.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật | | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

BÀI MỚI | NHẬN ĐỊNH| PHÊ BÌNH | GIAI THOẠI


PSN - 7.05.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (31)

Cô y tá dùng một dung dịch có pha cồn để lau sạch thân thể tôi và đâm kim châm cứu vào các huyệt của tôi. Thầy giám đốc ngồi nói chuyện với mẹ tôi: - Cậu ấy không biết được những gì xung quanh. Đầu óc của cậu ấy không xử lý được những thông tin mới. Người cậu ấy bây giờ giống như một khúc cây. Tôi không thể nào làm cho khúc cây sinh động trở lại được. Sau phiên chữa trị cho cậu ấy hôm trước, tôi nhức đầu kinh khủng. Nay điều tốt nhứt cho cậu ấy là phải theo chương trình trị liệu hai mươi ngàn nhơn dân tệ, gồm có một tuần chữa trị bằng tia tử ngoại và thuốc men nhập từ Anh quốc...

 



PSN - 6.05.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Nhật Tiến, nhà văn vẫn đứng ngoài nắng Nhà văn Nhật Tiến là nhà văn của tuổi thơ, của những bức xúc về một cuộc chiến tranh và là một người lưu lạc suy ngẫm về thân phận của mình và của chung một thế hệ phải trải qua những ngày chiến tranh và những ngày hậu chiến tranh mà những bi thảm, những bất toàn của xã hôi lại còn đáng sợ hơn thời còn khói lửa. Ông viết với tâm cảm mà những ý nghĩ trung thực được biểu lộ không e ngại và là tiếng nói được lắng nghe từ công luận...

 



PSN - 1.05.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (30) Người đờn ông ngồi cạnh tôi lấy ngón tay đè lên một cái huyệt gì đó trên đầu của tôi. Phát hiện ra chỗ hổng trên xương sọ, ông ta hỏi: - Có một miếng xương sọ thiếu mất chỗ này. Không biết đây là lần thứ bao nhiêu, người ta đã nói chỗ hổng này với mẹ tôi nên bà lại thở ra: - Mảnh xương đó nằm trong tủ lạnh bịnh viện khi mổ lần đầu tiên. Nó đã tê liệt như một khúc cây. Liệu nó có hấp thụ được công pháp của thầy không?...

 



PSN 26.04.2009 | Anh Thư: Niềm tin trong đời
Có lúc hồn bơ vơ, con tự hỏi:
“Nếu cuộc đời không cho ta niềm vui
Thì còn ai đưa ta đi tìm hạnh phúc?

Chân tình  -  tìm nơi đâu?
Trong tim người –
hay mịt mùng  trong màn sương bao phủ?
...



PSN 26.04.2009 | Trần Đan Hà: Bóng quê hương Cuối tháng tư năm ấy, quê hương tôi lửa loạn ngập trời, đang báo hiệu một cơn đại hồng thủy, cuốn trôi theo hết thảy. Kể cả một chút hoài bảo tầm thường nhất: ước mơ được sống làm người như những con người bình thường trên trái đất tạo hóa sinh ra. Một hoài bảo nhỏ nhoi đến thế mà biết bao người mơ ngóng, để cuối cùng vẫn không tìm thấy, dù chỉ một khoảnh khắc bình yên cho cuộc đời. Tôi cũng là một trong hằng triệu người cùng khổ ấy, đang đứng trước một hiện tượng khốn cùng, không lối thoát!

 



PSN - 25.04.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (29) Gió lạnh thổi bên ngoài chiếc xe cứu thương, đã đến nơi mà còn nằm chờ khá lâu, làm cho tôi nhớ lại những con đường miền Hoa Nam, nhớ lại mùi nhang muổi để xua ruồi nhặng, từ những quày hàng bên vệ đường, nhớ lại ánh đèn huỳnh quang rọi xuống những dụng cụ gia dụng bằng nhựa và chổi, bày bán ở các cửa hàng. Dường như đang có một cuộc tranh cãi sao đó giữa mẹ tôi và người lái xe chở bịnh:..


