.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

TIN VĂN

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU

phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyên Bạch | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |
 

 NHẬN ĐỊNH| PHÊ BÌNH | GIAI THOẠI

Xem tiếp 16 | 15 | 14 | 13 | 12 | 1110 | 9  |  8 7 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1


PSN - 11.2.2013 | Vũ Nam: Cô giáo viên và anh trưởng phòng thương nghiệp Năm 1979, sau khi về dạy trường cấp 1, 2 xã A, huyện B được một năm, Thành nhận được một lời mời dự lễ Tuyên Bố kết hôn của cô Du, giáo viên cấp 1. Thời ấy, tuổi từ hai mươi mốt đến hai mươi lăm, giáo viên nam nữ cặp bồ cặp bịch với nhau nhiều lắm, nhưng tất cả đều "tình trong như đã mặt ngoài còn e". E đây là vì không ai dám làm đám cưới, lễ Tuyên Bố gì cả. Cứ cặp nhau cho vui, còn chuyện lập gia đình cứ phải chờ...

 


 

PSN - 11.2.2013 | Lê Minh Văn: Những con bò đen Bãi biển về chiều vắng vẻ. Những người đến đây nghỉ hè đã về thành phố với cuộc sống thường nhật của họ. Trong bóng chiều của biển vắng, thấp thoáng hình dáng vài ba cặp vợ chồng già thong thả dạo chơi trên bờ đập đúc bằng xi măng chạy cặp dài theo bờ biển. Vài con chim hải âu lượn lờ một cách uể oải với những cơn gió đã mang hơi lạnh về. Chúng kêu quang quác, rồi sà cánh xuống con đê cắt sóng, quây quần lại như để cố sưởi ấm cho nhau...

 


 

PSN - 11.2.2013 | Phong Thu: Khi anh trở thành "kẻ chợ" Tôi vẫn không nhớ rõ tôi quen nhạc sĩ Đỗ Thành Huấn lúc nào. Có thể trong một cuộc họp mặt văn nghệ sĩ, nhà báo hay trong những lần đi tập huấn các trại sáng tác văn học nghệ thuật do Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh tổ chức vào những tháng mùa hè. Nhưng có một điều làm tôi nhớ nhất là anh có đôi mắt hơi sâu, sắc xảo, nụ cười rất miền Nam. Tính tình hiền hoà, nhả nhặn và quý bạn bè....

 


 

PSN - 11.2.2013 | Bình Minh: Mùa xuân tù ngục, ơi những Uyên, những Hạnh

Pháo đì đùng,

lòng bùng quặn thắt,

Giao thừa rồi ư ?

ta một mảnh chiếu khoanh …

 


 

PSN - 11.2.2013 | Trần Mạnh Hảo: Thơ xuân, khai bút đầu năm

Bố mẹ giờ trên bàn thờ

Khói hương xin nối đôi bờ âm dương

Có ai tìm được con đường

Cho con nhận biết quê hương mình còn ?

 


 

PSN - 11.2.2013 | Nguyên Bạch: Mùa xuân đào nở mưa như ngọc

Buổi sáng em đi lòng vội vã

Chiếc xe là cõi chứa buồn phiền

Xe cộ hai chiều thêm bực dọc

Em càu nhàu suốt sáng thần tiên!

 



PSN 3.2.2013 | Trần Đan Hà: Mơ cánh hoa xuân

Tôi mơ nắng ấm về đây

xoá tan tuyết  lạnh phủ đầy trước sân

Trăm hoa khoe sắc chào xuân

trên trời nở đoá hồng vân huy hoàng

 


 

PSN - 3.2.2013 | Hà Sĩ Phu: Ếch Rắn giao tranh Đối với con người, Rắn có hại nhiều hơn có lợi nên thường tránh xa. Tuy cũng có nơi thân thiện nhưng nhìn chung thì con người sợ Rắn. Bệnh sợ rắn (Ophidiophobia) có vẻ là một bệnh bẩm sinh của con người, hình thành từ trong lịch sử đấu tranh sinh tồn, hơn là bệnh do tâm lý hay kinh nghiệm cá nhân, vì nhiều người tự nhiên có ám ảnh sợ Rắn mặc dù chưa nhìn thấy Rắn bao giờ...

