.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích  | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyễn Văn Nhớ Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 

  Huệ Trân

Bước thiền in dấu non thiêng

Dân tộc Ấn Độ có vị Hoàng Tử rời cung vàng điện ngọc, khoác áo sa-môn, lang thang sống đời khổ hạnh quyết tìm ra con đường cứu khổ muôn loài.

           

Đạo Giác Ngộ đó, đến nay, đã hai mươi sáu thế kỷ, vẫn là đuốc soi đường cho chúng sanh vượt thoát vòng luân hồi khổ đau, đạt tới cõi vô sinh bất diệt.

 

Dân tộc Việt Nam có vị vua, khi ngự trên ngai vàng, đã làm tròn sứ mạng đánh đuổi ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi; khi nước thịnh dân an mới nhường ngôi cho Thái Tử, một mình chống gậy trúc lên núi Yên Tử, từng phút từng giây trực diện với Phật trong tâm. Chính nơi hang động thâm u trên non thiêng Yên Tử đó Ngài đã chứng đắc và khai sáng dòng thiền Trúc Lâm mang nét đặc thù của văn hóa con Rồng cháu Lạc.

 

Dòng thiền ấy, đến nay, đã ngót bảy trăm năm, ngày càng tuôn chảy mạnh mẽ.

Rồi nào ai biết, từ nay cho đến mãi hai mươi sáu thế kỷ sau, đoàn thiền giả của dòng thiền Trúc Lâm vẫn tiếp nối nhau, đi như dòng sông, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á; dù thiền giả thuộc quốc độ nào, khi đã chọn hướng đi này là đi để được gặp lại chính mình, đi để tới chính nơi khởi bước, bởi vì Phật ở ngay trong chính tâm ta.

 

“Phật không ở trên núi. Phật ở trong tâm”, nhưng con đường núi đan kín lá trúc - nơi vị vua Việt Nam đã dừng bước, đã tu trì, đã chứng đắc, và cũng đã hóa thân - nơi ấy đã đi vào lịch sử. Đó là lịch sử của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

 Đạo là như thế.

 Ánh sáng tới thì bóng tối bị đẩy lui.

 Mưa thấm nhuần cỏ cây thì hoa đơm trái kết.

 “Nhất điểm mai hoa nhụy

 Tam thiên thế giới hương”

 Một đóa hoa mai nở,

 Ba ngàn thế giới thơm

Bằng cái nhìn thiền vị thì đây là đóa Hoa Giác Ngộ. Một vị Phật thị hiện, tam thiên đại thiên thế giới mừng vui. Một vị Đại-sư chứng đắc, trăm sông chảy về biển lớn, thành đại dương của bốn bể năm châu.

 

Người Phật tử khắp nơi thường dành mùa xuân để hành hương chiêm bái những nơi phụng thờ Tam Bảo, từ miếu đình đơn sơ thôn nghèo đến chùa chiền trang nghiêm nơi thị tứ, nhưng đặc biệt là lặn lội thăm viếng những di tích cổ xưa, nơi một thời nào, ánh sáng giáo pháp đã bừng lên và lưu lại.

 

Nén nhang thắp lên trước giờ công phu sáng nay, bỗng ngát hương rừng trúc. Lạ thay, trúc ở đâu? Hương đồng cỏ nội ở đâu mà lòng thổn thức tiếng gọi hồn thiêng sông núi?

 

Tĩnh tâm và thiền định, thì đó là nơi chốn tôi chưa từng được đặt chân đến, nhưng lại luôn thấp thoáng ẩn hiện trong tâm tưởng qua những hình ảnh được thấy trên các mạng lưới toàn cầu. Đó là ngọn núi Yên Tử giữa rừng trúc mênh mông, hoang vu rậm rạp gần hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh            

 

Di tích chốn non thiêng này được ghi lại trên sử Việt, nhưng chỉ thực sự được khám phá mới đây. Đau đớn thay và cũng may mắn thay, di tích được tìm ra, do những con người đói khổ, bất chấp hiểm nguy đi đào bới những lăng mộ cũ mà họ tin là có chôn theo vàng bạc!

