.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

TIN VĂN

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU

phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyên Bạch | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Nguyễn Mạnh Quý | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |
 

 NHẬN ĐỊNH| PHÊ BÌNH | GIAI THOẠI

Xem tiếp 19 | 18 | 17 | 16 | 15 | 14 | 13 | 12 | 1110 | 9  |  8 7 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

PSN - 1.10.2014 | Đặng Công Hanh: Cảm xúc về bài thơ “trăng và mai” Bắt gặp trong Ấn phẩm Xuân Quý Tỵ 2013 của Thiền Viện Bồ Đề Đà Nẵng, bài thơ “Trăng và Mai” của Phương Bối, một người Phật tử thuần thành, làm việc với trách nhiệm chuyên viên kỹ thuật thiết kế đồ hoạ vi tính, phục vụ công tác hoằng pháp cho Chùa. Duyên với nợ, nợ với tình. Thế cho nên anh làm thơ. Thơ của anh có khuynh hướng thơ Thiền...


PSN - 1.10.2014 | Hoàng Công Danh: Im lặng mỉm cười Một năm nay, buổi sáng tôi thường dậy sớm. Dần thành quen nên chẳng cần hẹn chuông báo thức, đều đặn mỗi sáng năm giờ ba mươi tôi đã rời khỏi giường. Sau khi vệ sinh cá nhân, tôi đến ngồi ở khu vườn bên nhà và nhìn ra đường. Chờ vị sư đi qua. Đạo hiệu của sư là gì chẳng ai biết. Sư, chỉ một chữ ấy để gọi. Không gọi sư thầy, cũng không gọi vắn tắt là thầy. Sư cũng xưng với người ta bằng sư. Không phải tôi, ta, chỉ sư.


PSN - 1.10.2014 | Hoàng Công Danh: Nếp tranh xưa Buổi chiều, cỏ tranh dựng đứng lên xếp thành một lũy ở bìa làng. Ngay khi rễ cỏ còn vương dấu đất, loài tranh đã tự biết làm phên chắn gió cho một cõi linh thiêng tục gọi cồn Mai. Trong ý nghĩ của người quê, cỏ tranh biểu thị cho sự ấm áp và đôn hậu. Hồi ấy, trẻ con chúng tôi vẫn hay rủ nhau xuống cồn Mai chơi trò trốn tìm. Nơi trú ẩn kín đáo nhất chính là giữa lùm cỏ tranh. Ở làng, người ta đồn nhau rằng trong những bụi rậm thường hay có ma, trẻ con trốn vào đó rất dễ bị ma thu...


PSN - 15.09.2014 | Trần Mạnh Hảo: Mẹ tôi trong Cải cách ruộng đất Năm cải cách ruộng đất ở làng tôi sau tết 1956-1957, là đợt long trời lở đất cuối cùng của cuộc tắm máu, trời rất rét, nạn rận chấy hành hạ dân chúng khủng khiếp hơn bao giờ, có nguy cơ chết vì rận chấy nhiều hơn là chết vì đảng bác xử bắn oan, (xử bắn, đấu tố toàn người tốt, người nghèo bị quy oan do số phần trăm đảng đội áp đặt lên từng làng từng xã). Nếu không có nạn rận chấy năm đau thương khốn khổ tột cùng ấy, có lẽ ba mẹ con tôi đã chết đói (bố tôi đang bị đảng - đội bắt giam tội địa chủ) vì không có hạt gạo nào để nấu cháo...


PSN - 15.09.2014 | Chân Vỹ Nghiêm: Đi như một dòng sông Đã nhiều lần Tâm Chánh, Tâm Từ, Tâm An nghe Thầy nhắc về Tu viện Bát Nhã. Dường như nơi đó đã in đậm trong trái tim Thầy. Hôm nay, Thầy ngồi chơi và kể cho các chú nghe về Tu Viện đã để lại trong lòng Thầy nhiều niềm vui, hạnh phúc và cũng lắm nỗi buồn đau. Thầy nhìn các chú với ánh mắt thương yêu, trìu mến, giọng Thầy trầm hẳn, tưởng chừng như Thầy đang nói chuyện với chính mình:..


