2.01.2009
| Tiểu Tử:
Tôi nằm gác tay lên trán
Hồi nãy, nằm một mình trong phòng, tôi gác tay lên trán hồi
nào tôi không hay! Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi -
Việt Nam – thiên hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện gì
hay khi gặp khó khăn gì. Và thường thì cử chỉ "gác tay lên
trán" đó lâu lâu có kèm theo tiếng thở dài … làm như
để trút ra một cái gì đang đè trong lồng ngực...
30.12.2008
| Pháp Nhật:
Chiếc áo màu đại dương
...Chàng là một giọt nước biển, nhưng không gian trong chàng
rộng lớn như cả đại dương. Chàng không nắm bắt bất cứ một vẻ
đẹp nào đi ngang qua chàng. Vì vậy chàng đã tận hưởng được
tất cả những vẻ đẹp tròn đầy – vẻ đẹp huy hoàng của bình
mình, vẻ đẹp rực rỡ của hoàng hôn. Cũng ngay giây phút ấy
chàng thấy được người chỉ đường cho chàng. Chàng thấy được
chính chàng. Chàng là một giọt nước của đại dương nhưng
chàng cũng chính là đại dương.
30.12.2008
| Phan Quân:
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (15)
Vì Phái Đoàn Đối Thoại được xe của nhà nước tới rước đi họp
ở Trụ Sở Mặt Trận Thống Nhứt nên phe tuyệt thực la hoảng
trên loa phóng thanh là Phái Đoàn đã phản bội đám người
tuyệt thực. Loa còn nói rằng "bọn chúng lại cả gan đòi chúng
ta rời khỏi Quảng Trường"! Chị niên trưởng phải giải bày cặn
kẽ, vì chị cũng có dự phiên họp: - Họ không có phản bội ai
hết. Cuộc đàm phán đang diễn tiến, vả lại có cả đại diện của
phe tuyệt thực họp nữa...
30.12.2008
| Hạnh Chi:
Ngồi giữa gió xuân
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy
trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như
đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió
Xuân”. Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc
nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve
sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây
xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng
tới kiếp nhân sinh?..
26.12.2008
| Trần Đan Hà:
Từ Huế một dòng thơ
Hình như Huế có một hấp lực lạ thường. Hễ ai đã một lần ở đó
thì cả đời không quên. Với tôi, Huế là một ký ức ấu thơ có
những chiếc bánh bèo nhỏ như đồng tiền xu; có những bài ca
Huế ngọt như đường. Thuở ấy, tôi chưa đủ lớn để thưởng ngoạn
tà áo dài, chiếc nón bài thơ. Bây giờ khi đọc những bài thơ
mang một chút âm hưởng Huế lòng tôi bỗng dưng bồi hồi chi
lạ.
26.12.2008
| Tịnh Ý:
Những đóa hoa đời
Khi tôi đến nơi thì hội quán Caffe Kanne của thành phố
Hamburg đã kín chỗ.
Trên máy vi âm ban tổ chức đang chào mừng bà con tham dự.
Cất vội áo khoác, kiếm chỗ ngồi xong, tôi đảo mắt nhìn một
vòng. Trước mặt tôi, tám chiếc bàn lớn, tròn có, vuông có,
bàn nào cũng đã đầy người. Mỗi bàn sáu bảy vị cao niên đang
thân mật lắng nghe anh trưởng ban trình bày sinh hoạt của
ban trong thời gian qua, vừa quay sang trò chuyện cùng bà
con bên cạnh. Ai cũng có vẻ nôn nả, muốn được nghe nhiều,
nói nhiều, trao đổi tâm sự nhiều… tưởng như lâu lắm, họ chưa
được dịp gặp nhau đông đảo, vui vẻ như vậy.
23.12.2008
|
Võ Quỳnh Uyển:
Bóng cỏ nghiêng mình
Biển nào sóng, biển nào im muôn thuở
Nước dập dồn xô hạt muối chưa tan
Tan hết cả để trở thành tất cả
Mà không tên như gió nội mây ngàn...
23.12.2008
|
phạmtínanninh:
Ba dòng nước mắt
Bọn tôi là ba thằng bạn thân từ những ngày mới lớn. Cùng học
một lớp ở trường làng, rồi lên trường huyện. Điều đặc biệt là
tên của ba thằng đều có vần
"inh". Trong lớp
bạn bè thường gọi bọn tôi là
Ninh-Bình-Định,
mặc dù cả ba thằng chưa hề biết quê quán của Quang Trung đại đế, cái
nơi nổi tiếng "con gái cầm roi đi quyền" đó nó ra sao. Tuổi thơ ở nhà
quê khá nhọc nhằn, nhưng lại có biết bao kỷ niệm êm đềm của những ngày
câu cá tắm sông, những trận bóng sôi nổi trước nhiều khán giả là đám
con gái cùng trường, mà trái banh chỉ là những trái bưởi rụng nhặt
được phía sau hè...
22.12.2008
| Phan Quân:
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (14)
Sau cuộc biểu tình phản đối bài xã luận ngày 26 tháng Tư của
tờ "Nhơn Dân Nhựt Báo", sanh viên rút về trường chuẩn bị đợt
hành động mới. Lợi dụng thời kỳ bãi khóa, ban chấp hành tích
cực hoạt động để đẩy mạnh tiến trình đòi hỏi nhà nước phải
nới rộng tự do dân chủ. Muốn đối thoại trực tiếp với chánh
quyền, sanh viên hình thành một "Phái Đoàn Đối Thoại" để có
đối tượng đàm phán với chánh quyền...
20.12.2008 | Hạnh Chi:
Cali đang mưa
...Chỉ ở một không gian nhỏ hẹp, riêng tư, tôi đã tình cờ
cho mình niềm hạnh phúc tràn đầy mà thật đơn sơ với bình trà
nóng; rồi cũng ngay không gian đó, thời gian đó, cơ duyên
giúp tôi chứng nghiệm, chỉ cần một chút quan tâm, thương mọi
loài như thương ta là chúng ta có thể dễ dàng ban vui cho
nhau. Một chút quan tâm thôi là tình thương sẽ tới, là niềm
vui sẽ theo...
20.12.2008
|
Trần Trung Đạo:
Tâm sự với mùa xuân
Nhà tôi có trồng hai cây mai trong chậu. Vợ tôi thích trồng
vài cây cảnh nhỏ trong nhà nhưng trồng gì cũng khó sống
ngoại trừ trồng mai. Khoảng mười năm trước khi đến thăm
Montreal, nhà thơ Thủy Trang cho chúng tôi một cây mai nhỏ.
Cây mai chị cho nhỏ đến nỗi tôi để ngay trước chỗ tay lái mà
cảnh sát biên giới cả Mỹ lẫn Canada đều không thắc mắc là
cây gì mặc dù luật mang cây trái sang biên giới rất nghiêm
khắc. Cây mai lớn rất nhanh cho đến ngày nọ một người bạn
ghé chơi và phán rằng Tết sắp đến nên nhặt lá để cây mai trổ
bông...