 


 

PSN - 3.2.2013 | Tâm Thường Định: Đi và về

Trời lạnh

mùa đông về khắp lối

phố buồn - những cây xanh đang trụi hết lá

những con đường rộng, vắng vẻ người qua

 


 

PSN - 3.2.2013 | Tâm Thường Định: Quê hương ngày về Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn.Vì tuổi già sức yếu, nên có lẽ tôi sẽ tháp tùng cùng người. Cách đây vài năm, tôi đã có dịp trở về Quê Hương Việt Nam thân yêu để làm tròn bổn phận của một người con, người cháu trong gia đình, và đồng thời cũng muốn đóng góp một chút nhỏ nhoi trong khả năng hạn hẹp của mình cho quê hương. Mỗi lần về Quê là mỗi lần lo toan, vui thì ít buồn thì nhiều trước những nhiễu nhương, cay đắng tình đời, và thay đổi ồ ạt của xã hội. Bù lại, những tình cảm nồng nàn, thương yêu của gia đình, bạn bè và thân hữu đã làm ấm lại lòng lữ khách tha hương...

 


 

PSN - 3.2.2013 | Ngã Du Tử: Ấm trà đêm giao thừa Hồi mới vào bậc trung học đệ nhất cấp khoảng năm sáu tám, sáu chín, lúc ấy ông nội tôi còn tại thế, mỗi lần đi học về, tôi thường lân la với ông để chuyện trò, có những điều không biết tôi thường hỏi ông tôi. Nội tôi có thói quen là đọc sách và uống trà. Sách ông đọc thường bằng chữ Nho, thỉnh thoảng ông vẫn đọc sách quốc ngữ dịch từ tiếng Hán như Tam quốc chí, Thuyết Đường, Đông Chu liệt quốc…

 


 

PSN - 3.2.2013 | Trần Mạnh Hảo: Ai ném đá vào hội Nhà Văn? Trên trang mạng của nhà văn Phạm Viết Đào ngày 29-01-2013, có in bài : CHỦ TỊCH HỮU THỈNH: HỘI NHÀ VĂN KHÔNG PHẢI LÀ " VẬT TẾ THẦN " ĐỂ CHO AI ĐÓ... "NÉM ĐÁ"... Trong lễ trao giải thưởng và kết nạp hội viên mới, ngày 29-01-2013, nhà thơ Hữu Thỉnh – chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã phát biểu (web Phạm Viết Đào đưa lên một video clip bài nói vo của ông HT) khẳng định lập trường chính trị kiên định của Hội rằng văn học là để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tức phục vụ đảng, nhất là trong tình hình nhậy cảm này, ca ngợi các tác giả đoạt giải lên mây...

 



PSN - 27.1.2013 | Hà Sĩ Phu: Rồng Rắn lên mây, bạn vàng xiết nợ ! Đất nước Rồng-Tiên này có phải đã thêm một lần dại dột rủ nhau Rồng Rắn lên mây ảo vọng, xin bài thuốc có Mác có Lê để đến nỗi chịu ơn một anh thày thuốc bợm già đầy duyên nợ, đang đòi nợ bằng những thứ thiêng liêng mà dân Việt Nam mình thà chết chứ không bao giờ chấp nhận. Xin mở đầu cảm hứng Câu đối Tết năm nay : - Chuyện Rồng-Rắn lên mây, thầy thuốc ấy đòi công ba (từng) khúc ruột- Tình Việt-Trung xuống dốc, bạn vàng đây xiết nợ một (cả) sơn hà? ...

