa. Nơi đã cho tôi tiếng hát mẹ ru muôn đời mật ngọt, lời ca dao thắm đậm tình người. Những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ, tuổi chưa biết buồn biết nhớ, một cuộc sống nồng nàn ấm áp của tình cha nghĩa mẹ; tình yêu thương anh chị em, quây quần trong gia đình đầm ấm. ...


3.03.2008 | Huệ Trân : Hồ sen và ao rau muống ...Tôi đang đứng trước hồ sen Xóm Mới, hướng lòng thương quý về ni-sư Như Minh đã khiến tôi nhìn hồ sen mà thấy ao rau muống xanh tươi, nơi đó, vị nữ tu thời thơ ấu từng cần mẫn hái rau, chính là hiện thân bông sen quý. Bông sen từng nở giữa ao rau muống là Đóa-Sen-Quan-Âm không ngừng lắng nghe và cứu khổ, đem hương thanh khiết chuyển hóa nhiễm ô, như Bồ Tát có mặt những nơi khổ đau để cứu giúp, không xá chi kẻ khổ đau đó là phe nào, nhóm nào! Vì khi đã khổ đau, mọi khác biệt về ý-thức-hệ đều trở thành mẫu số chung, mẫu số đẫm lệ của những tiếng kêu thương giữa biển lửa vô minh sân hận. 



1.03.2008 | Đng Văn Sinh : Uống rượu với chồng, một "đoạn trường thơ" Tâm trạng người vợ lần lượt được biểu hiện qua những dòng thơ hình dung cuộc nhân sinh đầy bất trắc. Họ phải chống chọi với đủ thứ nguy nan hữu hình và vô hình, không chỉ của Trời, Đất mà mà của cả đồng loại trong cuộc canh tranh khốc liệt. Đó là "bể khổ", "nguồn đau", "đò chật", "sông sâu", "gió ào ạt", "mây lờn vờn"... Những lớp từ ấy giàu biểu cảm, đa nghĩa, đa thanh, đọc  nghe như xoáy vào lòng tạo thành nỗi ám ảnh sợ hãi như một thứ định mệnh truyền kiếp. ..


1.03.2008 | Đng Văn Sinh : Cổ thành Quảng Trị
Cổ Thành chẳng thấy thành đâu
Một vuông đất hẹp vùi sâu vạn người
Bát hương cháy đỏ giữa trời
Khôn thiêng một nén cho nguôi ngoai lòng
Cổ Thành máu chảy hành sông
Xương gom thành núi thành không còn gì
Bên ni, ừ cả bên tê
Thành hoang, gạch vụn gửi về mai sau...

Bài thơ chỉ có 8 câu, nhưng nghe xong tôi chợt bàng hoàng bởi sức nặng của những vần lục bát. Nó chẳng những tuyệt vời về mặt cấu tứ mà còn bộc lộ một cái nhìn  mới, một cách cảm nhận mới về chiến tranh sau khi đã có độ lùi 34 năm.Ý thức phản tỉnh về một sự kiện lịch sử dường như đã được định hình cùng với những hồi ức bất chợt của nhà thơ về cuộc chiến tranh đẫm máu đã khơi gợi cảm xúc tạo nên những dòng tự sự giầu chất suy tưởng...



28.02.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Norman Mailer, văn nghiệp, cuộc đời Vĩnh biệt Norman Mailer, nhà văn mà thông tấn xã AP đã mệnh danh là ông hoàng “macho“ của ngôn ngữ văn chương Hoa Kỳ. New York Times đã đưa tin trên trang nhất trong bài tưởng niệm tác giả đã hai lần đoạt giải  văn chương Pulizer.
Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy  cũng tiếc thương tác giả của “The Naked and the Dead“ và tuyên bố rằng một nhân dáng vĩ đại của văn học Hoa Kỳ đã ra đi.
Giám đốc nhà xuất bản Random House, Gina Centrello, đã nhận định “Norman Mailer là một cây bút vô cùng tài năng, ông kích thích chúng ta bằng sự đam mê của chính mình và có những ý tưởng rất độc đáo lôi cuốn và hấp dẫn chúng ta với sự hóm hỉnh sâu sắc và sự nhiệt tình..”
...



14.02.2008 | Trần Đan Hà : Như cánh hoa rừng Hoàng không bao giờ có thể nghĩ rằng, ngày nào đó mình sẽ đến một nơi chốn mà chưa hề biết; nơi mà lâu nay chỉ nghe tên những địa danh qua tin tức chiến sự, qua tiếng nhạc của giờ phát thanh dành riêng cho đơn vị nằm ở vùng địa đầu giới tuyến: - Đây Sư đoàn I đây Sư đoàn giới tuyến, chiến sĩ tiền phong nơi tuyến đầu Việt Nam… (Sư đoàn I Hành khúc). Mỗi lần nghe chương trình phát thanh của Sư đoàn I Bộ binh, qua  tiếng nhạc dồn dập theo nhịp điệu của bước quân hành, Hoàng cảm thấy cõi lòng mình như rạo rực một cách lãng mạn. Ước mơ có dịp nào đến đó để nhìn xem tận mắt những chiến tích lẫy lừng qua các chiến dịch Phượng Hoàng và Lam Sơn. Vùng giới tuyến như một địa danh quyến rũ nhất đối với những thanh niên tuổi mới lớn như Hoàng.


24.02.2008 | Anh Thư : Một thoáng quay về ...Rồi, cũng vì thế, tôi hiểu ra là vợ mình đã cưu mang những muộn phiền cay đắng  từ bao tháng nay. Chạnh lòng, tôi bước tới gần để vuốt tóc nàng. Con trai tôi thấy vậy bèn nhắc: ”Bố ơi, bây giờ đến lúc bố phải bế mẹ ra cửa rồi đó”. Chuyện bố ẵm bế mẹ nay đã thành quen thuộc với nó … và nó rất thích tôi làm như vậy. Vợ tôi nhận ra điều này và ra dấu cho con lại gần để ôm thật chặt vào lòng. Tôi quay mặt đi để che dấu xúc động và e sợ là mình sắp phải thay đổi quyết định ban đầu.  Tôi choàng tay qua vòng eo nàng, bế nàng ra khỏi phòng ngủ vào phòng khách, qua cả hành lang và nàng vòng tay qua cổ tôi, tự nhiên và nhẹ nhàng như đang làm một việc làm quen thuộc mỗi ngày.  Tôi ghì vợ chặt hơn, như ngày chúng tôi mới cưới … lòng chạnh buốn xót xa.. vì tôi hiểu sức khỏe của nàng đã xa sút hơn xưa rất nhiều...


23.02.2008 | Võ thị Trúc Giang : VìSao Sóng ạ, đôi khi em tự hỏi, trong triệu triệu vì sao đêm đó có một vì sao nào mang tên AnhNhớEm ? Cô là một VìSao nhỏ trong các vì sao trên trời, đôi lúc cô có ước muốn lạ lùng là được trở thành ngôi sao rực rỡ để người mình yêu chỉ nhìn thấy riêng cô mà thôi. Có một lần VìSao mạo hiểm lạc chân chơi cuối đời rong ruổi xuống dương trần và rơi tỏm vào tận rừng sâu, cùng chim muông nô đùa cùng con bướm đậu, cả loài nai hiền lành lân la đến tâm sự làm quen cô, cô ngại ngùng đưa mắt nhìn dò hỏi đây là đâu ? ...


23.02.2008 | Võ thị Trúc Giang : Xóa... Đã bảo mỗi ngày phải ghi một chút cho mình thì cái đầu Nó mới nhẹ, hai con Mắt Trái và Mắt Phải cứ cãi nhau, có người bạn hỏi ý nghĩa hai con mắt là gì ? Nó giải thích  một bên là con Mắt Phải sống vì tình cảm lãng mạn, còn một bên là con Mắt Trái sống vì lý trí, hai bên cứ phải kèm nhau cho đời Nó bớt ngả nghiêng cho thăng bằng cuộc sống, hai đứa nó cãi nhau như vầy: 
- Mắt Trái ơi, có cái gì đè nén mà mi than là nặng như đá trong tim ? ...


22.02.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Trần Huyền Trân, thơ từ một hồn u uất ...Tôi thấy mình đang đi nhặt những lá vàng. Có khi tưởng như mình đang lần theo những suối dòng tâm sự. Những câu thơ đã cũ càng, viết từ khi tôi chưa sinh ra đời, sao có lúc lại đồng vọng về tưởng như tâm sự của ai! Thi sĩ Trần Huyền Trân sinh năm 1913 và mất năm 1989, và có những bài thơ hay lúc vừa hai mươi tuổi khi phong trào thơ mới đang thịnh hành. Những bài thơ viết trước năm 1945 lại là những phần tinh hoa của ông, về sau năm 1986 được in lại trong tập Rau Tần. Ông làm thơ, với cái u uẩn của đời sống và cái u uất của thời thế trộn lẫn vào thành men cay của thi ca và chính điều ấy đã làm cho thơ ông được những kẻ hậu sinh như tôi thâm cảm...


19.02.2008 | Thích Phước  An : Thiền sư Chân Nguyên, người muốn gởi những ước mơ đến cho dân tộc Việt Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang, chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình.


19.02.2008 | Tâm Chiếu An : Như chuyện thần tiên Khi sư cô cất  tiếng hát thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Âm thanh trong vắt nhẹ nhàng ấy hơn ba mươi năm rồi vẫn réo rắt đâu đó trong tiềm thức, làm lắng dịu hồn tôi khi những cơn mộng dữ trở về. Đôi mắt trong sáng dưới vành khăn nâu che kín nửa vầng trán mịn màng, cánh mũi nhỏ xinh xinh, đôi môi cong cong vẫn còn nét tinh nghịch ngày xưa. Thời gian không để lại nhiều dấu vết trên khuôn mặt thánh thiện này...

 


14.02.2008 | Trần Đan Hà : Vẫn còn nghi vấn (Đáp lại nghi vấn của Đặng Văn Sinh về xuất xứ của bài thơ "Linh Mà Em") Đầu năm lang thang vào nét, tình cờ đọc trên trang web Phù Sa bài viết của nhà văn Đặng Văn Sinh :- Bài thơ “Lính mà em” của ai? Tựa đề bài viết là một câu hỏi? Mở đầu tác giả viết:- Sau khi Phạm Tiến Duật qua đời, nhà văn Nguyễn Khắc Phục cho đăng lại bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ quá cố. Bài thơ đã gây ấn tượng mạnh trong tôi, bởi yếu tồ lãng mạn trữ tình được thể hiện qua những dòng cảm xúc thật chân thành của một người lính trong cuộc chiến đang ở vào thời kỳ vô cùng khốc liệt…


11.02.2008 | Anh Thư : Bẽn lẽn Thanh Ngư chìm mình trong làn nước xanh… quanh nàng, rong rêu đủ màu sắc, đủ loại, đủ hình thái… Một đoá thuỷ quỳnh nở ra xanh ngắt một vùng biển san hô.  Nàng yêu màu xanh của biển, lóng lánh trên những vảy xà cừ mỏng manh gắn trên thân hình gọn ghẽ mượt mà của nàng.  Chiều chiều, các loài thủy ngư ca hát khắp nơi cùng tiếng sóng xôn xao.  Những hôm trời xanh, biển đẹp như trong những chuyện thần tiên.  Biển là nhà - biển cũng là nơi Thanh Ngư sanh ra, lớn lên và vui hưởng suốt tuổi thơ mơ mộng dành cho những nàng tiên cá hồn nhiên hạnh phúc...


