bút
việt
hồn
quê

Thích Phước An
|
Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ
Duyên |
Trần Trung Đạo |
Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT
|
Trần Kiêm Đoàn
|
Phổ Đồng
| Tâm Hải Đức
| Nhất Hạnh
| Tuệ Chương -
Hoàng Long Hải
|
Vĩnh Hảo |
Chiêu Hoàng
|
Đại Lãn | Lặng Lẽ
|
Lâm Kim Loan | Trần Quan Long
| Phạm Trọng Luật
| Miêng
|
Diệu Trân
|
Phan Quân
|
Đặng Văn Sinh
| Tuệ Sỹ
|
Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm
|
Nguyễn Mạnh Trinh
| Lê Khánh Thọ |
Trần Đình Thu
| Trần Khải Thanh
Thuỷ |
Anh Thư
|
Tiểu Tử
|
Nguyễn Ước
| T. Vấn
| Hiền Vy
|
Tác Giả Khác ...
Bùi Giáng |
Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên | |
Văn nghệ sĩ tự
do lên tiếng
về trường hợp của nhà thơ Tuệ Sỹ
-
PSN | 27.10.2007
Tái Cập nhựt - 17:35 - 11.11.2007

1.
Tất cả, bị ném vào khoảng không tịch lặng, nó đáng sợ như từng cơn ác
mộng cho những ai, còn Ông thì vẫn thản nhiên ngồi bên chung trà lịm
khói mỗi buổi sáng sương mai gió lạnh, vuốt tờ hoa và nhè nhẹ tay nâng
bút.
Mặc!!!
2.
Bây giờ, không còn gì ý nghĩa hơn sự im lặng giữa những náo động từ thế
giới bao quanh. Thân xác này là sương mai, ánh chớp, mây chiều, nhưng
tâm tư đâu là gỗ mục, nên Ông đã hơn một lần quên mình sậy yếu, để ủ
thác phận đời vào đường lịch sử bốn ngàn năm dợn sóng.
“Quê hương ơi mấy ngàn năm máu lệ,
đôi vai gầy dâng trọn cả mùa xuân”
(Tuệ Sỹ)
3.
Rồi, từ trong khoảnh khắc thinh lặng của núi lạnh và biển im muôn thuở,
chỉ còn chăng tiếng cười vang động của người Ẩn sĩ, thăm thẩm ngân lên
từ đỉnh đá ngút ngàn dừng sững, hay rền vang như bài kinh Bát Nhã vô
tướng vô sở vi giữa Điện Phật trầm mông lung.
Há, chỉ một cổ nhân thi sĩ họ Bùi, mới hiểu được cái cốt cách thần di
hồn dịch này sao, mà viết: “với riêng mình (Ông) không thiết chi
chuyện nói” (đi
vào cõi thơ Tuệ Sỹ)?
Hay như hiện tiền lão đại Phạm Công Thiện, khép kín cửa am, may ra đã
“trực nhận đâu đó cái khí phách và thần dụng bãng lãng của nghịch hành
thiền” (hai
vị thiền sư).
4.
Tấm lòng nhà đạo như nước phẳng
rọi bóng chìm nổi của cõi đời
(Tô Đông Pha)
Hoa Đàm thư quán
16.10.2007
Uyên Nguyên
|
Hiến chương Văn Bút Quốc Tế (International PEN) minh định rằng, văn chương
không có biên giới, không tùy thuộc vào các biến cố chính trị của các dân
tộc, hội viên văn bút chủ trương tự do báo chí và cũng cương quyết chống lại
việc lạm dụng tự do báo chí để đăng tải những tin tức không xác thực, ngụy
tạo hoặc xuyên tạc sự thật với mục đích cá nhân hay chính trị (Literature
knows no frontiers and must remain common currency among people in spite of
political or international unheavals… / PEN declares for a free press… / And
since freedom implies voluntary restraint, members pledge themselves to
oppose such evils of a free press as mendacious publication, deliberate
falsehood and distortion of facts for political and personal ends – Source:
http://www.internationalpen.org.uk/index.php?pid=11
).
Trong tinh thần đó, chúng tôi, những văn nghệ sĩ tự do, hết sức bất bình
trước những thông tin có tính cách hàm hồ, võ đoán, từ một số báo chí, điện
tử thư, diễn đàn tin tức liên mạng chính trị hay tôn giáo, qua đó, các tác
giả hữu danh hoặc nặc danh, đã kết án, cáo buộc, xuyên tạc, nhục mạ văn hữu
của chúng tôi là Tuệ Sỹ với những tội danh hoặc phẩm chất xấu một cách vu vơ
không bằng chứng. Một trong những cáo buộc tâm điểm của chiến dịch vu khống
xuyên tạc này cho rằng Tuệ Sỹ thỏa hiệp hoặc đi theo cộng sản, trong khi
chính Tuệ Sỹ từng là một người cầm bút bất khuất, cang cường cất lên tiếng
nói của lương tâm để chống lại sự bạo ngược bất công của chế độ cộng sản,
đến nỗi phải nhận bản án tử hình; rồi nhờ sự can thiệp của các cơ quan tôn
giáo, nhân quyền cũng như văn nghệ sĩ khắp thế giới, bản án này đã được giảm
xuống thành chung thân khổ sai và cuối cùng, thành án hai mươi năm tù.
Trong khi Tuệ Sỹ vẫn còn sống trong nước, bị kiểm soát và bị giới hạn về
ngôn luận thì ở hải ngoại, với quyền tự do ngôn luận, người ta đã dùng cái
quyền cao quý ấy để công kích, chụp mũ, mạ lỵ ông một cách tàn nhẫn, không
chút tiếc thương. Và trong khi một số báo chí, diễn đàn hải ngoại rầm rộ
trong chiến dịch vu khống, triệt hạ uy tín của Tuệ Sỹ suốt nhiều tháng qua,
người ta chỉ thấy ông một mực im lặng. Sự im lặng này có thể đối với ông là
điều tự nhiên của một nhà tu trong hạnh nhẫn nhục, nhưng đối với những người
cầm bút, chúng tôi thấy nó đã và đang trở thành cơ hội tốt cho những tâm địa
xấu xa, tiếp tục phát ngôn bừa bãi, tấn công vào một người không phương tự
vệ hoặc không có ý biện bạch bào chữa.
Tuệ Sỹ là một người cầm bút mà qua các tác phẩm cũng như qua cách sống, đã
làm sáng ngời phẩm tiết của một sĩ phu trí thức cũng như đức hạnh của một
nhà tu trước nỗi thống khổ đọa đày của quê hương. Chúng tôi thiết nghĩ,
những kết án không bằng chứng nhắm vào Tuệ Sỹ chính là hành vi phủ nhận
những gì cao đẹp cần thiết cho tiến trình đấu tranh nhằm phục hồi nhân quyền
và tự do cho dân tộc Việt Nam nói riêng, nhân loại nói chung.
Với nhận thức trên, và trong tư cách là những văn nghệ sĩ tự do, chúng tôi
đồng ký tên dưới đây yêu cầu hãy chấm dứt ngay các phát ngôn triệt hạ uy tín
cá nhân, xúc phạm phẩm giá nhắm vào Tuệ Sỹ mà không có những bằng chứng cụ
thể và khả tín. Chúng tôi luôn cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận và báo chí
nhưng đồng thời cũng cực lực phản đối các hành vi chà đạp nhân phẩm và vô
trách nhiệm khi thực thi quyền tự do ngôn luận và báo chí ấy.
Hải ngoại ngày 26 tháng 10 năm 2007
Văn nghệ sĩ tự do đồng ký tên
27
(26.10.07):
Phạm Công Thiện, Doãn Quốc Sỹ, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Phan Tấn
Hải, Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường, Huỳnh Kim Quang, Vĩnh Hảo, Đặng
Thị Quế Phượng, Thanh Trí Cao, Chiêu Hoàng, Nhiên An, Đăng Tâm, Vân
Phong, Lâm Bích Nhy, Nguyễn Thanh Huy, Ngô Văn Quy, Từ Tú Trinh, Uyên
Nguyên, Mỹ Huyền, Trịnh Gia Mỹ, Lê Trúc, Nguyễn Trung Tín, Vũ Tiến Lập,
Tâm Minh Ngô Tằng Giao;
33 (27.10.07):
Diệu Trân Linh Linh Ngọc, Phan Bá Thụy Dương, Hạnh Cơ, Thiếu Khanh, Lý
Thừa Nghiệp, Huệ Thu, Lâm Như Tạng, Đăng Nguyên, Võ Đình, Trần thị Lai
Hồng, Trầm Bội Phương, Vy Vy, Song Nhị, Nguyễn Hữu Hiệu, Đinh Đặng Trường Như (Trung Kỳ), Hoàng Ngọc Liên,
Ninh Hạ, Dương Huệ Anh, Hoàng Đình Báu, Võ Doãn Nhẫn, Vương
Thúy Nga, Võ Quỳnh Uyển, Trần Trung Đạo, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lâm
Xương Yên, Trần Huy Bích, Thu Thuyền, Trực Tâm, Quỳnh My, Lê Minh Hiền,
Phong Thu, Phan, Ngậm Ngùi;
19 (28.10.07):
Diêu Linh, Lý Đợi, Hải Như, Bùi Ngọc Tuấn, Cao Xuân
Huy, Vũ Thư Hiên, Bạch Xuân Phẻ, Lê Nguyên, Thích Hạnh Thức, Phạm Hoàng
Chương, Phạm Văn Nhàn, Trương Đình Luân, Thiết Trượng, Thủy
Lâm Synh, Tâm Diệu, Thúy Linh, Tô Mặc Giang, Ngọc Hân, Huỳnh Tấn Lê;
14 (29.10.07): Nguyên Hạnh, Thường Dzu, Đỗ Văn Học,
Trần Thái Bảo, Đỗ Quý Toàn, Chân Huyền, Cao Nguyên, Lưu Trọng Tưởng, Như
Hùng, Dương Thái Sơn, Lâm Hảo Dũng, Yên Chi, Minh
Nguyệt, Quán Như;
7 (30.10.07):
Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Quốc Linh, Lê Anh Tuấn, Thái Kim Lan, Tâm Huyền, Trúc Huy, Trần Đức Phi Bằng;
9
(31.10.2007):
Nguyễn Mạnh Trinh, Không Quán, Phổ Đồng, Hoàng Thy Mai Thảo, Thích Trí Hoằng, Lê Phát Minh, Đỗ Xuân Trúc (Xuân Đỗ),
Nguyễn Văn Nhớ, Cư sĩ Liên Hoa;
11 (01.11.07):
Trần Thị Nhật Hưng, Thích Phước An, Hồ Phú Bông, Đan Hà, Trần Huy Sao,
Nam Thanh, Lê Đình Cát, Tâm Nguyên, Từ Khoa Vũ Ngọc Châu, Huyền Trang;
6 (02.11.07): YLa Lê Khắc Ngọc Quỳnh, Nguyên Hiền Trần
Tiễn Huyến, Trang Châu, Thành Nhân, Nguyễn Đức, Lý Kiến Trúc;
3 (03.11.07):
Trần Đỗ Cung, Lam Nguyen, Nguyễn Van Vinh...