 

PSN - 25.04.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Sài Gòn, những ngày cuối tháng Tư 1975 Tháng tư năm 1975 có lẽ là một thời điểm không thể nào quên của dân tộc chúng ta. Ở ngày tàn của cuộc chiến, là của chia ly và mất mát. Bao nhiêu người đã nằm xuống sau một cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm. Tưởng đã hòa bình, đã hết những bi thảm nào ngờ bắt đầu từ lúc ấy lại kế tiếp hết những bi thương này qua những bi thảm khác…

 



PSN - 18.04.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Nhân ngày giỗ, nhớ về ... ...Tôi có lúc như trong mơ khi hoang mang tự hỏi. Thi sĩ Nguyên Sa nói chuyện về thơ? Hồi nào? Dường như thi sĩ đã đi vào miền vĩnh hằng ngày 18 tháng tư năm 1998 rồi mà! Thì, làm sao hôm nay, bây giờ có thể nói chuyện với chúng ta về thơ được? Thế mà, với tôi, giở lại những trang hồi ký, như đang tiếp tục câu chuyện về thi ca, về những bài thơ mà có người phê bình là những “châu báu bắt được của trời”...
 



PSN - 18.04.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (28)

Tiếng pháo nổ rân ran khắp nơi bên ngoài kích thích ký ức của tôi trỗi dậy. Bỗng dưng tôi nhớ lại cái đêm Thiên Nghi tới gian phòng này để giã biệt gia đình tôi – đúng hơn là chia tay bản thân tôi - lên đường đi Mỹ. Quên sao được giây phút biệt ly đó? Phút cuối cùng buồn lắm em ơi, nhưng tôi nào có biểu lộ được chút gì đâu!...

 



PSN 16.04.2009 | Trần Đan Hà: Hồ rau muống ...Bà con cứ tin tui đi, nếu cái trò này còn tiếp diễn nữa, thì thế nào cũng có loạn. Cổ nhân đã nói không sai đâu: “Trên mà sống không kỷ cang, thì bên dưới lập đàn mây mưa”, cũng như chúng ta đã từng thấy, con giun con dế khi chúng ta đạp một đầu, đầu kia nó còn ngo nghoe chống lại để thoát thân, huống chi chúng ta là con người? Và dĩ nhiên sau khi chống lại thì hy vọng sẽ thoát thân; cũng như sau khi loạn rồi thì sẽ đem đến cái trật tự vậy! Đó là luật bù trừ của tạo hóa mà...
 



PSN - 10.04.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Nghĩ về một cuốn sách, về 30 tháng tư 1975 in trong nước Trước năm 1975, văn học miền Bắc là một nền văn học đầy tiếng súng. Tất cả nỗ lực đều dồn vào chiến tranh và văn học trở thành những cổ võ cho mặt trận. Văn chương là để viết về những anh hùng và trong xã hi ấy hình như có rất nhiều “anh hùng”, mà hành động của họ dường như chỉ thích hợp với những chuyện phong thần.... Sau năm 1975, chiến tranh vẫn còn âm hưởng nhưng văn học càng về sau thì nhiều đề tài xen kẽ hơn và đến thời đổi mới thì chủ đề ấy xem ra không còn vị trí độc tôn nữa...
 



PSN - 10.04.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (27) Tôi thường mong đợi Thiên Nghi đến thăm, nhưng giờ đây tôi rất sợ những lần thăm viếng như vậy vì mặc cảm. Vì bịnh tình của tôi, vì sự tàn phế của thể xác tôi, vì cô ấy đến thăm cũng chẳng để làm gì hết! Chỉ ngó tôi một cách đầy thương hại rồi ra về thôi. Hôm nay, Thiên Nghi lại đến thăm, cách lần trước sáu tháng. Vóc dáng và hình hài của tôi có lẽ làm cho cô nàng kinh tởm. Thân hình tôi teo quắt và héo hon. Ống chuyền dung dịch nuôi sống nằm trong miệng tôi, nước miếng chảy dài từ khoé miệng ra cổ rồi xuống gối, trông chẳng giống tôi thuở hưng thời!...
 