20.12.2008 |
Hà Sĩ Phu:
Mừng lễ Giáng sinh - Chào Xuân Kỷ Sửu - 2009
Lạ thật, sao con Trâu lại đi ngay sau con Chuột? Một anh “nhỏ
bằng cái nhắt”, khôn lỏi, “chúa thằn lằn” về
khoản mẹo vặt và lừa đảo, lúc luồn sâu lúc leo cao, lúc nào
cũng thập thò, gây đủ điều tai hại, mà sinh sản cực nhanh,
càng bí mật vụng trộm càng đẻ nhiều, nên bị xếp vào loại lưu
manh chúa tể. Tiếp theo ngay là một bác to đùng, ngu trung,
to đầu mà dại...
14.12.2008 | Không Quán:
Hư Vô Hoa
Một nụ hoa
Vừa nở,
Tâm tư
Chợt vỡ,
Trăm mảnh
Buồn muôn thuở,
Trôi vào hư vô.
14.12.2008
| Phan Quân:
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (13)
Sau cuộc mít tinh ngồi tại quảng trường Thiên An Môn để dự
lễ tang Hồ Diệu Bang mà không dâng được kiến nghị, ban tổ
chức quyết định lui một tiến hai, rút về trường bàn mưu tính
kế cho hành động sắp tới. Ban tổ chức Đại Học Bắc Kinh họp
lại đề bầu ban lãnh đạo mới. Nhận thấy trong cuộc mít tinh
vừa qua, lực lượng công an không mấy hăm hở với sanh viên
nên nhiều sanh viên muốn nhảy vào ban lãnh đạo...
13.12.2008
| Trần Đan Hà:
Về mái nhà xưa
...Thầy rất hạnh phúc thấy các con của thầy ai cũng có nhiều tài
năng, ai cũng có một tấm lòng… Nguồn hạnh phúc nầy thầy đã
có từ lâu nhưng bây giờ thầy nhắc lại. Nhắc lại với lời khuyên:
Nếu chúng ta kết hợp được tất cả những tài năng ấy lại, chúng
ta sẽ tạo được hạnh phúc cho biết bao nhiêu người! (Trích
thư của Thầy) Đây là sự quan tâm không riêng cho những
người học trò của Thầy, mà là cho tất cả một tương lai đất
nước, một dân tộc Việt Nam vốn đã bị phân hóa bởi nhiều ảnh
hưởng của ngoại bang. Thầy còn kể tiếp là dân tộc chúng ta
còn tồn tại cũng nhờ vào “tình nghĩa đồng bào” cho nên luôn
keo sơn gắn bó với nhau...
13.12.2008
| Hạnh Chi:
Bãi chiến trường
...Nương vào lẽ Vô Thường để xả bỏ những hệ lụy ngỡ là
Thường, ta đã vội tưởng đạt được an lạc rồi ư? Chưa chắc đâu
vì chỉ khi ý thức an lạc chứ không cần dụng công nắm bắt nó,
khi ấy mới thực sự là thong dong, an lạc; chứ mới xả được
chút phiền não đã tưởng an lạc, vội giữ chặt, nắm bắt vì sợ
nó bay đi, thì mới chỉ là vỏ ngoài của an lạc, một hạt sương
phiền não rơi xuống, cũng đủ vỡ tan cái vỏ mong manh ấy.
Nghĩa là, khi phải vất vả chống trả với khổ đau, phải biến
ta thành “bãi chiến trường” để tìm an lạc thì an lạc đó chỉ
ngắn ngủi, nhất thời. Khổ đau và phiền não như những giặc
cướp luôn túc trực trước cửa nhà, chỉ cần ta lơ là, hé mở
(lục căn) là chúng xâm nhập ngay và muốn tìm an lạc, ta lại
phải “ra chiến trường” để vất vả chiến đấu tiếp!
6.12.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Mùa
xuân chơi bài tam cúc …
Ở tuổi tôi, chơi tam cúc đã là một trò cờ bạc xa lạ. Năm
nay, tôi gần 60 tuổi, thế mà khi đọc hoặc nghe những câu thơ
viết về thú chơi tam cúc, tôi có cảm giác như nghe lại một
chuyện cổ tích truyền kỳ nào xa xôi lắm. Ở ngoài bắc ngày
xưa, chơi tam cúc như một thông lệ ngày tết và với tiết trời
lạnh lạnh lập xuân, cả nhà xúm vào chơi tạo ra một không khí
xum họp đầm ấm. Bộ bài gồm những quân tướng sĩ tượng xe pháo
mã mầu đen mầu đỏ …
6.12.2008
| Phan Quân:
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (12)
Sau một đêm ngủ gà, ngủ gật ngoài trời tại quảng trường Thiên An Môn,
sanh viên bỗng giựt mình thức giấc vì tiếng gọi qua loa cầm tay của
người phụ trách. Trời chưa sáng, nhưng đội ngũ cần phải chỉnh tề để
chuẩn bị cho cuộc mít tinh quan trọng sắp tới. Chung quanh tượng đài,
con số sanh viên tập trung lại cũng phải lên đến mấy mươi ngàn người,
cờ xí, băng biểu ngữ và khẩu hiệu rợp trời. Vượt cao lên khỏi những
thứ đó là bức liễn đen, mang hàng chữ to: SANH VIÊN ĐẠI HỌC BẮC
KINH CHỊU TANG HỒ DIỆU BANG...
30.11.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Đọc
«Thời Của Thánh Thần»
tiểu thuyết bị tịch thu trong nước
Sách
bị tịch thu ở trong nước có hấp lực đối với cả độc giả trong và
ngoài nước. Có khi, là một cách thế để quảng cáo, nhưng có khi là
tác phẩm phê phán chế độ.
Người viết văn ở trong nước hình như chỉ có một con đường để đi, nếu
sai lệch sẽ bị gạt ra ngoài trường văn trận bút ngay. Phương cách
siêu kiểm duyệt, không có quy định rõ ràng nhưng như là thiên la địa
võng đã tạo thành những áp lực ghê gớm đè nặng lên vai người sáng
tác...
30.11.2008 |
Hạnh Chi :
Sức
mạnh của lòng từ bi
Đại-đế Nã-Phá-Luân của nước Pháp, người từng làm rung chuyển
đất trời, sụp đổ lâu đài, thành quách mỗi khi đoàn chiến mã
của ông băng qua, nhưng ở lúc cuối đời, đã để lại câu nói:
“Có hai sức mạnh trên thế giới. Đó là sức mạnh của thanh
gươm và sức mạnh của tấm lòng. Nhưng chung cuộc, bao giờ tấm
lòng cũng đánh bại thanh gươm.”