11.02.2008 | Anh Thư : Nỗi buồn ngây ngất ...“Lúc này vào hè, em phải ngăn không cho ba đốt lửa vì sợ hàng xóm họ than phiền.  Tội nghiệp ông cụ quá.  Ông buồn bỏ ăn mấy ngày.  Còn việc đi thăm mẹ em mỗi ngày, em mệt quá, có lúc nhất định không chịu đưa ba đi, ông ấy tự trốn đi một mình… mà chị biết đó, từ đây đi Canley Vale cũng cả 10 cây số là ít.  Hôm qua ba mới đi bộ một mình mà em không hay vì phải đi lo giấy tờ xe.  Lúc về nhà không thấy ba đâu.  Chờ đến chiều tính đi báo cảnh sát thì thấy ba bò về.  Hình như ba không đi thăm mẹ thì chịu không được.  Ổng thương bà  lắm.  Mà cũng ngộ lắm, vô đó thăm, mẹ em có biết gì đâu.  Vậy mà chỉ nhìn thấy mẹ em thôi là ba em cũng vui lòng.  Em không biết mai này nếu mẹ em mất đi,  ổng buồn biết chừng nào…”


8.02.2008 | Võ Thị Trúc Giang : Chờ đêm tối về... Năm đó hình như là trước Tết Mậu Thân. Tôi nhớ  rất rõ vì cái nhà trong Thất Cao Đài của tôi còn nguyên chưa bị bỏ bom đìa, tất cả như mới ngày hôm qua trong trí nhớ mình. Năm đó loạn lạc, có nguyên một sư đoàn 7 đóng  sau nhà tôi mé vườn ráp ranh với cô hàng xóm tên gì tôi quên tên rồi, đại khái là hai vườn nằm sát ranh nhau. Đêm đó từ bên kia vườn hàng xóm có tên VC cảm tử cầm quả lựu đạn dự định ném làm nổ tung ổ súng đại liên của sư đoàn 7 đang đóng. Hai bên „xáp lá cà „ súng tỉa lên đạn bay véo véo sau vườn, xuyên qua cửa sổ thấy đạn tóe lửa bay trên trời....


6.02.2008 | Tịnh Ý :  Người học trò cũ ...Cửa văn phòng vừa mở, soeur Régina vừa bước vào đã nói ngay một hơi dài với vẻ bực bội.  Soeur chưa kịp buông tay thằng bé mà tôi đoán chừng soeur đã nắm chặt và kéo xịch nó từ lớp của soeur ở cuối dãy về đây. Thằng bé lấm lét sợ hãi núp sau chiếc áo chùng to lớn của soeur...



6.02.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Những mảnh vụn, Ngày ... tháng ... Cách nay đúng  120 năm, ngày mồng một tết Mậu Tý (năm  1888), quan Đình Nguyên  Phan Đình Phùng đã khai bút bài thơ nói lên tâm sự của mình. Nước thì bị quân xâm lăng dày xéo, nhà thì tan tác, lòng mang niềm riêng canh cánh bên lòng. Bài thơ Mậu Tý Nguyên Nhật, được  coi như một áng văn thơ đánh dấu một thời suy vi của đất nước và cũng là nỗi niềm của một nhà nho dấn thân vào con đường chiến đấu chống lại quân xâm lược: ...


6.02.2008 | Tú Ngang : Câu đối Tết Mậu Tý

· Đen, trắng, mướp, vàng, vẫn giống mèo hoang xảo trá, tết đến, giả bộ bắt tay lũ chuột, ban khen "hảo lớ"!

· Cống, chù, lang, nhắt, chính phường "thử bối" hại dân, xuân sang, cắt đất lai chầu tiểu hổ, cung chúc "oan xuây"!


6.02.2008 | Vĩnh Hảo : Tâm sự ngày Xuân ...Khi em dừng lại, hướng về phía mặt trời, bằng đôi mắt của thiên thần, bằng trái tim của trẻ thơ, thì dù im lặng hay hát ca, em đang đứng nơi vườn xuân tươi thắm.

 


2.02.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Những Tết của người lính trong văn học Việt Nam Chiến tranh có lẽ là một đề tài lớn của văn chương nhân loại. Riêng với dân tộc Việt Nam,   từ xưa đến nay, đã quen với chinh chiến khói lửa, chỉ riêng ký ức của những người lính cũng đủ làm chất liệu cho những pho tiểu thuyết lớn. Đọc từ văn học miền Bắc đến hai mươi năm văn học miền Nam, từ văn chương trong nước đến hải ngoại, rất nhiều chân dung người lính được phác họa với rất nhiều đặc tính, đặc thù...

 


2.02.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Giới thiệu : Rì rào sóng vỗ, của Huy Trâm Rì Rào Sóng vỗ là một tập truyện gồm 15 truyện ngắn. Ở đó, là những cảnh đời, là những cảnh ngộ của người Việt tị nạn sống ở quận Cam. Ở đó, là những nhận xét của một người già về cuộc sống hiện tại. Cuộc sống thăng trầm đã làm cho những nhận xét ấy có chiều sâu và nhiều khi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm khi đọc...


27.01.2008 | Phong Thu : Sài gòn, một thuở hẹn hò ...Thuý Vi chuẩn bị chuyến trở về Việt Nam hơn nửa năm qua. Nàng cũng không màng gì đến những sự kiện nổi bật ở Việt Nam. Nàng cũng muốn thờ ơ, bàng quan, ngu ngơ như hàng triệu người khác đang sống. Nhưng có gì trăn trở, buồn đau khi đất nước đang bước vào những ngỏ cụt không lối thoát về tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp, môi sinh ô nhiễm nghiêm trọng. Chuyện Sài Gòn ngập lún trong nước và nếu không có phương pháp hữu hiệu thì trong năm năm nửa Sài Gòn - trái tim của Miền Nam sẽ chìm trong biển nước. Và một động cơ mãnh liệt đã thôi thúc nàng trở về khi nàng đã nhận ra bài viết và hình của Trường cùng bạn bè anh xuất hiện trên các website lớn ở hải ngoại. Trời! Trường ơi! Anh lại xuống đường ư? ...


25.01.2008 | Võ Thị Trúc Giang : Cây cầu dừa mang tên Bình An BìnhAn đi ngang qua cây cầu bắt ngang sông nhà cậu Ba nó, cây cầu hồi trước bắt bằng thân dừa nay má nó sau bao nhiêu năm làm cô giáo làng dành dụm đã xây được cái cầu bằng xi măng, bề ngang khoảng chừng  một thước rưỡi thôi, nhưng con An ngày nào cũng ẵm con ra đấy ngồi đút cơm cho con, vì ở tít dưới mé sông một mình, nó cảm thấy cô đơn lắm...


24.01.2008 | Thái Hữu Tình : Câu đối Tết Con Chuột - Đáp lời mời Đối của Hà Sỹ Phu
Chĩnh gạo nếp, Nhắt ơn cụ Mác !
- Lửa Trường sa, Chuột oán ông Đào!
(Giai cấp thống trị mới ,tìm được Chủ nghĩa Mác làm bình phong để vô hiệu hoá sức tranh đấu của dân chúng, tha hồ vơ vét, sung sướng như Chuột sa chĩnh gạo, nên họ cảm ơn ông Mác lắm. Nhưng việc chính quyền Hồ Cẩm Đào trắng trợn lấn chiếm Hoàng Sa-Trường sa làm nhà cầm quyền Việt nam bị mất mặt trước thiên hạ, rơi mất ngọn cờ yêu nước vốn là bửu bối để sống còn, họ không oán , không hận ông Đào sao được? Tuy hèn chẳng dám cưỡng lại thì trong lòng cũng hận lắm).

 


23.01.2008 | Đặng Trần Quý :  Viếng Thị Ngạn Am ...Khi nghe tôi đặt vấn đề VN tổ chức lễ Phật Đản năm 2008, Thầy bảo: được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn ?

Đến việc Thầy Thát mở trường ĐH, Thầy bảo: giữa Thầy và Thầy Thát luôn là bạn trân qúy nhau, nhưng Thầy không có liên hệ đến việc làm của Thầy Thát, và việc Thầy Thát mở trường ĐH là điều cần thiết cho tu sinh ở VN và ngay cả cho tuổi trẻ VN trong việc mở mang kiến thức để tranh đua với thế giới đang tiến bộ từng giờ.  Những phát biểu của Thầy về Thầy Thát làm tôi nhớ lại khoảng ngày này năm trước,cũng trong chuyến về thăm VN tôi đã được nghe chính Thầy Thát kể lại bao chặng đường gian truân để cố hình thành cho được một ĐH như hằng tâm nguyện...


23.01.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Vương Đức Lệ, thơ sót còn trong trí nhớ Buổi sáng, trên đường tới sở, nghe đài phát thanh. Một thi sĩ vừa ra đi. Buổi tối, về giở tập thơ: Thơ Vương Đức Lệ, Mấy vần thơ còn sót lại trong trí nhớ.  Thấy những tấm ảnh ở bìa sau. Ảnh Mạnh Đan năm 1967, tươi tắn mỉm cười. Nhưng những bức ký họa của  Chóe, Phan Diên, Tạ Tỵ, và Đằng Giao thì khác hơn. Những cặp kính đen nhìn đời. Những nét phác khắc khổ. Những hình tượng gợi lại một nỗi niềm nào đó. Có thể, là ảnh hưởng của chiến tranh, của  vết thương trên mắt từ thuở Tết Mậu Thân ở Long An? Có một chút buồn rầu, có một chút  thời thế ghé  chân vào, trong cái không gian tối sậm, trong những nét vẽ như muốn hằn lên những dấu tích của đời người…


23.01.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Đọc hồi ký "Nguyễn Tường Bách và Tôi" Ở tuổi của tôi, những điều hiểu biết về Tự Lực Văn Đoàn không phải chỉ gồm trong sách vở. Qua những người quen biết, đã có những câu chuyện, những giai thoại chung quanh những nhân vật đặc biệt của lịch sử này. Cuộc sống của họ, trôi nổi theo những biến cố của đất nước và tôi nghĩ, nếu ở những lớp hậu sinh, nhìn vào đó sẽ gặt hái được nhiều kinh nghiệm. Số phận của những quốc gia nhược tiểu thường không nằm trong chủ quyền độc lập mà thường lệ thuộc vào những kế sách và âm mưu của những cường quốc…Việt Nam là một ví dụ cụ thể nhất....


22.01.2008 | Trần Mạnh Hảo : Tôi yêu tổ quốc tôi, mà tôi bị bắt ! (Kính tặng nữ đạo diễn điện ảnh Song Chi, nhà văn nữ Trang Hạ và anh chị em từng bị “Công an Nhà Nước ta” bắt vì yêu nước vô tổ chức, dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa).

Những ngày này
Tổ Quốc là cá nằm trên thớt
Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn
giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa
Biển Đông bị bóp cổ
Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử
biển đập nát bờ
Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu

.....