PSN - 10.04.2009 | Chân Y Nghiêm: Bến đỗ Ánh trăng mười sáu sáng rỡ cả khu đồi. Những bông hoa cà phê trắng muốt rung nhẹ theo làn gió, quyện lẫn tiếng đàn ghi ta, quấn quit tiếng hát trầm bổng của chú Trí Hiền từ trên đồi vẳng xuống. Giai điệu những bài thiền ca cho tôi một cảm giác thanh thoát, hồn nhiên, như có một sức hút đưa buớc chân tôi tiến gần đến chú...
 



PSN - 5.04.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, sự thực và huyền thoại Năm vừa qua có một sự kiện khá nổi bật làm xôn xao dư luận ở trong nước lẫn hải ngoại. Nhà giáo nhân dân, đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa lên trên mạng thiên hồi ký của mình. Hồi ký này hơn 300 trang gồm 26 chương đã gây ra nhiều phản hồi khá đặc biệt.
 


Nguyễn Đăng Mạnh: Hồi Ký [pdf] Những ngày gần đây, tôi bỗng cảm thấy mình đã già thật rồi. Bẩy mươi sáu tuổi, chả già thì còn trẻ với ai! Không, tôi muốn nói tâm lý người già kia. Đúng thế, gần đây tôi tự thấy có tâm lý người già. Nghĩa là thích nhớ về quá khứ, thích săn sóc đến những kỷ niệm...


 

PSN - 5.04.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (26) Như vậy là xong rồi một cuộc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ hỏng bét, trong chế độ cộng sản Trung Quốc, một chế độ cứ gan lì lột xác tồn tại sau khi Liên Xô và các chư hầu đỏ của nó sụp đổ tan tành. Cuộc đấu tranh của những người sanh viên "chân yếu, tay mềm" chống cự lại súng AK và thiết giáp, xe tăng, chẳng khác nào như trứng chọi đá, như cào cào châu chấu đá xe hủ lô thì lẽ thắng bại đã quá hiển nhiên...
 



PSN - 29.03.2009 | Lê Khánh Thọ: Tiếng chuông ái tình Phi trường Los Angeles nhộn nhịp người đi kẻ đến, lòng Nga vui vui nhớ lại dòng chữ email của đứa cháu gái gởi từ Sài gòn: “Dì ơi, ông ngoại dạo này yêu đời, ca hát và huýt gió cả ngày, ông ngoại có bồ ! ”.

Ông Bình đẩy xe hành lý ra cổng dáo dác tìm thân nhân. Giữa đám người lố nhố Nga nhận ra người cha già thân yêu tươi tắn rạng rỡ, trông trẻ hơn hai tháng trước cả 10 tuổi mà không cần tốn một xu teng nào cho dịch vụ căng da mặt, xâm mắt, xâm môi…

 



PSN - 29.03.2009 | Hạnh Chi: Đêm và hửng đông
Nghiêng bên song cửa
Trăng ghé bồ đoàn
Lặng thinh thiền tọa
Cùng hương lan

...



PSN - 29.03.2009 | Thái Hữu Tình: Kách mạng!
Cách mạng là cách mạng gì đây?
Phong kiến cũ tàn
phong kiến mới lên thay
Vua mới tệ gấp trăm lần vua cũ.
...



PSN - 29.03.2009 | Phan Quân: Nhân danh lòng yêu nước (7 tiếp theo và hết) Tờ mờ sáng, những người say mê tin tức sốt dẻo, bắt chương trình tiếng Việt của những đài ngoại quốc, nghe được một tin mà họ cho là buồn cười. Họ coi đó như là một lối thông tin đùa dai, theo kiểu "cá tháng tư", mà một đôi lần các đài này đã làm. Một loại tin tức đáng được "nghe qua rồi bỏ", chẳng cần phải quan tâm. Một thị trấn quan trọng bực nhứt của Cao Nguyên thì làm sao mà thất thủ chỉ qua một đêm,

 


 

PSN - 29.03.2009 | Phan Quân: Bắc kinh một thuở hôn mê (25) Điều mà sanh viên lo ngại - nhưng cứ mong đợi vì muốn nó qua đi phứt cho rồi - đã đến mà đến thật ồ ạt và thô bạo. Thêm nhiều chiến xa nữa kéo đến Quảng Trường từ phía Đông, theo sau là hàng hàng lớp lớp quân sĩ, súng cầm tay, tiến vào như những bức tường biết đi. Một nhóm người bạo gan đứng trước quân lính hô to:"Quân đội nhơn dân yêu quý nhơn dân!"...



