|
bút
Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác ...
|
Thư THÔNG
BÁO và CẢM ƠN
Kính thưa quý văn thi hữu, Như quý vị đã theo dõi và tường tri, “Bản Lên Tiếng của Văn nghệ sĩ tự do về trường hợp nhà thơ Tuệ Sỹ” phổ biến từ ngày 26.10.2007 đã được sự nhiệt tình ủng hộ ký tên của trên 140 văn nghệ sĩ Việt Nam khắp thế giới (tính đến ngày 06.11.2007). Đây thật là điều vinh hạnh và rất cảm động đối với các văn nghệ sĩ khởi xướng vận động, trong đó có cá nhân chúng tôi, người giúp việc ghi chép và phổ biến. Sở dĩ Bản Lên Tiếng được đông đảo văn nghệ sĩ tán đồng, tham gia ký tên, là do nó nói lên được tiếng nói chung của giới cầm bút, sáng tác, đối với trường hợp một văn thi hữu bị công kích, nhục mạ, vu hãm một cách không chứng cứ, điển hình là nhà thơ Tuệ Sỹ. Những phát ngôn có tính cách triệt hạ uy tín, chụp mũ và gán ghép những tội danh và những xú từ nhắm vào một cá nhân nào đó, dù là văn nghệ sĩ hay không phải là văn nghệ sĩ, nếu chỉ là tỵ hiềm và đố kỵ cá nhân thì vẫn chỉ là chuyện riêng tư giữa hai cá nhân; nhưng khi sự chụp mũ và triệt hạ phẩm giá cá nhân một cách bất công được lặp đi lặp lại nhiều lần, bởi nhiều người, nhiều tổ chức (chính trị hay tôn giáo) trong suốt thời gian dài, thì sự việc không còn là chuyện cá nhân riêng tư nữa, mà đàng sau có thể là động cơ xuất phát từ một thế lực xấu ác, bất kể thế lực ấy nhân danh lý tưởng cao đẹp nào. Điều có thể thấy được rõ ràng nhất là khi một văn hữu, hoặc một nhân sĩ trí thức đấu tranh vì lương tâm, trở thành đối tượng công kích của văn thi hữu hay chiến hữu của mình, thì cá nhân hay tập thể thủ lợi chắc chắn không phải là chúng ta (bên công kích và bên bảo vệ). Điểm cốt lõi mà Bản Lên Tiếng chung của văn nghệ sĩ là ở chỗ đó: nó không ngăn cản quyền tự do ngôn luận của kẻ khác, mà chỉ yêu cầu chấm dứt những vu khống, xuyên tạc, kết án một văn thi hữu của mình nếu không có bằng chứng xác thực, khả tín. Những lời đồn, dư luận, tiên đoán, dự đoán, v.v…, từ một cá nhân, hay một nhóm người, thậm chí của một tổ chức chính trị hay tôn giáo, hoặc cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia, đều không thể mang giá trị phổ quát để dẫn đến phán quyết tối hậu chân xác về hành vi và phẩm giá của một con người. Nếu yêu cầu duy nhất của Bản Lên Tiếng được đáp ứng, ít nhất chúng ta có thể tháo gỡ được một mắt xích trong chuỗi dài liên hệ trùng trùng với những âm mưu ly gián, gây chia rẽ và phá hoại sự đoàn kết trong văn giới nói riêng, và cộng đồng nói chung. Thử hỏi ai sẽ được hưởng lợi khi lần lượt các sĩ phu trí thức tinh hoa của giống nòi bị triệt hạ, vu khống, chụp mũ? Như thế, khi ký tên vào Bản Lên Tiếng, văn nghệ sĩ chúng ta không phải chỉ nhắm riêng vào trường hợp nhà thơ Tuệ Sỹ mà còn mặc nhiên bảo vệ tất cả những ai bị chà đạp một cách bất công qua phương tiện truyền thông đại chúng, trong cộng đồng nhỏ hoặc tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ quốc tế. Với thư này, chúng tôi trân trọng thông báo và trình bày một số việc như sau: 1. Thành thật cảm ơn tất cả quý văn nghệ sĩ đã nhiệt tình ký tên, giới thiệu và giúp phổ biến Bản Lên