20.01.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Tô Thùy Yên, thơ như người bất tử Ai hét trong lòng ta mỗi lúc / như người bị bức tử canh khuya? / Xé toang từng mảnh đời tê điếng / Mà gửi cùng mây đỏ thảm thê/… Trong buổi chiều gió giật loạn cuồng của những cơn bão kéo tới,  tôi đọc những câu thơ ấy mà nghe dường như có điện giật trong châu thân. Thơ như u uất của đất trời. Thơ như lòng người đang cơn phẫn nộ. Bây giờ, cả dân tộc Việt Nam đang đau đớn với sự hiếp đáp của đế quốc phương bắc mà những người lãnh đạo lại hèn nhát yếu mềm cam chịu… Thơ như lời tiên tri, như những vết hằn trên đá từ năm tháng...



20.01.2008 | Đặng Văn Sinh : Bài thơ "Lính mà em" của ai? ...Lưu Đình Tuân hiện đang là phiên dịch tiếng Bồ và tiếng Pháp cho huấn luyện viên trưởng và một số cầu thủ nước ngoài của CLB bóng đá hạng nhất tỉnh Tây Ninh. Ông có một người anh họ là Vũ Quốc Chấm. Đầu năm 1975, Đà Nẵng thất thủ, ông Chấm khi ấy thuộc quân Giải phóng, nhân lúc lộn xộn ở phi trường, có lượm được cuốn sổ tay của người lính Việt nam cộng hòa nào đó để lại, trong đó chép bài thơ "Lính mà em". Chuyện ấy cũng là lẽ thường, miễn bàn luận nếu không có một cô bé phát hiện ra, trong sổ tay chị gái mình cũng có bài thơ giống hệt như thế (chỉ khác vài ba chữ) mà tác giả lại là... một người lính Sài gòn. Chuyện thực hư như thế nào, bạn đọc đọc những dòng dưới đây, trích từ Blog ABA.ABA.ABA của tác giả Lưu Đình Tuân...


16.01.2008 | Huệ Trân : Tâm Nguyệt ...Trong phái đoàn có cặp vợ chồng người Pháp vừa nhìn thấy cô điệu là như đã thấy cô từ tiền kiếp. Họ đã rơi lệ khi nhìn cô gánh nước, bổ củi, nấu cơm, bao công việc nặng nhọc oằn trên đôi vai trẻ thơ mà nụ cười của cô thì luôn nở trên khuôn mặt rạng rỡ. Trái tim họ đã mở ra một cánh cửa tuyệt vời là nhận bảo trợ cô tiếp tục ăn học ở Việt Nam, đến năm cô 18 tuổi thì bảo lãnh cô sang Châu Âu du học. Chính thời gian 4 năm du học này mà cô biết đến Làng Mai. Cô đã tìm về được ngôi nhà đích thực của mình. Cha mẹ nuôi của cô cũng hết lòng yểm trợ con đường cô đã chọn dù thâm tâm họ vẫn muốn cô tiếp tục đi học, có bằng cấp ngoài đời, bù đắp cho cô những thiếu thốn cơ cực tuổi thơ. Nhưng câu chuyện cô bé lọ lem này không kết thúc như trong cổ tích...


15.01.2008 | Trần Đỗ Cung : Vui Xuân  Dân ta có tục lệ ăn Tết đầu năm kéo dài tháng này qua tháng khác. Vì Tết là vào thời điểm mùa màng thu hoạch đã xong, ai nấy nghỉ xả hơi chờ ruộng đồng sẵn sàng cho một vụ mới nhiều triển vọng hơn. Cho nên trong ca dao mới có câu : ...

 


15.01.2008 | Hà Sĩ Phu : Câu đối tết Mậu Tý - 2008

- Bớ anh Heo thoát nạn tai xanh, nhờ  tiên tổ,
                                                    đã yên phận…Bạc !

- Này chú Chuột đến phiên số đỏ, bán giang sơn,
                                                                           được mấy chữ…Vàng?


12.01.2008 | Phan Quân : Việt Nam và Hoa Kỳ: Bốn mươi năm nhìn lại Một tháng Mười Một tới đây là ngày kỷ niệm bốn mươi năm cuộc đảo chánh do các tướng lãnh Việt Nam tiến hành để lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Ðể đánh dấu cơ hội đó, Vietnam Center của Texas Tech University sẽ tổ chức kỳ họp thường niên thứ 10 vào hai ngày 24 và 25 tháng Mười, 2003, với chủ đề "Những bước thăng trầm của Ngô Ðình Diệm: Ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ và Việt Nam". Các cuộc thảo luận thế nào cũng sẽ làm cho người ta nhớ đến cuộc tao ngộ lịch sử đầy đau khổ của hai quốc gia và hai dân tộc, có nếp sống khác biệt nhau quá nhiều và xa cách nhau bằng cả chiều rộng của Thái Bình Dương...


12.01.2008 | Không Quán : Bọt bèo Không biết có phải tôi thường mang một tâm hồm quá lãng mạn hay không mà mỗi khi nhắc nói đến chữ bọt thì tôi phải nghĩ ngay đến cái danh từ kép bọt bèo. Bọt đi đôi với bèo. Hay là như thế chăng: trên thực tế, khi mình nhìn những bọt trên sông trên biển, thì đâu đó cũng lảng vảng cánh bèo… trôi sông hay là những rong rêu… trôi dạt trên mặt biển… lênh đênh của cuộc đời...

 


12.01.2008 | Không Quán : Tình Si
Ta nói ta là cùng tử, si
Vô minh thế sự cuồng thi huyễn – cười
Người là ngọc nữ trên trời
Tử - sinh xuống cõi bụi, đời nhân - duyên
Si, ta ngồi mãi chẳng yên
.....


11.01.2008 | Võ Thị Trúc Giang : Nhớ... nhà đêm giao thừa Tôi biết chứ, hể sau Giáng Sinh là đến Tết Tây, sau Tết Tây là đến Tết của người Việt  mình. Không khí Giáng sinh nhộn nhịp đèn đuốc sáng choang nhạc rền vang khắp góc phố, tôi yêu không khí Noel của Âu châu lắm, nếu mà tôi phải đi xa Âu châu luôn, chắc chắn là tôi rất nhớ cảnh ấy. Ngày lễ Noel nhiều người được nghỉ cho nên người  mình bên này  dần dà quen vào lối sống đó...

 


11.01.2008 | Võ Thị Trúc Giang : Làm quen Hai chị em Mắt Trái và Mắt Phải ngồi trò chuyện với nhau chơi...
 -  Mắt Phải à, hôm qua có người viết thư làm quen, mà tánh con người  ta lúc thì thích vui vẻ, lúc thì thích yên  lặng một mình, nếu như lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt thì ta  chịu chắc hổng nổi...
  -  Ừa ta cũng vậy, mi noái đến hai chữ Làm  Quen sao tự dưng ta cũng đâm ra sờ sợ, hãi thì đúng hơn, thói đời dạy cho mình  phải dè dặt mà đi, lần dò mà đi, đừng nên tin người quá mà toi mạng...


11.01.2008 | Võ Thị Trúc Giang : Phơi áo chồng tao Tối này khi về đến nhà tôi chạy ra sân lẹ lẹ gom quần áo vào trước khi trời tối, công nhận đến tháng 10 rồi mà trời còn ấm áp thật là sung sướng, tôi cố giặt chăn màn phơi ngoài sân cho thơm tho trước khi mùa đông tới, hình như tôi thấy ở bên Mỹ  gia đình anh chị bạn bè của tôi ít ai khiêng chậu quần áo ra sân phơi chứ vùng quê nơi tôi ở bên Pháp là chuyện bình thường lắm...


9.01.2008 | Đặng Văn Sinh : Câu đối Hà Sỹ Phu ...Với Hà Sỹ Phu thì khác. Câu đối của ông dù là mừng xuân mới, phúng viếng người quá cố, tặng bạn bè, in báo hay viết thư pháp treo trang trọng ở phòng khách đều chứng tỏ một ngọn bút tài hoa, lấp lánh trí tuệ. Bút lực của Hà Sỹ Phu khá dồi dào, biến hóa khôn lường, vận dụng tài tình các đặc trưng ngôn ngữ nên dù là câu đối chữ Hán, chữ Quốc ngữ hay kết hợp cả hai phong cách đều mang đến cho người đọc yếu tố bất ngờ, gợi sự liên tưởng...


8.01.2008 | Phan Quân : Hết ý ...Tính tình và phong cách xã giao của Bình đã chặt đứt mọi hướng quan hệ tình cảm cũng như bầu bạn anh em để rồi phải tự mình cô lập nên khi có chuyện chẳng nhờ vả được ai. Bình đã chết trong tức tưởi vì tình cảm ruột thịt anh em trong gia đình quá tệ, vì tình đời thờ ơ lạnh lùng do chỗ bản thân anh không biết giao du. Một lối ra đi trong thầm lặng của một con người hiếm thấy. Biết đâu đó là ước muốn của riêng anh?! Sống chẳng ai chơi, chết rồi cũng chẳng chơi với ai. Quả là hết ý!

 


6.01.2008 | Nguyễn Đạt : Buổi sáng Thị ngạn am ...Thầy Tuệ Sỹ đã nói trước, nên tôi phải đề cập tới chuyện buồn rầu. Quả là tôi đã nghe dư luận, qua nhiều báo mạng, nghi vấn hoặc đinh ninh rằng thầy "Tuệ Sỹ đầu hàng Việt Cộng"! Tôi bất đắc dĩ phải nói tới chuyện buồn rầu đó với thầy Tuệ Sỹ. Không nói ra lời xin lỗi, nhưng trong thâm tâm tôi rất muốn xin lỗi nhà thơ, Thượng Tọa Tuệ Sỹ, về câu chuyện này. Thầy Tuệ Sỹ bình thản cho biết, thầy từng nhận nhiều cuộc điện thoại từ hải ngoại, cùng một ý như của một Phật tử đã hỏi: "Con nghe nhiều người nói rằng thầy đã thỏa hiệp với cộng sản, con buồn quá, chẳng biết sự thật thế nào... Con từng rất quý trọng thầy, nên con mong thầy nói cho con biết sự thật!" Và vị thượng tọa chỉ trả lời Phật tử đó, một câu ngắn gọn: "Chị quý trọng tôi hay không còn quý trọng tôi thì tùy chị!" ...


6.01.2008 | Nguyễn Mạnh Trinh : Hồ Hữu Tường, và "Người Mỹ ưu tư" Viết về Hồ Hữu Tường, có lẽ một bài không đủ. Bởi có quá nhiều chi tiết về chân dung con người ấy. Nguyên cuộc đời của ông, cũng là một đề tài. Những ngày tù tôi, từ khám tối của thực dân Pháp, đến  khám tử hình của chế độ Ngô Đình Diệm rồi khám Chí Hòa  của Cộng sản và chết trong tù ngục đỏ. Thời gian bị cầm giữ với ông lại là những ngày để suy tư và tâm thức luôn bay bổng vượt qua những rào cản để tới những viễn kiến cho những phương trời rộng mở. Rồi ông là một học giả, một chính trị gia, một nhà văn, và cũng là người...