4
(05.11.07):
Đặng Hiếu Sinh, Tùng Sơn, Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Diệu Anh;
4
(06.11.07):
Thích Trí Chơn, Nhuận Hùng, Nguyễn Ước, T.Vấn;
2
(07.11.07):
Lâm Chương, Sương Mai;
2
(08.11.07):
Huỳnh Hữu Ủy,
Lưu Tường Quang.
2
(09.11.07): Nguyễn Vĩnh Long, Nguyễn Vy Khanh;
8
(10.11.07):
Triều Hoa Đại, Thích Thắng Hoan, Đặng Thơ Thơ, Tư Đồ Minh, Cao Huy,
Hoàng Ngọc Thư, Trịnh Thanh Thủy, Lữ;
5
(11.11.07): Trần Doãn Nho, Chân Phương, Nguyễn Trọng
Khôi, Hồ Lãng Bạc, Nguyễn Hoàng Tranh.
Bản Lên Tiếng này được kết thúc vào 11 giờ đêm (giờ California),
ngày 11.11.2007
với 156 Văn - Nghệ sĩ đồng ý ký tên.
(Văn nghệ sĩ ký tên trễ, sau ngày 11.11.07):
Hoàng Xuân Sơn, Trần Mộng Tú, Khê Kinh Kha, Trần Tiến Dũng, Lê Bảo Kỳ,
Hồ Hương Lộc, Hồ Trường An.
Bản Lên Tiếng này được khởi đầu vận động từ 11 giờ sáng ngày
26.10.2007 và kết thúc vào 11 giờ tối, ngày 11.11.2007, với chữ ký tán
đồng ủng hộ của 163 văn nghệ sĩ Việt Nam khắp nơi trên thế giới (kể
luôn 7 văn hữu ký trễ - bổ túc này được ghi theo ‘Thư Trình Một số
việc…’ phổ biến ngày 23.11.07).
|
Ký tên
LIÊN ĐỚI cùng
VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO
Hôm qua, thứ
Hai 29.10.2007 đã có một số độc giả gửi thư về tòa soạn xin được ký tên
vào Bản Lên Tiếng của VNGS/TD về trường hợp nhà thơ Tuệ Sỹ mặc dù các
độc giả đó không là nhà văn, hay nghệ sĩ, điển hình như thư của Nguyễn
Út viết rằng: "Tôi
tên là Nguyễn Út. Tôi không phải là nhà văn hay nghệ sĩ. Tuy nhiên, tôi
đồng ý với lời kêu gọi trong Bản Lên Tiếng nầy và xin đuợc ký tên chung
với các vị."
Chúng tôi vô cùng xúc
động trước những chân tình, và ý chí kiên quyết bảo vệ các giá trị chân
chánh của xã hội. Trong tinh thần tôn trọng quyền tự do biểu lộ tình
Liên Đới, và để đáp lại sự nhiệt tình của bà con, băt đầu từ hôm nay Tòa
Soạn và Nhà văn Vĩnh Hảo sẽ ghi nhận, thâu thập chữ ký và ý kiến của tất
cả mọi thành phần, (ngoài giới VNS) vào bản KÝ TÊN LIÊN ĐỚI này. Xin gửi
chữ ký và ý kiến vế :
- Nhà văn Vĩnh Hảo :
vinhhao3011@yahoo.com hoặc :
- Tòa soạn Phù Sa :
phusa@free.fr
5 (29.10.2007):
Nguyễn Út, Nguyễn Thi Thu (couturière), Nguyễn Duy Quang (ingénieur),
Nguyễn Thế Vinh (technicien), Nguyễn Quốc Nam (sinh viên);
18 (30.10.2007):
Lê Viết Lâm (Ht.GĐPT - Sydney), Quang Nhã Hoàng Văn Lang (Ht.GĐPT), Le
Ha (USA),
Le Thi My (USA), Thanh Khuong (Canada),
Tran Kim Khanh (USA), Khanh Nguyen (USA),
Huynh Yen Nhu (USA), Le My Phuong (Australia), Dieu Hien
(Australia), Trần Tuấn Kiệt (Pháp), Lê Văn Phuông (VN), Mỹ Lệ (Sài Gòn),
Thanh Liêm (Canada), Huỳnh Phương (Pháp),
Nguyễn Hữu
Tuấn (Ht.GĐPT), Tâm Phương;
6 (31.10.2007):
Tran Kim Khanh (CT, USA), Nguyen Thao (TX, USA), Khanh Nguyen (NE, USA),
Tâm Thể -
Nguyen Dang Diep (Ht.GĐPT
CA, USA),
Vo Diep (FL, USA),
Việt
Phi;
7 (01.11.2007):
Nguyễn Hữu Bảo Long
(Huntington
Beach, California),
Chanh Trí (Ht.GĐPT), Trịnh Long Hải (Paris – France),
Huỳnh Hạnh (Đức quốc), Tạ Thị Tươi (Ý quốc), Lê Phong (France), Trần Hữu
Trí (Paris),...
3
(02.11.2007):
Truong Huong Thao (Phap), Nguyen A'nh Mai (Phap),Tran
Van Dao (Canada);
5 (03.11.2007):
Tra^`n Trung Ti'n (Viet Nam),
Nguye^~n Tra^`n Tua^'n (Canada), Ngo^ Ta^'n Vi~nh (France), Nguye^~n
Tra^`n Nhan Uye^n (Canada),
Nguyễn
Đức Huy;
4 (04.11.2007):
Lê Mậu Tảo (Đức quốc), Hoàng Hữu Định (Pháp),
Nguyễn Phúc Tường (Anh quốc), Trần Đình Mỹ (Pháp),...
4 (05.11.2007):
Nhật Bửu Hương, Thái Đỉnh (Ý quốc), Trịnh như Thảo
(Pháp), Nguyễn Hoàng Anh (Pháp);
3 (06.11.2007):
Dr. Bùi Hữu Tường (Đức quốc), Lê Tấn Lộc (Paris), Trần Bình Long (Anh
quốc)...
2
(07.11.2007):
Mạc Kim Bình (Việt Nam),
Phạm Tịnh Thư
(Ht.GĐPT),
5
(08.11.2007):
Chan Mat Tu, Chan Mat Quan, Tam Tue Vien, Tam Tue Duc, Tam Tinh Thuc.
4
(09.11.2007):
Trần Mỹ Dung, Trần Thị Tuyết (Tây Ban Nha), Ngô Quang Nhẫn (Canada),
Nguyễn Văn Minh (Thái Lan);
3
(10.11.2007): Nguyễn Thị Việt Hương (Đức quốc), Trần Văn Hùng
(Pháp), Nguyễn Minh Tâm (VN);
Bản Lên Tiếng này được kết thúc vào 11 giờ đêm (giờ California),
ngày 11.11.2007
với 69 Nhân sĩ, Trí thức ký tên
Liên đới cùng VNS.
|
THƯ THÔNG BÁO VÀ CẢM ƠN

VỀ BẢN LÊN TIẾNG CỦA VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO
Kính thưa quý văn thi hữu,
Như quý vị đã theo dõi và tường tri, “Bản Lên
Tiếng của Văn nghệ sĩ tự do về trường hợp nhà thơ Tuệ Sỹ” phổ biến từ
ngày 26.10.2007 đã được sự nhiệt tình ủng hộ ký tên của trên 140 văn
nghệ sĩ Việt Nam khắp thế giới (tính đến ngày 06.11.2007). Đây thật là
điều vinh hạnh và rất cảm động đối với các văn nghệ sĩ khởi xướng vận
động, trong đó có cá nhân chúng tôi, như một người giúp việc ghi chép
và phổ biến.
