.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

bút
việt
hồn
quê

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Hoàng Hưng Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích  | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyễn Văn Nhớ Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 Hoàng Hưng

ANIARA

SỬ THI KHOA HỌC GIẢ TƯỞNG

Nguyên tác Harry Martinson - Hoàng Hưng chuyển ngữ

TỰA CỦA TÁC GIẢ: Ta có thể đọc Aniara như một sản phẩm tưởng tượng về thời đại mình. Theo một nghĩa nào đấy, đó là một tác phẩm vô danh. Tác phẩm này dựa trên cái nền hi vọng, buồn phiền và thất vọng chung của chúng ta, nhưng cũng trên những toan tính, bằng trí tưởng tượng, làm chậm lại hay đẩy lùi về sau những tiến trình khắc nghiệt.

Aniara bàn về mọi sự mà chúng ta không tự thân điều khiển được, nhưng lại phụ thuộc vào và cũng tham gia. Dù cách sống của mình ra sao, chúng ta cũng sống bên trong những cái khung mà chúng ta bị áp đặt vào một cách không thương xót. Có một cái khung sinh học. Chúng ta sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Cái khung thứ nhất ấy đã chứa đựng tất cả niềm vui và tất cả nỗi sợ có thể có. Những khung khác được con người tạo ra trong mối quan hệ với thiên nhiên. Đó là những khung xã hội, chính trị, tôn giáo và khoa học. Sự sinh tồn của chúng ta chỉ là một toan tính dài nhằm giải thích cho mình thế giới bên trong những cái khung ấy, cho đến giới hạn của sự bí ẩn hay hãi hùng, hay thêm nữa, nhằm cô lập mình khỏi đó và che chở mình khỏi đó, nhờ những biểu tượng hướng nội, những biến dạng của bản năng.

Một chân lí lâu đời, nói cách khác, một điều đương nhiên, khi nói rằng chúng ta bị buộc phải thoát ra khỏi tình thế tổng thể ấy bằng hết khả năng của mình. Nhưng trong khoảng gần100 năm, thế giới của chúng ta và hình ảnh mà chúng ta có đã biến đổi theo một cách làm lung lay xác tín của chúng ta. Những gì xưa kia là bộ phận của điều hiển nhiên mà chúng ta có khả năng đương đầu, nay đã mang những chiều kích của cái phi thường và bí ẩn. Chúng ta đã bị phóng vào cõi vô tận, mang theo tất cả những cái khung bảo hộ của mình.

Câu chuyện Aniara nằm trên nhiều bình diện, ở bên trong những phạm trù khác nhau của trí tưởng tượng con người. Hình thức bên ngoài của văn bản này là phục vụ cho việc kể chuyện, cho nên tương đối đơn giản. Nhưng khác với sử thi, câu chuyện này đi qua nhiều hình thức của kiến thức và những không gian khác nhau của ý thức nhân loại.