PSN - 28.03.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Tự truyện của một tổng thống Lúc viết cuốn tự truyện “Dream of my Father: A story of Race and Inheritance“, Barack Obama chưa là tổng thống và chưa bước vào chính trường. Sau khi về thăm quê nội, nhìn thấy rõ ràng hoàn cảnh của gia tộc, ông đã thai nghén những ý tưởng để viết lên tác phẩm này. Và, tác phẩm này lại là một cuốn sách best- seller trong một thời gian khá dài và được các giới truyền thông cũng như văn học để ý...
 



PSN - 27.03.2009 | Chân Y Nghiêm: Chiếc mặt nạ Ánh nắng chiều hè chói chan chiếu vào góc phố, chỗ Sinh ngồi, phản ánh những chùm bong bóng và những chiếc mặt nạ đủ màu sắc, đủ kiểu. Có chiếc hình con cọp vằn, có chiếc hình con báo đen, có chiếc hình con nai, con thỏ, có chiếc hình bao công, mặt mũi đen xì, có chiếc hình tướng cướp dữ tợn, có chiếc hình quan lớn mặt mày bệ vệ oai phong, có chiếc hình tú bà, có cả chiếc hình thầy tu nữa... Sinh uể oải ngáp, bụng đói. Từ sáng tới giờ mới bán đuợc hai cái, lời chưa đựợc mười ngàn đồng, không đủ tiền đong gạo cho hai anh em...
 



PSN - 22.03.2009 | Hạnh Chi: Từ nhãn thị chúng sanh Theo truyền thuyết, Bồ Tát Quán Thế Âm bắt đầu tu bằng cách lắng nghe. Ngài thường đến ven biển, ngồi trên ghềnh đá, lặng thinh nghe tiếng sóng vỗ ầm ì. Từng đợt sóng lớn nhỏ xô đẩy nhau, dạt vào bờ tạo ra những chuỗi âm thanh vỡ vụn, khi như reo vui, lúc lại như nức nở. Tai (căn) nghe tiếng sóng (trần) tâm xôn xao (thức) khiến đôi lúc Ngài không giữ được tâm  thanh tịnh. Ngài bèn rời biển, đi vào rừng sâu, thiền định nơi thật khuất vắng, nhưng lạ thay, âm thanh của sóng biển rì rầm vẫn văng vẳng bên tai...
 



PSN - 22.03.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Quang Dũng, chàng thi nhân bất hạnh của thời đại chúng ta Thi sĩ một đời tài hoa mà không dám làm thơ nữa. Chuyện không tưởng tượng được mà đã xảy ra. Thi sĩ, có những câu thơ hào hùng, của mênh mang chiến địa. Thi sĩ một thời đã có những bài thơ được trân trọng chép trong những cuốn sổ tay của những người lính mang tâm tư tuổi trẻ chiến đấu cho đất nước. Thế mà, sau khi đã có những bài thơ để đời, người thi sĩ ấy sống như một người vô danh ở phần đời còn lại và suốt đời lận đận về đường cơm áo. Người thi sĩ ấy, sau năm 1954, vào sống ở Hà Nôi, thành một anh phóng viên đi lượm lặt tin tức về viết thành những bài vô thưởng vô phạt như...
 


 

PSN - 22.03.2009 | Phan Quân: Nhân danh lòng yêu nước (6)

Chuông điện thoại reo liên hồi mấy bận không ai thèm trả lời, vì đã quá khuya và cả nhà đang yên giấc nồng. Bên kia đầu dây cúp đi, rồi gọi lại lần nữa. "Ai mà gọi điện thoại nửa đêm về sáng như vậy kìa, tình hình đâu có gì căng lắm đâu?" Ông chánh văn phòng càu nhàu trong cơn ngáy ngủ, mắt nhắm mắt mở cầm lấy liên hợp điện thoại, lên tiếng a lô. - Vinh đó hả? Ngủ ngon vậy. Có chuyện gấp, đến văn phòng nhờ chút...
 