 

Bảy trăm năm, chiều dài của một lịch sử, núi rừng đã ẩn mình thầm lặng, tôn thờ linh khí của vị vua được tôn xưng là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Khi được tìm ra, không chỉ con dân nước Việt ngậm ngùi mà di tích xưa còn làm các nhà khảo cổ khắp thế giới bàng hoàng kinh ngạc! Từ những con đường đá cheo leo dẫn lên đỉnh núi, hành giả gặp biết bao hang động bị khai quật, bao tôn tượng bị đập phá, bao cổ thụ bị đào trốc gốc phơi sương! Nhưng ngay chính những hoang tàn đó, năng lượng nhiệm mầu vô ngôn mà cực kỳ bi tráng đã khiến bao hành giả có thể bật khóc, quỳ sụp xuống trước mảng tường rêu phong, có tấm bia còn mờ dấu khắc “Tháp Phật Hoàng”, hay thiền thất siêu đổ, được ghi nhận là “Am Ngọa Vân”, nơi nhà vua đêm ngày tọa thiền miên mật. Lần theo những đường mòn quanh co, khi thì hàng cổ tùng thẳng tắp vươn lên trời xanh, khi thì rừng trúc rậm rạp che kín ánh mặt trời, khi thì những bãi đá thiên nhiên mà biểu hiện bao dáng vẻ an nhiên thiền vị, hành giả như đang đi ngược dòng thời gian.

 

Sừng sững và bề thế giữa rừng hoang là cây vải cổ thụ được ghi nhận đã bảy trăm tuổi, do chính tay vua Trần Nhân Tông vun trồng. Cây cổ thụ này, dưới thì rễ nổi, bò ngoằn ngèo như những con trăn khổng lồ, trên thì tàng lá xòe rộng như ôm cả trời xanh. Cho tới nay, cây vẫn đơm hoa kết trái và là nguồn thực phẩm chính, nuôi sống các nhà sư phát đại nguyện theo bước người xưa, lên núi tìm hang động ẩn tu trọn đạo.

 

Chỉ chiêm ngưỡng hình ảnh thôi, mà tưởng như mỗi bước chân được đặt trên mỗi bụi cỏ, mỗi bờ cây, mỗi viên sỏi, cũng là đang được chạm tới dấu chân vị Đại-sư bảy trăm năm trước đã từng lên xuống chốn địa linh.

 

Ôi, cái cảm giác kỳ diệu này có khơi dậy trong tâm phàm phu dày đặc vô minh, chút ánh sáng thoát tục nào, để con đường xuống núi vơi đi gánh nặng trần ai!

 

Một giải thưởng tầm vóc quốc tế, mang tên “Giải Thưởng Trần Nhân Tông” vừa thành hình, để tán thán những nỗ lực hòa giải đem lại hạnh phúc và tình thương cho nhân loại. Chẳng phải tình cờ mà một hội đồng gồm thành phần những nhân sỹ trí thức quốc tế lại chọn tên một vị vua Việt Nam, cách nay đã bảy trăm năm để đặt tên cho giải thưởng.

 

Phật Hoàng Trần Nhân Tông không chỉ còn là của con dân Việt Nam.

Dòng thiền Trúc Lâm không chỉ còn là của thiền giả Việt Nam.

Non thiêng Yên Tử không chỉ còn là địa danh của quê hương Việt Nam.

Khi Chánh Pháp thăng hoa, không còn đâu biên giới, cũng chẳng có đến, đi, sinh, diệt, như lời kệ truyền:

“Nhất thiết pháp bất sanh

Nhất thiết pháp bất diệt

Nhược năng như thị giải

Chư Phật thường hiện tiền

Hà khứ lai chi liễu dã”

Cư sỹ Nguyên Giác dịch:

“Hết thảy pháp không sinh

Hết thảy pháp không diệt

Nếu hay hiểu như vầy

Chư Phật thường trước mặt

Đến đi, sao có đây”

 

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, một thời thiền)

(*) Nguồn hình: Thư Viện Hoa Sen.org.

 


 

DIỆU TRÂN

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
BỞI NHÀ XUẤT BẢN GIÓ ĐÔNG


Vô Tự Thị Chân Kinh


Đường thiên lý
A thousand-mile road
Une route interminable
 


Tâm Hương Tải Đạo

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.