Sở dĩ Bản Lên Tiếng được đông đảo văn nghệ sĩ
tán đồng, tham gia ký tên, là do nó nói lên được tiếng nói chung của
giới cầm bút, sáng tác, đối với trường hợp một văn thi hữu bị công
kích, nhục mạ, vu hãm một cách không chứng cứ, điển hình là nhà thơ
Tuệ Sỹ. Những phát ngôn có tính cách triệt hạ uy tín, chụp mũ và gán
ghép những tội danh và những xú từ nhắm vào một cá nhân nào đó, dù là
văn nghệ sĩ hay không phải là văn nghệ sĩ, nếu chỉ là tỵ hiềm và đố kỵ
cá nhân thì vẫn chỉ là chuyện riêng tư giữa hai cá nhân; nhưng khi sự
chụp mũ và triệt hạ phẩm giá cá nhân một cách bất công được lặp đi lặp
lại nhiều lần, bởi nhiều người, nhiều tổ chức (chính trị hay tôn giáo)
trong suốt thời gian dài, thì sự việc không còn là chuyện cá nhân
riêng tư nữa, mà đàng sau có thể là động cơ xuất phát từ một thế lực
xấu ác, bất kể thế lực ấy nhân danh lý tưởng cao đẹp nào.
Điều có thể thấy được rõ ràng nhất là khi một
văn hữu, hoặc một nhân sĩ trí thức đấu tranh vì lương tâm, trở thành
đối tượng công kích của văn thi hữu hay chiến hữu của mình, thì cá
nhân hay tập thể thủ lợi chắc chắn không phải là chúng ta (bên công
kích và bên bảo vệ). Điểm cốt lõi mà Bản Lên Tiếng chung của văn nghệ
sĩ là ở chỗ đó: nó không ngăn cản quyền tự do ngôn luận của kẻ khác,
mà chỉ yêu cầu chấm dứt những vu khống, xuyên tạc, kết án một văn thi
hữu của mình nếu không có bằng chứng xác thực, khả tín. Những lời đồn,
dư luận, tiên đoán, dự đoán, v.v…, từ một cá nhân, hay một nhóm
người, thậm chí của một tổ chức chính trị hay tôn giáo, hoặc cơ quan
quyền lực cao nhất của một quốc gia, đều không thể mang giá trị phổ
quát để dẫn đến phán quyết tối hậu chân xác về hành vi và phẩm giá của
một con người. Nếu yêu cầu duy nhất của Bản Lên Tiếng được đáp ứng, ít
nhất chúng ta có thể tháo gỡ được một mắt xích trong chuỗi dài liên hệ
trùng trùng với những âm mưu ly gián, gây chia rẽ và phá hoại sự đoàn
kết trong văn giới nói riêng, và cộng đồng nói chung. Thử hỏi ai sẽ
được hưởng lợi khi lần lượt các sĩ phu trí thức tinh hoa của giống nòi
bị triệt hạ, vu khống, chụp mũ? Như thế, khi ký tên vào Bản Lên Tiếng,
văn nghệ sĩ chúng ta không phải chỉ nhắm riêng vào trường hợp nhà thơ
Tuệ Sỹ mà còn mặc nhiên bảo vệ tất cả những ai bị chà đạp một cách bất
công qua phương tiện truyền thông đại chúng, trong cộng đồng nhỏ hoặc
tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ quốc tế.
Với thư này, chúng tôi trân trọng thông báo
và trình bày một số việc như sau:
-
Thành thật cảm ơn tất cả quý văn nghệ sĩ đã nhiệt tình ký tên, giới
thiệu và giúp phổ biến Bản Lên Tiếng này; trong đó, xin đặc biệt tri
ân hai vị thầy khả kính của tôi là nhà văn Doãn Quốc Sỹ và triết gia
Phạm Công Thiện, cùng các bậc đàn anh, đàn chị trên vuông chiếu văn
học đã ký những chữ ký đầu tiên để mở đầu cho sự vận động của chúng
tôi;
-
Thành thật cảm ơn quý văn nghệ sĩ vừa ký tên ủng hộ, vừa giới thiệu
các văn hữu khác, lại vừa giúp phổ biến Bản Lên Tiếng trên các báo
chí và trang lưới, đặc biệt là quý văn hữu chủ trương Pháp Vân, Phù
Sa, v.v… cũng như nhà văn Phan Bá Thụy Dương, nhà thơ Vũ Tiến Lập,
đã tận tình giới thiệu nhiều văn thi hữu khác cùng ký tên;
-
Thành thật cảm ơn quý văn nghệ sĩ đã ký tên rồi thông báo rút tên vì
lý do này, hoặc lý do khác. Dù quý vị một phút, một giờ ký tên, rồi
đổi ý rút ra, chúng tôi cũng ghi nhận tấm lòng trong sáng ban sơ của
quý vị đối với Bản Lên Tiếng chung. Trên nguyên tắc dân chủ và tự do
ngôn luận, chúng tôi tôn trọng quan điểm và quyết định của quý vị về
việc tự nguyện ký tên hoặc rút tên;
-
Bản Lên Tiếng này sẽ được kết thúc vào 11 giờ đêm (giờ California),
ngày 11.11.2007. Văn nghệ sĩ nào muốn ký tên, xin gửi e-mail đến
chúng tôi trước thời gian qui định. Bản đúc kết danh sách văn nghệ
sĩ tự do ký tên sẽ được phổ biến chính thức trên trang nhà Vĩnh Hảo
(www.vinhhao.net)
vào ngày 12.11.2007, ngoài ra sẽ được sự trợ giúp đăng tải của các
trang nhà Phù Sa, Pháp Vân, Hoa Đàm, và bất cứ báo chí hay trang nhà
nào có thể;
-
Bản Lên Tiếng đúc kết vào cuối ngày 11.11.2007 dù không phải là một
hiện tượng hay biến cố văn học quan trọng, nhưng ít ra cũng là một
tài liệu văn học, qua đó, những văn nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ khác
nhau, từ những bối cảnh xã hội và quan điểm sáng tác khác nhau, đã
đồng tâm cất lên tiếng nói của mình để bảo vệ phẩm giá của một văn
hữu, cũng như báo động về sự lấn áp của chính trị vào sinh hoạt văn
học nghệ thuật của cá nhân hay tập thể cầm bút hải ngoại.
Trân trọng thông báo và cảm ơn.
California,
ngày 07 tháng 11, năm 2007.
Vĩnh Hảo
Kính thưa quý văn thi hữu,
Mấy tháng qua có một chiến dịch công kích, chụp mũ cộng sản và nhục mạ
cá nhân nhắm vào nhà thơ Tuệ Sỹ mà không có bằng chứng xác thực nào.
Bất nhẫn trước việc này, chúng tôi, một số văn thi hữu, đứng ra vận
động chữ ký ủng hộ của quý vị cho Bản Lên Tiếng đính kèm.
Vậy sau khi đọc Bản Lên Tiếng, nếu thấy đồng quan điểm với chúng tôi
trong việc bảo vệ phẩm giá của một nhà văn bạn hiện đang còn bị quản
thúc trong nước mà lại bị ngoài nước chà đạp, xin vui lòng ký tên bằng
cách hồi đáp (reply) thư này trong thời gian sớm nhất mà quý vị có thể
làm được. Ngoài việc ký tên, quý vị có thể giúp chúng tôi giới thiệu
Bản Lên Tiếng này đến với các văn thi hữu khác. Tất cả các thư hồi
đáp, xin gửi về
vinhhao3011@yahoo.com .
* Lời nhắn riêng quý văn thi hữu chủ trương hoặc là biên tập viên nòng
cốt các báo và trang lưới văn học: Kính xin phổ biến Bản Lên Tiếng đến
văn thi hữu cọng tác với quý báo/trang lưới điện toán: Nhà văn Viên
Linh và Nguyễn Hữu Hiệu với Khởi Hành; nhà thơ Trần Dạ Từ và Nhã
Ca với Việt Báo; nhà văn Phạm Xuân Đài với Thế Kỷ 21; nhà văn Đỗ Quý
Toàn với Người Việt; nhà văn NT Thanh Bình và Hàn Song Tường với Gió
Văn; nhà thơ Trần Trung Đạo với trang lưới Trantrungdao và quý văn thi
hữu miền Đông Bắc HK; nhà thơ Phan Thái Yên với Giao Mùa; nhà văn Phan
Bá Thụy Dương với viet.no; nhà văn Phạm Văn Nhàn và Trần Hoài Thư với
Thư Quán Bản Thảo; nhà thơ Dương Huệ Anh với Xuân Thu Lạc Việt; nhà
thơ ThanhTrí Cao với tạp chí Trúc Lâm; nhà thơ Hồng Khắc Kim Mai,
Sương Lam và Chiêu Hoàng với Phụ Nữ Việt; Yên Chi với Tetet.net; nhà
thơ Lý Thừa Nghiệp với các văn thi hữu sinh hoạt bên Úc; các văn thi
hữu Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Quốc Linh, Nguyễn Hưng Quốc (đã mất liên lạc -
hiện đang ở Úc); nhà văn Tâm Diệu với Thư Viện Hoa Sen; TT Thích Tâm
Hòa với trang nhà Pháp Vân (Canada); ĐĐ Thích Nguyên Tạng với trang
nhà Quảng Đức; v.v...
Xin ghi nhận tất cả thịnh tình của quý vị đối với Bản Lên Tiếng chung
này.
Trân trọng,
TM Một số văn nghệ sĩ miền Nam California, Hoa Kỳ
Vĩnh Hảo
|
Thieu
Khanh
Thua anh Vinh Hao,
Toi tan thanh "Ban Len Tieng..." nay. |
Lam Nhu
Tang
Kinh anh Vinh Hao va qui van thi huu than men,
Toi la Lam
Nhu Tang, khi lam tho ky ten la Nhu Tang
Buc tuc ve
nhung vu viec vu khong gan day doi voi thay Tue Si.