PSN - 22.03.2009 | Phan Quân: Bắc kinh một thuở hôn mê (24) Thời điểm đã tới mà học viên của "Đại Học Dân Chủ" vẫn chưa có mặt đông đủ. Ban tổ chức quyết định cứ khai mạc vì các phương tiện truyền thông và quan khách đã đông đủ. Trời đã chạng vạng, ngả về đêm và có gió mát, vậy mà nhơn viên ban tổ chức cứ mồ hôi mồ kê, vì bận rộn lăng xăng. Thợ mộc đặt đóng bục giảng cũng không thấy giao hàng, có lẽ vì sợ quân lính tấn công. Vậy là, người ta kéo bàn lại làm bục giảng tạm thời...
 



PSN - 14.03.2009 | Phan Quân: Nhân danh lòng yêu nước (5) Sau khi cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Hoa Kỳ - một cuộc xuống đường quy mô nhất của đợt chống đối - bị dẹp đi một cách mạnh bạo, tình hình tạm thời lắng xuống. Chánh quyền cảm thấy nhẹ người phần nào nhưng vẫn đề cao cảnh giác. Tình trạng thiết quân luật vẫn còn hiệu lực nên cảnh quang của thủ đô vẫn còn nặng nề với sự hiện diện trên mức bình thường của quân xa, kẽm gai và lính chiến...
 


 

PSN - 14.03.2009 | Phan Quân: Bắc kinh một thuở hôn mê (23) Hôm đó, đài Tiếng Nói Huê Kỳ (VOA) có một bản tin nói về sinh hoạt trên Quảng Trường. Sanh viên chuyền vào loa phóng ra cho toàn thể nghe: "... Nỗi lo sợ bao trùm thủ đô Bắc Kinh. Trí thức tự do và Đảng viên cấp tiến, mấy tuần trước đây thảo luận hăng say về cải cách dân chủ tại "Đại Học Dân Chủ", được thiết lập trên Quảng Trường cùng với tượng "Nữ Thần Dân Chủ", nay đã biến mất. Dân chúng Bắc Kinh tránh giao dịch với người nước ngoài. Những người có thông hành đã bắt đầu rời khỏi đất nước Trung Quốc. Nhà thiên văn vật lý học Phương Lập Chí đã cùng với bà vợ đi vào bí mật, vì bị nhà nước ghép vào tội ly khai chống Đảng."...

 



PSN - 14.03.2009 | Trừng Sỹ: Mặc Giang, chất hoa trong thơ Mặc Giang ( Mò Jiāng) là một từ Hán Việt là bút hiệu của một thi sĩ. Mặc ( Mò) có nghĩa là tĩnh mịch, tĩnh lặng, bình thản, thanh thản, trầm lặng, yên lặng, trong lặng, lắng trong, sáng suốt, thấu suốt… Giang ( Jiāng) có nghĩa là sông, cũng có nghĩa là dòng nước của con sông. Ở trong ngữ cảnh này, Giang có nghĩa thứ hai. Mặc Giang có nghĩa là dòng nước trong lặng của con sông. Nhờ dòng nước trong, ta mới thấy được cát, rác rến và lá cây. Nước trong chỉ cho cái tâm tĩnh lặng của thi sĩ. Nhờ tâm tĩnh lặng nên thi sĩ mới sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay mang nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau như đạo Pháp, dân tộc, quê hương, làng xóm, vùng miền, cha mẹ…
 



PSN - 14.03.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Thanh Tâm Tuyền: tháng ba và những trang sách Tháng ba. Những tháng ba định mệnh của một thi sĩ tiên phong, một nhà văn lớn. Tháng ba, tháng mà thi sĩ ra đời (15/3/1936) và tháng ba, cũng là thời điểm thi sĩ dời trần thế (22/3/2006). 1936-2006. Bẩy mươi mốt tuổi thọ. Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền.

Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dzư Văn Tâm, sinh quán tại thành phố Vinh ở Nghệ An, nhưng học trung học tại Hà Nội. Từ năm 1952, ông đã đi dạy học tại trường Minh Tâm Hà Đông và có thơ đăng trên báo Thanh Niên ở Hà Nội...



