.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 

  Phong Thu

Tin đặc biệt :

Giọt lệ tri ân

(Bài 1)

  • 10.11.2007 | Phong Thu, ngày 06/11/2007

Nghĩa dũng đài chỉ còn trơ lại bệ xi măng,
trụ cột phía dưới, còn vành khăn tang và trụ cờ đã biến mất.

 

Sau bao sóng gió, chịu đựng nhiều dư luận và những đòn đánh hiểm độc không phải từ phía cộng sản mà từ những người mang danh quốc gia, nhóm QGNT Heritage vẫn không nản chí. Các anh chị em vẫn âm thầm thực hiện nguyện vọng trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà để đền ơn đáp nghĩa các anh linh tử sĩ đã bỏ mình vì lý tưởng tự do. Ban Chấp Hành QGNT Heritage đã âm thầm vận động, và tiếp tục gởi thỉnh nguyện thư trực tiếp cho Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương, Sở Thương Binh Xã Hội, Mặt Trận Tổ Quốc, Báo Bình Dương, Đài Phát Thanh Truyền Hình và Huyện Uỷ Huyện Bình An để xin phép được sửa chữa, xây dựng lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà. Cuối cùng, vào ngày 13 tháng 10 năm 2007, trong chương trình “Gặp Gở Khán Giả” của đài truyền hình VTV4, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương đã trả lời trực tiếp trên đài truyền hình như sau: “…Cộng đồng người Việt hải ngoại là một bộ phận không thể tách rời các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà chúng tôi nghĩ rằng toàn bộ khu vực nầy đã chấp hành đúng theo chủ trương của Thủ Tướng chính phủ quy hoạch trở thành nghĩa trang nhân dân. Và hiện nay, chúng tôi bàn giao cho huyện Dĩ An tổ chức quản lý, và mở cửa để cho tất cả đồng bào nước ngoài đến thăm viếng mồ mả một cách bình thường. Theo chủ trương của tỉnh thì ở đây sẽ thành lập một ban quản lý nghĩa trang. Ban quản nầy có nhiệm vụ bảo vệ, quản lý, chăm sóc, và tu bổ những khuôn viên trong nghĩa trang. Còn phần mộ thì do thân nhân sẽ đến chăm sóc. Đối với những trường hợp thân nhân ở xa hoặc chưa tìm thân nhân thì nhiệm vụ ban quản trang họ sẽ đảm nhận phần hương khói, trong những ngày lễ và điều nầy chúng tôi thống nhất từ trên xuống dưới đối với ban quản trang” (xin mời quý vị mở website “Quocgianghiatu.org” để tìm hiểu về quyết định mới của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương”).

Nhận được quyết định trên, BCH Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage đã cử anh Nguyễn Duy Linh, Tổng Thư Ký trở về Việt Nam liên lạc với Sở Thương Binh Xã Hội tỉnh Bình Dương để tìm hiểu, bàn bạc và thăm viếng Nghĩa Trang. Ngày 22 tháng 10 năm 2007, anh Nguyễn Duy Linh trở về Việt Nam, anh đến Sài Gòn vào ngày 24 tháng 10. Không kịp đi thăm viếng bạn bè, bà con thân quyến thuộc, anh đã đến Bình Dương và gặp trực tiếp ông Trần Văn Sơn, Giám Đốc Sở Thương Binh Xã Hội Tỉnh Bình Dương. Ông Sơn cho biết là Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương sẽ bỏ tiền ra để xây dựng lại bức tường bao quanh nghĩa trang, sửa chửa và cho phép bà con thân nhân đến viếng thăm. Đặc biệt là cho nhóm QGNT Heritage được trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà theo nguyện vọng.

Nguyễn Duy Linh, với một Quốc Gia Nghĩa Tử còn ở lại Việt Nam

 

Ngày 27 tháng 10 anh Nguyễn Duy Linh, cùng với một Quốc Gia Nghĩa Tử còn ở lại Việt Nam, và một nhà báo Quân Đội đã trực tiếp viếng thăm nghĩa trang. Anh Linh cho biết, 32 năm qua, anh chỉ thấy nghĩa trang qua hình ảnh của anh Đỗ Ngọc Vinh, Chủ Tịch QGNT Heritage và một số người Việt hải ngoại. Nhưng nay, nhìn thấy tận mắt mới thấm thía và đau lòng. Nghĩa trang tiêu điều hoang lạnh, cỏ cây mọc um tùm không biết lối ra. Anh phải dò hỏi nhiều người dân sống chung quanh và nhờ họ nhổ cỏ, đắp mộ giúp. Những ngôi mộ bị sụp xuống sâu như những hố nước, bia mộ xiêu vẹo, cái còn cái mất, có nhiều ngôi mộ vô danh chỉ thấy một nhúm cỏ mọc cháy xém, tơi tả nằm gần sát mặt đất. Ai nằm dưới nắm mộ kia sao không hương khói, không một bàn tay chăm sóc, không một mộ bia để còn ghi lại tên tuổi cho đời sau được biết? Máu xương kia đổ xuống cho ai hưởng mà một đời người chưa một lần hạnh phúc đã phải phơi xương cốt trong lòng đất lạnh? Hỏi ai đây? Hỏi Trời cao thì ông không thể trả lời? Hỏi lòng người thì họ đã nguội lạnh từ lâu và họ gần như đã lãng quên. Nghĩa dũng đài chỉ còn trơ lại bệ xi măng, trụ cột phía dưới, còn vành khăn tang và trụ cờ đã biến mất. Nghĩa Dũng Đài 32 năm không ai chăm sóc, sơn phết, đã cũ kỹ và mốc meo, cỏ dại, dây leo tha hồ lấn chiếm. Thời gian đã tàn phá nét uy nghi, bi tráng của nghĩa Dũng Dài, chỉ còn lại đó một di tích của một cuộc nội chiến thảm khốc và hàng triệu người đã phải nằm xuống trên khắp nẻo đường quê hương. Nhiều người thân xác họ vất vưởng đâu đó trong ngàn cây nội cỏ và linh hồn ngơ ngác không biết sẽ về đâu?