Hai hình ảnh tương phản đó, là sự hủy diệt và hàn gắn, sự tàn ác
và lòng từ-bi. Sức mạnh của tấm lòng chính là lòng từ-bi. Với
sức mạnh này, thanh gươm sẽ bị tấm lòng bẻ gẫy!...
28.11.2008 |
Đặng Văn Sinh :
Rừng ken chải
Cưới vợ xong, Hà Thiết vào rừng đốn gỗ làm nhà. Vợ anh là
Nông Thị Nhóng đẹp nhất bản Nà Ngườm. Mấy tháng trước, chánh
tổng Bế Hữu Tài đã đem bạc trắng đến nhà Nông Viết Định hỏi
Nhóng cho con trai là Bế Tòng. Cô gái Tày chưa đến mười bảy
tuổi, có cặp mắt mơ màng như mắt cá Pạc Nhì suối Nậm Thoong,
ghét bọn nhà giầu cậy của khinh người, thản nhiên bảo : - Bố
mế tham bạc trắng gả con cho nhà quan là con nhẩy xuống vực
Thuồng Luồng...
27.11.2008 |
Hạnh Chi :
Xây
dựng tăng thân
...Chúng ta có Đức Phật, bậc đạo sư đã giác ngộ, để lại kho
tàng Giáo Pháp cao quý mà nương theo. Nhưng, từng bước chân
đơn hành mà dọ dẫm giữa chập chùng chông gai trắc trở của
cõi ta-bà, là những thử thách khó khăn cho người cầu đạo.
May mắn thay, Đức Phật từng quán sát, thấy tâm chúng sanh
như hồ sen, ở đó, có bông đã nở rộ, có bông còn hàm tiếu, có
lá đã xòe rộng, vươn cao, có lá còn bập bềnh rong chơi trên
mặt nước. Chúng sanh như thế nên mới có ngôi báu thứ ba, là
tăng đoàn, những người nguyện xả bỏ tham dục thế gian, ba y
một bát, quyết tâm đi trên đường Phật đi, nguyện cái nguyện
của Phật nguyện, tu cái nhân của Phật tu và làm cái hạnh của
Phật làm để tùy duyên hóa độ chúng sanh...
22.11.2008
| Phan Quân:
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (11)
...Mới năm giờ sáng thôi, nó bị những tiếng ồn ào đánh thức,
bàng hoàng. Nó chạy ra hành lang tìm hiểu, thì ra sanh viên
từ dưới chưn cầu thang vừa chạy lên vừa la bài hải:"Bọn tớ
đang biểu tình ngồi ở Tân Hoa Môn (Trung Nam Hải), bị công
an đánh đập tàn nhẫn. Chúng nó tấn công bọn tớ bằng dùi cui
điện. Nhiều sanh viên phải đưa đi nhà thương!"...
19.11.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Nam Lê, tác giả trẻ tuổi
và tác phẩm đầu tay “The Boat”
Ngày 10 tháng 11 năm nay, một nhà văn gốc Việt
Nam
vừa đoạt giải văn chương Dylan Thomas của Anh với lời khen tặng là
“tác phẩm đầu tay có tính sáng tạo và nhiều cảm xúc”. Giải thưởng
này dành cho những tác giả trẻ tuổi dưới 30 và có những tác phẩm đặc
biệt nổi bật.
Đây là một trường hợp của tuổi trẻ Việt
Nam
ở hải ngoại thành công một cách khá lý thú. Nam Lê được lựa chọn
trong số năm tác giả trẻ nổi tiếng trên thế giới như tác giả Anh
Ross Raisin với God’s Own Country, Edward Hogan với Blackmoor,
Caroline Bird với Trouble Came to the Turnip và tác giả sinh trưởng
tại Nam Phi Ceridwen Dovey với Blood Kin và tác giả người Ethopia
Dinaw Mengestu với Children of the Revolution...
13.11.2008
| Nhất Hạnh :
Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai
Thầy đi
tìm con
Từ lúc non sông còn tăm tối
Thầy đi tìm con
Khi mọi loài còn chờ đợi ánh dương lên
Thầy đi tìm con
Khi con còn đắm chìm trong một giấc ngủ triền miên
Dù tiếng tù và đã vọng lên từng hồi giục giã
Không rời non xưa
Thầy đưa mắt về phương trời lạ và nhận ra được trên vạn nẻo
đường từng dấu chân của con
Con đi đâu?...
13.11.2008 |
Chánh Minh :
Khi Giấc Mơ Thành Hiện Thực
(1)
Đêm nay tôi nghe bài diễn văn
thật hùng hồn và cảm động,
từ một người da đen bị kỳ thị lâu đời
mà không ai có thể ngờ hay chờ đợi:
Đó chính là ông Barack Obama,
vị Tổng Thống đắc cử thứ 44 Hoa Kỳ.
12.11.2008
|
Hà Sĩ Phu :
Cảm tác trước biển lụt Thủ đô
...Đâu mất biển, đây ta được biển
Biển Hà thành thông tới biểnTam Sa
Thăng long hỡi, nghìn năm một hội
Rồng sẽ lên trời giữa biển Trung Hoa.
Tư sản Đỏ đôi bờ liên hiệp lại (2)
Nghèo đói ơi, bốn biển lại không nhà !...

12.11.2008 | Phan Quân:
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (10)
Đoàn sanh viên đại học Bắc Kinh kéo đến quảng trường trước
khi mặt trời mọc. Quảng trường đã đông đầy những đoàn dự lễ
cầu nguyện cho Hồ Diệu Bang và tràng hoa tang tràn ngập đài
tưởng niệm. Một ảnh chân dung đen trắng của Hồ tiên sinh đã
được treo lên tượng đài Anh Hùng Nhơn Dân nằm giữa quảng
trường...
5.11.2008
| Võ Quỳnh Uyển :
Xuân xanh vừa độ...
Con mắt của tâm
Cứ mỗi sáng trước khi đi làm, tôi ngồi trước gương trang
điểm đôi chút cho khuôn mặt của mình, khuôn mặt những năm
cuối cùng của tuổi ba mươi. Sáng nay chợt thấy có một vết
nhăn dài ở vùng giữa miệng và cằm, tôi giật mình. Giật mình
vì sự xuất hiện bất ngờ của nó. Ngày nào tôi cũng nhìn mình
trong gương ít nhất hai lần: buổi sáng và trước khi đi ngủ.
Tối hôm qua, trong khi thoa một loại kem chống khô da, tôi
đã không nhìn thấy vết nhăn đó...
5.10.2008
| Hạnh Chi :
Mưa
...Mới dừng ở một trang, lệ tôi đã tầm tã với lệ trời.
Ngoài khung cửa, mưa xối xả, tuôn xuống như thác lũ.
Trong khung cửa, tôi thổn thức một mình, khóc như lần đầu được khóc!