PSN - 10.03.2009 | Trần Đan Hà: Trái dâu tiên Trong làng tôi, chị Dậu là một thôn nữ hiền thục và giỏi dang, nhưng lại kém may mắn. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ lại mất sớm. May nhờ ông bà Hương Lãm mang về nuôi dưỡng, nên chị cũng còn có một mái ấm gia đình. Chị đón nhận việc chăm sóc của ông bà Hương Lãm như công ơn mẹ cha đã sinh thành dưỡng dục. Chị cảm thấy đây là bóng mát của một cây cổ thụ, che nắng che mưa cho cuộc đời của chị. Chị thường nghĩ, ở hiền thì gặp lành, như người xưa đã nói, để an ủi! ...
 



PSN - 8.03.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: "Đỉnh cao chói lọi" và Dương Thu Hương Nhà văn Dương Thu Hương được văn học thế giới để ý và coi bà như một nhà văn phản kháng mạnh mẽ nhất đối vơi chế độ Công Sản đương thời. Tác phẩm mới nhất của bà “Au zenith - Đỉnh Cao Chói Lọi“ viết bắng Pháp ngữ ra mắt ngày 8 tháng 12 năm 2008 tại Paris. Sách do nhà xuất bản Sabine Wespieser và Le Livre de Poche. Sau đó sẽ có bản bằng Việt ngữ do Đặng Trần Phương dịch. Bản Việt ngữ này đã được đăng tải trên nhiều web-site và có lẽ có rất nhiều độc giả...

 


 

PSN - 8.03.2009 | Phan Quân: Nhân danh lòng yêu nước (4) Rất bất bình với trường hợp đi vào bí mật của ông Phụ Tá Hồ Viết Mai, ban chỉ đạo Quốc Tiến triệu tập một phiên họp khẩn cấp để thảo luận về vấn đề đó và bài tỏ thái độ của đảng. Một lần nữa, ban chỉ đạo có thơ riêng, đặc biệt khẩn khoản yêu cầu Tổng Thống Nguyên đến dự. Nhưng, cũng như những lần trước kia, lời yêu cầu của ban chỉ đạo không được đáp ứng. Tổng Thống không đến họp mà cũng không báo trước và cũng chẳng cần cho biết lý do...
 



PSN - 8.03.2009 | Tịnh Ý: Giọt sương và dòng suối nhỏ ...Giọt sương em bị chị mắng không dám nói gì thêm. Cô ngắm lại mình, hình như chị mình có lý. Chị em cô óng ánh như  những hạt kim cương khác hẳn những giọt nước đục ngầu dưới đó. Nhưng cô vẫn thấy triệu triệu những giọt nước bình thường đang tuôn chảy dưới kia  vui vẻ quá, hạnh phúc quá. Còn chị em cô, đơn lẻ một mình.  Một chút gì đọng trên khóe mắt của cô. Hạt sương bổng nhiên không còn là hạt kim cương mà đã trở thành giọt nước mắt. Ánh mặt trời ấm dần lên, hạt sương thu nhỏ và sắp tan biến. Cô bé hoảng sợ ngoảnh lại cầu cứu chị nhưng chẳng thấy bóng hình chị ở đâu. Chị cũng đã tan biến từ lúc nào...

 


 

PSN - 8.03.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (22) Có tin cho hay Lý Bằng đã đến khu Trung Nam Hải hôm qua. Ông ta ở trong biệt thự của Mao trước kia. Dư luận cho rằng Lý Bằng đến đó vì muốn được gần nơi có vấn đề xảy ra để dễ quan sát chuyện quét dọn Quảng Trường. Tình hình sanh viên có vẻ căng thẳng trong lúc chờ quân đội tấn công. Họ cứ ngồi đấu láo, hút thuốc và tán gẫu. Thiên hạ lần lần thưa bớt, ký giả ngoại quốc đâm ra nghi ngờ một điều gì sắp xảy ra. Sanh viên cũng tự hỏi như vậy. Nhưng chẳng ai có được câu trả lời. Nên cứ lẳng lặng chờ đợi thôi, một thế chờ đợi nôn nóng và khó chịu. Điều mình không mong muốn lại thắc mắc tại sao chưa tới...

