.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 

  Huệ Trân

Xây dựng tăng thân

  • PSN - 27.11.2008 | Hạnh Chi

Tam Bảo là ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng mà không người con Phật nào không từng quỳ gối cúi đầu nguyện xin:

Con xin quy y Phật, đấng phước trí vẹn toàn
Con xin quy y Pháp, đạo thoát ly tham dục
Con xin quy y Tăng, bậc tu hành cao tột”

Chúng ta có Đức Phật, bậc đạo sư đã giác ngộ, để lại kho tàng Giáo Pháp cao quý mà nương theo. Nhưng, từng bước chân đơn hành mà dọ dẫm  giữa chập chùng chông gai trắc trở của cõi ta-bà, là những thử thách khó khăn cho người cầu đạo. May mắn thay, Đức Phật từng quán sát, thấy tâm chúng sanh như hồ sen, ở đó, có bông đã nở rộ, có bông còn hàm tiếu, có lá đã xòe rộng, vươn cao, có lá còn bập bềnh rong chơi trên mặt nước. Chúng sanh như thế nên mới có ngôi báu thứ ba, là tăng đoàn, những người nguyện xả bỏ tham dục thế gian, ba y một bát, quyết tâm đi trên đường Phật đi, nguyện cái nguyện của Phật nguyện, tu cái nhân của Phật tu và làm cái hạnh của Phật làm để tùy duyên hóa độ chúng sanh.

Tăng đoàn đầu tiên thường theo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng hóa khắp nơi có con số một ngàn hai trăm năm mươi vị, như dẫn nhập mỗi văn kinh đều có câu: “Như thị ngã văn, nhất thời tại …dữ đại tỳ-kheo-tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhân câu …”

Tăng đoàn đó được Đức Phật trực tiếp trao truyền Giáo Pháp để mỗi vị tỳ-kheo sẽ là sứ giả của Như-Lai, đem hạnh phúc của sự giác ngộ mà hiến tặng nhân gian. Nếu không có đoàn người:

“Hủy hình thủ khí tiết
Cắt ái từ sở thân
Xuất gia hoằng Phật đạo
Thệ độ nhất thiết nhân”

thì giữa rừng kinh điển để lại, chúng sanh tự lần giở đến bao giờ mới có thể liễu nghĩa?

Thế nên, xây dựng tăng thân là Phật-sự quan trọng nhất, cấp thiết nhất trong hạnh nguyện truyền thừa giáo-pháp của bất cứ ai tự nhận mình là trưởng tử Như-Lai. Tùy theo môi trường và hoàn cảnh của mỗi vị, các ngài đều có thể giáo hóa, đào tạo, thâu nhận đệ tử, hướng dẫn tu tập. Một ngọn nến thắp sáng căn phòng rồi sẽ thắp sáng những ngọn nến khác. Bóng tối phải bị đẩy lui khi những ngọn nến được tiếp nối thắp lên.

Có những môi trường và hoàn cảnh đồng nhau nhưng tâm chẳng đồng, nên tuy cùng mầu y khoác trên thân mà hướng đi lại hoàn toàn khác.

Có những môi trường và hoàn cảnh chẳng đồng nhưng cùng ý nguyện nên trước sau cũng đồng về một hướng mà thôi. Hướng đó là phải đào tạo được hàng hậu học có khả năng truyền thừa Giáo-pháp.

Đó chính là việc xây dựng tăng thân.

Phật-sự này không phải một ngày, một tháng hay một năm, mà phải kiên trì, liên tục, như người trồng lúa, phải gieo từng hạt, phải theo dõi, chăm bón tận tụy mới có ngày thấy ruộng lúa vàng bát ngát trĩu bông. Phật- sự này thường chỉ mang được đúng ý nghĩa cao cả khi người cưu mang là vị cao tăng phát Đại-nguyện với tâm Đại-bi “Thệ độ nhất thiết nhân”. Phật sự này chẳng thể thành tựu với những tâm hời hợt, quẩn quanh tham vọng, dù y áo vị đó khoác trên người đang mang hình thức gì!

Ngay thời mạt pháp này, ai muốn nhìn thấy Bồ Tát cũng không mấy khó. Chỉ cần thực tâm quán chiếu Hạnh và Hành của đoàn trưởng tử Như Lai. Trong các ngài, giữa uế nhiễm ngũ trược, những ai đã và đang thinh lặng, nhưng chưa từng ngừng bước trên đường Phật đi, chưa từng ngừng y giáo phụng hành những lời Phật dạy? Khi quán chiếu, phải vận dụng trí tuệ để nhìn cho rõ, sau những bước đi, sau những hành động của các ngài, lợi ích sẽ về đâu? Các ngài được gì và chúng sanh được gì?

Với sự sáng suốt và lòng trong sạch, chúng ta sẽ thấy ngay thôi!