Những giòng chữ trên lá thư Sư Ông Làng Mai gửi cho các con của Thầy ở
tu viện Bát Nhã, tuy chỉ vừa đọc qua một lần mà từng nét chữ đã in đậm
trong lòng tôi...
4.11.2008
| Đại Lãn :
Nguyễn Du
và
Phân kinh thạch đài
...Sự hiện hữu và đổi thay của mọi hiện tượng tất cả đều do nhân
duyên đủ đề hình thành và biến dịch và chúng bị luật vô thường
chi phối nên muôn sự muôn vật thuộc vật lý và cả tâm lý cũng bị
chúng chi phối làm thay đổi biến dịch tất cả, không có một vật
thể nào có thể được gọi là trường tồn vĩnh viễn với thời gian
hết. Ở đây đài phân kinh xưa kia của Thái Tử Lương Chiêu
Minh cũng nằm trong quy luật tất yếu này, cụ Nguyễn Du đến
viếng nơi này chỉ còn thấy những hiện vật trơ mờ hai chữ
“phân kinh”, mà không thấy kinh lưu lại nơi nào? Còn chăng
chỉ một nền đá hoang tàn phủ đầy hoa cỏ dại nằm trong mưa,
trăm loại cỏ cây chết vì sợ giá lạnh khắc nghiệt của thời
tiết...
3.11.2008
| Phan Quân :
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (9)
Vẫn còn trong tình huống đời sống thực vật, lúc tỉnh, khi
mê, Đại Vệ có cảm tưởng như vừa trồi lên khỏi mặt một lượng
hải triều của giấc ngủ triền miên, làm cho nó phải ngụp lặn
mê man. Nó cảm nhận được sự hiện diện của hai tay, hai chưn,
cái đầu nặng trĩu mà mẹ nó vừa chêm lên bằng một cái gối và
cả ống nước biển chuyền tiếp mạch sống cho nó. Nó cảm thấy
được thân xác của nó còn nguyên vẹn, nằm thừ ra đó, ép sát
vào chiếc giường. Nó nghe văng vẳng tiếng nói của mẹ nó, như
từ trên không trung ập xuống, oang oang: ...
31.10.2008
| Hạnh Chi :
Are you sure?
...Trời ơi! Tôi tưởng như đôi mắt mình chưa bao giờ có thể
mở lớn hơn! Đây chính là cô Định Nghiêm, cũng là cô Bạch
Vân, là người tôi âm thầm đi tìm từ hai tuần lễ nay. Cô trẻ
đẹp, nhu hòa, vui vẻ mà tôi lại cứ nhắm vị lớn tuổi, nghiêm
nghị, lạnh lùng (theo sự suy đoán sai bét của mình) thì làm
sao gặp được!
Mọi người lục tục đứng lên mà tôi vẫn quỳ trên bồ đoàn, trân
trối nhìn sư cô Định Nghiêm, không thể tìm nổi lời nào để
thưa với cô về hạnh phúc tràn bờ đang tuôn chảy rạt rào
trong trái tim tôi …
Tôi biết, có viết bao nhiêu cũng không thể cạn vì hạnh phúc
này đã là giòng sông trôi ra biển lớn, hòa vào vị mặn của
đại dương thành đạo vị của Giải Thoát, Giác Ngộ.
27.10.2008
| Phan Quân :
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (8)
...Thừa thắng xông lên, sanh viên công khai hỏa thiêu những
số "Nhựt Báo Bắc Kinh", tường thuật theo luận điệu nhà nước
cuộc biểu tình của sanh viên và quyết định thành lập một
liên đoàn sanh viên và một tạp chí độc lập. Vài ba ngày sau,
báo chí chạy tin là giáo sư Phương Lập Chí, nhà vật lý học
thiên thể ly khai, đã bị khai trừ khỏi Đảng, cùng với nhà
báo Lưu Tân Yên và nhà thơ Vương Nhược Uông. Ba người này là
lãnh tụ tinh thần của sanh viên. Họ đã bạo gan đứng ra công
khai chỉ trích chế độ chánh trị và đòi hỏi phải thay đổi.
Lòng quả cảm của họ đã gợi ý cho sanh viên đứng lên xuống
đường, nhưng sự phản kháng của sanh viên đã làm tiêu tan sự
nghiệp của họ...
25.10.2008
| Nguyễn Huệ Chi :
Nghệ thuật trữ tình bi phẫn trong thơ Cao Bá Quát
Cao Bá Quát là một tài thơ trác
việt ở nửa đầu thế kỷ XIX. Thơ ông có những cách tân nghệ
thuật táo bạo, không còn là loại thơ "kỷ sự" của thế kỷ
XVIII mà đã chuyển sang một giọng điệu mới, kết hợp tự sự
với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc, đa nghĩa, và mạch
thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Có
thể bắt gặp trong thơ ông nhiều chủ đề khác nhau, chủ đề nào
cũng mang những hàm nghĩa phong phú, chẳng hạn chủ đề khát
vọng của tuổi trẻ, muốn đem hết năng lực tài trai ra đóng
góp cho đời...
24.10.2008
| Hạnh Chi :
Chào em con chim nhỏ
Có lẽ tôi được sanh ra ở cung di, nên từ bé đã phải thay đổi
chỗ ở luôn. Mới mười tuổi cha mẹ tôi đã phải dắt díu đàn con
dời nơi chôn nhau cắt rốn là đất Thăng Long, xa quê nội Hà
Đông, quê ngoại Hà Nam thuộc miền Bắc để vào Nam lánh nạn
Cộng Sản. Vào tới trong Nam thì ôi thôi, chẳng thể kể hết đã
lang thang những đâu vì cha tôi phục vụ nơi nào thì gia đình
tạm cư những trại gia binh nơi đó. Mỗi lần dời đổi, chỉ
người lớn là bận rộn, mệt nhọc chứ mấy chị em tôi còn bé,
càng được tới nhiều chỗ lạ, càng náo nức, vui vẻ!...
23.10.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Nhà văn XHCN: một cuộc đời, hai khuôn mặt
Ghi lại sự thực bằng hồi ký có phải là một phương cách để làm rõ ràng
hơn những dữ kiện văn học và khám phá thêm nhiều góc cạnh của những
chân dung văn học? Gần đây có tập hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh được phổ
biến vài ba đoạn và đã gây ra nhiều phê phán bình luận. Bài viết về
nhà văn Nguyễn Khải khi ông này vừa từ trần đã có nhiều chi tiết liên
quan đến nhiều người thuộc vào những giai thoại mà những người nghiên
cứu văn học nhiều khi phải để tâm tới. Nhất là từ những câu chuyện ấy
để thấy được cái nhân cách của nhà văn trong nền văn học gọi là “hiện
thực xã hội chủ nghĩa”...