Toi nghe
may nguoi ban ke lai co mot so trang mang cung dang chup mu toi, toi
chua co thi gio tim doc het duoc.
The nhung
nhung chuyen vu vo cua nhung nhom nguoi co am muu khong trong sang
toi khong buon de y toi lam chi.
Toi rat
dong y voi qui van thi huu ghi ten vao BAN LEN TIENG cua qui vi.
Toi se
gioi thieu den ban be va cac van thi huu quen biet cua toi.
Than chao.
|
PBTD
Anh VH than,
Theo loi
yeu cau cua anh toi da cho pho bien BLT cua cac van thi huu. Xin anh
ban doc lai link duoi day.
Tinh than.
|
Tram Boi Phuong
Kinh anh Vinh Hao,
Nhac den Tue si, la nhac den con nguoi gay guoc, nhung tat ca tri tue
tap trung o doi mat ngoi sang, tu bi ma manh me, con nguoi nay khong
the vi lam lan nao, de co the bi gan ghep vao bat cu mot hinh anh xau
xa, lam hai den con nguoi hay bat ky muu do bat chinh nao. Tu trong
dam dong tham lang, toi duoc nghe, va nhan ra long kinh men, su kham
phuc huong ve nha tho cua da so phat tu, va nhung nguoi quan tam den
phat phap.
Xin cau nguyen va keu goi nhung ai dang hieu sai ve nha tho,hay suy
xet lai viec minh lam, de khong di hai den con nguoi tai ba cua dao
phat noi rieng, va dan toc VN noi chung.
Kinh thu |
Ninh Ha
Toi la Ninh ha, ten that
Nguyen duc Tam hien cu tru tai Illinois Hoa Ky, hoan toan dong y ky
ten vao ban len tieng ve truong hop Tue si. |
Phong Thu
Kinh thua quy van thi huu va quy dong huong,
Tat ca nhung nha tranh dau cho dan chu tu do trong nuoc da bi cam
tu, buc hai deu la nhung nguoi dang kinh trong va nguong mo. Ho da
doi dien voi cai chet, tu day. Ho hy sinh ca cuoc song va hanh phuc
cua ban than ho cho ly tuong. Hanh dong cua cac vi do moi thuc su
chung to tam long biet hy sinh vi dai cuoc.
Nhung nguoi nhu chung ta may man co cuoc song binh an, may man va
duoc tu do. Hinh nhu 32 nam qua, chung ta khong the thuc hien duoc
khat vong la giai tru che do CS va khong lam suy yeu duoc cho do CS.
Chung cang luc cang manh. Boi mot so thanh phan bat tai, hao danh,
ham loi chuyen mon nup trong bong toi, dung ten gia "CHUP MU, MA LI,
VU KHONG, HA NHUC, LAP BANG DANG, KEO BE, KEO CANH,CHUI BOI" nguoi
khac tren cac dien dan, website va thu roi... mot cach vo y thuc va
vo trach nhiem. Nhung thanh phan nay tiep tay cho CS lam tan ra y
chi tranh dau cua nhung nguoi yeu nuoc va can dam.
Mot so khac vi hen nhat, yem the, xu thoi, muon an phan huong nhan
thi im lang, cui dau, hoac hua theo vi so lien luy khong co loi cho
thanh danh cua ho. Cho nen, cang ngay su thuc, dung sai, phai trai
khong con duoc phan dinh ro rang de huong dan du luan. Va nan nhan
bi oan uc khong duoc benh vuc dung noi dung cho.
Toi mong rang nhung nguoi co gan viet bai, viet email chui boi, nhuc
ma nguoi khac can phai co long can dam xuat hien va chung minh su
kien nha van Tue Si la cong san?
Vai loi van tat goi den tat ca van thi huu va quy dong huong. Kinh
chuc quy vi may man, hanh phuc.
Kinh chao ong Le Nguyen,
Toi ung ho loi keu goi cua ong va ban be. Boi hon ai het, cach
day vai thang anh em QGNT Heritage da tung bi chup mu, ma li, vu
khong... Co le ong Le Nguyen cung da hieu chung toi hon truoc co phai
khong? O doi, nhung nguoi biet dung thang lung va biet trong su thuc
rat hiem. Nhung ke truc loi va hao danh thi nhieu vo so ke. Voi toi,
cuoc song cua toi khong le thuoc vao ai, khong theo mot dang phai
mot the luc nao. Va toi khong so bat cu ai co the ham hai toi. Toi
hanh dong cho le phai va toi benh vuc cho le phai. Toi se goi ban
len tieng di khap noi de tim su giup do cua ban be toi. Toi hy vong
nha van Tue Si tai qua nan khoi.
Va cho toi kinh chuyen den nha van Tue Si loi chuc tot dep nhat. Toi
mong rang y chi va long can dam cua ong se vuot qua tat ca.
Kinh chao ong Le Nguyen va mong nhan duoc nhung tin moi nhat.
|
Quynh
My
Kinh anh Vinh Hao,
Chi can
nghe nhac den hai chu Tue Sy, khong rieng gi Quynh My ma rat nhieu
nguoi trong dam dong tham lang van thuong xa xot, ngam ngui.
Nhan dang
gay go cua mot nha su kho hanh. Doi mat sang thuong nhin cuoc doi
trong im lang lang nghe de cung chia se noi bi thuong. Kho ai, tu
day khong lam tat mat nu cuoi, va giong tho+ van muot ma, mat em nhu
giong suoi tu bi...
Voi QM, do
chinh la Bo Tat hoa than, moi khi nghi den nha tho, den thay Tue Sy
voi hanh nguyen sang ngoi du bi giam cam trong suot thang nam dai...
|
Tan Van
Chao cac anh chi,
Kinh chao.
|
Sengsouvanh
Kính thưa Anh VinhHao,
Thật
rất sung sướng và vui mừng khi chúng tôi nhận ra vẫn còn những vị đã
hiểu rõ tâm tư thầy Tuệ Sỹ.
Xin cám
ơn quý vị trong ban văn nghệ sĩ tự do và qúy liệt vị đã và đang làm
sáng tỏ nỗi oan của Thầy Tuệ Sỹ, nếu không có qúy vị chắc Thầy còn
bị những con rắn độc tiếp tục quấy phá THẦY.
Chào thân
ái.
|
Dieu
Tran
"Thua dao huu Sengsouvanh,
That cam dong khi doc doi giong chan tinh, bieu lo tam long truoc
sau nhu mot cua dao huu doi voi Thay Tue Sy. Cam thong niem uu tu
nay nen xin duoc chia xe cung dao huu, la truoc day, ca mot tap doan
CSVN voi day du quyen uy sinh sat cung da khong huy diet
duoc tu-nhan-gay- guoc mang an tu hinh ma chung dang giam cam, thi
ngay nay, nhung con ran doc - neu co - lam sao quay pha Thay duoc ?
Toi tin rang, noi Am That don so, moi sang, khi Sao Mai vua moc thi
Thay da thuc day, tu tay pha mot am tra, long nhe nhang thanh thoat
nghi den vi Sao Mai gan 2600 nam truoc da chung kien phut giay Giac
Ngo cua sa-mon Gotama. Voi tam an nhien do, Thay se cham rai tung
Chu Lang Nghiem, roi uong tach tra dau tien trong ngay truoc khi cam
cui dich kinh, viet sach, soan bai cho cac lop hoc ma Thay van cuu
mang lau nay duoi moi hinh thuc kho khan, thieu thon .... Thay lam
gi co thi gio voi thi phi the nhan !
Loi keu goi cua nha van Vinh Hao qua "Ban len tieng ..." chi la viec
cua nhung nguoi quy trong Thay, chu Thay Tue Sy co ban long chi dau
! Co ai nghe thay Thay Tue Sy noi gi khong ? Hay am thanh tu
Thi-Ngan-Am chi la tieng gio lao xao tren nhung gio Hoa Lan, noi ay,
tam nguoi mang Ngu Phan Huong van lang le toa huong Gioi Duc bay
nguoc gio ?
|
Hue Thu
rat hoan ho cac vi da lam viec nay
Hom may
thang truoc ve VN HT co len Gia Lam gap thay Tue Sy...
|
Lý
Thừa Nghiệp
Ngày
27/10/2007. thành phố Melbourne, Úc-Châu
Thực sự
tôi rất xúc động khi đọc qua thư gởi của anh đến các văn thi hữu
khắp nơi và Bản Lên Tiếng ...
Với sự
chân thành tôi sẵn sàng đứng tên ủng hộ Thầy Tuệ-Sỹ theo tinh thần
nội dung " Bản Lên Tiếng Của Văn Nghệ Sĩ Tự Do Về Trường Hợp Nhà Thơ
Tuệ-Sỹ"
Tôi sẽ
chuyễn tiếp " Bản Lên Tiếng ... " đến các văn thi hữu mà tôi quen
biết và các tuần báo tại Úc-Châu.
Cầu mong
sự vận động ủng hộ Thầy Tuệ-Sỹ của anh sẽ được thành công.
Kính Thư.
|
DANG
NGUYEN
Maryland,27-10-2007
Kg Van Huu Vinh Hao,
Toi la nha tho DANG NGUYEN, Tong Thu Ky TT Van But
Mien Dong Hoa Ky, dong y ky ten vao Ban Len Tien, bao ve nha tho Tue
Sy. |
DN
Anh Vinh Hao,
Xin cho em
ddu+o+.c tham gia ky' te^n, va` se~ gio+'i thie^.u ba?n le^n
tie^'ng.. dde^'n ba.n be` trong ddo' co' ky' gia? Tru+o+ng Sy~
Lu+o+ng cu?a to+` ba'o The^' Gio+'i Mo+'i, la` tha`nh vie^n Hu+ng
Ca.
