.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)

bút
việt
hồn
quê

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 

 

  Võ Thị Trúc Giang - Lúa 9

Như tấm tranh nghệ thuật treo tường

  • PSN - 10.03.2008

Nhịn đói từ hồi sáng sớm, giờ đã một giờ trưa cơn đói cồn cào khó chịu, nhưng tôi chưa nhai được, chưa thể, vì mũi thuốc tê làm cho nửa miệng tôi tê không còn cảm giác, sợ cắn phải môi hay lưỡi khi nhai nên tôi cố nhịn đói chờ cho thuốc tê tan đi.

Thời gian qua tôi lo đi nha sĩ cho làm lại cái răng hàm đã bị bể một nửa, bà nha sĩ người Iran thì bảo rằng cái răng đó còn tốt bà chỉ trám lại là xong ! Đã có lần bà ta trám lại cho tôi rồi đấy chứ, nhưng có lần ngồi gõ gõ Computer vừa nhai đậu phụng, ( cái thú đánh chết hổng bỏ được của tôi mà ), thế là nó rơi ra, đang nhai tôi thấy nhai phải gì cứng cứng mùi kỳ kỳ nhè ra mới hay mình nhai cái chất men xi măng trắng. Lấy giờ hẹn đi tới bà nha sĩ Iran, bả đòi trám lại nữa thế là tôi „ bỏ bả „ đi tìm người nha sĩ khác. Tìm nha sĩ thật ưng ý làm êm tay đẹp răng thú thật tôi rất khó tìm cho mình người mình ưng ý !

Làm răng giả có hai cách làm, một  khi răng đã quá sâu thì họ rút chỉ máu răng đi gọi là  „ răng chết „, nếu như răng còn tốt họ để chỉ máu lại gọi là „ răng còn sống „. Nha sĩ chỉ  dũa cái răng cho nhỏ lại, lấy mẫu làm cái răng bằng men hợp màu răng mình trét lớp xi măng trắng chụp vào là xong. Răng hàm của tôi thuộc dạng thứ hai nghiã là còn chỉ máu, bà nha sĩ chỉ dũa cho nhỏ lại thôi, nhưng vì khi mài dũa cái lưỡi dao chạy đâm vào nứu răng bung ra máu, tôi kêu đau bà dừng lại tiêm cho tôi mũi thuốc tê, chờ 5 phút sau bà tiếp tục công việc. Tôi trân mình trên ghế chịu đựng thời giờ tíc-tắc trôi qua. 

Ngồi trên ghế nha sĩ tôi gồng cứng người, tôi ghét đi nha sĩ lắm, mắt tôi khi nhắm khi mở, khi nhắm thì tôi thấy công việc tôi đang lo, lái xe chạy mua đất xây nhà hàng Việt nam, xây viện dưỡng lão cho người Việt, tìm đất chỗ này không có, tìm chỗ khác, coi qua Internet gọi điện thoại lấy  giờ hẹn đến nơi coi trả giá, con buôn  tranh nhau từng mét đất màu mở nằm ngay khu đông dân cư chợ búa. Tôi mơ mua được khu đất tốt tôi sẽ vẽ ra khu phố Việt nam, có nhà hàng Việt, có tiệm chạp phô Việt, có nơi cho người già Việt về ở, có nơi cho Chi hôi PT địa phương sinh họat, vì CHPT nơi đây đi thuê căn phòng nọ tính đến nay đã hơn 18 năm rồi, con nít trong tiểu bang ngày càng nhiều, phòng mướn lại nhỏ, căn phòng chỉ đủ để cái bàn thờ Phật giữa phòng, rồi trong bếp thì đông nghẹt các chị nấu nướng, làm lễ Phật xong các anh chị khiêng đồ nấu nướng của mình ra xe, có đến chật khỏang 3 chiếc xe hơi mới hết đồ, con nít thì ngồi lây lất ngoài thang lầu vì không còn chỗ cho chung sinh hoạt nô đùa...

Nhìn cảnh đó thiết nghĩ thời gian ngắn nữa thôi là bọn trẻ sẽ nói „ Bố mẹ ơi, cho con ở nhà, con không thích đi lễ Phật nữa“, người theo đạo Thiên Chúa thì cha có thể dùng nhà thờ Đức làm lễ Việt cho người Việt, còn người theo đạo Phật thì họ phải hòan tòan tự túc hết, nhất là ở những thành phố nhỏ ít dân Việt trú ngụ như chỗ tôi có khỏang 300 người. Vì thiếu phương tiện cho thiếu nhi, thiếu dạy gíao lý, các em sẽ chán và bỏ dần môn đạo đức thiêng liêng....Tôi lấy làm lo lắng cho tương lai các em, nên hay chạy kiếm đất vẽ trong đầu ra bao nhiêu cách để kinh doanh ra tiền trả nợ thanh tóan tiền vay nhà bank để có một NPĐ, nhưng đất tôi kiếm mãi chưa ra chỗ nào ưng ý, có lẽ tôi phải tách dự án ra làm hai, chỉ xây NPĐ thôi còn kinh doanh là chỗ khác, nhưng NPĐ thôi thì làm sao CHPT địa phương đủ tiền chi phí trả nợ nhà bank đây ? lắm khi tôi nghĩ, sao mình ôm làm chi cái nợ đời đó chứ ? lo xây Chùa mà gọi là cái nợ đời à ? buông ra chắc mình đỡ đau đầu hơn, nhưng nếu buông thì người Việt địa phương mình sẽ mãi không có, cớ sao cứ gánh trách nhiệm vào người mình nhỉ ?? ai khiến chứ ?  thời gian qua chỉ mới lo thế thôi loanh quanh đã khiến cái đầu tôi nhức bưng bưng  !