Bát Nhã Là Một Công Án Thiền PSN - 15.9.2014 | Nguyễn Mạnh Quý: Vãng cảnh chùa xưa Cây cỏ tiêu điều nhớ người xưa, nay đã đi đâu hết cả rồi? Vẳng nghe tiếng con chim Cuốc lẻ loi tìm bầy dưới khe suối. Nào ai biết có một cây vẫn đứng lặng im hoài niệm trong tiếng chuông vọng buồn hằng đêm nơi chùa vắng. Bước chân người lữ khách bồn chồn như sợ dẫm vào những dấu chân xưa. Nước mắt vỡ òa như làn mây phủ mờ gương mặt Thích-Ca trên cao lồng lộng. Ô kìa, hình như có nhiều gương mặt im lặng cười thênh thang thấp thoáng phía đồi thông. Giật mình nghe thấy bước chân mình đi lạc vào đây hay Họ đã đi lạc vào đâu hết cả rồi…


PSN - 15.9.2014 | Nguyễn Mạnh Quý: Rừng phương bối
Em có nghe,
tiếng thở của rừng Phương Bối
Tiếng của những con Chim nguyện ngày xưa
Khát khao tìm chân trời mới
Giữa rừng xưa u minh.


PSN - 6.9.2014 | Nguyễn Thế Hà: Cội Băng Mai
Cánh bướm xanh
màu xanh mơn mởn
Cội băng mai
già cỗi giấc cô đơn


PSN - 6.9.2014 | Nguyễn Thế Hà: Dì Mận Gia đình người Việt mình ngày xưa rất đông con, có những khoảng đời đẻ năm một hay ba năm hai đứa. Vì vậy người mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ cùng một lúc cho những đứa con còn bú. Cho nên hồi xưa có chuyện nuôi vú. Thầy mẹ tôi nuôi một người vú cho tôi. Cậu bé lên năm có biết gì, đói thì có bầu sữa, đâu có biết hỏi tại sao.


PSN - 6.9.2014 | Nguyễn Thế Hà: Nắng gắt, giọt sương (1)
Thiền sư Nhất Hạnh hướng dẫn thiền hành đi cho hoà bình tại Los Angeles 2006. Thầy được xem như là người sáng lập ra Phật Giáo Dấn Thân. Nắng gắt trên vai gầy
Xanh ngát trời không mây
Chân bước không vội vã
Nhất hướng con theo Thầy.


PSN - 6.09.2014 | Tâm Thường Định: Đôi mắt thần tiên
Đôi mắt ấy long lanh
Như sao đêm sâu thẳm
Bờ môi người thầm lặng
Nụ cười hiền trăm năm.


PSN - 3.09.2014 | Hoàng Yến Anh: Tiền không là tất cả Một ngày cuối tháng 7, trong bữa tiệc gia đình, tôi có may mắn được gặp một người vừa đi vòng quanh thế giới sau chín tháng và vừa mới trở lại Canada cách đây ba tuần. Tất cả mọi người rất hồi hộp và muốn biết chuyến đi của anh ra sao, động lực nào đã khiến anh quyết định bỏ việc để đi. Mẹ tôi nói mỗi người được hỏi hai câu và em Pitchou là người bắt đầu. Sau những câu hỏi “quen thuộc” như: Nước nào đẹp nhất? Phụ nữ xứ nào xinh nhất?...


PSN - 3.09.2014 | Lê Thị Chân Tú: Người đàn ông xa lạ Những cơn đau mỗi lúc một dồn dập. Cơn đau này tràn sang cơn đau khác thành một cơn đau bất tận. Hai bàn tay run rẩy của An bám chặt vào thành giường inox, móng sắt cứa mạnh vào lòng bàn tay nhưng cô chẳng có cảm giác gì. Cô y tá giữ chặt vai An và ghì xuống giường, giọng vỗ về: “Ngậm miệng lại, hít thật sâu vào…, như thế, được rồi, ráng lên… Ráng lện chút nữa”...


PSN - 18.08.2014 | Cao Ngọc Hồng Ân: Ba tôi Hồi đó, mỗi đêm trước khi đi ngủ, mẹ thường dạy cho thuộc ca dao tục ngữ. Mẹ hay ê a hát cho thằng con bé tí bập bẹ nói theo: “Còn cha gót đỏ như son. Đến khi cha mất, gót con đen sì”. Tôi ngô nghê hỏi mẹ, vậy là không có cha kỳ gót chân cho hả mẹ. Mẹ nói ừ, được kì gót chân cho là cả một hạnh phúc. Còn nhỏ xíu, tôi chẳng biết gì…


PSN - 17.08.2014 | Hoàng Nguyên Vũ: Giọt nước mắt của mẹ “Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh, và một bông hồng cho những ai đang còn mẹ”, có lần nghe câu hát này tôi và một số đồng nghiệp hỏi một câu nửa đùa, nửa thật: “Vậy là toàn hoa hồng cho con, chứ có hoa nào cho mẹ đâu?”. Câu hỏi vu vơ dẫn dắt cho một cuộc bàn luận dài về chủ đề mẹ, chúng tôi đã nói với nhau rất nhiều và chốt lại một điều: chỉ có mẹ Việt Nam là người cho nhiều nhất và nhận ít nhất...