Ki'nh.
|
Truong Si Luong,
Chu but
tap chi The Gioi Moi va thegioimoiOnline.com
Kinh VH, Xin cho toi tham gia vao danh sach nay.
Kinh.
|
DDTN
/Trung Ky
Cam on anh da cho biet tin. Xin anh ghi ten Dinh Dang Truong Nhu,
chu but /chu nhiem nguyet san Giao Mua vao ban len tieng.
Than men. |
Song Nhi
Thu+a qu'y anh,
To^i Song Nhi., nha` tho+/ Chu? nhie^.m kie^m Chu? bu't ta.p chi'
Nguo^`n hoa`n toa`n do^`ng y' vo+'i ba?n tue^n bo^' va` xin ghi te^n
ye^?m tro+. |
Thanh
Trần
Kính thưa quý văn haò thi sĩ......
Tôi quả thật hổ thẹn cho dân tộc mình, chỉ lý tuởng cho cá nhan hay
gia đình, có mấy ai được lý tưởng cho quốc gia dân tộc.....? người
suốt đời tận tuỵ cho lý tưởng dân tộc và đạo pháp laị bị những kẻ đầu
óc ngu muội, thấp hèn ăn không ngồi rồi biạ chuyện phê phán thậm chí
chụp mũ ..... đó là những hạng người hạ cấp đê tiện..... tuy chưa một
lần nào tôi tiếp cận Thiền Sư TUỆ Sỹ, nhưng qua áng thơ văn cuả Thiền
sỹ cũng đủ nói lên con người nặng lòng với quê hương và đạo pháp....
thật đáng kính phục..... thế mà có những hạng người thiển cận,ngu muội
chụp mũ bất nhẫn gán cho ông là thân cộng sản..... tôi không còn danh
từ nào để phê phán những kẻ hèn này nhìn vào cộng đồng này cũng đã
hiểu.... phe đảng quá nhiều,...... tiếc thay cộng sản chưa xụp đổ mà
còn như vậy,nếu như cộng sản xụp đổ rồi,thì còn xuất hiện hàng vạn
đảng đánh nhau bể đầu để tranh dành điạ vị.......!!!??? bêu xấu nhau,
chụp mũ nhau .... những vị cả đời hiến dâng cho đạo pháp mà họ còn
không tha, bôi nhọ, bêu xâú....để làm gì...? có phải vì chính trị
không...?
Xin có vài lời thô thiển, cám ơn quý vị đã ngăn chặn sớm để bịt miệng
những kẻ hèn hạ lại, họ đừng vạ miệng ăn không, ngồi rồi nói láo...
stop.
Kính chào. |
Phan – Ca
dao Magazine
Garland ngày 27 tháng 10 năm 2007
Kính gởi anh PBTDương & anh Vĩnh Hảo.
Phan đã gởi thông tin này đi cho một trăm cây viết ở hải ngoại. Chắc
chắn các anh sẽ nhận được nhiều hồi âm. Riêng Phan-tiểu đệ của anh
PBTDương thì có thể nói tóm gọn một câu là: Trong tất cả những trí sĩ
Việt Nam hiện còn sống (Cả trong lẫn ngoài nước) Phan kính trọng đức
độ và cuộc đời của thầy Tuệ Sĩ trên hết. Phan đồng ý hai tay với các
anh về việc góp một chữ ký “Ho Phan”. Kính mong có thể góp hơn một chữ
ký vì đức thầy - nhà thơ Tuệ Sỹ mà Phan kính ngưỡng từ khi còn đi học
ở Sài gòn. |
Nga^.m
Ngu`i
Anh Vinh Hao Ki'nh Me^'n,
Nga^.m
Ngu`i xin huo*?ng u*'ng lo*`i ke^u go.i cu?a anh, NN cu~ng vu*`a
chuye^?n email cho qui' thi hu*~u, ba.n be` ma` NN quen bie^'t.
Ra^'t tra^n tro.ng va` ca?m o*n anh.
Ki'nh
|
Vi Thi
Diem Dam
Kinh goi nha van Vinh Hao,
Toi viet
van duoi but bieu: Vo? Thi. DDie^`m DDa.m, ung ho va tan dong Ban
Len Tieng cua van nghe si tu do.
Kinh
|
Nguyễn Út
Tôi tên là Nguyễn Út. Tôi
không phải là nhà văn hay nghệ sĩ. Tuy nhiên, tôi đồng ý với lời kêu
gọi trong Bản Lên Tiếng nầy và xin đuợc ký tên chung với các vị.
|
Nguyen
Thi Thu
Toi kong phai la nha van, nha tho, hay nghe si, toi la couturière. Toi
cung chu tung biet nha tho Tue Sy, nhung toi da duoc doc qua nhung tin
tuc ve vu ong bi nha cam quyen VN tuyen an tu hinh, (hoi do toi con o
VN), khi sang day xem duoc tren internet nhung bai viet ve ong, qua do
toi rat quy trong si khi cua ong, theo toi mot con nguoi nhu the se
khong the nao vap nga boi nhung cam do nhu quyen binh, tien tai, hay
danh vong. Xin cho toi duoc ky ten to tinh lien doi voi cac vi.
Cam on! |
Nguyen
Duy Quang
Toi la ingénieur ma khong la VNS, nhung toi muon ky ten yem tro cung
quy vi, xin cho chung toi mot co hoi. Cam on. |
Nguyen
Quoc Nam
Da con sinh vien nam thu nam nganh co khi, con khong biet viet van hay
lam tho, nhung con muon ky ten chung voi quy co, quy bac, xin ghi ten
con vao danh sach, cam on quy bac. |
Nguyen
The Vinh
Toi khong phai la VGS, toi la technicien, toi muon ky ten cung quy vi.
Cam on. |
Nguye^~n Hu+~u Tua^'n
Ki'nh go+?i chu' Vi~nh Ha?o,
Ddu+o+.c ga(.p chu' va`i la^`n trong nhu+~ng la^`n Dda.i Ho^.i GH,
Dda.i Ho^.i GDPT. Con cu~ng ddo^`ng quan ddie^?m cu?a chu' ve^`
nhu+~ng ba`i vie^'t ve^` Tha^`y. Con cu~ng muo^'n no'i gi` ddo',
nhu+ng la` ha^.u bo^'i, chu+a bie^'t pha?i no'i nhu+ the^' na`o.
Nay Chu' VH dda~ dde^` xu+o+'ng thi` con xin ha^.u thua^~n. Nhu+ng con
kho^ng co' vie^'t nhie^`u (chi? va`i ba`i ro+i ru.ng va`i no+i), va`
cha('c cha('n chu+a pha?i la` va(n bu't. Ne^n khi ca^`n thie^'t thi`
chu' co^.ng te^n con va`o danh sa'ch ha^.u thua^~n Ba?n Le^n Tie^'ng.
Chu' cu+' dde^? nhu+~ng vi. va(n bu't lo+'n ky' te^n cho oai ho+n.
Ki'nh chu'c chu' su+'c kho?e va` mong thay vie^.c la`m cu?a Ba?n Le^n
Tie^'ng se~ giu'p nga(n cha(.ng nhu+~ng ba`i bo^i nho..
Con. |
Cao Nguyên,
Hội viên VBVNHN/Đông Bắc Hoa Kỳ.
Kính anh Vĩnh
Hảo,
Sau khi đọc:
BẢN LÊN TIẾNG CỦA VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO VỀ TRƯỜNG HỢP NHÀ THƠ TUỆ SỸ
Và thư riêng
của anh, tôi copy "bản lên tiếng" và thư của anh gởi đến anh Sơn
Tùng, chủ tịch VBVNHN) và văn thi hữu hội viên VBVNHN/khu vực
Đông Bắc Hoa kỳ.
Tôi đồng quan
điểm từ "bản lên tiếng" và thư anh thông báo. Xin anh cho tôi ký
vào "bản lên tiếng", với tư cách là một Hội Viên của Văn Bút
Việt Nam Hải Ngoại / Khu Vực Đông Bắc Hoa Kỳ .
Chúc anh luôn
vui để phục vụ Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam .
Trân trọng.
|
To Mac
Giang
Thua Anh,
Toi ,TO MAC GIANG vua duoc PBTD cho hay thi si TUE SI dang bi nhung
xuyen tac, vu cao nham boi ban mot con nguoi co mot tam hon cao rong,
tuyet voi. Toi ky ten cung anh em ,ban be ,phan doi hanh dong sau xa
do.
tmg. |
Minh Ðạo
Kính gửi anh Vĩnh Hảo
Gần đây, trên
tin Paris, xuất hiện những bài nhục mạ hết sức dơ bẩn các vị tu
hành mà chỉ mới mấy tháng trước họ ca tụng hết mình, những người
họ vẫn cung kính xưng thầy, nay gọi các thầy mình là ‘’bọn đầu
hàng Cộng sản’’ khi họ không còn núp bóng các thầy để mưu lợi cá
nhân được nữa. Các vị bị vu cáo xuyên tạc giữ im lặng. bị chó sủa
thì không nên hạ minh làm chó để sủa lại. Nhẫn nhục và im lặng,
trong trường hợp này là một sự im lặng hùng tráng, người tầm
thường không dễ gì giữ được. Có thể có một số người ít hiểu biết
vì thiếu thông tin, có thể hoang mang, bị ảnh hưởng bởi những dòng
chữ nhơ bẩn, ác độc, vu vơ hoàn toàn thiếu ý thức trách nhiệm và
sự lương thiện tối thiểu của một người tâm lý bình thường.