Tiếng này; trong đó, xin đặc biệt tri ân hai vị thầy khả kính của tôi là nhà văn Doãn Quốc Sỹ và triết gia Phạm Công Thiện, cùng các bậc đàn anh, đàn chị trên vuông chiếu văn học đã ký những chữ ký đầu tiên để mở đầu cho sự vận động của chúng tôi; 2. Thành thật cảm ơn quý văn nghệ sĩ vừa ký tên ủng hộ, vừa giới thiệu các văn hữu khác, lại vừa giúp phổ biến Bản Lên Tiếng trên các báo chí và trang lưới, đặc biệt là quý văn hữu chủ trương Pháp Vân, Phù Sa, v.v… cũng như nhà văn Phan Bá Thụy Dương, nhà thơ Vũ Tiến Lập, đã tận tình giới thiệu nhiều văn thi hữu khác cùng ký tên; 3. Thành thật cảm ơn quý văn nghệ sĩ đã ký tên rồi thông báo rút tên vì lý do này, hoặc lý do khác. Dù quý vị một phút, một giờ ký tên, rồi đổi ý rút ra, chúng tôi cũng ghi nhận tấm lòng trong sáng ban sơ của quý vị đối với Bản Lên Tiếng chung. Trên nguyên tắc dân chủ và tự do ngôn luận, chúng tôi tôn trọng quan điểm và quyết định của quý vị về việc tự nguyện ký tên hoặc rút tên, chỉ mong sao thân tình văn nghệ được giữ mãi; 4. Bản Lên Tiếng này sẽ được kết thúc vào 11 giờ đêm (giờ California), ngày 11.11.2007. Văn nghệ sĩ nào muốn ký tên, xin gửi e-mail đến chúng tôi trước thời gian qui định. Bản đúc kết danh sách văn nghệ sĩ tự do ký tên sẽ được phổ biến chính thức trên trang nhà Vĩnh Hảo (www.vinhhao.net) vào ngày 12.11.2007, ngoài ra sẽ được sự trợ giúp đăng tải của các trang nhà Phù Sa, Pháp Vân, Hoa Đàm, và bất cứ báo chí hay trang nhà nào có thể; 5. Bản Lên Tiếng đúc kết vào cuối ngày 11.11.2007 dù không phải là một hiện tượng hay biến cố văn học quan trọng, nhưng ít ra cũng là một tài liệu văn học, qua đó, những văn nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ khác nhau, từ những bối cảnh xã hội và quan điểm sáng tác khác nhau, đã đồng tâm cất lên tiếng nói của mình để bảo vệ phẩm giá của một văn hữu, cũng như báo động về sự lấn át của chính trị vào sinh hoạt văn học nghệ thuật của cá nhân hay tập thể cầm bút hải ngoại. Trân trọng thông báo và cảm ơn. California, ngày 07 tháng 11, năm 2007. Vĩnh Hảo
BẢN LÊN TIẾNG CỦA VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO VỀ TRƯỜNG HỢP NHÀ THƠ TUỆ SỸ
Hiến chương Văn Bút Quốc Tế (International PEN) minh định rằng, văn chương không có biên giới, không tùy thuộc vào các biến cố chính trị của các dân tộc, hội viên văn bút chủ trương tự do báo chí và cũng cương quyết chống lại việc lạm dụng tự do báo chí để đăng tải những tin tức không xác thực, ngụy tạo hoặc xuyên tạc sự thật với mục đích cá nhân hay chính trị (Literature knows no frontiers and must remain common currency among people in spite of political or international unheavals… / PEN declares for a free press… / And since freedom implies voluntary restraint, members pledge themselves to oppose such evils of a free press as mendacious publication, deliberate falsehood and distortion of facts for political and personal ends – Source: http://www.internationalpen.org.uk/index.php?pid=11 ). Trong tinh thần đó, chúng tôi, những văn nghệ sĩ tự do, hết sức bất bình trước những thông tin có tính cách hàm hồ, võ đoán, từ một số báo chí, điện tử