 


 

PSN - 27.1.2013 | Trần thị LaiHồng: Đất - Nước - Gió - Lửa

Đất thuyết lời khổ hạnh

Chất chứa bao dung – hàm như chủng

Đá cười reo dưới chân

Hoa dâng niềm hoan lạc

Hương sắc nét tuyệt trần …

 



PSN - 24.1.2013 | Trần Mạnh Hảo: Văn Cao, một thiên tài bị lưu đày Năm 2013 này là năm kỷ niệm 90 năm ngày sinh của thiên tài văn nghệ Văn Cao - người đã tự lưu đầy mình vào vĩnh cửu bằng ba tài năng lớn : hội họa, thi ca và âm nhạc. Văn Cao nhà cải cách tiền phong cả ba nghệ thuật : hội họa, âm nhạc và thi ca. Bài này chỉ nói về kiếp nhạc của Văn Cao. Không đợi khi xuân đến, tết về như dịp này, chúng tôi mới nghe lại bản nhạc bất hủ : “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao khởi viết cuối tháng 12-1975, hoàn thành trong dịp tết Bính Thìn năm 1976...

 


 

PSN - 24.1.2013 | Đức Hùng - Lê Khánh Long: Mẹ, và nồi bánh chưng tết ...Năm nào gia đình tôi cũng gói bánh chưng và phải nấu một nồi to để có đủ bánh cúng Tổ tiên; biếu họ hàng và kéo dài các bữa ăn ngày xuân. Bánh chưng hoặc được gói với một khuôn gỗ hoặc chỉ bằng đôi tay trần. Bố tôi là người duy nhất trong nhà biết gói bánh, anh tôi và tôi cũng đã lớn nhưng không biết. Sự khó khăn đó là vì cách Bố tôi gói chỉ là gói tay trần. Tuy thế, chiếc bánh vẫn rất vuông vắn, rất đẹp. Bánh chưng được gói bằng tay với những chiếc lá dong mà mặt trong của lá bọc ra ngoài nom đẹp hơn nhiều so với chiếc bánh được gói trong khuôn. Gói bánh với khuôn, mặt ngoài của lá dọng với gân lá cộm lên đưa ra ngoài, tạo góc vuông bén cạnh nhưng khi lá khô thì trở màu vàng úa. Chúng ta thường nói: Bánh chưng xanh – Dưa hấu đỏ...

 


 

PSN - 24.1.2013 | Nguyên Bạch: Mưa cuối năm

Mưa cuối năm tưởng sóng đêm

Rào trên mái ngói ngỡ thuyền rời sông

Biển xanh đen sóng chập chùng…

Nhớ ngày vượt biển tìm trăng lưng đồi

 



PSN - 21.1.2013 | Huệ Trân: Bông mai nở muộn của thiền sư Mãn Giác Bài kệ của thiền sư Mãn Giác, từ thế kỷ thứ XI, mà tiếng ngân của hai câu kết còn âm vang đến ngày nay, thì chắc hẳn hai câu đó không chỉ ở mặt bằng của ngôn ngữ, mà những gì ẩn dụ thẳm sâu dưới chữ nghĩa mới là giá trị để tồn tại. “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận / Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” Đại ý:   “Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai” Biết bao giấy mực đã dàn trải để chia sẻ những thấm thía cảm nhận được từ hai câu thơ này...

 


 

PSN - 21.1.2013 | Đức Hùng - Lê Khánh Long: Lên non thăm chùa
Bước về non,
Nắng vàng son.
Gió sớm lạnh,
Sương trên cành.

 


 

PSN - 21.1.2013 | Nguyễn Mạnh Trinh: Đỗ Tiến Đức, từ Má hồng đến Những mảnh đời tị nạn Thập niên 60 là những năm mà chiến tranh Việt Nam ở mực độ ác liệt nhất. Ở ngoài chiến trường, địch quân gia tăng cường độ tấn công. Trong khi đó ở hậu phương, thì hỗn loạn chính trị và đời sống vẫn ở trong những tình trạng tha hóa đáng buồn. Trong hoàn cảnh đó, nhà văn Đỗ Tiến Đức viết “Má Hồng”…Nhan đề gợi từ câu thơ của cụ Tiên Điền Nguyễn Du “Lạ gì bỉ sắc tư phong. Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, “Má Hồng” là một thiên tự truyện nhằm lột tả lại một thời kỳ đặc biệt của xã hội miền Nam...