Quí anh nêu vấn
đề công khai để công luận soi sáng nghĩ bàn là một thái độ hết sức
đáng quí. Ngậm máu phun người, miệng mình bẩn trước. Phỉ báng đạo
pháp, tăng đoàn, người khác một cách vô cớ, ác ý là một trọng tội,
người Phật tử bình thường cũng không dám phạm. Những bài viết ký
tên Thích nọ Thích kia chỉ có thể do các nhà sư giả hay chính họ
cũng đã biến chất, thối chuyển tới địa ngục của ngu si, sân hạn
rồi
Nay kính xin góp
ý.
|
Nguyen Hao Tran Duc Phi Bang.
Anh Vinh Hao,
Cam on
anh da goi mail.
He vua
roi toi co ve Gia Lam cung Trai Tang, co lay thap cua On. Du dinh
He nam toi cung se ve cung Trai Tang o Gia Lam.
Doi voi
toi, Thay Tue Sy la mot nha tu hanh dang kinh, mot hien than cua
hanh nguyen vo uy va xa than cua mot nguoi hanh dao Bo tat. Tam
hon Thay bat ngat nhu hu khong, vuot ngoai moi hon thua duoc mat
cua the gian, nhung cung yeu thuong tran gian tha thiet. Thay cung
la mot hoc gia thuc gia mot long vi dao vi doi ma On Gia Lam xua
kia hoan toan dat niem ky vong. Toi xin ghi danh vao Ban Len Tieng
cua Van Nghe Sy Tu Do Ve Truong Hop Nha Tho Tue Sy da duoc anh goi
den.
Than
Kinh.
|
Quang Nhã Hoàng Văn Lang
Kính gởi
anh Vĩnh Hảo,
Thật sự em rất mừng khi mở rộng để những người không phải là giới Văn
nghệ sĩ cùng Liên Đới ký tên vào bảng lên tiếng này. Với tư cách là
một Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử, em, Quang Nhã Hoàng Văn Lang, xin
được ký vào Bảng Lên Tiếng này.
Kính. |
LV Lam
Kinh Ong,
Toi Le^
Vie^'t La^m, cu ngu tai Sydney, Uc Dai Loi, kinh xin Ong cho toi
duoc ghi ten vao Van Nghe si tu do len tieng v/v Thuong Toa Thich
Tue Sy dang bi boi nho ...
Thanh that cam on Ong.
Kinh.
|
Phổ Đồng
Tôi Phổ Đồng xin góp vào một chữ ký để đầy lùi các thế lực vô minh
đang tung hoành bá đạo trên thế gian này, mục đích của họ là muốn thủ
tiêu chân lý. Nhưng chân lý vẫn là chân lý.
Saigon ngày 31/10/2007. |
Nho Nguyen
Dia chi 3005 SE 136 th AVe Portland
Oregon 97236
Phone nha: 503-760-888 Cell: 503-704-659 Email: nhoart@hotmail.com
Kinh Anh Vinh Hao
Thanh that biet on Anh dang lam cong viec vo cung loi ich, cang nhieu
nguoi lam cong viec loi ich thi doi song vo cung tot dep.
Rat han hanh neu duoc anh ghi ten toi vao trong danh sach nhung nguoi
ung ho Thay Tue Sy.
Toi, hoa sy Nguen Van Nho hien o tai tieu bang Oregon, la Phat tu Tu
hoc tai gia. sinh hoat hang tuan.(nhom tu hoc Phat khoang 12 gia dinh)
sinh nam 1946.
Tot nghiep Quoc gia Cao Dang My Thuat Hue 1969
Si quan Tru Bi khoa 6/69.
1975 den 1981; O tu cai tao
Den My theo chuong trinh HO
Thoi gian chinh hien nay la Ve va tu hoc Phat
Toi doc rat nhieu bai anh da viet, Neu duoc xin anh gui cho mot it tap
chi, va nhung gi anh thay can thiet cho nhom tu Phat, Chung toi rat
can. Day co the la cai duyen lanh de chung toi gan gui Anh va hoc
them, sau do mang Phat phap den cho bang huu.Co the phat hanh them tap
chi Phat giao o day. O day that la thieu thon.
Kinh men. |
Le^
Pha't Minh
To^i La` Le^ Pha't Minh, nguye^n Chu? Bu't va` Chu? Nhie^.m
Nguye^.t San Tu+. Do Da^n Ba?n, xin ddu+o+.c ky' te^n va`o ba?n le^n
tie^'ng ve^` tru+o+`ng ho+.p Thu+o+.ng To.a va` Nha` Tho+ Tue^. Sy~
ma` quy' va(n nhu+~u chu? tru+o+ng.
|
Thich
Tri Hoang
Chua
Viet Nam
68
Bradeen Street
Boston,
MA. 02131
Anh
Vinh Hao men,
Rat'
cam? kich' nghia~ cu? cua? anh ve` ban? len tieng' cho Thay Tue
Sy. Xin gop' loi` cung` anh em de? ung? ho^. cong viec lam` cua?
Thay Tue Sy va` Le Manh That.
Kinh.
|
VietPhi
(Ba?o ve^. gia' tri. tu+. do)
To^i te^n
la` VietPhi, la` mo^.t chuye^n gia ky~ thua^.t. To^i vu+o+.t bie^?n
dde^? hie^?u ra y' nghi~a ddi'ch thu+.c cu?a tu+. do va` dde^?
chu+'ng thu+.c xem tu+. do co' pha?i la` ye^'u to^' duy
nha^'t quye^'t ddi.nh cho su+. thi.nh vu+o+.ng cu?a da^n to^.c nay
kho^ng.
Thu+a quy'
ba.n, to^i dda~ ti`m ra ca^u tra? lo+`i.
Ca^u tra?
lo+`i la` Kho^ng, vi` co' mo^.t thu+' co`n quan tro.ng ho+n la` tu+.
do vi` kho^ng co' no' thi` kho^ng co' tu+. do (tu+. do theo tie^u
chua^?n quo^'c te^' chu+' kho^ng pha?i tu+. do theo ddi.nh nghi~a
cu?a Ba'c). Ddo' chi'nh la` "tinh tha^`n chuye^n nghie^.p"
Kho^ng co'
"tinh tha^`n chuye^n nghie^.p" thi` mo.i thu+' te^. na.n dde^`u co'
the^? xa?y ra. Nha` ba'o thi` muo^'n bi.a chuye^.n gi` thi` bi.a,
muo^'n nhe't the^m quan ddie^?m rie^ng cu?a mi`nh thi` nhe't (trong
lu'c tu+o+`ng thua^.t tin tu+'c). Muo^'n ma. ly. vu kho^'ng ai thi`
cu+' ma(.c. Ca?nh sa't, co^ng an muo^'n la`m kho' ai cu~ng ddu+o+.c
cha(?ng ca^`n theo nguye^n ta('c na`o ca? vi` quan toa` cu~ng kho^ng
co' tinh tha^`n chuye^n nghie^.p no^'t. Ngu+o+`i da^n thi` cu+'
tu+o+?ng tu+. do thi` ddo`i gi` cu~ng ddu+o+.c, quan chu+'c nha`
nu+o+'c thi` tre^n ddu+a xuo^'ng du+o+'i, du+o+'i nhu+o+`ng le^n
tre^n, cha(?ng bie^'t pha?i la`m the^' na`o. Qua^n ddo^.i thi` du`ng
dde^? dda`n a'p nha^n da^n. The^? du.c the^? thao thi` chi? cho+`
chu+.c co+ ho^.i dde^? ca' ddo^. chu+' cha(?ng ma`ng gi` to+'i
tha('ng thua vinh nhu.c. Kho^ng pha?i nha` sa?n xua^'t phim a?nh,
dia~ nha.c ma` cu+' dde^`u dde^`u pha't ha`nh va`i tra(m bo^. mo^~i
na(m dde^? ba'n kie^'m lo+`i... Te^. na.n na`y da^~n to+'i te^. na.n
kia, the^' la` tham nhu~ng chen cha^n chui va`o va` va^.n ma.ng
dda^'t nu+o+'c thi` ta(m to^'i mi.t mu`.
Co' tinh
tha^`n chuye^n nghie^.p thi` tie^u chua^?n (standard) ddu+o+.c
thu+.c thi theo khuo^n ma^~u, mo^~i ngu+o+`i tu+. bie^'t pha.m vi
hoa.t ddo^.ng cu?a mi`nh, va` trong pha.m vi hoa.t ddo^.ng cu?a
mi`nh thi` mi`nh tu+. bie^'t pha?i la`m ddie^`u gi`. Tu+. do vi`
the^' se~ ddu+o+.c ba?o dda?m.
Ho^m nay
hie^.n tu+o+.ng vu kho^'ng ma. ly. nga`i Tue^. Sy~ cu~ng chi? la`
xa'c minh the^m mo^.t la^`n nu+~a vi` sao da^n to^.c ta kho^ng co'
tu+. do. Quy' ba.n ha~y cu+' chie^m nghie^.m thu+? xem co' pha?i sau
mo^~i tha^'t ba.i cu?a mo.i ca' nha^n, to^? chu+'c, the^? che^'
dde^`u co' su+. nhu'ng tay cu?a tinh tha^`n kho^ng chuye^n nghie^.p
hay kho^ng?