PSN - 13.08.2014 | Phong Điệp: Bà tôi Bà tôi là người hay lo xa. Trời thấp thoáng chuyển gió mùa bà đã mở tủ lôi đống áo len của chúng tôi ra, xem “gián có nhấm không, có chỗ nào bị tuột sợi không, kẻo rét đến mang tai mới lo thì khốn đốn con ạ”. Đợi có cữ nắng to bà lại hì hụi mang chăn chiếu ra giũ giũ, phơi phơi, tất bật cả ngày không hết việc...


PSN - 13.08.2014 | Phong Điệp: Thủ tục để làm người …thành phố Con ạ, bố sẽ nhớ mãi buổi chiều ngày hôm qua, cái buổi chiều tầm tã mưa, con nằm sốt ở trong nhà, bố cách con chỉ vài mét đường, cách một cái barie mà không thể lao đến ngay được với con. Con ủ dột đứng bên cửa sổ vẫy bố, tay cầm điện thoại. Bố con chập chờn tiếng có tiếng không. Và phải hơn một giờ đồng hồ, nhích từng centimet, vượt qua đoạn đường ngược chiều chỉ có vài mét, bố mới về được đến nhà, để lau nước mắt cho con...


TCS và Bùi Giáng (2)PSN - 13.08.2014 | Vương Tâm: Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng - Sự giao cảm vô thường Sinh thời, người ta nói hai người chơi thân với nhau cũng không hẳn đúng, bởi lẽ mỗi người một tính cách, mặc dù có thời gian nhà hai người ở gần chợ Trưong Minh Giảng, Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng thì ngông nghênh, lãng du và toả sáng bất cứ hoàn cảnh nào bằng thơ ca, còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại dịu dàng, trầm buồn và trĩu nặng với sự cô đơn. Thơ Bùi Giáng luôn phớt tỉnh sự đời, suy tư chông chênh với ý tứ bất ngờ như tia chớp. Còn nhạc của Trịnh da diết nhưng không kém phần bảng lảng trong cõi triết luận vô thường...


PSN - 13.08.2014 | Lê Phương: Nguyễn Ánh 9: ...vì tiếng đàn là hơi thở của tôi Tôi làm vì đam mê thôi, lớn tuổi như tôi đi xa cũng mệt mỏi nhưng được gần gũi với khán giả thì càng cho tôi nhiều động lực và sức mạnh hơn. Tôi đi diễn nhưng không bao giờ đòi hỏi Ban tổ chức trả cho tôi bao nhiêu tiền hết. Họ đưa cho bao nhiêu tôi lấy bấy nhiêu nhưng quan trọng là mình có cơ hội để được cống hiến vì không phải ai cũng có cơ hội thế đâu...



PSN - 9.08.2014 | Hoàng Ngọc Kiểu: “Bông Hồng Cài Áo": Giai điệu & ca từ tuyệt mỹ về Mẹ Bông hồng cài áo” của cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lấy ý tưởng từ tùy bút cùng tên của Thiền sư Nhất Hạnh. Bài tùy bút ra đời từ năm 1962 - Phật lịch 2507. Khoảng một năm sau, vào mùa Vu lan 1963, đoàn áo lam chúng tôi được nghe đọc “Bông hồng cài áo” trong lần sinh hoạt sau thời công phu, lễ Phật ở chùa Thiên Minh - ngôi chùa đậm dấu ấn kỷ niệm của Thiền sư những ngày tu học ở Huế...


Người chaPSN - 2.08.2014 | Bình Tâm: Người cha 1. Con Nhàn là bạn cấp 2 của tôi, nó học hành bình thường, nói cười bình thường duy chỉ có một lần nó làm tập làm văn được 10 điểm. Cô giáo đọc bài của nó trước lớp, đứa nào đứa nấy mắt đỏ hoe, chỉ mình nó ngồi cười cười mà nước mắt cứ chạy vòng quanh. Đề bài là “biểu cảm về một người em yêu quý”. Con Nhàn đã viết về cha. Chúng tôi đều không biết gì về cha nó cho đến khi được nghe những dòng thật thà ấy. Đó là một người đàn ông đen nhẻm, mặt hốc hác và lúc nào cũng cau có. Người ấy đã bỏ rơi mẹ con nó lúc nó mới lên 7...