 



5.01.2008 | Phan Quân : Thượng đỉnh Manila -Hope and Vanquished Reality- Nguyễn Xuân Phong Đôi lời về Thượng Đỉnh Manila.- Đáp ứng lời mời của Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand E. Marcos – sau khi đã hội ý với những nước liên hệ - nguyên thủ của bảy quốc gia Châu Á Thái Bình Dương đã đồng ý họp thượng đỉnh tại Manila vào hai ngày 24 và 25 tháng Mười năm 1966, để thẩm định về cuộc chiến ở Nam Việt Nam và duyệt xét lại những ý định của họ trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Thành phần tham dự gồm có:

1.- Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand E. Marcos;

2.- Tổng thống Đại Hàn, Park Chung Hee;

3.- Tổng thống Hoa Kỳ, Lyndon B. Johnson;

4.- Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo VNCH, Nguyễn Văn Thiệu;

5.- Thủ tướng Úc Châu, Harold Holt;

6.- Thủ tướng Tân Tây Lan, Keith Holyoake;

7.- Thủ tướng Thái Lan, Thanom Kittikachorn;

8.- Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương VNCH, Nguyễn Cao Kỳ.

 

Tất cả các quốc gia trên đây đều có quân tham chiến tại Việt Nam.


5.01.2008 | Tiểu Tử : "Thằng đi mất biệt " Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu, xách giỏ trầu đi ra phía vàm rạch trèo lên mô đất cao, ngồi chồm hổm vừa nhai trầu vừa nhìn qua bên kia sông, nhìn miết. Mô đất nầy, cách đây hơn ba mươi năm - hồi thời kháng chiến chống Tây – chính tay bà và đồng bào trong xóm đã đắp lên làm ụ súng cho du kích bắn tàu Tây chạy ngoài sông Cái. Hồi đó, mô đất cao lắm. Bây giờ nó đã mòn lần nhưng vẫn còn đủ cao để bà Hai, dầu ở vị trí ngồi, vẫn nhìn thấu tuốt qua bên kia sông. Bên kia sông là quận Gò Keo, ở đó có sở cao su của Năm Lượm, em út của bà. Bà còn nhớ rõ như in : « Hồi nẳm,...


5.01.2008 | Chiêu Hoàng Không Quán : Bên bờ hồ và Trang kinh cổ Mặt trời bắt đầu lặn phía bên kia bờ hồ. Một vài con chim vỗ cánh bay ngang khuấy động không gian bằng những đôi cánh đập...  Hàng cây im lặng rủ bóng. Con chim nhỏ đứng hót lẻ loi một mình trên cành cây thấp xà xuống sát mặt hồ.  Vài chiếc lá chao đảo theo giọng hát, rơi chơi vơi rơi xuống mặt nước làm một cuộc hành trình dài xa tìm đường ra biển. Mặt hồ loang loáng, mọi sự, mọi vật dường như rât tĩnh lặng, không gian thênh thang, tịch tĩnh như mặc niệm về sự vô thường vẫn thầm thầm có mặt.  Nó thay đổi luôn luôn theo thời gian cứ trôi đi, trôi đi mãi...  


1.01.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Ngày mồng một tháng giêng, khai bút ...Xưa và nay, lịch sử và thời sự, như có gì liên hệ. Đọc những câu viết, hùng hồn, đanh thép nhưng đầy tình cảm  để thấy như một luồng nhiệt điện truyền khắp châu thân, ngôn ngữ vang vọng trong bồi hồi của cảm giác. “Các người ngồi nhìn chủ bị nhục mà không biết lo, thân gánh chịu cảnh nhơ nhuốc của nước nhà mà không biết thẹn, làm tướng một nước trung ương đứng hầu mấy tên trùm mọi rợ mà không biết căm tức. Tai nghe tấu nhạc “Thái Thường” để hiến ngụy sứ mà không tỏ sắc giận, hoặc lấy việc chọi gà làm lạc thú, hoặc lấy việc bài bạc làm lạc thú, hoặc chăm lo việc ruộng vườn để nuôi gia đình, hoặc quyến luyến vợ con để mà lo việc riêng, hoặc chăm lo việc tiền của sinh lợi mà quên việc binh, việc nước, hoặc ham mê rong chơi săn bắn mà  bỏ bê việc tập rèn các cánh đánh giữ, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát đến thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc mọi, mẹo bài bạc không đủ để dùng làm việc quân mưu, nhiều vườn lắm ruộng cũng đủ để chuộc tấm thân ngàn vàng, vợ con đàn lũ không thể dùng cho việc nước việc quân, nhiều tiền lắm của   cũng không đủ để mua đầu giặc, rượu ngon không đủ để làm cho giặc say mà chết, tiếng đàn hát không đủ để làm giặc điếc tai,”...


30.12..2007 | Phan Quân : "Nội các chiến tranh" và tôi -Hope and Vanquished Reality- Nguyễn Xuân Phong ...Kế đó, sinh hoạt rộn rịp hẳn lên và có tiếng xe hơi chạy vào cổng. Một người trẻ có râu mép, mặc đồ bay đen, có gắn hai sao cấp tướng, hối hả bước vào phòng, chào mừng toàn thể và mời mọi người bước sang phòng ăn. Tôi nhận ra ngay Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Tôi có thấy hình ảnh ông ấy trên báo chí. Hội Ðồng Quân Lực vừa mới chỉ định ông làm chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Tên gọi có vẻ "cách mạng" đồng nghĩa với "chánh phủ"). Chúng tôi được mời ngồi xung quanh chiếc bàn ăn dài và ông Kỳ mở đầu phiên họp với lời cám ơn tất cả chúng tôi đã đồng ý giúp đỡ ông ta thành lập một chánh phủ, cần phải hoàn tất và bắt đầu hoạt động trong vài hôm nữa. Ông giải thích rằng trong hai năm qua, từ khi lật đổ ông Diệm, các chánh phủ dân sự kế tiếp nhau đều thất bại trong việc đem lại ổn định cho đất nước. Vì lẽ đó - ông nhấn mạnh và lập lại từ "ổn định" - Hội Ðồng Quân Lực phải đứng ra nắm lấy quyền hành...


30.12.2007 | Đặng Văn Sinh : Từ Thanh Mai tự, nghĩ về Pháp Loa thiền sư ...Chẳng biết người đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc kiến tạo Thanh Mai thiền tự có phải là vị tổ thứ hai của thiền phái Trúc lâm hay không. Nếu dúng như thế thì quả Pháp Loa có "con mắt đạo" như Điều Ngự thiền sư đã nhận xét khi lần đầu gặp ngài ở hương Cửu La, lộ Nam Sách Giang. Dấu tích còn lại của  ngôi cổ tự được khởi công từ đầu thế kỷ XIV vẫn như còn ngổn ngang đâu đây, khiến cho những khách thập phương đa cảm, đa tình bùi ngùi nhớ đến một thuở huy hoàng của đạo Thích Ca thời Trần với hàng ngàn ngôi chùa, hàng vạn tăng đồ cùng các bậc thiền sư khuông quốc đạo cao đức trọng...


30.12.2007 | Chiêu Hoàng : Dấu yêu
...
Mảnh dấu yêu cuối cùng như chút duyên thừa từ nhiều kiếp trước, nay có cơ duyên gặp laị, mà chỉ có cơ may gặp nhau trong khoảng khắc, vẫn không đủ để có thể giữ được đời nhau… Ôi. Cô thực không muốn xa anh…
Làm thế nào để cô có thể giữ được thời gian ngừng lại?
Bây giờ.
Ở đây.


24.12.2007 | Vĩnh Hảo : Trên những đỉnh cao Tu viện nằm trên một đỉnh đồi khá cao. Nói là tu viện nhưng thực ra chỉ là một trang trại nhỏ vừa được mua lại, dự kiến thiết lập một tu viện Phật giáo. Đất rộng trên mười mẫu tây, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng mười lăm phút lái xe với vận tốc nhanh trên xa lộ. Xe chúng tôi leo tới đỉnh đồi vào ban đêm. Trời vào thu, khá lạnh. Chỉ có thể từ chỗ đậu xe, đứng nhìn bao quát thành phố từ trên cao trong vài phút rồi vội vã vào trong, tâm tưởng không quên ghi đậm hàng triệu ngọn đèn điện lớn-nhỏ của thành phố tỏa chiếu như một biển ánh sáng bao quanh ngọn đồi...


24.12.2007 | Nhà văn Đặng Văn Sinh :Vì danh dự dân tộc, các nhà văn Việt Nam hãy lên tiếng ! ...Là người cầm bút, tôi tha thiết kêu gọi các nhà văn Việt nam trong và ngoài nước hãy tỏ thái độ của mình trước sự kiện Tam Sa. Nhà văn chân chính luôn chẳng những là thành phần ưu tú của dân tộc mà còn là đối tượng nhạy cảm của xã hội. Vì danh dự của Tổ Quốc, vì phẩm giá của con người Việt Nam, chúng ta không nên né tránh mà hãy dũng cảm bày tỏ chính kiến của mình trước nhân dân thế giới, phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.

 

 


24.12.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Kim Lân, người bị treo bút trong chế độ đỏ... Trước khi mất, trong cuộc phỏng vấn của báo Đời Sống và  Pháp Luật, nhà văn Kim Lân có nhận xét: “Tôi có cảm giác văn ngày nay mất đi tưởng tượng lãng mạn mơ mộng và nhiệt huyết sống. Nó trở nên thưc dụng ê chề oái oăm hơn. Đó là những điều cần khắc phục để nước nhà có một nền văn học ngày càng hoàn thiện…” Nhà văn Kim Lân đã từ trần vào ngày 20 tháng 7 năm 2007, thọ 87 tuổi. Là một nhà văn tiền chiến đã đi theo Đảng từ ngày còn kháng chiến thế mà suốt cả cuộc đời chỉ in được có 2 tập truyện ngắn và  cũng suốt đời chỉ thai nghén mà không viết được những truyện xứng ý với mình.  Đó có phải là một trường họp khi chính trị chỉ đạo văn hoc, thì thơ thành vè và văn chương chỉ là lớp son cho những điều giả trá,…


19.12..2007 | Phan Quân : "Du học" miền Bắc -Hope and Vanquished Reality- Nguyễn Xuân Phong Quá ra, chúng tôi ở khám Thủ Ðức tương đối chẳng bao lâu, chỉ một vài tuần. Một buổi sáng, người ta tập hợp chúng tôi ngoài sân trại, mỗi cặp hai người bị còng tay với nhau bằng giây xích sắt và được xe tải quân đội đến đưa ra sân bay. Áy náy, lo âu, nhưng chẳng thấy có dấu hiệu gì cho biết sẽ đi đâu, chúng tôi bị đưa lên một chiếc C-130 rồi máy bay cất cánh. Không ai nói gì với chúng tôi hết. Như thói thường, những người cảnh vệ rất đứng đắn, gần như thân thiện. Sau khi cất cánh, nhiều người đoán rằng có lẽ người ta đưa chúng tôi ra nhà lao nổi tiếng ở Côn Ðảo, nơi giam tù trước kia, dưới thời Pháp ở Nam Việt Nam. Nhưng sau khi bay được hơn nửa tiếng mà chưa đáp thì chúng tôi biết rằng đang bay ra miền Bắc.