Hy vo.ng
ra(`ng ta^'t ca? ca'c to^? chu+'c chi'nh tri., ho^i ddoa`n cu?a VN
trong va` ngoa`i nu+o+'c dde^`u so+'m nha^.n ra ddu+o+.c tu+
tu+o+?ng na`y dde^? ddu+a VN va`o con ddu+o+`ng tu+o+ng lai sa'ng
la.n.
|
Thich
Phuoc An
Rat xuc dong khi doc duoc ban tuyen bo cua cac nha van tu do o
hai ngoai noi ve mot thieu so nguoi loi dung su chong doc tai de roi
chinh ho lai doc tai hon ca nhung nguoi ma ho dang chong.
Vay cho
nen toi cung muon duoc gop chu ky vao ban tuyen bo ay.
|
Tam The
Thua quy Van Huu,
Vi Tu
Do,nen da Tu Tac,Tu Tien...Len tieng de bao ve nhan cach cua mot c
con nguoi la dieu phai lam cua nhung nguoi cam but,huong ho mot con
nguoi da vuot len tren Con Nguoi nhu Tue Si...Do vay,toi hoan toan
dong tinh cung voi cac van thi huu.
Kinh.
|
Chanh
Tri
Xin tan duong cong duc cua anh chi em van thi huu,
Toi xin
duoc dong y ky ten vao ban len tieng bao ve nhan cach va pham hanh
cua mot vi dai su ma dang bi nhung the luc vo minh dang tim cach boi
nho,chup mu.
Kinh.
|
Tran thi
Nhat Hung
Kinh thua Ong Vinh Hao.
Toi la Tran Thi Nhat Hung, cay but nu thuong cong tac voi bao Vien
Giac Duc.
Nay toi viet mail nay coi nhu ky ten phan doi viec bat cu ai chup mu
cho Thay Tue Si .
Voi toi, Thay la mot vi chan tu dang kinh trong.
Than kinh. |
Pham
Cung (Thailand)
Toi ten Pham Cung xin duoc ky ten de ung ho Ban Len Tieng ma quy
vi van nghe si dua ra hau chan dung nhung chien dich vu khong, chup
mu re tien nham vao nhung nhan vat co uy tin hoac tai nang o trong
nuoc cung nhu ngoai nuoc. Rieng doi voi nha tho Tue Sy, toi thuc su
nguong mo van chuong cua ong cung nhu khi tiet cua mot ke dai tri,
dai tu bi, cong khai dam noi dam lam, san sang don nhan tu toi, chet
choc. Dau phai nhu nhung nguoi chi chong Cong bang cai loa mieng ma
cu chuyen mon di chup mu ke khac, chang qua cung vi thay nguoi ta
tai duc hon minh ma thoi!
Kinh cam
on ban to chuc van dong chu ky ung ho nha tho Tue Sy da cho toi co
hoi de bay to tam long.
|
Huyền
Trang
Kính gởi anh Lê Nguyên,
Huyền
Trang hoàn toàn tán đồng quan điểm của Hôi Văn Nghệ Sĩ Tự Do về việc
bbất bình trước những luận điệu xuyên tạc, chụp mũ của một nhóm
người có ác ý gây chia rẽ, phá hoại nhẵm phân hóa làm suy giảm tiềm
lực Phật Giáo Việt Nam nói chung và GHPGVNTN nói riêng.
Hành
động của quý vị trong Hội là một nghĩa cử cao đẹp, chúng tôi nghĩ
rằng đó cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những kẻ "Vừa
ăn cướp vừa la làng".
Thân chúc
tất cả anh chị em VNS luôn vừng niềm tin.
Thân kính
|
Nguyễn
Hữu Bảo Long Huntington Beach, California
Kính thưa quý vị,
Tôi không phải là nhà văn hay nghệ sĩ, nhưng tôi xin phép được
cùng ký tên chung với quý vị, phản đối những lời nhục mạ, vu khống
của 1 vài phần tử đối với Thiền Sư Tuệ Sỹ . Tôi cũng xin kêu gọi
các vị trong hàng chức phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất
trong nước hãy thận trọng với những thông tin nhận được từ bên
ngoài, kể cả những thông tin đó là từ thành viên hay phát ngôn
nhân của GHPGTN tại hải ngoại . Người xưa từng nói “ Nhân tài
thời nào cũng có …” nhưng chúng ta cũng phải đau lòng mà công nhận
là “tiểu nhân thời nào cũng nhiều hơn nhân tài và quân tử …”.
Trong lịch sử nước nhà, những chí sĩ và quân tử bị tiểu nhân dèm
pha và vu khống không ít . Xin chúc Thiền Sư Tuệ Sỹ bình an trong
tâm hồn, xin chúc GHPGTN sẽ sáng suốt trong hoàn cảnh khó khăn này
…
Kính thư,
|
Nguyễn Đức Huy -
Đức quốc
Kính thưa anh Lê Nguyên,
Mặc
dù chỉ là độc giả của Phù Sa nhưng cũng xin
phép được ký tên vào Bản Lên Tiếng của VNGS/TD
và viết
đôi giòng chia sẻ về thầy Tuệ Sỹ.
Trong truyền thống văn hóa của Việt Nam lúc nào cũng quí trọng người
hiền đức, bậc hiền tài. Từ xưa đến nay đều như vậy! Thầy Tuệ Sỹ là một
bậc hiền tài, là một nhà văn hóa, là một nhà Phật học, nhà nghiên cứu,
một nhà văn, một nhà thơ... người đã luân lưu trong dòng văn hóa Việt,
có phong cách như một kẻ sĩ mà xưa nay ai cũng đều
tán thán. Xin mượn bài thơ Kẻ
Sĩ của Nguyễn Công Trứ để chia sẻ chút lòng ngưỡng mộ về một vị
thầy mà các
bậc thiện
tri thức đều quí trọng :
Kẻ sĩ
Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. (1)
Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
Từ Chu Hán, vốn sĩ này là quí.
Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị,
Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường.
Khí hạo nhiên chí đại, chí cương,
So chính khí đã đầy trong trời đất.......
Không những thế, thầy lại là một
bậc chân tu, một anh tài lỗi lạc của đất nước, đã hiến tặng cho đời
những đóa tuyệt đẹp bằng sáng tác, bằng nghiên cứu, bằng dịch thuật,
bằng cách sống, bằng cách tu tập, hành trì, bằng cách giữ gìn giới
luật tinh chuyên, bằng tinh thần vô úy không sợ hãi... Thầy như cây
trên sườn núi, sừng sững, an nhiên, tự tại trước phong ba bảo táp của
cuộc đời...
Xin gởi bài kinh "Diệt Trừ Phiền Giận" của ngài Xá Lợi Phất
đến tất cả mọi người như một thông điệp của tình thương, của sự nhẫn
nại, của lòng bao dung. Thông điệp gởi đến những người đang đắm chìm
trong bể khổ trầm luân, đang đi về những nẻo đường tối tăm, xấu ác.
Trong đạo Phật có nói đến những loài quỷ đói, những loài ma đói, những
loài cô hồn. Những loài này có cái bụng rất lớn, bao tử rất đói mà khả
năng tiếp nhận rất là ít vì cổ họng của nó chỉ nhỏ bằng cây kim cho
nên không nuốt được thức ăn mà lòng ham muốn thì rất nhiều. Cái đói ở
đây không hẵn là đói cơm, đói áo mà là đói trí tuệ và đói tình
thương". Loài quỷ đói này không chỉ ở bên cõi âm thôi, mà trong cõi
dương nếu nhìn xung quanh ta sẽ thấy có rất nhiều. Họ bị vô minh che
lấp, thiếu
phước đức của ông bà để
lại, đầu thai vào một gia đình u
mê ám chướng, cha mẹ
không đàng hoàng, không có hạnh phúc, lớn
lên trong môi trường xấu, không được ai dạy cho những điều hay, lẽ
phải… thấy rất là tội nghiệp! Họ không biết đâu là đúng, đâu là sai
nên mới làm những điều xằng bậy, điên rồ,
đặt điều nói xấu, vu oan giá họa, ngậm máu phun người, hổn láo với các
bậc cha ông, trưởng thượng… Trong kinh có nói: "Một người mà hành
động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà tâm ý cũng không dễ
thương là một người rất đau khổ, người này chắc chắn đang đi về những
nẻo đường cực kỳ xấu ác. Nghĩ như thế, ta mở được lòng thương xót,
diệt trừ được sự phiền giận…” Mong cho họ bỏ dữ
làm lành cho cuộc đời này đở khổ. Với tình thương bao la xin độ
người không biên giới…
Kinh Diệt Trừ Phiền Giận
Đây là những điều tôi đã được nghe, hồi Bụt còn cư trú trong tu viện
Cấp Cô Độc, rừng Thắng Lâm, tại thành Xá Vệ. Hôm ấy, tôn giả Xá Lợi
Phất nói với các vị khất sĩ: "Này các bạn đồng tu, hôm nay tôi muốn
chia sẻ với các vị về năm phương pháp diệt trừ phiền giận. Xin các bạn
lắng nghe và chiêm nghiệm. Các vị khất sĩ vâng lời và lắng nghe. Tôn
giả Xá Lợi Phất nói: - Năm phương pháp diệt trừ phiền giận ấy là những
phương pháp nào?
Đây là phương pháp thứ nhất, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương nhưng lời nói lại dễ
thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì
mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ có một vị khất sĩ tu theo hạnh a lan nhã, ưa
mặc y phấn tảo, một hôm đi qua một đống rác bẩn có phân, nước tiểu,
nước mủ và các thức dơ dáy khác, trông thấy một tấm vải còn lành lặn.