 

PSN - 20.1.2013 | Tin Văn:  Sau diễn viên điện ảnh tới lượt các nhà văn từ chối giải thưởng Sau diễn viên điện ảnh Kim Chi tới lượt các nhà văn được giải của Hội Nhà Văn VN từ chối giải thưởng năm 2012. Báo Người Lao Động online đề ngày thứ Bảy 19/01 chạy tựa: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012: Liên tiếp bị từ chối. Bài báo cho biết: Chỉ một ngày sau khi Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012 được công bố, nhà văn Y Ban và nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam lên tiếng từ chối giải thưởng...

 


11.1.2013 - Mặc Lâm, biên tập viên RFA: Nhân cách cao quý của người nghệ sĩ Câu chuyện của người nữ nghệ sĩ mang tên Kim Chi đã làm những ngươi theo dõi các sự kiện trên Internet trong và ngoài nước sửng sốt và xúc động. Sửng sốt vì chị đã có một hành động rất anh dũng khi viết thư gửi cho Hội Điện Ảnh Việt Nam từ chối không chấp nhận một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thẳng thắn viết rằng “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.



PSN 12.1.2013 | Nguyễn Thị Thanh Dương: Vợ chồng như ... khách khứa Chị Bông vừa bước vào nhà quẳng ngay cái xách tay xuống bàn và ngồi phịch xuống ghế làm anh Bông ngạc nhiên:

- Em ơi, có chuyện gì mà em buồn giận, em quăng cái xách tay hiệu Gucci yêu qúy của em mạnh tay thô bạo thế ?

Giọng chị như sinh sự:

 - Anh mỉa mai em đấy hả? anh làm bộ xót xa cho cái xách tay này trong khi anh thừa biết nó là hàng nhái mà…

 


 

PSN - 12.1.2013 | Trần Mạnh Hảo: Phạm Duy "còn đó ... muôn đời" Phạm Duy - (từng là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nền tân nhạc Việt Nam, từng là giáo sư dạy trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn, một nhà nghiên cứu âm nhạc xuất sắc, một nhà văn, nhà báo có phong cách riêng khi viết báo, viết hồi ký) - kể từ bài hát đầu tiên phổ thơ Nguyễn Bính, bài “Cô hái mơ” viết năm 1942 đến nay, đã có hàng mấy trăm bài hát (có người còn cho ông đã viết đến con số trên dưới 1000 bài ?) làm xúc động lòng người Việt Nam suốt hơn 70 năm nay...

 


 

PSN 31.12.2012 | Trần Đan Hà: Nhớ tết quê xưa
Ngồi đây nghe pháo nổ ran
nghe
lòng nhung nhớ vô vàn Tết xưa

Cành mai trước gió đong đưa

hoa
khoe sắc thắm lưa thưa ánh trời

 


 

PSN - 31.12.2012 | Trần thị LaiHồng: Trăng mùa đông
Nghiệp
Tự tiền kiếp xa xăm
nghiệp duyên còn quyện với trăng rằm
nào biết được trăm năm ...

 



PSN - 28.12.2012 | Nhất Hạnh: Am mây ngủ Truyện Am Mây Ngủ tuy nói về công chúa Huyền Trân nhưng ở đây hình ảnh công chúa Huyền Trân không thể tách rời ra khỏi hình ảnh của người tăng sĩ áo vải sống trên am Ngoạ Vân núi Yên Tử. Người ấy là Trúc Lâm đại sĩ, tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm. Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ. Từ ngày xuất gia, Trúc Lâm đã sống đời khổ hạnh, mặc áo vải sô, ngủ am lá, và đi chân đất. Ông đã tu như thế trên mười năm trời, trong khi vẫn không quên tiếp tục xây dựng và bồi đắp nền đạo đức và văn hóa dân tộc. Ông đã du hành sang đất Chiêm để thắt chặt tình hữu nghị Chiêm Việt, mong dựng nên một nền hòa bình lâu dài giữa hai nước...