16.12..2007 | Phong Thu : Những cánh hoa tim Sau hàng loạt phóng sự Huân viết về cuộc khủng bố tại Trung Tâm Mậu Dịch Quốc Tế (WTC) và Pentagon, Huân tiếp tục sang Afghanistan để thuật lại diễn biến cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ và đồng minh. Những bài phóng sự nóng bỏng của anh đã gây được sự chú ý của báo chí Việt ngữ và của Mỹ. Một số nhà báo nước ngoài đã bị chết trong cuộc săn tin ở xứ Đạo Hồi có nhiều phần tử cuồng tín như Afghanistan, còn anh cứ sống nhăn răng. Bạn bè hỏi tại sao anh lại thích đến những nơi  nguy hiểm thì Huân chỉ trả lời họ bằng một nụ cười và một câu nói bất tử: “ Sinh nghề tử nghiệp. Làm nghề báo phải sống chết cho sự thật nên  mình phải đi tìm sự thật”. Có thể Huân hơi lý tưởng quá công việc của mình. Không phải ai cũng như anh, có người cầm bút vì bất đắc dĩ...


15.12..2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Hồ Dzếnh, thơ văn là lệ hạt kết tinh… Có một nhà thơ tài hoa, một nhà văn viết được những áng văn xuôi tuyệt tác mà đành lòng trong xã hội mới phải đi làm công nhân để kiếm sống và những tác phẩm để lại cho hậu thế chính lại là những tác phẩm ông viết khi bắt đầu cầm bút, lúc còn chế độ thực dân Pháp, của thời tiền chiến. Đó là nhà thô Hồ Dzếnh và hai tác phẩm Quê Ngoại và Chân Trời Cũ...

 


10.12..2007 | Đặng Văn Sinh : Khi thợ săn mất súng ...Cuối cùng thì những giá trị nhân đạo và ý thức phục thiện đã đưa ông Diểu trở lại làm người. Mất đi khẩu súng, (một thứ vũ khí hào nhoáng của kỹ nghệ Tây phương) có nghĩa là cơ hội sử dụng bạo lực đã bị triệt tiêu. Hoa tử huyền nở, rừng kết muối là dấu hiệu yên bình. Con người hiểu được cái giá phải trả khi dại dột đối đầu với thiên nhiên, và thứ triết lý đầy sắt máu nói lấy được "Bắn được con vật thế này thì dẫu mảnh giáp không còn cũng đáng" chỉ là lời an ủi cửa miệng của một kẻ thất bại bị gia đình khỉ đẩy vào tình thế bi hài, hoàn toàn không còn ý nghĩa ./.

 


9.12..2007 | Đại Lãn : Pháp dạy người của Lục tổ đại sư Sau khi Lục tổ Đại sư đắc Pháp từ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng mai, cho đến ngày đắc Giới tại Đông sơn là khoảng thời gian dài mười lăm năm ẩn tu trong đám thợ săn. Trong khoảng thời gian này, bài pháp đầu tiên để dạy người của Lục tổ Đại sư, là bài pháp nảy sanh từ lòng trắc ẩn, và cái thế chẳng đặng đứng trước lòng ngoa ngụy của con người, vào lúc đó Lục tổ không thể chối từ được  (vì trước đó Lục tổ đã được Ngũ tổ dặn dò trước khi ra khỏi Hoàng mai, là không được vội vàng nói pháp cho bất cứ ai, vì sợ rằng Phật pháp khó hưng thịnh sau này). ...

 


9.12..2007 | Phan Quân : "Les Cygnes Sauvages" của Jung Chang
CHƯƠNG 16 - Hồng vệ binh của Mao (Les Gardes Rouges de Mao) Dưới triều đại của Mao, một thế hệ thanh thiếu niên lớn lên với một điều tin tưởng chắc chắn là họ phải chiến đấu chống lại kẻ thù của giai cấp. Những lời kêu gọi mp m, mà báo chí đã tung ra nhằm cổ động cho một cuộc cách mạng văn hóa, đã làm cho người ta có cảm tưởng rằng cuộc "chiến tranh" sắp sửa nổ ra. Một số người trẻ sành sỏi chánh trị có cảm tưởng rằng thần tượng của họ - chủ tịch Mao - trực tiếp dấn thân vào chuyện này. Vì đã bị tuyên truyền đầu độc nên họ chẳng còn cách nào khác hơn là đứng về phía Mao...


9.12..2007 | Phan Quân : Tuổi già Tuổi già là tuổi làm sao? Trong khi bảy mươi chưa gọi là già thì có trường hợp mới năm mươi mấy tuổi đã thành cụ non. Như Nguyễn Khuyến:

Ông chẳng hay ông tuổi đã già,

Năm lăm ông cũng lão đây mà!

Anh em làng xóm xin mời cả,

Xôi, bánh, trâu, heo, cũng gọi là...


2.12..2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Nghĩ về một tập thơ Một buổi tối chủ nhật, sau một ngày lăng quăng chơi đùa, giở cuốn sách tìm giấc ngủ. Chợt nhớ đến cái cười tít cả mắt của Cao Bá Minh khi đưa tập thơ của Nguyễn Đức Liêm buổi sáng, tôi cầm lên và.. đọc. Tập thơ có cái bìa khá lạ. Một chữ S lớn làm nền và hàng chữ viết thảo bay bướm : “Chàng Liêm mái tóc điểm sương mới về” và góc dưới chữ S là hàng chữ in nghiêm trang : Nguyễn Đức Liêm...


2.12..2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : "Dấu binh lửa" và Phan Nhật Nam, một thời chinh chiến Những năm của thập niên 70, có lẽ là những năm đẹp nhất của cuộc đời tôi. Ở tuổi mới lớn, nhìn mọi sự việc đơn giản, cái lãng mạn của tuổi trẻ đã mang sự suy nghĩ đi xa hôn thực tế cuộc sống. Lúc ấy, chiến tranh bắt đầu tàn khốc. Những người bạn cùng lớp, có đứa đã mặc quần áo lính và cũng có đứa  đã nằm xuống với lá cờ vàng ba sọc đỏ trên mộ và hàng chữ tổ quốc ghi ơn.  Vào giảng đường học đại học, thi rớt một năm là vào quân trường ngay. Trong cái không khí ấy, chúng tôi đã đọc những trang bút ký chiến tranh của những người đi lính trước, để tưởng tượng ra những khổ nhọc mà sau này, khi đã bắt đầu đoạn đường chiến binh sẽ hiểu thấu.  Có những bài viết, làm xúc động sâu xa. Có những câu thơ mang đến sự chia sẻ tột cùng...



2.12..2007 | Phan Quân : Học với Tập -Hope and Vanquished Reality- Nguyễn Xuân Phong [....] Sau khi Sài Gòn tan hàng, thành phố được đặt dưới quyền quản lý của Ủy Ban Quân Quản, mà người chịu trách nhiệm là Thượng Tướng Trần Văn Trà, tư lệnh lực lượng vũ trang Mặt Trận Giải Phóng. Ông ra lệnh cho tất cả các công chức chế độ Sài Gòn trước kia, từ chánh sự vụ trở lên, và tất cả các sĩ quan quân đội, từ thiếu úy trở lên, phải trình diện học tập cải tạo trong ba mươi ngày, từ tháng Năm đến tháng Sáu 1975. Những nhân viên dân chính và quân đội khác của chính phủ Sài Gòn chỉ cần học tập bảy ngày tại trú quán sở tại...

 



PSN | 26.11.2007 | Huệ Trân : Viết trên cát
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian  tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu. 
Cả một trời thu im lắng, u hoài trùm phủ quanh tôi.
Ngồi trong lòng xe nơi bãi đậu, tôi đang chờ quý thầy, trên đường tới tụng kinh hộ niệm cho người quá vãng của một gia đình nghèo mà thầy tôi vừa tình cờ biết tin.
..



PSN | 26.11.2007 | Vĩnh Hảo : Thư trình một số việc liên quan đến Bản Lên Tiếng của Văn Nghệ Sĩ Tự Do về trường hợp của nha thơ Tuệ Sỹ Kính thưa quý văn thi hữu, thân hữu và quý bạn đọc, “Bản Lên Tiếng của Văn Nghệ Sĩ Tự Do về trường hợp nhà thơ Tuệ Sỹ” khởi sự ngày 26.10.2007 và đã kết thúc vào ngày 11.11.2007 như đã thông báo trước. Dù vậy, sau nửa tháng kể từ ngày kết thúc, vẫn còn một vài vấn đề tồn đọng liên quan đến Bản Lên Tiếng ấy, buộc lòng chúng tôi phải viết thư trình này để làm sáng tỏ một số việc, như sau: ...



25.11.2007 | Phan Quân : Về gìa Quá trình từ chào đời cho đến khi vĩnh viễn ra đi của con người, theo Phật giáo, phải qua bốn giai đoạn: sanh, lão, bịnh, tử. Bước đi của nhân sinh từ tuổi trưởng thành cho đến khi xuôi tay nhắm mắt - trên bình diện tình cảm và ngôn ngữ - cũng phải qua bốn thời kỳ: mơ mộng, yêu đương, khắc khẩu và về già. Đây là nói về tâm tư tình cảm và phản ứng thực tế trong bối cảnh lứa đôi...

 

PSN | 25.11.2007 | Giới thiệu Thiện Music - Đoạn trường thơ Nguyễn Du, nhạc Quách Vĩnh Thiện, ca sĩ Quỳnh Lan


25.11.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh :  Văn chương và chính trị trong trường hợp Orhan Pamuk... Có nhiều người nghĩ một cách nông cạn rằng những bài phỏng vấn không có tính sáng tạo văn chương mà chỉ là  một công việc dựa dẫm vào công trình của người khác để  tạo thành tác phẩm, chữ viết của mình. Có  lẽ họ chưa đọc hoặc không đọc những bài phỏng vấn thần sầu của Granta, của Paris Review  mà ở trong đó cả hai người hỏi và trả lời đã làm   hiển lộng tất cả tài năng và kiến thức để tạo dựng ra những bài thật là giá trị vừa đầy nét sinh động vừa chan chứa sáng tạo và khám phá. Orhan Pamuk, giải Nobel văn chương năm 2006 đã thú nhận : ...



Vĩnh Hảo | 25.11.2007 : Quét rác Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ lốm đốm những cánh hoa teo rút, đỏ tía. Lá vàng từ cây kiểng vườn nhà kế bên cũng lác đác rải xuống vườn này. Trời không gió, nhưng lạnh. Qua khung kiếng cửa sổ hướng về vườn trước, thấp thoáng có bóng người bộ hành băng ngang, khoác áo dày, dẫm trên lá xào xạc. Ngập trên bãi cỏ và lối đi là lá phong, nhiều màu, từ vàng nhạt đến đỏ sẫm. Nhìn từ xa, chỉ thấy một thảm lá dầy, thỉnh thoảng giao động như những đợt sóng nhỏ gợn nhẹ trên mặt đại dương chóa ánh mặt trời...