Vị ấy dùng tay trái cầm miếng vải lên và lấy tay phải căng nó ra. Thấy
miếng vải chưa bị rách thủng mà cũng không bị phân, nước tiểu, nước mủ
và các chất dơ bẩn khác dính vào, vị ấy liền xếp miếng vải lại, cất
lấy, đem về nhà để giặt sạch và may chung với các tấm vải khác làm y
phấn tảo. Cũng như thế, này các bạn tu, khi có một người mà hành động
không dễ thương nhưng lời nói còn dễ thương thì ta hãy đừng để tâm
nghĩ tới hành động của người ấy mà chỉ nên chú ý tới lời nói dễ thương
của người ấy, để có thể dứt trừ sự phiền giận của mình. Người có trí
phải nên thực tập như vậy.
Đây là phương pháp thứ hai, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà lời nói không dễ thương nhưng hành động lại dễ
thương thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì
mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ như cách thôn xóm không xa có một hồ nước
sâu nhưng mặt nước lại bị rêu cỏ che lấp. Lúc bấy giờ có một người đi
tới gần hồ, tự thân đang bị sự đói khát và nóng bức hành hạ. Người ấy
cởi áo để trên bờ hồ, nhảy xuống, dùng hai cánh tay khoát rêu cỏ ra và
khoan khoái mặc tình tắm rửa và uống nước mát dưới hồ. Cũng như thế,
này các bạn tu, khi có một người mà lời nói không dễ thương nhưng hành
động lại dễ thương thì ta hãy đừng để tâm nghĩ tới lời nói của người
ấy mà chỉ nên chú ý tới hành động dễ thương của người ấy thôi để có
thể dứt trừ sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như
vậy. (C)
Đây là phương pháp thứ ba, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương
nhưng trong tâm vẫn còn có chút dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình
lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu
để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ có một người đi tới một ngã tư kia, kiệt
sức, khát nước, thiếu thốn, nóng bức và phiền muộn. Tại ngã tư ấy có
một vết chân trâu, trong ấy còn đọng lại một ít nước mưa. Vị này nghĩ:
"Mặc dù nước trong lỗ chân trâu ở ngã tư đường này rất ít, nhưng nếu
ta dùng tay hoặc lá cây để lấy thì ta sẽ có thể quấy cho nó đục ngầu
lên và sẽ không uống được, do đó sẽ không thể trừ bỏ được sự khát
nước, thiếu thốn, nóng bức và phiền muộn trong ta. Vậy ta hãy quỳ
xuống, tay và đầu gối áp sát đất, dùng miệng mà uống nước trực tiếp."
Người ấy liền quỳ dài xuống, tay và đầu gối áp sát đất, đưa miệng vào
lỗ chân trâu mà uống. Cũng vậy, này các bạn tu, khi thấy một ai đó mà
hành động không dễ thương và lời nói cũng không dễ thương nhưng trong
tâm vẫn còn có chút ít sự dễ thương, thì ta hãy đừng nên để tâm nghĩ
tới hành động và lời nói không dễ thương của người ấy mà hãy nên chú ý
tới cái chút ít sự dễ thương còn có trong tâm người ấy thôi để có thể
dứt trừ được sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập
như vậy. (C)
Đây là phương pháp thứ tư, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương
mà trong tâm cũng không còn lại một chút gì gọi là dễ thương, thì nếu
là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận kẻ đó thì mình phải nên tìm
cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ như có một kẻ đi xa, trên con đường dài nửa
đường bị bệnh. Khốn đốn, héo hắt, cô độc, không bạn đồng hành, thôn
xóm phía sau đã lìa bỏ lâu rồi mà thôn xóm phía trước cũng còn cách đó
rất xa, người đó đang lâm vào tình trạng tuyệt vọng, biết mình sẽ chết
ở dọc đường. Trong lúc ấy, có một người khác đi tới, thấy được tình
trạng này, liền ra tay cứu giúp. Người ấy dìu người kia tới được thôn
ấp phía trước, chăm sóc, chữa trị và chu toàn cho về các mặt thuốc
thang và thực phẩm. Nhờ sự giúp đỡ ấy mà người kia thoát nạn. Sở dĩ
người kia thoát nạn, đó là nhờ ở lòng thương xót và lân mẫn của người
này. Cũng như thế, này các bạn tu, khi thấy một ai đó mà hành động
không dễ thương, lời nói không dễ thương mà trong tâm cũng không còn
lại một cái gì có thể gọi là dễ thương hết, thì ta phải phát khởi tâm
niệm này: "Một người mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ
thương mà tâm ý cũng không dễ thương là một người rất đau khổ, người
này chắc chắn đang đi về những nẻo đường xấu ác cực kỳ, nếu không gặp
được thiện tri thức thì người ấy sẽ không có cơ hội chuyển hóa và đi
về các nẻo đường hạnh phúc." Nghĩ như thế, ta mở được lòng thương xót
và lân mẫn, diệt trừ được sự phiền giận của ta và giúp được cho kẻ
kia. Người có trí phải nên thực tập như thế. (C)
Đây là phương pháp thứ năm, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà hành động dễ thương, lời nói cũng dễ thương mà tâm
ý cũng dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận
hoặc ganh ghét với kẻ đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu để trừ
bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ cách ngoài thôn xóm không xa có một cái hồ
thật đẹp, nước hồ đã trong lại ngọt, đáy hồ sâu mà bằng phẳng, bờ hồ
đầy đặn, cỏ xanh mọc sát quanh hồ, bốn phía cây cối xanh tươi cho
nhiều bóng mát. Có một kẻ kia đi tới bên hồ, khát nước, phiền muộn,
nóng bức, mồ hôi nhễ nhại. Người ấy cởi áo, để trên bờ hồ, nhảy xuống,
khoan khoái mặc tình tắm rửa và uống nước; tất cả những nóng bức, khát
nước và phiền muộn của mình đồng thời tiêu tán hết. Cũng vậy, này các
bạn tu, khi thấy một người mà hành động dễ thương, lời nói dễ thương
mà tâm địa cũng dễ thương thì ta hãy nên nhận diện tất cả những cái dễ
thương của người ấy về cả ba mặt thân, khẩu và ý mà đừng để sự phiền
giận hoặc ganh ghét xâm chiếm ta. Nếu không biết sống hạnh phúc với
một người tươi mát như thế thì mình thực không phải là một người có
trí tuệ. (C)
Này các bạn tu, tôi đã chia sẻ với quý vị về năm phương pháp dứt trừ
sự phiền giận."
Sau khi nghe tôn giả Xá Lợi Phất nói, các vị khất sĩ vui mừng tiếp
nhận và hành trì theo.
(Trung A Hàm, kinh thứ 25 - Kinh tương
đương trong tạng Pali: Aghatavinaya sutta, A.III.186)
Trước khi dứt lời, xin trích một câu của vị thiền sư khi có người hỏi
về chiếc dép của tổ Bồ Đề Đạt Ma, thiền sư trả lời: "một con chó
lớn sủa láo, cả bầy chó nhỏ sủa theo"... |
Bùi Hữu Tường
Mönchengladbach
Đức Quốc
Gửi anh Lê Nguyên
Tường xin được ký tên vào Bản Lên Tiếng của VNGS/TD.
Những lời bôi nhọ thầy Tuệ Sỹ không tài nào đụng tới được
phẩm giá của người
và thái độ ký tên này
không phải vì muốn bảo vệ cái danh dự vốn không thể bị ai làm sức mẻ
được của thầy.
Tiếng nói nhỏ nhoi xin được cùng gửi đến nhắn nhủ với những
thế lực đen tối rằng những âm mưu của họ không che mắt được ai.
Cảm ơn quí anh, và những người bạn
trân trọng
thân mến
|
Tôi
là Mạc Kim Bình,
hiện đang sống tại Sài Gòn.
Chỉ là một người bình thường như bao người dân nước Việt, nhưng trước
sự nhục mạ, lợi dụng uy danh của thầy Tuệ Sỹ mà tôi hằng kính mến,
tôi rất lấy làm bất bình, muốn nói lên tiếng nói của 1 người thường
dân, của 1 ng Phật tử. |
Phạm Tịnh Thư.
Kính anh Vĩnh Hảo
Cảm ơn anh đã cho một cơ hội là cùng quý vị ký tên lên tiếng bảo vệ
Chân Thiện Mỹ, trong đó có thầy Tuệ Sỹ là nạn nhân của vô minh và thầy
cũng là một biểu tượng hiếm quý đáng trân trọng trong những tháng năm
đầy giông bảo này.
Thân quý. |
Cu dan cua thanh pho Fountain Valey, California
Thay Tue Sy la mot vien ngoc qui cua Dao Phap va cua Dan Toc Viet Nam.
Thay da cong hien nhieu cong trinh nghien cuu co gia tri cho Van Hoa
Dan Toc va Dao Phap.
Cuoc doi Thay la mot ban anh hung ca song dong va mot tam guong sang
cho hau the noi theo.
Chung ta rat hanh phuc khi co Thay va nen co trach nhiem bao ve va
tran qui Thay.
Xin cho chung toi co ten duoi day, cu dan cua thanh pho Fountain
Valey, California, duoc ghi ten vao danh sach nhung nguoi ung ho Thay:
Chan Mat Tu
Chan Mat Quan
Tam Tue Vien
Tam Tue Duc
Tam Tinh Thuc.
Xin chan thanh cam on qui vi. |
|