 



PSN - 27.12.2012 | Vũ Nam: Thành phố Konstanz, ngày vui qua mau Tháng 10 năm 1981, chúng tôi khoảng ba mươi người, từ trại chuyển tiếp Göppingen về trại tị nạn „Meßhotel“ ở thành phố Konstanz. Thành phố nằm trên bờ hồ rộng lớn Bodensee, ráp gianh với vùng đất sương mù Thụy Sĩ. Để chuẩn bị tình thần cho người Việt tị nạn sẽ về Konstanz, ông trưởng trại Göppingen nói sơ qua cho biết Konstanz là một thành phố du lịch nổi tiếng ở miền nam nước Đức, nhờ cái hồ rộng lớn có tên là Bodensee...

 


 

PSN - 21.12.2012 | Nguyên Bạch: Ai là kẻ thù của em?
Em đi như một kẻ cô đơn
Em nhìn như một oan hồn vừa tỉnh dậy
Em chưa bao giờ thấy mây
Em không biết tại sao lá đổi mầu

 


 

PSN - 21.12.2012 | Trần thị LaiHồng: Món quà đầu xuân Tượng Ông Hoàng Hạnh Phúc dựng trên một bệ đá cao nhìn xuống thủ đô. Pho tượng dát bằng vàng lá, đôi mắt là hai hạt lam ngọc long lanh mầu đại dương, và chuôi kiếm chói sáng một viên hồng ngọc lớn bằng ngón tay cái. Ai đi ngang qua cũng dừng bước ngắm nghía trầm trồ khen ngợi vẻ cao sang lộng lẫy của tượng, nhưng cũng không thiếu gì người nghĩ sự cao sang lộng lẫy đó chẳng thiết thực chút nào giữa xã hội loài người đầy đau khổ. Tuy nhiên, nụ cười tươi trên gương mặt sáng láng chan hòa hạnh phúc của pho tượng cũng đã nhiều lần an ủi được một số người bất hạnh...

 


 

PSN 21.12.2012 | Pháp Nhật: Biểu tượng âm và dương Từ nhỏ tôi đã có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người. Tôi có cơ hội đó bởi vì ba tôi là một thầy thuốc. Gia đình tôi sống nơi một huyện miền núi, vì vậy những người bệnh nhân đến với ba tôi phần lớn là những người nghèo khổ. Tuy nghèo khó nhưng mọi người vẫn giữ được nét chân chất, dân quê mộc mạc. Cư xử với nhau đầy tình và nghĩa...

 


 

PSN - 21.12.2012 | Nguyên Bạch: Mười hai tháng níu lấy nàng trong đáy cốc

Mười hai tháng thoáng chốc

Phù du thế giới muôn mầu

Chàng ôm thuốc giải sầu

Chữa  cơn đau không dứt!

 


 

Tâm Chân Nguyên Trần thị LaiHồng: Đốn ngộ

Trăng khuyết ba sao trải với người

Huyền phi tâm hứng dễ nào rơi

Sớm dậy tinh quang về tịnh độ

Đốn ngộ là câu giải đáp lời

 


 

PSN - 16.12.2012 | Nguyên Bạch: Hệ lụy
Ngập ngừng bước nhỏ con về lại
Phố cũ năm xưa cửa hiệu buồn
Vài món đồ trong ngôi tủ mốc
Mẹ ngồi tựa cửa mưa chiều tuôn

 


 

PSN - 16.12.2012 | Nguyễn Thanh giang: Thơ chính luận Trần Nhơn Qua lời tựa tập “Điêu tàn”, Chế Lan Viên đã ra một tuyên ngôn thơ nổi tiếng thời bấy giờ: “Hàn Mặc Tử nói: làm thơ tức là điên. Tôi nói thêm: làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai”. Sau Cách mạng Tháng Tám ông đã suy đi nghĩ lại về thơ rất nhiều (“Nghĩ suy 68”, “Nghĩ về thơ”, “nghĩ”...) để có lúc ông lại cho rằng “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ “ơi hời” mà con đập bàn quát tháo lo toan,....”. Đến nỗi, ông còn không muốn...