20.10.2008
| Phong Thu :
Quê hương là chùm khế ngọt
Năm 2002 tôi đã ra mắt tập truyện ngắn “Cô Bé Bên Giàn Hoa
Giấy Đỏ”**. Trong tập truyện nầy tôi có viết truyện ngắn
“Tình Yêu Mong Manh” để nói về người nhạc sĩ bạc mệnh, Giáp
Văn Thạch và mối tình kỳ lạ của anh. Anh đã chọn bài thơ
“Bài Học Đầu Cho Con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân để phổ nhạc
thành bài hát “Quê Hương”. Bài hát nầy đã gây một tiếng vang
lớn trong nước và hải ngoại...
20.10.2008
| Phan Quân :
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (7)
Vào giờ Ngọ, Đại Vệ nhập vào đám đông sinh viên tụ tập dưới chưn tam
cấp của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Trung Quốc, nhìn ra phía Quảng Trường
Thiên An Môn rộng lớn trải dài trước mặt. Khoảng trống công cộng vĩ
đại này, cỡ bằng chín mươi sân bóng đá, hoàn toàn trống rỗng. Chánh
quyền đã có lịnh vây kín vùng đất trống đó để ngăn ngừa biểu tình. Một
vài xe tải của công an đậu trên đường, ngăn chia đám đông với quảng
trường, sẵn sàng hốt những người gây rối đem đi. Sĩ quan công an và
bọn công an chìm rảo bước gần đó, giậm mạnh gót giày trên đường để
sưởi ấm đôi chưn...
 17.10.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Văn chương Hoa Kỳ qua
John Updike và Philip Roth: tự kỷ, biệt lập?
Trước khi công bố giải Nobel văn chương năm 2008, ông
Horace Engdahl, nhà phê bình văn học và cũng là một thành
viên của hội đồng tuyển chọn của Hàn lâm viện Thụy Điển đã
trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng Âu Châu vẫn là tâm
điểm tượng trưng cho nền văn học thế giới và văn học hiện
đại của Hoa Kỳ không đạt được vị trí như thế bởi vì các nhà
văn Hoa kỳ bị ảnh hưởng quá nhiều vào các khuynh hướng phổ
quát, bình dân hóa. Ông cho rằng văn học Hoa Kỳ quá biệt
lập, tự kỷ và không chú trọng đến dịch thuật từ các nền văn
học trên thế giới cũng như không tham dự vào các cuộc
thảo luận về văn chương với cả thế giới. Do đó tạo thành
tình trạng ít hiểu biết khiến họ như bị biệt lập lại và
không có lối đi xa hơn.
10.10.2008
| Phan Quân :
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (6)
Đại Vệ mơ màng thấy mình đang dự thính một phiên hội thảo
chánh trị. Nó đưa tay lên xin phát biểu, nhưng người đứng
trên bục không thấy. Nó tiếc là không hỏi được vậy chớ đúng
ra Tàu cộng giải phóng được gì? Sau cuộc gọi là giải phóng
năm 1949, Đảng đã làm cho ông ngoại của nó phải treo cổ
chết, đã cưỡng bức một người bác của nó giết chết ông nội nó
và đã nhốt ba nó vào trại lao cải hai mươi mấy năm. Cách
mạng Tàu tự cho là giải phóng được nông dân. Vậy mà, những
người nông dân nó đã gặp thiếu hụt đủ mọi thứ, đến đổi chẳng
biết miếng ăn sắp tới của mình sẽ lấy đâu ra...
10.10.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Lần giở từng trang sách…
Có ai còn nhớ những ngày mà cả miền Nam sôi động lên vì
phong trào đốt sách, giam cầm văn nghệ sĩ của bạo quyền khi
bọn họ vừa chiếm được cả giang sơn. Hai mươi năm văn học
miền Nam bị thiêu hủy trong sắt máu. Từng đoàn học sinh thắt
khăn quàng đỏ đi vào tận từng nhà để thu góp sách vở và mang
đi tiêu hủy thiêu đốt. Từ tổ dân phố đến phường khóm, mọi
người phải hăng hái hoặc giả vờ hăng hái tiêu hủy đi những
phần đời sống tinh thần của mình. Một không khí khủng bố, ép
buộc khiến ai dù có đau xót trong lòng cũng không dám lưu
giữ lại sách vở. Thân phận của những người dân bị thua trận
đầy cay đắng như thế...
8.10.2008
| Đan Hà :
Đọc : Giữa gạo và khoai tây của Tường Lam
Đây là tác phẩm thứ hai của Tường Lam, được viết bằng tiếng
Việt. Theo định nghĩa của các cuốn Tự điển Hán-Việt thì:
“Tiểu thuyết là một thể văn xuôi miêu tả nhân vật, sự kiện
và mọi hiện tượng trong xã hội, thường là truyện đặt ra.”
Như thế cuốn truyện nầy đều có đầy đủ các yếu tố trên,
duy có điều là tác giả muốn trình bày theo một chiều hướng
khác. Lấy sự trung thực làm mục tiêu chính để diễn tả, nên
tác phẩm không những chỉ để giải trí, mà còn có thể rút tỉa
một vài kinh nghiệm cho đời sống hiên tại...
8.10.2008
| Tiểu Tử :
Giọt mưa trên tóc Đường
Hai Bà Trưng. Chiều. Một trai một gái tuổi độ 17, 18, đạp xe
về hướng Tân Định, đi song song. Bỗng, trời nổi gió ào ào
rồi mây đen kéo về vần vũ. Mọi người đều hối hả, đi như
chạy, để tránh mưa. Đứa con trai giục: - Đạp lẹ lên Kim! Qua
khỏi đoạn này mới có chỗ đụt...
1.10.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Hoài Thanh,
văn nô
hay phê bình gia chân chính
Trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, người phê bình
văn học đóng vai trò của một “búa rìu” để răn đe những người
bước đi chệch khỏi hướng đã được định sẵn. Trong những năm
giữa của thập niên 50, trong những biến cố văn học như vụ
đàn áp nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, những nhà phê bình như Hoài
Thanh đã đóng vai trò xung kích và là nồng cốt cho những màn
“Phê bình và tự phê bình” mà thực chất là những màn đấu tố
công khai khốc liệt...
1.10.2008
| Phan Quân :
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (5)
A Mỹ và Đại Vệ lên xe lửa đi Quảng Tây. Đây là lần đầu tiên
hai đứa đi chung xe lửa và cũng là lần đầu tiên Đại Vệ đi xa
với một người con gái. Đại học Miền Nam đã nghỉ hè nên nó
định đi qua tỉnh Quảng Tây kế cận để thăm Nông Trại Trung
Quốc Hải Ngoại, nơi mà ba nó đã bị đưa tới để cải tạo hồi
năm 1963. Qua năm 1965, khi chiến tranh ở Việt Nam bùng nổ,
vùng đó nằm trong khu vực có thể bị tấn công. Nhà cầm quyền
địa phương sợ rằng những người hữu khuynh, bị giam trong
nông trại, có thể lợi dụng tình hình xáo trộn để vượt ngục
chạy qua biên giới, nên ba nó bị chuyển trại về tỉnh sanh
quán Sơn Đông...