PSN - 2.08.2014 | Lê Ngọc Châu: Cha ơi ... Hãy nghe tâm sự của con ... Cha ơi ! Con biết hôm nay là ngày mà cả thế giới, những đứa con nghiêng mình thành kính biết ơn cha ! Biết ơn những người cha đã cho những đứa con hình hài khôn lớn ! Con cũng vậy ! Cha có biết không ? Con biết cha buồn con rất nhiều ! Rất nhiều ....Nhưng cha không bao giờ nói ra, hoặc la rầy con. Một đứa con gái 24 năm rồi được cha cưng chìu và dạy dỗ...


PSN - 2.08.2014 | Bùi Bảo Trâm: Hai cha con Tại sao mình không có một người cha như bao người khác? Tại sao... Câu hỏi đó cứ lặp đi lặp trong đầu của nó. Chưa bao giờ nó có thể trả lời được câu hỏi này, chưa bao giờ và có lẽ là mãi mãi... Nó muốn một người cha tốt hơn. Một người bình thường và không bị câm điếc. Nó muốn một người cha có thể yêu thương nó theo một cách bình thường nhất. Nói những lời yêu thương với nó. An ủi nó khi nó buồn. Một người có thể lắng nghe nó...


PSN - 2.08.2014 | Mai Lan: Mẹ - đóa cẩm chướng của con Hôm nay Con Gái đi làm về muộn. Ra đến cổng, một người bán hoa ế mời Con Gái mấy chục bông Cẩm Chướng hồng còn tươi. Con Gái mua lấy, định bụng mang về nhà tặng Mẹ. Con Gái mở cửa vào nhà, không thấy Mẹ ra đón như mọi khi. Con Gái xót dạ chạy vào bếp, đã thấy cơm Mẹ dọn sẵn sàng. Nồi cơm chín đã được Mẹ đậy kĩ, nồi thịt sốt cà chua trên bếp vẫn nóng cho thấy Mẹ vừa tắt lửa. Trên bàn ăn là một đĩa dưa hấu Mẹ đã để sẵn, những miếng dưa còn mát vì có lẽ Mẹ vừa lấy chúng ra khỏi tủ lạnh. Nhưng Mẹ đâu rồi? Con gái gọi: " Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi"...


PSN - 2.08.2014 | Nguyễn Thị Phương: Mẹ - người phụ nữ con yêu! Mẹ à, có lẽ mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được lá thư này. Và con cũng vậy, con không nghĩ là lại có lúc con cầm cây bút và viết thư để tâm tình với mẹ. 22 tuổi, suốt 6 năm liền là học sinh giỏi văn của lớp, của trường phổ thông và giờ đây là một sinh viên chuyên ngành Văn mà chưa có một lần con viết về mẹ dù chỉ là một dòng. Con đã từng đọc rất nhiều bài văn về cha mẹ. Con cũng đã từng nghe rất nhiều câu chuyện hay về tình mẫu tử. Và con cũng đã nhiều lần chứng kiến sự hy sinh cao cả mà những người làm cha, làm mẹ dành cho những đứa con của mình cảm động đến rơi nước mắt...


LỆ KHÁNH: “Mà sao chưa cuối những lời thơ đau”PSN - 29.6.2014 | Ninh Giang Thu Cúc: Lệ Khánh: Cũng đành Cô gái Huế có bút hiệu rất là định mệnh - vì vậy mà cả đời chỉ khóc, nước mắt nhiều hơn nụ cười. Lệ Khánh yêu rất sớm và đến với thơ sớm cũng vì yêu. Thơ đã nói hộ giùm cô một tình yêu không trọn vẹn, không pháo đỏ rượu hồng, không xe cưới kiêu sa.


phamcongthienPSN - 29.6.2014 | Phạm Công Thiện: Bất nhị Tháng 7 năm 1965, Lá Bối khởi đăng số đầu tiên của tập san văn nghệ Giữ thơm quê mẹ. Phạm Công Thiện, khi đó mới 24 tuổi, vừa trở lại Saigon sau tháng ngày an trú nơi cửa Phật ở Nha Trang, đã góp mặt với một bài thơ và một bài triết luận. Bài thơ có tựa đề là Bất nhị, một năm sau đó thì trở thành phiên khúc số tám trong tập thơ Ngày sanh của rắn.