Nơi Am Thất nhỏ bé, vị Thầy lặng lẽ ngồi trước máy vi tính, dùng phương tiện của kỹ thuật điện toán mà trao truyền Kinh, Luật, Luận tới hàng hậu học trên khắp toàn cầu. Đó có là một hình thức xây dựng tăng thân hay không? Dù hoàn cảnh và môi trường của Thầy bị giới hạn trong bốn bức tường nhưng tấm lòng và âm thanh lời Thầy giảng dạy vẫn vang dội khắp năm châu từ nhiều thập niên nay. Ai có thể ước lượng được pháp-thí quý báu này đã tới biết bao kẻ đói-pháp, đã kịp thời vực dậy bao kẻ đột quỵ vì khổ đau ngũ trược ác thế?

Thầy ngồi đó, từ nhiều thập niên, vẫn thanh thản hành Bồ-tát-hạnh, dạy học, dịch kinh, mặc bao bùn nhơ do tâm địa tham sân si ném tới.

Đức Thế Tôn từng dạy “Quà tặng mang tới, người nhận không nhận thì quà đó sẽ trở về người mang tặng”.

Lời dạy này thật đơn giản mà bùn nhơ vẫn nhớp nhúa nhân gian vì tam độc quá nặng!

Nhưng ở chốn thiền môn, Bồ-Tát vẫn vì nỗi bi thương này mà không ngừng ban vui cứu khổ. 

Bồ-Tát tùy duyên hóa độ nên ở những môi trường và hoàn cảnh khác, lại thấy có vị thị hiện khắp nơi. Thầy như mây trời. Mây đó lơ lửng phương Đông, thoắt đã tới phương Tây, vừa thuyết giảng ở phương Nam, đã lại ban pháp ở phương Bắc. Thầy đang hóa thân ư? Trên một nghĩa nào, Thầy quả đang hóa thân vì hạnh nguyện của Thầy là “xây dựng tăng thân, trao truyền giáo pháp” nên trong hàng môn đồ tứ chúng, những ai được trắc nghiệm đủ bản lãnh, đã là hóa thân của Thầy để truyền lại những gì được thọ nhận cho người cầu đạo. Hơn nửa thế kỷ, Thầy đã không ngừng bôn ba khổ nhọc, nhắc nhở nhân gian hãy biết Hiểu và Thương, vì kẻ thù ta không phải là Người, mà kẻ thù ta là sự Vô Minh.

Hơn nửa thế kỷ Thầy đã đi với tấm lòng mở rộng như thế nên hàng hàng lớp lớp những người từng dừng lại, lắng nghe, đã có biết bao hành giả cất bước theo Thầy để cùng “Chí cầu đại thừa, vị độ nhân cố”. Bởi Thầy đi khắp năm châu bốn bể nên những bước chân theo Thầy đã đủ cả mầu da, sắc áo, đủ mọi nguồn gốc văn hóa, ngôn ngữ, mọi giai cấp già trẻ lớn bé, sang hèn, giầu nghèo …

Đây có phải chính là tinh thần bình đẳng, vị tha trong hình thức tăng đoàn của Đức Thế Tôn khi xưa hay không?

Cũng như vị Thầy ngồi trong Am Thất hành Bồ-tát-hạnh, bùn nhơ bên ngoài chẳng làm vấy bẩn tâm Kim-Cang, thì vị Thầy có hoàn cảnh và môi trường bước những bước thênh thang khắp cõi ta-bà, cũng khiến những tâm tỵ hiềm khởi ác nghiệp. Bùn nhơ ném từ tứ phía cũng chỉ làm bẩn tay kẻ ném, chẳng những không mẩy may bận tâm Thầy mà ngay tâm các đệ tử đông đảo của Thầy khắp năm châu, bùn nhơ đó đã chẳng thể xao động, chẳng thể đến gần. Điều này đã vừa chứng minh với những đệ tử còn bé bỏng của Thầy qua sự phải nhận chịu bao đối xử bất xứng của những người lớn hơn 

Đoàn lữ hành mang hình ảnh “Thiên nhị bá ngũ thập nhân câu” từng theo Phật khi xưa, cũng chỉ một lòng tự độ rồi độ tha.    

Với tình thương của những vị Thầy, dù có hoàn cảnh bôn ba hay bị giới hạn trong kềm kẹp, nhưng đại nguyện của Quý Thầy đang không ngừng xây dựng tăng thân, yếu tố tất yếu để có Bồ-Tát-Hóa-Thân mà trao truyền giáo pháp tới mọi nơi, mọi loài. 

NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

 

Hạnh Chi
(Độc-Cư-Am, chớm đông 2008)    

                                         


 

DIỆU TRÂN

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
BỞI NHÀ XUẤT BẢN GIÓ ĐÔNG


Vô Tự Thị Chân Kinh


Đường thiên lý
A thousand-mile road
Une route interminable
 


Tâm Hương Tải Đạo

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.