Đặng Văn Sinh | 24.11.2007 : Bến phù dung Được tin ông Quỳnh ốm nặng tôi vội thu xếp công việc về thăm. Nghề của tôi là lái ca nô lai dắt xà lan, chỉ những dịp nghỉ phép hoặc tết nhất mới được ở nhà lâu, còn quanh năm rong ruổi trên khắp các dòng sông, đêm ngày làm bạn cùng mây trời sóng nước. Ông Quỳnh với nhà tôi thật ra chẳng dây mơ rễ má gì nhưng lại có ơn cứu tử. Cái ơn ấy đối với tôi, dù chết cũng không thể báo đáp được. Chuyện xẩy ra khi tôi mới mười một tuổi, hàng ngày thường cùng đám bạn choai choai, cởi truồng, quấn quần đùi lên đầu, cưỡi trâu bơi qua sông sang cồn Láng thả...


Đặng Văn Sinh | 24.11.2007 : "Những cây thông quanh biệt thự", vết sẹo thời gian Hà Sỹ Phu không chỉ là nhà khoa học, nhà đấu tranh dân chủ  mà còn có tâm hồn thi sĩ. Gần ba chục năm qua,  ông đã sáng tác hàng trăm bài thơ, trong đó không ít bài gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, nhưng vì rất nhiều lý do, những tác phẩm ấy chưa có điều kiện xuất bản mà chỉ được đăng rải rác trên các báo, tạp chí hoặc công bố dưới dạng photocopy. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài viết “Những cây thông quanh biệt thự, vết sẹo thời gian" của tác giả Đặng Văn Sinh về một trong những bài thơ nổi tiếng trong tập "Sáng trăng" của ông...



23.11.2007 | Phan Quân : Hòa đàm Ba lê -Hope and Vanquished Reality- Nguyễn Xuân Phong Tôi chưa kịp hình dung được sẽ bị động viên như thế nào thì, một lần nữa, số mệnh lại giúp đỡ tôi, kỳ này qua Ðại Sứ Phạm Ðăng Lâm, một người thân lâu đời của gia đình. Ông đến gặp tôi để bàn về một diễn biến ngoại giao đang hình thành, mà lịch sử sau này gọi là hòa đàm Ba Lê. Không giống như các nhân vật cấp cao khác trong ngành công vụ của Sài Gòn đã đỡ đầu cho tôi, ông Lâm và tôi gần như cùng một thế hệ và lúc nào ông cũng coi tôi như anh em ruột thịt...


PSN | 18.11.2007 | Anh Thư : Mây giữa lưng đồi Hạnh ngước nhìn đám mây đen trùng xuống.  Mây đứng giữa lưng đồi, khi những giọt mưa bắt đầu rơi rớt.  Mưa ướt trên má nàng, hòa với giọt nước mắt và nỗi buồn rưng rưng.  Nỗi buồn của thân phận ngặt nghèo, vắt vẻo, trơ trơ giữa nẻo đời ngang trái của người đàn bà tuổi chớm năm mươi...



PSN | 20.11.2007 | Nguyễn Ước : Giới thiệu sách: Cẩm nang sống thiền của Nguyễn Ước

Thưa bạn,
Từ lâu, tôi ao ước có dịp soạn một tác phẩm theo lối nói thường ngày, để bạn và tôi cùng nếm trải đôi chút phong vị Thiền. Hôm nay, giấc mơ ấy thành sự thật với tập sách nhỏ bạn đang cầm trên tay. Ðây cũng là cơ duyên cho tôi, trên con đường đạo, được may mắn và hân hoan hội ngộ bạn đồng hành, những người đang thao thức vì từng nghe tiếng chân lý gọi mình.
 


PSN | 18.11.2007 | Nguyễn Ước : Họ đã sống và được đối xử ra sao? Từ năm sáu năm nay, sách báo trong nước ngày càng nói nhiều hơn tới phong trào trí thức sinh viên học sinh (SVHS) đấu tranh chống Mỹ ở thành thị miền Nam, xem đó như một công trạng lãnh đạo đầy sáng tạo và tài tình của Ðảng, đồng thời là tấm gương hào hùng, cổ vũ khích lệ tuổi trẻ ngày nay dấn thân. Gần đây, sự kiện cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan từ trần lại như một cơ hội khiến người ta đề cập tới phong trào đó, đặc biệt giữa những người trước đây từng liên hệ...



PSN | 18.11.2007 | Đinh Tiểu Nguyên ghi : Nguyễn Văn Đính: Tạ Thu Thâu, từ quốc gia đến quốc tế Chiều ngày 4 tháng 11, từ 14 giờ đến 17 giờ, tại Hội trường của Maison des Centraliens, Paris 8, có tổ chức một buổi giới thiệu quyển sách của Cụ Nguyễn Văn Đính xuất bản lần đầu tiên năm 1939 tại Sàigòn. Sau đó bị cấm nên sách của Cụ từ đó không có dịp tái bản. Trong gần đây, các con của Cụ may mắn tìm lại được tại thư viện Quốc Gia Pháp. Vì chưa quá thời hạn qui định về tác quyền, tác phẩm của Cụ được các con in lại. Đó là quyển : TẠ THU THÂU TỪ QUỐC GIA ĐẾN QUỐC TẾ

 



19.11.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Nghĩ về một bài thơ của một thi sĩ vừa ra đi Thơ Giang hữu Tuyên  có nét riêng của những người sinh trưởng từ Nam Bộ. Thơ, đầy những hình ảnh của thôn quê, của liếp rau bên ao, của con kinh trước mặt,  của dậu mồng tơi tím, của ngọn cải đọt rau quê nhà. Ở tâm tình của một người tha hương,  nơi để nhớ nhung về,  dù là những cảnh tầm thường quen thuộc của quê hương. Trong nhiều trường hợp, Giang Hữu Tuyên vừa là người “tạo cảnh“ vừa là người “tả cảnh”...

 



PSN | 18.11.2007 | Phóng viên Thế Giới tường trình : Sách “Huyền thoại Duy-Ma-Cật” ra mắt tại Houston, Texas - thành công m mãn Chủ Nhật ngày 4 tháng 11 năm 2007, lúc 6:30 giờ chiều, khoảng 600 đồng hương, Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử cùng với văn ngh sĩ từ nhiều thành phố, tiểu bang và Canada qui tụ về Nhà hàng Kim Sơn trên đại lộ Bellaire, vùng Tây Nam thành phố Houston tham dự chương trình ra mắt sách “Huyền thoại Duy-Ma-Cật...

Sau nghi thức chào quốc kỳ, Phật tử MC Diệu Anh và Đặng Văn Thành trang trọng giới thiệu thành phần tham dự gồm Chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật tử, văn nghệ sĩ đến từ khắp nơi về, các hội đoàn văn hóa, ái hữu và các cơ quan truyền thông, báo chí uy tín như Little Sàigòn Radio, báo Việt Tide, báo Ngày Nay, Sàigòn Houston, Tập san Phương Trời Cao Rộng, Việt Báo...



17.11.2007 - Đại Lãn :
Ẩn dụ một đóa mai Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai, đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực  để nói về sự hiện hữu của chúng...



14
.11.2007 | Lâm Kim Loan : Ninh à, Ngọ ơi ! ...Điều gì thi sĩ Hữu Loan (HL) đã viết, làm nhỏ này xúc động đến phải lòm còm ngồi dậy mở máy lúc hai giờ sáng một đêm cuối tuần? Xin thưa vì, đọc “HL và Hoa Sim”. Tôi tưởng tượng một đầu bạc phơ và một tóc buồn pha muối, đang trà đàm đối ẩm bên ngọn đèn mù u tranh tối tranh sáng, trước sân một mái lá khiêm nhường ở làng Nguyên Hoàn, xã Mai Lĩnh, vào một đêm không trăng gần cuối tháng Năm âm lịch. Trái đất xoay vòng, ngần ấy tháng Năm buồn từ 1948!!! Ừ “Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi”. Nhỏ muốn nghe kể chuyện đời tôi không? Huyền thoại của Màu Tím Hoa Sim, nỗi lòng, ẩn ức, uất ức của một đời người trên đất Bắc, “sống” và “chết” gần tròn 90 năm dài đăng đẳng của một kiếp người. Thưa bác vâng ạ! Cháu đã sẳn sàng, dù hành trang của đời cháu, có lẽ không thể nào so bì được tí nào với những nét chấm phá đặc thù độc đáo như bức tranh cuộc đời bác. Thế là, thi sĩ Hữu Loan bắt đầu...


14.11.2007 | Anh Thư : JACARANDA (Mùa hoa Phượng Tím)

Ja-ca-ran-da,
Một cánh hoa yêu,
Muôn năm tình cũ
Thành phố này,
… nay tìm bóng em đâu ?

Ja-ca-ran-da,
Bâng khuâng, một mùa hoa tím
Tím không gian, và tím cả hồn hoang


PSN | 12.11.2007 | Vĩnh Hảo : Thư THÔNG BÁO và CẢM ƠN về Bản Lên Tiếng của văn Nghệ Sĩ Tự Do
Như quý vị đã theo dõi và tường tri, “Bản Lên Tiếng của Văn nghệ sĩ tự do về trường hợp nhà thơ Tuệ Sỹ” phổ biến từ ngày 26.10.2007 đã được sự nhiệt tình ủng hộ ký tên của trên 140 văn nghệ sĩ Việt Nam khắp thế giới (tính đến ngày 06.11.2007). Đây thật là điều vinh hạnh và rất cảm động đối với các văn nghệ sĩ khởi xướng vận động, trong đó có cá nhân chúng tôi, người giúp việc ghi chép và phổ biến....



Tin Văn | 27.10.2007 : Văn nghệ sĩ tự do lên tiếng về trường hợp của nhà thơ Tuệ Sỹ Hiến chương Văn Bút Quốc Tế (International PEN) minh định rằng, văn chương không có biên giới, không tùy thuộc vào các biến cố chính trị của các dân tộc, hội viên văn bút chủ trương tự do báo chí và cũng cương quyết chống lại việc lạm dụng tự do báo chí để đăng tải những tin tức không xác thực, ngụy tạo hoặc xuyên tạc sự thật với mục đích cá nhân hay chính trị...


11.11.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Nguyễn Tất Nhiên, thơ như lời thiên định Một lần khác, cũng lại thơ Nguyễn Tất Nhiên có mặt trong câu chuyện của tôi. Trong một cuộc hành trình hơn mười mấy tiếng đồng hồ  trên chuyến bay mà Cao Ủy Tị Nạn thuê bao để đi định cư, tôi đã làm quen một cô bạn ngồi ghế bên cạnh. Cô học Trưng Vương  có lẽ cùng thời gian với tôi và là một cô ..Bắc Kỳ chính cống.  Chúng tôi nói chuyện trên trời dưới biển khá tương đắc có lẽ vì chung một tâm trạng để cho chuyến bay ngắn đi. Cô nói chuyện rất sắc sảo, có nhiều suy nghĩ rất mạnh, có vẻ nhiều nam tính nên có lúc, tự nhiên tôi đọc:


11.11.2007 | Nguyễn Đình Toàn : Nguyễn Mạnh Trinh Cơ sở Báo Chí & Xuất Bản Người Việt vừa cho ấn hành tập Tạp Ghi Văn Nghệ của Nguyễn Mạnh Trinh, dày trên 600 trang. Sách trình bày  trang nhã nhưng “co” chữ hơi nhỏ đối với những người cao tuổi.