Anh đã mướn một số dân chúng quanh vùng cùng anh làm cỏ, đắp mộ với giá mỗi ngôi mộ là 20 ngàn đồng tức gần 2 đô la. Anh cắm xuống đất một bản tên QGNT Heritage. Anh đã hoàn thành gần xong 500 ngôi mộ và hiện nay công việc đắp mộ vẫn tiếp tục tiến hành.

Anh Nguyễn Duy Linh cho biết có khoảng hơn 13 ngàn mộ bia cần phải làm cỏ thật sạch từng lô một, mỗi lô mang một con số 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75... Anh đã mướn một số dân chúng quanh vùng cùng anh làm cỏ, đắp mộ với giá mỗi ngôi mộ là 20 ngàn đồng tức gần 2 đô la. Anh cắm xuống đất một bản tên QGNT Heritage. Anh đã hoàn thành gần xong 500 ngôi mộ và hiện nay công việc đắp mộ vẫn tiếp tục tiến hành.

Anh đã trở lại Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 11 năm 2007. Lòng anh cảm thấy nhẹ nhỏm khi chặng đường khó khăn nhất của QGNT Heritage đã vượt qua. Anh cho biết là nếu làm cỏ và đắp lại toàn bộ các ngôi mộ trong nghĩa trang bị hư hỏng, tính ra khoảng độ 40 triệu đồng tiền Việt Nam, tức khoảng 14 ngàn đô la. Theo ý kiến của tất cả anh chị em QGNT Heritage, những anh chị còn nặng lòng với anh linh của các chú, các bác, các anh hùng tử sĩ thì cùng nhau đóng góp mỗi người 200 đô la (nhưng không bắt buộc) để thực hiện dự án đầu tiên nầy. Anh Nguyễn Duy Linh còn cho biết thêm: “Chúng ta có thể sơn phết lại Cổng Tam Quan, không sửa chữa tên nghĩa trang, tu sửa Nghĩa Dũng Đài cho khang trang, sạch đẹp và không phô trương quá đáng những gì mang màu sắc chính trị. Vì vậy, chúng ta có trách nhiệm đi tiên phong, bằng cách dọn dẹp sạch sẻ sau bao nhiêu năm hoang phế. Sau đó, quý đồng hương trong và ngoài nước ai muốn xây xi măng hay lót gạch thì ít nhất chúng ta cũng đã làm sạch sẻ để mọi người nhìn thấy mồ mả rõ ràng mà xây theo ý muốn. Anh em mình không làm gì phụ lòng đến các anh linh tử sĩ”.

Chương trình trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà đã có những diễn biến tốt đẹp. Quyết định mới nhất của ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương cũng đã mở một cánh cửa mới để anh em QGNT Heritage mạnh dạn tiến hành. Hành động và thiện chí của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương cũng đáng được hoan nghênh. Trong thời gian tới,QGNT Heritage sẽ lập một chương trình cụ thể về việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội.

Nếu quý đồng hương, quý thân hào nhân sĩ, những ai lòng can đảm chưa cạn kiệt, lương tâm chưa đến nổi đóng băng, và không sợ một vài tổ chức mượn danh yêu tổ quốc, đánh võ mồm, ăn theo, xu thời, ném đá giấu tay chụp mủ “LÀM LỢI CHO CỘNG SẢN”, đều có thể đăng ký tham gia chương trình của chúng tôi. Nhất là kính thỉnh ngài Thế Phương, Chủ Nhiệm điện báo Take2tango.com đi theo chúng tôi để chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và cùng cuốc đất, nhổ cỏ như anh em chúng tôi. Có như vậy, ông mới có đầy đủ tài liệu sống, học hỏi phương pháp viết bài trung thực, chính xác mà không phải ngồi trên computer để đoán mò!!....Bằng không thì cái danh chủ nhiệm của ông sẽ bị dư luận cho vào sọt rác.

Phong Thu, Ngày 06/11/2007


Xem hình ảnh :

Tin, bài liên quan :

 

 

 


PHONG THU

Tên thật: Nguyễn thị Phong Thu, sinh Trưởng tại Bình Dương, Việt Nam.

Cựu học sinh Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, Gia Định, Sài Gòn.

Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn với hai bộ môn Kỹ thuật Văn chương và Tâm Lý Giáo Duc.

Cựu giáo Sư Trường Cao Đẳng Sư Phạm, Bình Dương, Việt Nam.

Bắt đầu cầm bút 1980. Những tác phẩm đã xuất bản tại Hoa Kỳ:

Truyện ngắn:

- Cô Bé Bên Giàn Hoa Giấy Đỏ (2003)

- Đóa Phù Dung (2005)

 Nhà Văn Phong Thu và gia đình hiện đang cư ngụ tại Maryland, WA - DC

Phù Sa.

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.