 


PSN - 1.12.2012 | Huệ Trân: Bước thiền in dấu non thiêng Dân tộc Ấn Độ có vị Hoàng Tử rời cung vàng điện ngọc, khoác áo sa-môn, lang thang sống đời khổ hạnh quyết tìm ra con đường cứu khổ muôn loài. Đạo Giác Ngộ đó, đến nay, đã hai mươi sáu thế kỷ, vẫn là đuốc soi đường cho chúng sanh vượt thoát vòng luân hồi khổ đau, đạt tới cõi vô sinh bất diệt. Dân tộc Việt Nam có vị vua, khi ngự trên ngai vàng, đã làm tròn sứ mạng đánh đuổi ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi; khi nước thịnh dân an mới nhường ngôi cho Thái Tử, một mình chống gậy trúc lên núi Yên Tử, từng phút từng giây trực diện với Phật trong tâm. Chính nơi hang động thâm u trên non thiêng Yên Tử đó Ngài đã chứng đắc và khai sáng dòng thiền Trúc Lâm mang nét đặc thù của văn hóa con Rồng cháu Lạc...


PSN - 1.12.2012 | Lương Nguyên Hiền: Hermann Hesse - Câu chuyện dòng sông (Kỷ niệm 50 năm ngày mất của tác giả) Hermann Hesse sinh ngày 2.7.1877 tại thành phố Calw (Đức). Ông là một nhà văn hiện đại của nước Đức và cũng là một nhà thơ, một họa sỹ tài hoa. Ông nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu như „Siddhartha“ (Câu chuyện dòng sông), „Der Steppenwolf“ (Sói đồng hoang) và „Das Glasperlenspiel“ (Trò chơi ngọc thủy tinh),.... Năm 1946, ông được trao giải Nobel Văn Chương vì các tác phẩm của ông đều mang đậm nét nhân bản được viết bằng một giọng văn trong sáng nhưng rất sâu sắc. Cũng trong năm đó, ông được trao thêm giải Goethe của thành phố Frankfurt am Main và năm 1955 ông nhận giải Hòa Bình của hội kinh doanh sách Đức.


PSN - 1.12.2012 | Phong Thu: Trở lại cao nguyên Tình Xanh Bảy năm trước tôi đến Seattle vào chớp thu trong một dịp nhà thơ Quốc Nam tổ chức Đại Hội Văn Chương Phụ nữ. Lần đó, các qúy văn thi hữu và qúy đồng hương tham dự rất đông đảo. Chuyến đi để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên về cảnh vật và con người tại Seatttle. Năm nay, chị Nguyễn Ánh Tuyết có nhã ý mời tôi viếng thăm Tacoma, một thành phố cách Seattle khoảng 45 phút lái xe. Chúng tôi biết nhau đã khá lâu, có những ngày trò chuyện trên điện thoại nhiều giờ đồng hồ, thật gần và ấm áp. Có lẽ tình cảm chân thành đó khiến tôi quyết định chuyến đi giới thiệu quyển sách “Sài Gòn Mưa Vẫn Rơi”...


PSN - 27.11.2012 | Hoàng Hưng: ANIARA Aniara bàn về mọi sự mà chúng ta không tự thân điều khiển được, nhưng lại phụ thuộc vào và cũng tham gia. Dù cách sống của mình ra sao, chúng ta cũng sống bên trong những cái khung mà chúng ta bị áp đặt vào một cách không thương xót. Có một cái khung sinh học. Chúng ta sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Cái khung thứ nhất ấy đã chứa đựng tất cả niềm vui và tất cả nỗi sợ có thể có. Những khung khác được con người tạo ra trong mối quan hệ với thiên nhiên. Đó là những khung xã hội, chính trị, tôn giáo và khoa học. Sự sinh tồn của chúng ta chỉ là một toan tính dài nhằm giải thích cho mình thế giới bên trong những cái khung ấy, cho đến giới hạn của sự bí ẩn hay hãi hùng, hay thêm nữa, nhằm cô lập mình khỏi đó và che chở mình khỏi đó, nhờ những biểu tượng hướng nội, những biến dạng của bản năng...