 



PSN - 1.03.2009 | Nguyễn Thế Hà: Trâu cày đất lành

Quê hương ơi thơm lừng bông lúa

Nắng thanh thanh Đất nở hoa Lành

Mảnh vườn xưa em cười hoa bưởi

Nắng trong hoa đôi mắt long lanh ...
 



PSN 28.02.2009 | Nguyễn Ước: Paris, des Vietnamiens: những hạt bụi nghiêng mình “Paris, những người Việt” là nhan đề cuốn phim do Bùi Xuân Quang sản xuất, thực hiện và cho lưu hành vào đầu năm Kỷ Sửu 2009 trong dạng DVD. Phim từ đầu tới cuối không lời giới thiệu cũng chẳng dẫn xướng. Có lẽ đạo diễn muốn để xuôi dòng tự nhiên cho những nghĩ tưởng và cảm xúc của người xem, cái sẽ thật sự làm thành một nội dung lắng đọng. Mọi tình tiết tuần tự dàn trải một cách bình thường, không khái quát, cô kết, hoặc xoáy cho sắc nét như hầu hết các phim cùng thể loại. Và yêu cầu về một lớp lang có tính kỹ thuật không thể tránh, khó có thể nói là mang hậu ý chủ đạo.

 


 

PSN 28.02.2009 | Thái Hữu Tình: Đất
Nghìn năm văn vật
Không bằng lô đất mặt tiền.
Cướp đất của dân, rồi dâng đất tổ tiên
Ta cướp ta, rồi Tàu cũng cướp.

 


 

PSN 28.02.2009 | Phan Quân: Nhân danh lòng yêu nước (3) Sau một thời gian dài tạo thông cảm và cảnh tỉnh chánh hữu Tổng Thống của họ mà không thành công, phái bộ đặc nhiệm của Quốc Tiến đành chịu thua trong phiền muộn. Về phía Tổng Thống Nguyên thì ông đã rút tỉa được một bài học kinh nghiệm cầm quyền, sau mấy lần thất bại vừa qua. Hơn nữa, bài học lịch sử chánh trị cận đại của những nước trong vùng còn cho ông thấy rằng lãnh đạo của những nước chịu ơn Mỹ đã bị hạ sát hay mất quyền chỉ vì không chịu nghe theo Huê Kỳ, dù là một sự tuân lịnh trái với nguyện vọng chân thành của dân tộc mình...

 


 

PSN 28.02.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Tản mạn về những Tuyển tập xuất bản trong nước Một người bạn tôi mới về thăm nhà trong thời gian gần đây đã có nhận xét là không hiểu tại sao những nhà sách ở trong nước lại lớn đến như thế. Có những rạp hát thời trước bây giờ biến thành tiệm sách và những kệ sách với những mẫu bìa đủ màu đủ sắc. Tôi là người yêu sách vở nên tò mò hỏi thêm như vậy chắc sách hay nhiều lắm phải không? Thì khá ngạc nhiên, anh trả lời khi anh nhờ một người bạn sống ở trong nước chọn giùm thì anh này trả lời. Sách hay thì hiếm lắm nhưng sách để đọc cho qua thời giờ thì vô số… Thì qủa thực, nhà văn Nguyễn Đình Chính phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC: ...

 



PSN 28.02.2009 | Phan Quân:
Bắc kinh, một thuở hôn mê (21) Trời đã nhá nhem tối trên Quảng Trường. Sanh viên dự tính triệu tập một phiên họp đại diện các trường đại học, có mặt tại Quảng Trường, để bàn luận xem nên ở hay phải rời khỏi Thiên An Môn. Nhơn cơ hội này, một số bạn bè, có liên hệ đến phong trào tuyệt thực, gặp lại nên đã trao đổi nhau những lời phê phán...