1.10.2008
| Huệ Trân :
Người đưa thư không trở lại
Túi vải đã sẵn trên vai, gã nhìn quanh căn phòng tạm trú,
với tay, lấy chiếc mũ nỉ trong tủ áo, chụp lên đầu rồi khép
cửa, bước ra đường. Nắng buổi trưa như đổ lửa, nóng hừng
hực. Gã đứng ngơ ngác trước ngã tư, mất định hướng, dù gã đã
được cho biết nơi gã tạm trú là đường Vĩnh Viễn, đi thẳng,
sẽ gặp đường Lê Hồng Phong, rẽ trái không xa sẽ là Ngã Bẩy.
Ngôi nhà xưa ở trong một đường hẻm gần đấy...
29.09.2008
| Không Quán :
Đêm với dư âm của cơn bão IKE thổi từ Texas, Galveston...
kéo về Montreal...
Cuồng phong *
Đêm mấy canh khuya, cuối hạ nồng
Ôm lòng cạn sạch rượu mười phương
Xác xơ tàn mộng, buông trần thế
Mượn rượu tản sầu, tưởng nhớ hương …
24.09.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Phản
tỉnh,
giả?
thật? Trường
hợp
Nguyễn Khải Nguyễn
Khải (1930-2007) là một nhà văn mà con đường sáng tác đã đi theo
thời sự một cách rõ nét. Khi miền Bắc đang có phong trào hợp tác hóa
nông nghiệp, ông có tiểu thuyết “Xung Đột”, “Mùa Lạc”. Khi cuộc nội
chiến Nam Bắc ở giai đoạn khốc liệt nhất thì ông có ký “Họ sống và
chiến đấu”. Sau năm 1975, khi miền Bắc chiến thắng ông có tiểu
thuyết “Cha và con, và...”, “Gặp gỡ cuối năm”. Khi rộ lên phong trào
đổi mới, lại có “Hà Nội trong mắt tôi”. Và khi gần lìa đời có tiểu
thuyết mang vóc dáng tự truyện “Thượng đế thì cười” và tùy bút chính
trị “Đi tìm cái tôi đã mất”. Sự theo sát thời sự như thế nên con
đường quan lộ cũng thênh thang và trong đời sống văn học cũng như
thường ngày, ông là một người khôn khéo, biết tùy thời, tiến lui
nhịp nhàng. Nhiều người đã có những nhận xét khá đặc biệt về ông,
như Xuân Sách đã phác họa: ...
20.09.2008
| Phan Quân :
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (4)
Một buổi sáng, sau giờ thể dục cộng đồng, thầy chủ nhiệm gọi
Lỗ Lộc lên bục cao ở sân bóng. Đại Vệ hồi hộp và thương tình
nhìn cô bạn gái đứng ủ rũ, cúi mặt không dám ngẫn đầu. Đại
Vệ nhìn cái gáy mượt mà dễ thương, tương phản với chiếc áo
đỏ của Lỗ Lộc. Hai đứa chưa có dịp nào nói chuyện với nhau
từ khi công an kêu lên làm việc.
Thầy chủ nhiệm bảo cô gái lột nón ra, rồi nói với đám đông: -
Các trò hãy nhìn xem. Một học trò trung học mà đã thoa móng tay
và tô son. Thật là xấu hổ...
Giới
thiệu sách mới :
Tác phẩm : Chàng tóc đẹp Tác giả : Lữ
...."Những truyện của Lữ có lúc như là truyện ngụ ngôn, có
lúc như nguệch ngoặc một cảm xúc bất chợt, có lúc như một
khám phá, một truyền rao… nhưng nói chung, thú vị. Thấp
thoáng Duy Ma Cật, thấp thoáng Huệ Năng, thấp thoáng Hermann
Hess, Salinger, Kafka và dĩ nhiên, thấp thoáng Lữ. Giọng đặc
sệt Nam bộ…bên cạnh đó là cà tửng, là lừng khừng, là ngất
ngưỡng, một kiểu viết rất hiện đại, là cái duyên của Lữ...
7.09.2008
| Tịnh Ý :
Sen làng đã mọc (3)
...Liên cảm ơn Mẹ. Thế là Mẹ cũng đã thương chú mèo hoang
rồi. Liên vui lắm. Nó tìm số điện thoại gọi thăm bác nó và
kể chuyện: Liên đang ăn chay, đang nuôi chú mèo hoang và
nhất là đang được ba mẹ khen ngoan rồi Liên tiếp: - Con rất
vui khi được biết Làng Mai. Con cảm ơn Sư ông và các Thầy,
các Sư cô. Lúc nào ba mẹ con sang chơi, bác nhớ đưa ba mẹ
con sang Làng một chuyến. Phải đến để mà thấy, đúng
không bác?
6.09.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Độc
hành ca
“Thơ như tiếng khóc cho đời...”
...Có những bài thơ của Trần Huyền Trân viết ở trong một hoàn cảnh
chẳng đặng đừng không viết không thể nào dừng lại được. Tô Đông
Pha đời Tống xa xưa có nói: “Hữu sở bất năng tự dĩ nhi tác giả”
trong tập Nam Hành Tiền Tập Sự có đoạn đại ý: “Những người làm
văn trước kia không phải là chỉ có nỗ lực cố gắng là có thơ văn
hay và cũng không thể không nỗ lực cố gắng thì mới có thơ văn
hay. Tựa như sông núi có mây mù, có cây cỏ hoa quả khi nào chứa
chất đầy đủ ở bên trong thì biểu hiện ra bên ngoài, dù lúc ấy
muốn không có cũng có được chăng? Ta từ nhỏ được nghe phụ thân
ta bàn về văn chương nói rằng thánh nhân thời xưa khi nào không
dừng được mới sáng tác. Vì vậy Thức này cùng với em là Triệt
sáng tác cũng nhiều mà chưa từng dám cho là có ý làm văn vậy!”...
5.09.2008
| Phan Quân :
Bắc kinh,
một thuở hôn mê (3)
Trời không lạnh lắm. Đại Vệ bẻ đứng cổ áo lạnh lên. Không
khí không lạnh gì mấy, nhưng đất có vẻ đông cứng. Đế giày
của Đại Vệ nện xuống đất kêu côm cốp, khi nó bước đi trên lề
đường. Ngọn gió chiều thổi tạt bên đường, mới vừa được trồng
cây.
Lỗ Lộc nói khẽ: "Lấy tay ra, đừng rờ tớ. Bàn tay đằng ấy
lạnh ngắt. Đừng có thái độ nham nhở, ba gai ..."