Như cái nhan của cuốn sách, Nguyễn Mạnh Trinh viết về gần 70 tác giả, cả trong và ngoài nước, các nhà văn, nhà thơ và cả nhạc sĩ, những cảm nghĩ của mình khi đọc/nghe các tác giả ấy, đôi khi chỉ là những xúc động bất chợt của tâm hồn đầy ứ văn chương, kỷ niệm của ông, tuôn tràn thành chữ...


11.11.2007 | Phong Thu : Giọt lệ tri ân Ngày 27 tháng 10 anh Nguyễn Duy Linh, cùng với một Quốc Gia Nghĩa Tử còn ở lại Việt Nam, và một nhà báo Quân Đội đã trực tiếp viếng thăm nghĩa trang. Anh Linh cho biết, 32 năm qua, anh chỉ thấy nghĩa trang qua hình ảnh của anh Đỗ Ngọc Vinh, Chủ Tịch QGNT Heritage và một số người Việt hải ngoại. Nhưng nay, nhìn thấy tận mắt mới thấm thía và đau lòng. Nghĩa trang tiêu điều hoang lạnh, cỏ cây mọc um tùm không biết lối ra. Anh phải dò hỏi nhiều người dân sống chung quanh và nhờ họ nhổ cỏ, đắp mộ giúp. ...


10.11.2007 | Phan Quân : "Les Cygnes Sauvages" của Jung Chang
CHƯƠNG 15: Cách mạng Văn hóa mở màn
Đầu thập niên 1960, dẫu cho đã gây ra nhiều thảm họa, nhưng nhờ được quần chúng tôn sùng, Mao vẫn còn là lãnh tụ của Trung Quốc, một chức vụ không ai tranh giành được. Khi những con người có đầu óc thực tiễn đã cụ thể quản lý đất nước thì thế nào dân chúng cũng tương đối được tự do trên lãnh vực văn chương và nghệ thuật. Khá nhiều vở diễn, nhạc kịch, phim và tiểu thuyết xuất hiện sau một thời gian dài ngưng đọng. Không một tác phẩm nào trực tiếp đả kích đảng vì các tác giả ít khi đề cập đến những đề tài đương thời. Thế nhưng, lúc bấy giờ Mao đang phải lo tự vệ, vả lại ông ta đang càng ngày càng bận tâm với bà vợ là Giang Thanh, kịch sĩ trong những năm 1930. Những người làm văn nghệ đồng lòng thỏa thuận khai thác đề tài lịch sử, thực ra là để mượn chuyện xưa mà ám chỉ hiện tại, tìm cách ngầm chống lại chế độ và chống cả Mao...


7.11.2007 | Huệ Trân : MẶC ! Tựa bài viết này, đáng lẽ phải khá dài, chẳng hạn như: “ Tường thuật buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ tại Houston, TX, ngày 04 tháng 11 năm 2007” Cái tựa khá dài, khi được thay thế lại quá ngắn. Chỉ còn một chữ “Mặc!” Chữ này của diễn giả đầu tiên trong chương trình là triết-gia Phạm Công Thiện, người được ban tổ chức mời giới thiệu về tác giả và tác phẩm Huyền Thoại Duy Ma Cật...

 


7.11.2007 | Huệ Trân :  Những giọt thầm trong cơn mưa đêm qua...Đúng thế. Những cảnh tôi từng hòa nhập trước đây, nay trở nên xa lạ vì tôi không còn là nét chấm phá trong bức tranh đó nữa. Những nét chấm phá đó biến mất từ lúc nào, tôi không rõ. Tôi chỉ vừa nhận ra thôi. Cảm nhận này thật an lạc, thảnh thơi, như một đoạn của phẩm An Lạc trong  kinh Pháp Cú:...


2.11.2007 | Phan Quân : "Mỹ cút, Nguỵ nhào" Hope and Vanquished Reality Nguyễn Xuân Phong Hồi đầu năm 1975, nhiều người khó hiểu tại sao không một ai ở Hoa Thịnh Ðốn chịu tìm phương cách để cứu vãn Việt Nam Cộng Hòa, hoặc nói lên một tiếng nào để cho "Trận Ðánh Sài Gòn" dễ sợ không xảy ra. Dù sao, thành phố Sài Gòn cũng ít chứng kiến những cuộc đánh nhau với địch quân hơn là trông thấy cảnh chạm súng qua nhiều cuộc đảo chính thời chế độ Sài Gòn trước kia.


Đặng Văn Sinh | 2.110.2007 : Nhận diện truyện ngắn "Vàng lửa" qua yếu tố văn hóa Được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 4 năm 1988 trên tuần báo Văn nghệ, Vàng lửa đặt ra một vấn đề khá nhạy cảm đối với người đọc trong việc đánh giá  lịch sử và văn hóa dân tộc mà từ lâu, bởi nhiều lý do khác nhau, chúng ta nhận diện chưa đúng bản chất của nó...


Đặng Văn Sinh | 2.110.2007 : Thế võ gia truyền Dòng họ Lê Trọng ngụ cư ở làng Mão Điền, tổng Kim Đôi từ năm Gia Long thứ bảy, đã truyền đựơc ba đời nhưng mỗi đời chỉ có một con trai còn toàn là gái. Theo gia phả, ông tổ của dòng họ này là Lê Trọng Bầu, người gốc làng Tam Đa, huỵen Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, vốn là thuộc hạ của Nghĩa Phái hầu Trần Thế Toại. Khi Gia Long kéo quân ra Bắc, đạo quân của Trần Thế Toại, sau mấy đợt giao tranh thì thất thủ. Nghĩa Phái hầu chết trên bành voi còn viên đốc tướng họ Lê may mắn thoát được. Sợ nhà Nguyễn trả thù, ông không dám về quê mà cải dạng thành người hành khất, lang thang xin ăn...


Nguyễn Mạnh Trinh | 31.10.2007 : Trần Dần, từ những trang nhật ký Tháng 2 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh triết vừa công bố "Giải thưởng Nhà nước cho các tác giả có tác phẩm hay, công trình văn học nghệ thuật giá trị cao góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc”. Danh sách những tác giả được giải là Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm và hai vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ. Khi biết mình được nhận giải, nhà thơ Lê Đạt và Hoàng Cầm đã tỏ ra hân hoan và sốt sắng bầy tỏ như Lê Đạt đã nói với phóng viên Việt Nam Net rằng một thành viên trong ban chấm giải là Đỗ Chu đã phát biểu là “Có thể cho đây là lời xin lỗi của anh em đối với các anh”.. Còn nhà thơ Hoàng Cầm thì tỏ ra cảm kích với kết quả của giải thưởng...


29.10.2007 | Anh Thư : Thu vàng trở giấc
                         Em chưa quên mùa thu Paris:
                         … những chiếc lá thu vàng,
                         …  rơi buồn trên thành phố

                         ......



28.10.2007 | Ninh Hạ : Bồ câu và Pê rô
1.Công viên nhỏ im mát. Ở đây không có sân thể thao nào khác ngoài bốn sân quần vợt xây theo hàng dọc có lưới ngăn cách riêng. Hàng cây che nắng. Ðánh banh ở đây, mình không phiền người, người không phiền mình. Banh không bay lạc qua sân người. Ngược lại, khỏi bực mình gián đoạn vì một trái banh lạ rớt lãng xẹt ngay giữa sân đang hồi gay cấn.
Người đến, người đi. Người thỉnh thoảng thấy. Nhiều người gần mười năm qua, từ ngày đầu cho đến bây giờ vẫn gặp.
..


27.10.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Văn Quang, với những người muôn năm cũ Những người muôn năm cũ. Hai mươi năm văn học miền Nam 1954-1975 đã có bao nhiêu khuôn mặt đã thành người của muôn năm cũ? Những khuôn mặt ấy dần vắng đi trong đời thường nhưng vẫn còn  hiện hữu trong văn chương.  Với tôi, không biết tại sao lại có một liên tưởng nào đó, từ những chuyện kể về các chân dung văn học lừng lẫy một thời làm tôi nhớ đến Sài Gòn, thành phố mà tôi có quá nhiều kỷ niệm. Từ người nhớ đến cảnh, để gợi lại một thời đã qua. Cho dù, lúc ấy  tôi chỉ là một người mê đọc sách và không có sinh hoạt văn chương nào. Nhắc đến những người xưa, lại nao nao buồn, lại nhớ về những kỷ niệm mà có lẽ khó quên trong đời mình. Những kỷ niệm riêng tư, sống mãi trong tâm thức mình không phai…



21.10.2007 | Phan Quân :
Bốn Mươi Tám Giờ Hope and Vanquished Reality - Nguyễn Xuân Phong Năm giờ chiều ngày thứ hai 28 tháng tư năm 1975, Sài Gòn, thông thường nóng bức dưới ánh nắng gay gắt của miền nhiệt đới, bỗng dưng chìm trong bóng tối thê lương. Một trận mưa giông dữ dội, chưa từng thấy ở thành phố, bao trùm lấy cảnh vật, tạo nên một bầu không khí ma quái, nặng nề nhưng bí hiểm. Dựa theo diễn biến của hiện tượng thiên nhiên, tôi tự hỏi tại sao lại trùng hợp với thời điểm của cái gọi là lễ "trao quyền".



21.10.2007 | Phan Quân :
Hà Nội Dưới Mắt Một Thím Xẩm Hà Nội, mùa hè năm 2003 - Với dáng dấp ngây thơ cụ, bà Quách Dung, một nữ ký giả thuộc tạp chí "Á Châu Tuần San" của Hương Cảng, sau khi dạo quanh phố phường thủ đô Hà Nội của chxhcn Việt Nam, ra vẻ ngạc nhiên về chuyện thay da lột xác của một đất nước cộng sản, dựa trên bối cảnh của những gì bà đã thấy được ở đâu đó, nếu không muốn nói là ở quê nhà. Thế nhưng, trong bụng bà cũng mừng thầm và tự hỏi phải chăng Hoa Lục đã mở đường, dẫn lối cho nước đàn em láng giềng miệt dưới?...



14.10.2007 | Phan Quân :
Nguyễn Xuân Phong : Một thành phố tan hàng Từ năm 1965 đến 1975, ông Nguyễn Xuân Phong đã giữ những chức vụ Ủy Viên Lao Động, Ủy Viên Xã Hội-Chiêu Hồi và Ủy Viên Phủ Thủ Tướng trong Nội Các Chiến Tranh Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian hòa đàm Ba Lê về Việt Nam, từ địa vị thành viên phái đoàn lúc ban đầu, ông đã trở thành Trưởng Phái Đoàn vào giai đoạn cuối cùng, với đẳng cấp Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm trong chính phủ. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã đi "học tập cải tạo" cho đến 1980.