PSN - 25.11.2012 | Nguyễn Hồng Nhung: Những nỗi niềm tiếng Việt Người ta thuê tôi dạy mấy lớp tiếng Việt tổ chức trong một khu trung tâm thương mại giữa thành phố. Tôi nhận lời. Các lớp học tổ chức trên tầng gác cao nhất của khu trung tâm thương mại, bước lên tầng gác này người ta ngạc nhiên liếc qua các căn phòng ”bỏ hoang”, ở giữa là những khu nhà vệ sinh sạch bóng, đi dọc hành lang, ngắm qua khung cửa kính rộng thấy cả một quang cảnh bát ngát, một bức tranh thiên nhiên khổng lồ mang những sắc màu khác hẳn nhau tùy theo bốn mùa...


PSN - 25.11.2012 | Nguyễn Hồng Nhung: Nghĩ về cái chết Điều làm tôi hôm nay sực tỉnh: mình đã sống như thế nào vài ba năm nay? Khi bỗng nhiên nhận ra : mình đã đặt cái CHẾT ở vị trí nào trong đoạn đời này? Mưa thút thít suốt ngày mùng một tháng mười một mở màn cho hai ngày lễ dành cho người đã khuất, theo phong tục của Cơ đốc giáo. Những ngọn nến thắp lên khắp nơi, trước hết trong lòng người. Người ta lặng lẽ mang hoa tươi, các vòng hoa, các chậu hoa, những bó hoa khô, những vòng hoa khô đến nghĩa trang, đặt lên các ngôi mộ và đứng im cầu nguyện thầm lặng trong đầu...


PSN 25.11.2012 | Trần Đan Hà: Đọc: Cảnh đây người đó,và Dòng đời xuôi ngược của Thôi Hiên & Võ Phước Hiếu Hai tập truyện nầy có thể gọi là chứng tích cho niềm tự hào về một cơ sở Văn học lưu vong hải ngoại, do nhóm Văn hóa Pháp-Việt thực hiện, như một tổ chức đại diện cho khu vực Âu châu. Võ Đức Trung, một bút hiệu của nhà văn Võ Phước Hiếu, đã và đang chủ trương như một tay lèo lái con thuyền chuyên chở nền Văn học Việt nam, vượt thoát những khúc quanh lịch sử, cách ly những âm mưu hủy diệt để thẳng tiến về tương lai bằng một tấm lòng tự tin và độ lượng.


PSN - 25.11.2012 | Ngã Du Tử: Nắng lênNgày lên ánh sáng vẫn hồng
ồ thì nắng cũng xanh rồi
ngày đông u ám cũng ngời sắc lên
rực vàng chuyển khắp tầng trên
sáng trưng trời đất tôi, em dự phần


PSN - 25.11.2012 | Hồ Huy Sơn: Mẹ và cây Gạo
Mẹ cũng có một thời như cây gạo cuối thôn
Giật tung áo ngực
Rừng rực màu yêu
Để mỗi độ tháng Ba về


PSN - 18.11.2012 | Cécile Sakai: Nhà văn nữ Nhật bản ...Giờ đây ở Nhật Bản, đã xa rồi cái thời kỳ khi mà trong các buổi gặp mặt của giới văn chương, trong thành phần các ban giám khảo hay những bữa tiệc cocktail, người ta chỉ gặp toàn những người đàn ông. Từ những năm 1990, những người phụ nữ đầu tiên đã đặt chân lên các bục vinh quang của thế giới văn chương. Càng ngày họ càng chiếm số lượng áp đảo trong số những người giành được các giải thưởng văn học, thành công của họ trong xuất bản không ngừng được khẳng định. Văn chương hiện đại dường như đang hướng về thế giới của những người phụ nữ...