Thật lạ là, hóa ra Aniara có thể được đọc từ đầu đến cuối như một câu chuyện kể khiến ta say mê về một sự kiện bên trong nó cái có thực và cái không thực trộn lẫn vào nhau. Văn bản này đưa chúng ta lặn vào một vũ trụ không tồn tại nhưng ta quen dần trong quá trình đọc, và cuối cùng ta nhận được ra theo cách này hay cách khác. Nó trở thành có thực, làm ta say  mê và lo âu, và sau chót nó cũng thân thuộc và không thể mua chuộc như một tấm gương. Nó trở thành, có thể nói, nơi diễn ra số phận của chúng ta, cái mà chúng ta mang trong mình theo cách một không gian bên trong chứa nặng nội dung và trong đó ý thức của chúng ta giải quyết sự bí ẩn của sinh tồn và phân chia nó giữa những phạm trù làm cho chúng ta là những con người. Một trong những phạm trù ấy là ý thức trách nhiệm đối với những gì xảy ra trên thế giới do lỗi của chúng ta. Nhiều căn phòng trong “phi thuyền” Aniara là, có thể nói, những không gian phạm trù tinh thần, những phòng thái độ, những vòng trải nghiệm, hay, thật hoàn toàn đơn giản, những cách thức cảm nhận, suy nghĩ và sống khác nhau. Nhưng tất cả những cái ấy được cô đặc vào bên trong của cùng một không gian, cùng lúc bị phóng vào cõi trống không, bên trong cũng như bên ngoài. Một trong những nhân tố chung là dục vọng, cái bản năng biến tất cả thành màn diễn, cái bản năng vừa là diễn viên vừa là khán giả trên một sân khấu ngày càng rộng lớn. Một thế giới như thế sinh ra những đòi hỏi ngày càng lớn vê mặt nghệ thuật và văn hóa. “Mima” bí ẩn – bắt và chuyển tiếp lại tất cả những gì thoáng qua và sẽ mất đi do bản chất, tất cả những gì đồng quy trong sự trống rỗng và lãng quên, thành những con sóng đa phương – là biểu tượng của mọi nỗ lực mở rộng theo nghĩa này. Ở tâm điểm của sự hỗn loạn của hệ thống, của sự lộn xộn các gía trị, nó không ngừng tập họp trong tấm gương của mình tất cả những gì đã có và không còn nữa. Chính vì thế nó cũng thể hiện Kí ức, sự mất mát không thể sửa chữa, bản bi ca mang tầm vóc thế giới, nhưng nó còn là Lịch sử, là tính tội lỗi. Từ thực tế tinh vi của cấu tạo của nó, “Mima” cảm nhận mọi sự mạnh mẽ hơn và sâu sa hơn con người. Chính vì thế sự tinh tế, thấu cảm và tính tội lỗi được phóng đại ở nó. Nhưng “tối xầm lại trong các tế bào”, cuối cùng nó suy sụp và chết.

Tôi có thể tiếp tục nói rất lâu như thế về Aniara, nhưng sẽ có nguy cơ rất lớn là soi sáng nó bằng những suy tưởng chỉ nảy ra về sau. Thật khó mà đi lại những lối mòn có một ngày mình đã tưởng tượng ra. Vả lại, những người khác nhìn rõ hơn nhà thơ, nhà thơ chỉ đơn giản là kẻ làm công việc của người đồng cốt và chứng nhân của thời đại mình, của “mimarobe” mà thôi.

Harry Martinson, 1963

ANIARA

SỬ THI KHOA HỌC GIẢ TƯỞNG

Nguyên tác Harry Martinson - Hoàng Hưng chuyển ngữ

HOÀNG HƯNG

Sinh ngày 24.11.1942 tại thị xã Hưng Yên.

- 1960-1961 tình nguyện lên Tây Bắc phục vụ quân đội (dạy học cho sĩ quan trình độ cấp 1).

- Năm 1965 tốt nghiệp khoa văn,  ĐH Sư phạm Hà Nội.

- 1965 – 1973 dạy văn cấp 3 tại Hải Phòng.

- Ông đã từng tình nguyện vào Nam phục vụ trong “mặt trận văn nghệ” nhưng ngành giáo dục giữ lại vì là giáo viên giỏi lớp cuối cấp.

- Từ năm 1973 – 1982: Làm phóng viên, biên tập viên báo Người Giáo viên Nhân dân (Bộ Giáo dục).

- Từ 1987 làm ở nhiều báo khác nhau.

- Từ 1990 - 2003 làm ở báo Lao Động, sau đó về hưu với chức danh Trưởng ban VHVN.

- Hiện ông sống tại TP.HCM.

Những tập thơ tiêu biểu đã được xuất bản:

- “Người đi tìm mặt”; “Ngựa biển”; “Hành trình”;  “36 bài thơ tuyển chọn của Hoàng Hưng”...

Những tác phẩm dịch:

- Lorca (nhà thơ Tây Ban Nha); Appolinaire (nhà thơ Pháp); Tuyển tập thơ Pháp hiện đại; Tuyển tập 15 nhà thơ Mỹ hiện đại;  Allen Ginsberg (nhà thơ Mỹ); Aniara....

Theo L Đ

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.