thư, diễn đàn tin tức liên mạng chính trị hay tôn giáo, qua đó, các tác giả hữu danh hoặc nặc danh, đã kết án, cáo buộc, xuyên tạc, nhục mạ văn hữu của chúng tôi là Tuệ Sỹ với những tội danh hoặc phẩm chất xấu một cách vu vơ không bằng chứng. Một trong những cáo buộc tâm điểm của chiến dịch vu khống xuyên tạc này cho rằng Tuệ Sỹ thỏa hiệp hoặc đi theo cộng sản, trong khi chính Tuệ Sỹ từng là một người cầm bút bất khuất, cang cường cất lên tiếng nói của lương tâm để chống lại sự bạo ngược bất công của chế độ cộng sản, đến nỗi phải nhận bản án tử hình; rồi nhờ sự can thiệp của các cơ quan tôn giáo, nhân quyền cũng như văn nghệ sĩ khắp thế giới, bản án này đã được giảm xuống thành chung thân khổ sai và cuối cùng, thành án hai mươi năm tù. Trong khi Tuệ Sỹ vẫn còn sống trong nước, bị kiểm soát và bị giới hạn về ngôn luận thì ở hải ngoại, với quyền tự do ngôn luận, người ta đã dùng cái quyền cao quý ấy để công kích, chụp mũ, mạ lỵ ông một cách tàn nhẫn, không chút tiếc thương. Và trong khi một số báo chí, diễn đàn hải ngoại rầm rộ trong chiến dịch vu khống, triệt hạ uy tín của Tuệ Sỹ suốt nhiều tháng qua, người ta chỉ thấy ông một mực im lặng. Sự im lặng này có thể đối với ông là điều tự nhiên của một nhà tu trong hạnh nhẫn nhục, nhưng đối với những người cầm bút, chúng tôi thấy nó đã và đang trở thành cơ hội tốt cho những tâm địa xấu xa, tiếp tục phát ngôn bừa bãi, tấn công vào một người không phương tự vệ hoặc không có ý biện bạch bào chữa. Tuệ Sỹ là một người cầm bút mà qua các tác phẩm cũng như qua cách sống, đã làm sáng ngời phẩm tiết của một sĩ phu trí thức cũng như đức hạnh của một nhà tu trước nỗi thống khổ đọa đày của quê hương. Chúng tôi thiết nghĩ, những kết án không bằng chứng nhắm vào Tuệ Sỹ chính là hành vi phủ nhận những gì cao đẹp cần thiết cho tiến trình đấu tranh nhằm phục hồi nhân quyền và tự do cho dân tộc Việt Nam nói riêng, nhân loại nói chung. Với nhận thức trên, và trong tư cách là những văn nghệ sĩ tự do, chúng tôi đồng ký tên dưới đây, yêu cầu hãy chấm dứt ngay các phát ngôn triệt hạ uy tín cá nhân, xúc phạm phẩm giá nhắm vào Tuệ Sỹ mà không có những bằng chứng cụ thể và khả tín. Chúng tôi luôn cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận và báo chí nhưng đồng thời cũng cực lực phản đối các hành vi chà đạp nhân phẩm và vô trách nhiệm khi thực thi quyền tự do ngôn luận và báo chí ấy. Hải ngoại ngày 26 tháng 10 năm 2007 Văn nghệ sĩ tự do đồng ký tên: (26.10.07): Phạm Công Thiện, Doãn Quốc Sỹ, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Phan Tấn Hải, Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường, Huỳnh Kim Quang, Vĩnh Hảo, Đặng Thị Quế Phượng, Thanh Trí Cao, Chiêu Hoàng, Nhiên An, Đăng Tâm, Vân Phong, Lâm Bích Nhy, Nguyễn Thanh Huy, Ngô Văn Quy, Từ Tú Trinh, Uyên Nguyên, Mỹ Huyền, Trịnh Gia Mỹ, Lê Trúc, Nguyễn Trung Tín, Vũ Tiến Lập, Tâm Minh Ngô Tằng Giao; (27.10.07): Diệu Trân Linh Linh Ngọc, Phan Bá Thụy Dương, Hạnh Cơ, Thiếu Khanh, Lý Thừa Nghiệp, Huệ Thu, Lâm Như Tạng, Đăng Nguyên, Võ Đình, Trần thị Laihồng, Trầm Bội Phương, Vy Vy, Song Nhị, Nguyễn Hữu Hiệu, Đinh Đặng Trường