1.09.2008
| Nguyễn Thị Lan Anh :
Sơn Nam, chim quyên xuống đất
Gần như tất cả phương tiện thông tin đại chúng ở Việt nam
trong bốn ngày qua đều đăng tin bài về sự ra đi của nhà văn
Sơn Nam. Đúng lúc Sài Gòn vào mùa Vu Lan báo hiếu. Khắp nơi,
bàng bạc không khí u trầm. ‘Đi’ giữa mùa Vu Lan – linh hồn
chuyển động dưới mưa ngâu, trong ánh lửa đốt vàng mã bập
bùng, mờ mờ ức triệu bàn tay chắp lại nguyện cầu, vài bông
hồng trắng lặng thầm cài lên áo…. Cũng có thể coi là đẹp...
30.08.2008
| Nhất Hạnh :
Tản Đà
"Thề non nước"
... Non xanh đã biết hay chưa ?
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn.
Đây là một sự thực, mình có thể quan sát, có thể thấy được. Mình cứ
tưởng người kia đi không bao giờ trở về? Người kia sẽ trở về hoặc là
người kia đã trở về rồi mà mình vẫn chưa biết, tại vì mình bị kẹt vào
cái hình tướng. Mình nói là nước đi rồi, nước bỏ mình nước đi đành
đoạn, nước sẽ không bao giờ trở về nữa đâu? Nhưng nước đã trở về, nước
đã trở về dưới dạng khác, dưới hình tướng khác, dưới dạng một cơn mưa...
30.08.2008
| Nguyễn Mạnh Trinh :
Nhân ngày giỗ, nhớ tác giả “Hình như là tình yêu”
Thời gian đi quá
nhanh. Mới đây là đã đến ngày giỗ Hoàng Ngọc Tuấn. Tháng bảy,
trời đang hạ, nhưng ở quê nhà, chắc đang mùa mưa.Và thời tiết
ấy, chắc làm những trang truyện ngắn “Ở một nơi ai cũng quen
nhau” hay “Hình như là tình yêu” thêm đậm đà và lãng mạn
hơn.
Được biết ở trong nước, để tưởng niệm ngày giỗ của ông, nhà
xuất bản Phương Nam ấn hành tuyển tập truyện ngắn “Hình như
là tình yêu” và một số bạn bè có làm lễ giỗ khá long trọng.
Ở hải ngoại thì cũng xuất bản một tập truyện khác của ông:
“Ở một nơi ai cũng quen nhau”. Trước năm 1975, Hoàng
Ngọc Tuấn nổi tiếng là nhà văn viết cho tuổi học trò ngây
thơ hồn nhiên...
30.08.2008
| Phổ Đồng :
Bồ đề đạo tràng
Lũ chúng con lạc theo duyên thức
Đường mịt mờ vất vưởng nối tử sanh
Lấy vô minh khổ đau làm sư nghiệp
Nên luân hồi lên xuống bước loanh quanh.
Trôi lăn mãi theo dòng đời vô tận
Lạc bến bờ, từ cất bước ban sơ
Cho đến nay gặp vào thời mạt pháp
Con về đây, dấu cũ phủi bụi mờ.
26.08.2008
| Phan Quân :
Bắc
kinh, một thuở hôn mê (2)
Đến đây, tiềm thức của Đại Vệ nhảy sang một bối cảnh khác.
Tâm tư Đại Vệ trở về cái đêm hè xa xưa mà cha mẹ nó sum họp
nhau. Diện mạo của bà mẹ có vẻ tức giận, hai khoé miệng nhăn
nheo, mồ hôi giọt vắn, giọt dài giữa cặp chưn mày. Ngọn lửa
của cây đèn cầy đỏ cháy lung linh, bập bùng, khi nghiêng bên
này, lúc ngả bên kia, tùy theo cơn gió của mấy cái quạt trên
tay hai ông bà. Người cha, không có quạt, cầm lấy một tấm
giấy bìa cứng mà phe phẩy. Làn gió không mạnh gì mấy, nhưng
khi thổi qua mặt, Đại Vệ cũng thấy mát dịu. Hình bóng trên
tường rung rinh, chập chờn, như cảnh tượng của một cuộn phim
cũ bị trầy, chiếu lên màn ảnh, treo ngoài trời bị gió đẩy
đưa...
 24.08.2008
| Nhất Hạnh :
Lệnh
Truyền
Xuân Diệu,
Thoát Hình Vũ Hoàng Chương
...Người đó đang sống trong
một mùa đông lạnh giá kéo dài của u mê, của cố chấp, của hận
thù, của thành kiến và của tập khí. Người đó nghĩ rằng mình
có đường hướng, có phương pháp, mình đang đi trên con đường
chánh đạo nhưng tiếng hét của thiền sư Lâm Tế có nghĩa rằng
anh đang đi trong một mùa đông giá lạnh kéo dài, anh phải để
cho mùa đông chấm dứt, để mùa xuân của đạo lý, của giác ngộ,
của chuyển hóa đi tới. Tiếng hét đó ra lệnh cho mùa đông rút
lui và ra lệnh cho mùa xuân bắt đầu. Vua Trần Thái Tông đã
diễn bày tiếng hét của thiền sư Lâm Tế là tiếng Lệnh. Tiếng
Lệnh ra lệnh cho mùa đông phải chấm dứt từ từ và ra lệnh cho
mùa xuân phải bắt đầu chớm dậy. Đây là nguyên văn của bài
kệ: ...
18.08.2008
|
Nguyễn Mạnh Trinh :
Những người muôn năm cũ…
...Tôi đi thăm mộ mẹ tôi ngày Vu Lan. Mộ mẹ chan hòa nắng. Nhìn ra
ngoài đường, xe cộ vẫn qua lại trong cái nhịp hối hả. Còn ở đây,
bên trong, nắng như cũng đậm màu hơn, và không khí như loãng ra
của những nỗi niềm nào mơ hồ. Nhìn mặt bia mộ, thấy lại đôi mắt
mẹ. Và, trong phút giây ấy, tưởng như nắm bắt được một điều gì
của thần giao cách cảm, của huyền diệu linh thiêng. Đừng có ai
hỏi tôi đời sống sẽ chấm dứt thế nào mà hãy nghĩ rằng cuộc viễn
du sẽ bắt đầu ra sao. Và, ở đây có phải là bến tạm cho một hành
trình mà bất cứ ai cũng phải trải qua…
20.08.2008
| Chiêu Hoàng :
Chiếc dù của mẹ
...Hôm nay chị đi chùa. Thày dạy. Để có thể phát sinh được Tâm
Bồ Đề trong dòng tâm thức, thì nên quán tưởng “coi - tất - cả -
chúng - sinh - như - mẹ - mình.” Việc làm này đối với chị
thật khó. Coi người thân như anh, chị, em v..v.. là mẹ mình đã
khó (vì thỉnh thoảng tức quá còn có thể cãi nhau và đánh nhau là
chuyện thường, nhưng đối với mẹ thì dứt khoát không được làm như
thế!), ấy vậy mà còn phải coi người ngoài, nhẫn đến kẻ thù như
là mẹ mình lại càng khó hơn…
Trong giờ thiền quán buổi tối. Chị nghĩ đến mẹ, đến những
sự chăm sóc và thương yêu vô bờ của mẹ dành cho anh chị em mình
mà rơi nước mắt...