 


14.10.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Giới thiệu tác phẩm "Ổ tình lận lưng" tác gỉa Luân Hoán Một điều tôi nhận thấy rõ từ tập thơ Luân Hoán là tính thiết tha và trân trọng với văn chương. Đọc thơ anh, tôi có cảm tưởng đó là một phần xương thịt của cuộc đời chính anh. Những bài thơ, nhắc đến một thời, ở những địa danh không thể nào quên và những người mà hình bóng không thể nào xóa mờ. Thơ như để nhắc đến một nơi chốn và nhắc lại những phần đời. Thơ nhắc lại những hình bóng đã ăn sâu vào tâm khảm.  Ở Luân Hoán, thơ là đời sống và đời sống cũng là thơ. Những bài lục bát, những câu  bảy chữ, tám chữ, không đơn thuần là ngôn ngữ thi ca mà hình như, nó còn chuyên chở những tâm sự, ẩn dấu những chìm nổi của cuộc sống. ...



14.10.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh : Hồi Ký Đặng Thùy Trâm, khi người chết sống lại trong tuyên truyền Nhà xuất bản Random House vừa xuất bản “ Last night I dream of peace: The diary of  Đang Thuy Trâm ”  do Andrew. X.Pham  dịch từ “ Hồi ký Đặng Thùy Trâm “ với lời đề tựa  của Frances Fitzgerald. Một cuốn sách được promoted khá kỹ từ nhà xuất bản đến chính quyền Việt Nam hiện tại. Bài đề tựa của một nhà văn thiên tả Frances Fitzgerald, tác giả của “ Fire in the lake ” thời phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 1970,  của một nhà xuất bản nổi tiếng là thiên tả Random House  cho một cuốn sách tuyên truyền cho một cuộc chiến phi lý của Cộng sản “ Hồi ký Đặng Thùy Trâm ” không làm cho tôi  bất ngờ. Mà người dịch là Andrwe.X. Phạm chuyển ngữ một tác phẩm như thế làm tôi ngạc nhiên.  Anh ta là tác giả của “ Catfish and Mandala: A two-wheeled  voyage through the landscape and memory of Viet Nam ”  và có người cha là một người tị nạn Cộng sản và chính người này cũng phụ giúp anh trong công việc chuyển ngữ. Không hiểu anh nghĩ gì về một cuộc  chiến khi dịch tác phẩm này…


14.10.2007 | Anh Thư : Một thời thơ ấu Khải về đến nhà, trời sập tối: mùa đông Seatle buồn lạnh, đẫm ướt hơi sương.  Cởi chiếc áo khoác dạ đen treo lên móc, Khải nói ngay với vợ: “ Em à, chuẩn bị phòng ngủ trên lầu … mai anh ra phi trường đón khách từ Úc qua”. ...



14.10.2007 | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm :
Yên Tử, nẻo về tâm Từ Hà nội theo hướng đông  bắc. Qua Hòn Gay, Uông Bí. Phố quán bụi đen than mỏ. Lần theo đường Mỏ Vàng Danh. Qua chín suối mười đèo.  Chín khúc quanh của suối Giải oan chảy băng qua đường đi. Mười dốc đường đi qua khe núi hẹp. Mùa hạ suối nước không sâu, chảy róc rách theo lối đi. Tiếng suối, tiếng chim, tiếng xào xạc của cây rừng dẫn đường đến chùa Lân không xa chân núi Yên tử.

Từ nền cũ của ngôi chùa xưa, nay là Thiền viện Trúc Lâm quy mô hoành tráng, trên lưng núi cao lồng lộng, nhìn về hướng đông nam, Hà nội cách xa 115 cây số. Với tôi, nhìn về bên kia Thái Bình Dương thì đã ngàn vạn dậm. Sau khi lễ Phật, báiTăng Tổ, lần theo bực cấp dốc dài xuống núi, khởi đầu hành trình chiêm bái vùng địa linh đất tổ...



7.10.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh :
Dương Thu Hương, từ Tiểu Thuyết Vô Đề đến  Chốn Vắng Từ năm 1975 đến nay, là hơn ba chục năm, mà dư âm của cuộc chiến vẫn còn. Nó để lại hậu quả chua xót cho cả một thế hệ về tất cả mọi phương diện. Về văn học,  trước 1975  thì có văn học miền Nam và văn học miền Bắc, sau năm 1975  thì có văn học trong nước và văn học hải ngoại. Không phải chỉ là phân biệt địa lý mà sâu sắc hơn là sư phân biệt về chính kiến và đôi khi ở vào những chiến tuyến đối nghịch nhau… Ở trong nước, với văn nghệ bị chỉ huy bởi chính trị, văn nghệ sĩ bị trói buộc vào những đường lối những chính sách được ấn định bởi Đảng nếu muốn được viết và được in tác phẩm. Còn ở hải ngoại, văn chương  có tính lưu vong lúc ban đầu và có tính chống đối nhà cầm quyền trong nước kéo  dài mãi đến những năm tháng về sau. Còn, ở trong nước có một số nhà văn thức thời, viết văn là một cách thế để tranh đấu và nói thật tâm tư mình với những tác phẩm phản kháng muốn tìm lại chân lý của cuộc chiến, vượt qua những đe dọa hoặc trừng phạt của chế độ hiện hữu...



30.09.2007 | Lâm Kim Loan :
Những giọt lệ trên đóa Hồng tôi ...Mồ côi mẹ, ở tuổi đầu xanh hay đầu bạc đều là một mất mát vô cùng to lớn. Hơn nữa, năm mươi mấy năm sống của tôi, với duyên rủi phận buồn, thời gian gần mẹ chiếm gần hết khoảng đời tôi. Gà con vẫn núp dưới đôi cánh mẹ dù đã đủ lông đủ cánh. Chạy ra xa một chút, quay lại thấy mẹ còn lẩn quẩn gần đó, gà con yên tâm rong chơi tiếp… Khi bị thổi tốc bởi những trận bão đời, bão tình, thì gà con hối hả quay về, chạy te te đến núp dưới cánh mẹ, áp vào mẹ lâu dài hơn. Nhiều năm nay, tôi sống với tâm trạng thế đó...

 


30.09.2007 | Đại Lãn : Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật giáo như thế nào ? Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quang trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho người hậu thế. Vì vậy cho nên khi nghiên cứu về văn thơ của cụ thì bắt buộc chúng ta phải biết về nhân sinh của chính cụ và qua quan niệm khổ của Phật giáo...

 


29.09.2007 | Trần Đỗ Cung : Tinh khôn ở đâu ? Một bạn thân ở Montréal Canada vừa gửi cho tôi cuốn Pháp Ngữ Souvenirs et Pensées, viết bởi Bà Bác Sỹ Nguyễn Thị Đảnh và được Bác Sỹ Từ Uyên chuyển qua Việt Ngữ. Bạn lại khuyến khích tôi nếu có thì giờ thì chuyển qua Anh Ngữ theo sự mong muốn của tác giả. Sau khi đọc tôi thấy đặc biệt ở chỗ tù cải tạo này là một chuyên viên tài chính ngân hàng, khác hẳn trường hợp thường thấy của các sỹ quan trong quân lực. Ông Thảo bị đầy đọa sáu năm rưỡi trời để hy vọng moi các hiểu biết của ông về tài sản Ngân Hàng Quốc Gia...



26.09.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh:
Chí Phèo, và Hậu Chí Phèo,
những nhân vật của một thời mạt kiếp
...Chí Phèo đã chết trong truyện ngắn Nam Cao sau khi đâm chết Bá Kiến rồi tự  đâm mình ? Không, Chí Phèo sống lại mấy chục năm sau trong Hậu Chí Phèo  của nhà văn Phạm Thành. Tiểu thuyết ấy được nhiều người nhắc đến, được in nhiều lần và cũng nhằm phác họa một mẫu nhân vật của một thời đại mới, thời xã hội chủ nghĩa. Nếu Chí Phèo là một nhân vật gợi lại một thời kỳ thực dân phong kiến ở nông thôn Việt Nam  trước năm 1945 thì Hậu Chí Phèo cũng có nhân vật để biểu trưng cho một thời kỳ tuy gọi là độc lập tự do nhưng tồi tệ và bất công hơn nhiều. Từ “ thằng “ Chí  Phèo ”cùng đinh qua  Hậu Chí Phèo đã thành “ Cụ ” Chí  với tất cả uy quyền của một tên thất học nhưng vào thời bần cố vô sản lên ngôi nên thành người lãnh đạo của làng Vũ Đại. Một thời đại nhiễu nhương được phác họa lại với tất cả những biểu tượng mô hình độc đáo....


26.09.2007 | Duy Lam:
Viết về Tạp Ghi Văn Nghệ của Nguyễn Mạnh Trinh ...Phê bình luôn luôn phải khởi đầu bằng cách đọc đúng và hiểu đúng cái hay và chủ ý của tác giả và kể cả những nhược điểm hoặc những sơ ý của tác giả. Điều ấy không phải là sự phô trương cái uyên bác để che dấu những ý đồ kèm theo. Người phê bình phải có cái tâm trong sáng, viết chủ quan trong cái khách quan và nhận định chính xác. Với Nguyễn Mạnh Trinh, ông viết với sự cẩn trọng và  cố gắng không thiên kiến. Đề cập đến những tác giả trong Tạp Ghi Văn Nghệ, ông kiếm tìm trong núi sách vở  để tìm ra được những nét tiêu biểu cho từng người. Ông không viết dài dòng  mà luôn tìm ra những cái hay và lý thú của một áng văn thơ cuả tác phẩm, thuyết phục người đọc đồng ý với mình, để cả độc giả và người phê bình cùng có được niềm vui chung hiếm có là cùng may mắn thưởng thức cái đẹp cái hay cũng như những nét thâm trầm sâu sắc của những tác phẩm văn chương...



26.09.2007 | Nhiều tác giả :

Nhà thơ Hữu Loan, và huyền thoại Màu Tím Hoa Sim Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ duyên được cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người, nhờ ông mà năm 1938 - lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi - tôi chơi ngông vác lều chõng ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo tự học cũng có thể đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi chẳng có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài Pháp thời đó rất khó khăn. ..
 


23.09.2007 | Nguyễn Mạnh Trinh :
Đinh Hùng, những bài thơ không tuổi Thơ, ở cực độ truyền cảm nhất là những câu “ nhập thần “. Những câu là châu báu trời cho, những tứ là những kho tàng lộ diện, những vần là điệu nhac vô biên. Ngày xưa Nghiêm Vũ đời Tống  trong Thương Lang Thi Thoại đã viết đại ý “ Điểm tuyệt diệu nhất của thơ chỉ có một, đó là nhập thần. Thơ mà đạt tới mức nhập thần thì tận thiện tận mỹ. Và không thể thêm tht được bất cứ điều gì. Duy chỉ có Lý Bạch, Đỗ Phủ đạt được thôi còn những người khác hiếm hoi lắm…”

Với riêng tôi, Đinh Hùng có những câu thơ hoặc bài thơ “ nhập thần ” như Nghiêm Vũ diễn tả. Không biết tôi có chủ quan quá độ hay không, nhưng có nhiều bài thơ khi tôi đọc xong như bị lạc vào một thế giới của không gian thời gian nào và ngôn từ không đủ sức để giải thích những cảm giác huyền nhiệm ấy. Đọc thơ Đinh Hùng, cảm được những biểu tượng riêng, và nghe và thấy được những ngôn ngữ riêng của bản sắc độc đáo không bị trộn lẫn...

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.