Như (Trung Kỳ), Hoàng Ngọc Liên, Ninh Hạ, Dương Huệ Anh, Hoàng Đình Báu, Võ Doãn Nhẫn, Vương Thúy Nga, Võ Quỳnh Uyển, Trần Trung Đạo, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lâm Xương Yên, Trần Huy Bích, Thu Thuyền, Trực Tâm, Quỳnh My, Lê Minh Hiền, Phong Thu, Phan, Ngậm Ngùi; (28.10.07): Diêu Linh, Lý Đợi, Hải Như, Bùi Ngọc Tuấn, Cao Xuân Huy, Vũ Thư Hiên, Bạch Xuân Phẻ, Lê Nguyên, Thích Hạnh Thức, Phạm Hoàng Chương, Phạm Văn Nhàn, Trương Đình Luận, Thiết Trượng, Thủy Lâm Synh, Tâm Diệu, Thúy Linh, Tô Mặc Giang, Ngọc Hân, Huỳnh Tấn Lê; (29.10.07): Nguyên Hạnh, Thường Dzu, Đỗ Văn Học, Trần Thái Bảo, Đỗ Quý Toàn, Chân Huyền, Cao Nguyên, Lưu Trọng Tưởng, Như Hùng, Dương Thái Sơn, Lâm Hảo Dũng, Yên Chi, Minh Nguyệt, Quán Như;
(30.10.07): Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Quốc Linh, Lê Anh Tuấn, Thái Kim Lan, Tâm Huyền, Trúc Huy, Trần Đức Phi Bằng;
(31.10.07): Nguyễn Mạnh Trinh, Không Quán, Phổ Đồng, Hoàng Thy Mai Thảo, Thích Trí Hoằng, Lê Phát Minh, Đỗ Xuân Trúc (Xuân Đỗ), Nguyễn Văn Nhớ, Cư sĩ Liên Hoa;
(01.11.07): Trần Thị Nhật Hưng, Thích Phước An, Hồ Phú Bông, Đan Hà, Trần Huy Sao, Nam Thanh, Lê Đình Cát, Tâm Nguyên, Từ Khoa Vũ Ngọc Châu, Huyền Trang;
(02.11.07): YLa Lê Khắc Ngọc Quỳnh, Nguyên Hiền Trần Tiễn Huyến, Trang Châu, Thành Nhân, Nguyễn Đức, Lý Kiến Trúc;
(03.11.07): Trần Đỗ Cung, Lam Nguyên, Nguyễn Văn Vinh;
(05.11.07): Đặng Hiếu Sinh, Tùng Sơn, Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Diệu Anh;
(06.11.07): Thích Trí Chơn, Nhuận Hùng, Nguyễn Ước, T. Vấn;
(07.11.07): Lâm Chương, Sương Mai;
(08.11.07): Huỳnh Hữu Ủy, Lưu Tường Quang;
(09.11.07): Nguyễn Vĩnh Long, Nguyễn Vy-Khanh;
(10.11.07): Triều Hoa Đại, Thích Thắng Hoan, Đặng Thơ Thơ, Tư Đồ Minh, Cao Huy, Hoàng Ngọc Thư, Trịnh Thanh Thủy, Lữ;
(11.11.07): Trần Doãn Nho, Chân Phương, Nguyễn Trọng Khôi, Hồ Lãng Bạc, Nguyễn Hoàng Tranh.
Bản Lên Tiếng này được khởi đầu vận động từ 11 giờ sáng ngày 26.10.2007 và kết thúc vào 11 giờ tối, ngày 11.11.2007, với chữ ký tán đồng ủng hộ của 156 văn nghệ sĩ Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Ngoài chữ ký của văn nghệ sĩ, chúng tôi cũng đã đón nhận sự bày tỏ nhiệt tình và cảm động của quý vị sĩ phu trí thức ở nhiều quốc gia, tán đồng quan điểm của Bản Lên Tiếng, cất tiếng bảo vệ phẩm giá của nhà thơ Tuệ Sỹ, yểm trợ tinh thần các văn nghệ sĩ ký tên, qua danh sách “Ký Tên Liên Đới cùng văn nghệ sĩ tự do” với 64 vị (bắt đầu từ ngày 29.10 và kết thúc cùng ngày). Với thời gian vận động ngắn ngủi và chỉ giới hạn trong phạm vi điện tử thư và vài trang lưới điện toán, chúng tôi rất tiếc đã không thể phổ biến Bản Lên Tiếng này đến khắp các văn thi hữu và quý vị thiện tri thức; do đó, tất nhiên đã có một số vị chưa kịp biết đến, và một số vị chưa bao giờ dùng máy điện toán, một số vị chỉ mới vừa được văn hữu giới thiệu nhưng chưa kịp gửi chữ ký đến chúng tôi. Vì thế, qua thư này, chúng tôi xin thành thật xin lỗi quý văn thi hữu và thức giả không có cơ hội để bày tỏ sự ủng hộ của mình, đồng thời gửi đến quý văn thi hữu đã ký tên cả chân tình và niềm tri ân sâu xa của chúng tôi.