0000(GiuThomQueMe01).jpgPSN - 29.6.2014 | Huỳnh Như Phương: Ngày xuân đọc lại Giữ thơm quê mẹ Nghiên cứu văn học Việt Nam một cách toàn diện không thể không tìm hiểu văn học Phật giáo. Và nghiên cứu văn học Phật giáo thế kỷ XX một cách sâu sắc không thể không khảo sát báo chí Phật giáo. Kế thừa truyền thống văn hóa Phật giáo, những tờ báo Chánh đạo, Đất tổ, Hải triều âm, Đuốc tuệ, Thiện Mỹ, Vạn Hạnh, Liên hoa, Giữ thơm quê mẹ… vừa đóng góp vào sự nghiệp truyền thông của xã hội, vừa phổ biến tư tưởng Phật học và văn hóa Phật giáo.


học tieng Anh giao tiep - love 4PSN - 29.6.2014 | Kawabata Yasunari: Bất tử Một ông già và một thiếu nữ sóng bước bên nhau. Có một chút kỳ lạ ở họ. Họ nép mình vào nhau như thể là tình nhân, cứ như không cảm thấy khoảng cách sáu mươi năm tuổi đời của họ. Ông già thì lãng tai. Nào có nghe rõ lời cô gái. Nàng mặc chiếc váy hakama màu hạt dẻ với một manh kimono tím trắng vẽ hoa văn mũi tên rất đẹp. Tay áo dài tha thướt.


PSN - 29.6.2014 | Viên Linh: Lưu chuyển và đợi trông Con tàu, sân ga, là sự đi đến và sự nằm chờ; sự rời bỏ và sự ở lại. Ðó là nơi chốn và sự di chuyển, là không gian và thời gian. Qua bốn chữ ấy thôi chúng ta có thể thấy suốt một dòng thi ca Việt Nam, ít nhất là từ đầu thế kỷ hai mươi cho đến những ngày gần nhất...


PSN - 21.6.2014 | Nguyễn Mạnh Quý: Đêm biển Ngồi với biển thật lâu mới có thể thấy rằng đêm tối trên biển có thật nhiều mê hoặc. Ngồi với biển trong đêm, bốn bề là đại dương mênh mông, biển ôm ấp con người cô quạnh bằng một thứ màu đặc quánh, bằng thứ tiếng thì thào xa vọng của gió, bằng tiếng sóng lào xào mãi mãi không đầu không cuối nghe như tiếng ì ì ,u u u… phát ra từ tiếng chuông tìm gọi của các bậc chân sư Tây tạng...


PSN - 21.6.2014 | Thuận Nghĩa: Tần số “kim cương” và năng lượng “trống rỗng” trong thơ Bùi Giáng Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và thật thỏa mãn. Khi những “trùng trùng duyên khởi” bấy lâu của mình khi tiếp cận với “Nguồn Bùi Giáng”, vẫn chưa thể nào chuyển hóa trên “Đạo Lộ” của Tri Thức mà dịch chuyển về một Cõi nào đó để “tận duyên”. Dù là một “Cõi Mơ Hồ” đi chăng nữa. Thì bây giờ cuộc trò chuyện của những người chưa bao giờ biết về Bùi Giáng đã giúp tôi “chuyển dịch” tâm thức để bước đi trên đôi chân Ngôn Ngữ tiến sâu vào “Đạo Lộ” họ Bùi...


Bồ công anh và nắng gió - Long lanh mặt trời soi xuống câyPSN - 8.6.2014 | Nguyễn Mạnh Quý: Người đi tìm tăng thân “Lựợm kinh sách chỉ mà lượm thôi không biết trong ấy viết cái gì, Xin đưa cổ nhận bị chém thay thôi, không biết ông thầy bị đuổi chém kia là ai …” Gặp chị qua lần thứ hai, tôi vẫn không xoá đi đựơc trong đầu ấn tượng một con người quá sức khắc khổ. Với một khuôn mặt tới hơn bảy mươi phần trăm là đàn ông, và với nhiều nếp nhăn hằn sâu như những vết chém ngang dọc …

 Xem tiếp 19 18 | 17 |  16 | 15 | 14 | 13 | 12 | 11 |  9  |  8 7 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1



LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.