Còn khi tôi mở mắt ra thì trước mặt tôi treo một bức tranh lập thể, tôi cố hình dung để nhớ bức tranh ấy ra sao, này nhé nó có cả thảy 3, 4, 5 màu gì đó, xanh, vàng, cam, trắng, đỏ,  hình như đây là chiếc cầu bắt qua bên kia bờ, chiếc cầu hay cũng có thể là hình cái thang nằm ngang  không chừng, còn kia là cái phao tròn, nửa được nằm trên nền màu xanh, nửa nằm trên nền màu cam, còn kia là cái nhà có 3 móng, hay là 3 cái cửa to nhỉ ? còn đây hình như là con gà cổ cao, trông như đồ chơi trẻ con làm bằng gỗ, trên bên phải là hình mặt trăng tròn quay. Nay tôi có thể ngồi để phát họa bức tranh ấy lại theo trí nhớ của mình, mỗi cái một tý được tác giả điểm vào trong bức tranh nghệ thuật ấy. Ừ phải rồi, mỗi chút một tý mà gì cũng có nằm trong đó, hỗn độn không thứ tự giống như tâm hồn tôi, mỗi thứ một chút mà không thể thiếu trong đời chúng ta đang sống, như cái răng cái tóc, đôi giày, cái ví xách tay, cái auto, ngay cả đôi bàn tay mình, cái đầu chứa những hỗn độn lung tung beng như cái đầu tôi đây ....   

Ngoài ra còn nghe tiếng máy mài răng kêu re ré rì rì bên tai, mồm há hốc ra cho họ mài răng. Người đời thường ví von cái răng cái tóc là gốc con người, nay tóc ta dần bạc, răng dần dà long, phải đi cho họ mài dũa lắp vài cái mới cho đẹp, có khác gì đâu tấm tranh mỹ thuật bà nha sĩ treo trên tường trong phòng mạch của bà, nó cũng nói lên những lọang quạng đầy những hình thù chả gì rõ rệt như tâm hồn tôi khi ngồi trên ghế phòng nha sĩ.   

Tấm tranh mỹ thuật treo tường kia có phải là lời hâm dọa, nói lên cái đầu hỗn độn lộn tùng phèo của tôi, biết đâu từ nay càng chồng chất tuổi đời, có lẽ tôi bắt buộc phải nhìn ngắm bức tranh nghệ thuật ấy thường hơn trong phòng bà nha sĩ.

 

Võ thị Trúc Giang – Lúa 9
21 Sept 07

 

VÕ THỊ TRÚC GIANG - LÚA 9

 

Tên thật : Võ thị Tường Vy


 

Sinh Trưởng tại Bến Tre, tốt nghiệp trường trung học Nguyễn Đình Chiểu - Kiến Hoà. Hai năm Cao Đẳng Sư Phạm Mỹ Tho.

 

Vượt biên sang Mã Lai 1978, định cư tại Đan Mạch.

 

Tốt Nghiệp trường Laborant tại Copenhagen, sinh viên Nha Khoa tại Copenhagen.

 

1981 theo chồng sang định cư tại Tây Đức, làm kinh doanh.

 

Tham gia vào ban văn nghệ địa phương ngay từ bước đầu cho đến nay, đã từng tổ chức gây quỹ giúp cho con tàu Cap Anamur cứu vớt thuyền nhân, nay là Hội Mũ Xanh,

 

Cộng tác với các tờ báo Viên Giác Đức Quốc, báo Nhịp Cầu Strasbourg, nhiều báo khác nhau tại Hoa Kỳ.

 

Là Thành viên BCH của Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Saarbruencken.

 

Cựu thành viên BCH Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại - Trung Tâm  Âu Châu.

 

Sáng lập viên trường Việt ngữ tại Saarbruecken (Đức Quốc).

 

Đã xuất bản :
- Tình yêu Nuôi Tôi Lớn (Truyện và thơ) - 1999.
- Đây Mưa Kia Nắng (Truyện và thơ) - 2005

 

Sắp Xuất bản :
- Tình Yêu Nuôi Tôi Lớn (Đức Ngữ).
-
Sắp cho ra đời tập truyện: Thà Như Giòng Nước  Chảy (Lua9 xuất bản - 2008)
- Tập Thơ: Mỗi Ngày Làm Một Vần Thơ  (Lua9 xuất bản - 2008)

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.