Bản Lên Tiếng với chữ ký đúc kết ngày hôm nay, xin kính gửi đến quý văn thi hữu và thiện tri thức đã ký tên hay không ký tên để lưu và tham khảo, cùng quý vị chủ trương các cơ quan truyền thông để kính nhờ phổ biến. Trân trọng cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ của quý vị.
California, 11 tháng 11, năm 2007. T.M. Văn nghệ sĩ vận động chữ ký, Vĩnh Hảo
oOo
Danh sách Ký tên LIÊN ĐỚI cùng VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO (29.10.2007): Nguyễn Út, Nguyễn Thi Thu (couturière), Nguyễn Duy Quang (ingénieur), Nguyễn Thế Vinh (technicien), Nguyễn Quốc Nam (sinh viên); (30.10.2007): Lê Viết Lâm (Ht.GĐPT - Sydney), Quang Nhã Hoàng Văn Lang (Ht.GĐPT), Le Ha (USA), Le Thi My (USA), Thanh Khuong (Canada), Tran Kim Khanh (USA), Khanh Nguyen (USA), Huynh Yen Nhu (USA), Le My Phuong (Australia), Dieu Hien (Australia), Trần Tuấn Kiệt (Pháp), Lê Văn Phuông (VN), Mỹ Lệ (Sài Gòn), Thanh Liêm (Canada), Huỳnh Phương (Pháp), Nguyễn Hữu Tuấn (Ht.GĐPT), Tâm Phương; (31.10.2007): Tran Kim Khanh (CT, USA), Nguyen Thao (TX, USA), Khanh Nguyen (NE, USA), Tâm Thể - Nguyen Dang Diep (Ht.GĐPT CA, USA), Vo Diep (FL, USA), Việt Phi; (01.11.2007): Nguyễn Hữu Bảo Long (Huntington Beach, California), Chanh Trí (Ht.GĐPT), Trịnh Long Hải (Paris – France), Huỳnh Hạnh (Đức quốc), Tạ Thị Tươi (Ý quốc), Lê Phong (France), Trần Hữu Trí (Paris),... (02.11.2007): Truong Huong Thao (Phap), Nguyen A'nh Mai (Phap), Tran Van Dao (Canada); (03.11.2007): Trần Trung Tín (Viet Nam), Nguyễn Trần Tuấn (Canada), Ngô Tấn Vĩnh (France), Nguyễn Trân Nhan Uyên (Canada),… (04.11.2007): Lê Mậu Tảo (Đức quốc), Hoàng Hữu Định (Pháp), Nguyễn Phúc Tường (Anh quốc), Trần Đình Mỹ (Pháp),... (05.11.2007): Nhật Bửu Hương, Thái Đỉnh (Ý quốc), Trịnh như Thảo (Pháp), Nguyễn Hoàng Anh (Pháp); (06.11.2007): Dr. Bùi Hữu Tường (Đức quốc), Lê Tấn Lộc (Paris), Trần Bình Long (Anh quốc)... (07.11.2007): Mạc Kim Bình (Việt Nam), Phạm Tịnh Thư (Ht.GĐPT), (08.11.2007): Chan Mat Tu, Chan Mat Quan, Tam Tue Vien, Tam Tue Duc, Tam Tinh Thuc. (09.11.2007): Trần Mỹ Dung, Trần Thị Tuyết (Tây Ban Nha), Ngô Quang Nhẫn (Canada), Nguyễn Văn Minh (Thái Lan); (10.11.2007): Nguyễn Thị Việt Hương (Đức quốc), Trần Văn Hùng (Pháp), Nguyễn Minh Tâm (VN).
|
Phù Sa được
thực hiện bởi nhóm PSN (Phù
Sa Network). |