PSN 18.11.2012 | Pháp Nhật: Truyện cây bút Tôi là một cây bút. Một cây bút rất bình thường. Tôi là một cây bút bình thường nhưng tôi biết mình là một cây bút hạnh phúc. Tôi hạnh phúc không phải vì tôi có một vẻ ngoài sang trọng và đẹp đẽ. Cũng không phải vì những dòng mực trong người tôi là loại mực tốt nhất. Tôi hạnh phúc bởi vì chàng. Chàng đã sử dụng tôi để tạo ra những con chữ có hồn. Chàng đã sử dụng tôi để gửi những thông điệp của hạnh phúc của yêu thương...


PSN - 18.11.2012 | Nguyễn Mạnh Trinh: Nguyễn Sỹ Tế, tác giả - tác phẩm Nguyễn Sỹ Tế là một khuôn mặt văn hóa và trí thức có thể nói là tiêu biểu cho một thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Ông là một nhà thơ, một nhà văn và rất trân trọng văn chương chữ nghĩa. Đọc thơ văn của ông, thấy được tấm lòng với nghệ thuật. Dù đời sống thực tế có nhiều thăng trầm nhưng tâm tình của ông vẫn khoan hòa và trong bất cứ hoàn cảnh nào, văn chương vẫn là của thẩm mỹ quan sâu sắc và chính xác. Là một nhà giáo dục, làm hiệu trưởng trường trung học Trường Sơn và là giáo sư của nhiều viện đai học Việt Nam như Đại Học Sư Phạm, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Đà Lạt, Đại Học Cần Thơ và có nhiều môn sinh thành đạt...


PSN - 3.11.2012 | Phạm Trọng Chánh: Hồ Xuân Hương và Phật giáo Điều nghịch lý trong thơ truyền khẩu gán cho Hồ Xuân Hương là Xuân Hương thường đi chùa, cuối đời có đi tu một thời gian, nhưng trong thơ lại «ghét» sư đến mức thậm tệ gọi sư là «lũ trọc đầu», «phúc đức như ông được mấy bồ ?», «hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo ?», sư «chái gió cho nên phải lộn lèo», thậm chí gán cho hang Thánh hoá chùa Thầy, thánh tích thiêng liêng của đồng bào Phật tử Việt Nam, nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh cởi bỏ nhục thân để đầu thai thành vua Lý Thần Tông là cái dương vật : «một đố dương ra biết mấy ngoàm», «một sư đầu trọc ngồi khua mõ, hai tiểu lưng tròn đứng giữ am»...


PSN - 31.10.2012 | Chân Y Nghiêm: Hãy khóc đi em! Cao nguyên đang vào mùa đông, từng cơn gió se lạnh làm tiết trời khô ráo, những cơn mưa nặng hạt bắt đầu thưa dần, bầu trời quang đãng. Từng cụm mây trắng nhởn nhơ bay, những vạt nắng vàng nhạt vắt ngang qua đồi chè xanh muớt, uốn éo trên vườn cà phê hàng ngàn thân cây nặng trĩu hạt đỏ chin...


 

PSN - 30.10.2012 | Trần Mạnh Hảo: Đỗ Phủ

Trong chiếc đò nát như thời cuộc

Cơn đói làm ta say

Sông Tương như một niềm Kinh Thi ròng ròng nhựa chuối

Ngọn lửa trong đầu ta đang đóng băng thành sáp

 


 

PSN - 31.10.2012 | Nguyên Bạch: Tháng Năm rồi đến tháng Mười

Lá bồ đề cầm trên tay

Chỉ còn một nửa, nửa bay về trời

Đâu như bóng lá trên đồi

Đâu như trán đã da mồi kiếp xưa

 


 

PSN - 31.10.2012 | Tâm Thường Định: Anh đang bên em

Uyên hỡi em ở đâu

Công an bắt em rồi

Vừa tròn hai mươi tuổi

Em phận nước nổi trôi

 

 

 Xem tiếp  16 | 15 | 14 | 13 | 12 | 11 |  9  |  8 7 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1



LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.