PSN
20.08.2008 | Trần Đan Hà :
Tấm lòng hiếu hạnh qua tình tự dân gian
...Quê hương và tình mẹ luôn bao la như biển cả, nghĩa cha luôn uy
dũng như núi cao, mà ngàn đời đã có không biết bao nhiêu văn nhân thi
sĩ từ đông sang tây ca ngợi. Từ những bậc uyên thâm cho đến hàng dân
dã, từ những ngôn ngữ cao xa trừu tượng, cho đến tiếng nói bình dân.
Mỗi người một vẽ, mỗi tiếng nói có một sắc thái riêng, nhưng nội dung
thì vẫn cùng chung ý nghĩa. Đó là vinh danh công đức của Tiên Tổ đã
dày công xây dựng nên một quốc gia xã hội, một tiền đồ cho con cháu
đến muôn sau...
19.08.2008
| Đặng Văn Sinh :
Bến lở
Xin nói trước, tôi không phải người vùng này mà chỉ là dân
cửu vạn từ mạn Tào Khê xuống. Làng tôi nghèo, cánh đàn ông
quanh năm chu du thiên hạ kiếm ăn bằng đủ thứ nghề trong đó
có nghề đội cát. Hằng năm, vào dịp tháng bảy âm lịch, khi lũ
sông Rào bắt đầu ngập cồn khoai, đỏ ngầu như son, sóng vỗ
oàm oạp là đám xúc cát lại khăn gói quả mướp lếch thếch về
quê. Nhưng năm nay rất lạ. Mới ra giêng, đã sấm sét đùng
đùng, sau đó là trận mưa như trút nước kéo dài ba ngày ba
đêm. Tiếp theo là hạn hán sáu tháng liền. Vì thế, đã vào
tiết ngâu mà nước mới chỉ mấp mé chân đê. Dòng sông có vẻ
như cố tình không tuân theo quy luật tự nhiên, để cho bãi
cát cồn Khoai cứ trơ ra dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới
chớm sang thu mà còn gay gắt hơn cả trưa hè. Kiểu thời tiết
trái khoáy như thế này chỉ có lợi cho thợ cát nên chẳng ai
dại gì mà bỏ về trong khi vẫn có thể kiếm được ngày vài
nghìn từ hầu bao của các ông chủ thầu...
18.08.2008
|
Nguyễn Mạnh Trinh :
Đêm xứ Phổ, khúc khởi đầu của một trường ca
...Nhưng Solzhenitsyn còn là một nhà thơ, tác giả của “Prussia
Nigts” (Đêm xứ Phổ), một thiên trường ca
dài 1200 hàng gói ghém trong hơn 50 trang sách. Thiên trường
ca ấy mở đầu với âm vọng của khúc khải hoàn nhưng lại chấm
dứt với âm vọng bi thiết của những nạn nhân chiến tranh. Thơ
của một chứng nhân, dù là một sĩ quan Hồng quân Nga nhưng
vẫn khẳng khái nói lên sự tàn bạo của một đội quân say máu
căm thù, trút căm hận lên đầu những dân lành vô tội, đốt phá
nhà cửa, cưỡng hiếp phụ nữ...
“Không một chỗ trống để vượt qua! Bên
phải của con đường
nhìn tiểu đoàn cảm tử xung trận
xe tăng T-34 không thể ào qua
tiếng xích khua ầm ầm ...
18.08.2008
|
Nguyễn Mạnh Trinh :
Những mảnh vụn tháng 8 Tháng tám sắp
hết. Có mùa hạ nào ở trong
trí tưởng? Khi đời sống của một người, trong thế hệ chúng tôi,
đã có những thác ghềnh. Khi cuộc sống đã có nhiều chuyển đổi. Dĩ
vãng, đã thành một cuộc sống chẳng thể nào quên. Mỗi khi ngồi nhớ
lại, dường như có cảm giác sống lại quãng đời lúc đó…Thời thế đã
cho những năm tháng gắn liền vào cuộc sống mọi người. Hình như cả
một thế hệ chung mang những lần đổi đời đến tận gốc rễ….
Lần thứ nhất, năm 1954. Lần thứ hai, năm 1975. Những thời điểm của
chung niềm khốc liệt, của chia nỗi ngậm ngùi. Thời thế, không chỉ
là giông bão, mà còn là những đổ sập tang thương, của đoạn đành
chia cắt...
18.08.2008
|
Tịnh Ý :
Sen làng đã mọc (2)
„Một tuần tu học bên các thầy, các sư cô và đại chúng tại
Làng đã giúp con thêm niềm tin và khẳng định được hướng đi,
lối sống của đời mình. Bây giờ con biết con không còn đơn
độc trên con đường ấy“. Đó là những tâm tình của Nguyễn
trước những thiền sinh đồng bào người Việt trong buổi pháp
đàm tại xóm Trung, thuộc làng Mai, tại miền Nam nước Pháp
trong khóa tu mùa hè 2008 vào cuối tháng Bảy.
Nguyễn là nghiên cứu sinh từ Hà nội. Đây là lần đầu tiên
Nguyễn đến làng Mai tu học. Cùng đi với Nguyễn có bốn bạn
trẻ khác. Họ là những giảng viên, sinh viên các trường Đại
học ở Hà nội và đang thực tập ở nhiều Đại học khác nhau tại
Âu châu...
 17.08.2008
| Phan Quân - Truyện nhiều kỳ :
Bắc
kinh, một thuở hôn mê (1)
Tác phẩm "Beijing Coma" của Ma Jian (Bản dịch ra
tiếng Anh của Flora Drew, nxb. Farrar, Strauss and Giroux
NY. 2008) đưa đẩy người đọc từ cực đoan này đến quá khích
khác của niềm đau khổ, của nỗi hy vọng và trí tưởng tượng
của nhơn loại, cho ta thấy những gì xảy ra trên đường phố
của đất nước Trung Hoa nhiều dâu bể, phản ảnh cuộc giằn co
giữa sự đàn áp và giải thoát, và vạch ra những tội ác của
tập đoàn cầm quyền Trung Nam Hải, nhằm giết chết quyền con
người. Quyển tiểu thuyết "Beijing Coma" rồi đây sẽ là
một tác phẩm nhiều người tìm đọc. Phù Sa xin đọc qua và kể
lại để kính dâng độc giả trang nhà những thú vui khám phá.
...
|