 



PSN 21.02.2009 | Thích Phước An: Rabîndranâth Tagore, thi nhân đi tìm vô hạn trong vòng tay của bà mẹ cát bụi Trong tác phẩm Những tư tưởng gia vĩ đại của Phương Đông (Great thinkers of the Eastern world) tác giả IAN P. Mc GREAL đã nhận định rằng: “Toàn bộ thơ Tagore là những lời tình và ông đã tự nhận là người tình của nhân loại.”[1]  Đúng là như vậy, dù đọc Tagore ta thấy ông vẫn thường đề cập đến Thượng đế hay đấng chí tôn tuyệt đối, nhưng thật ra đó cũng là một cách gọi khác mà Tagore muốn ám chỉ đến tình yêu mà thôi: “Không có tình yêu thì không có Thượng đế, yêu là Thượng đế, khi tình yêu ở ngôi vị chí tôn. Tình yêu là thực thể tuyệt đối”.[2]...
 



PSN 21.02.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Nữ tác giả Việt Nam và Văn chương hội nhập Có phải văn học Việt Nam ở hải ngoại sẽ được nối tiếp và kế thừa từ các tác giả viết bằng ngôn ngữ bản xứ? như vậy, họ có hội nhập vào văn chương dòng chính không? Hiện tại, đã có rất nhiều tác giả trẻ Việt Nam có tác phẩm được xuất bản và được các nhà phê bình văn học nơi quốc gia họ định cư để ý tới. Những câu hỏi ấy tôi suy nghĩ mãi. Đọc những dòng chữ của những tác giả Việt Nam qua những cuốn sách: tiểu thuyết, thơ, tiểu luận bằng ngoại ngữ xuất bản trong thời gian gần đây, tôi thấy rằng phần đông chất Việt Nam vẫn còn được nhìn thấy rõ ràng...

 


 

PSN 21.02.2009 | Minh Mẫn: Huyền thoại một đời vua Ly cà phê còn vương các sợi khói nóng, chiếc filter như cố cầm từng giọt nước đen quánh đừng vội rơi xuống chiếc tách men sứ màu cẩm thạch, để khách có thời gian ngồi ngắm giòng người xuôi ngược dưới phố. Nước Pháp cuối mùa Xuân cũng phủ lớp sương mờ...

 


 

PSN 21.02.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (20) Chiếc xe gắn loa chạy vòng quanh Quảng Trường, vừa phát nhạc quốc thiều vừa lập đi lập lại toàn văn bản thông báo quyết định chấm dứt phong trào tuyệt thực. Thời gian đã khá khuya, vùng trời tối đen như mực, nhưng Quảng Trường vẫn còn ồn ào như thường lệ. Bên trong lều phát loa, dưới ánh sáng của chiếc đèn bấm, một vài sanh viên ngồi cặm cụi viết bài để phát lên loa. Những người khác bận rộn trong chuyện in truyền đơn...
 



PSN 21.02.2009 | Tịnh Ý: Thằng Cuộc Cuộc là thằng bạn học cùng lớp với tôi từ hồi tiểu học. Chúng tôi học chung với nhau ba năm, từ lớp Ba đến lớp Nhất. Xong tiểu học, khi tôi được học tiếp trung học trên Huế thì Cuộc ở nhà  giúp gia đình làm nghề rèn...

 


 

PSN 21.02.2009 | uyên Nguyên: Thì đành ngẫu nhĩ, trời mưa

Ngỡ “được vua”, xua người “làm giặc”

Phật tổ bao giờ chứng tội ai?

 Buổi sáng mới nắng đó, giữa trưa trời bỗng ấm ức mưa. Thắp một nén nhang trầm rồi ngồi vào chiếc bàn quen thuộc hướng ra ngoài bầu trời xám ngắt, đọc chậm rãi bài viết ngắn “tín tâm bất hoại” mà anh Vĩnh Hảo vừa gởi sáng nay...

 


 

PSN 21.02.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: "Nhìn xuống cuộc đời" của Huy Phương Đời sống của người tị nạn Việt Nam tự thân của nó đã có nhiều điều đáng nói, đáng kể đến và đề câp trong văn chương. Ngày xưa, Mạnh Tử đã có câu “tri nhân luận thế”, biết người để xét đời. Văn chương thể hiện cá tính của riêng người viết nhưng có khi là của chung một thời đại. Từ những kinh nghiệm trải qua, từ những biến động của thời thế, mỗi người cầm bút phải diễn tả được trong tác phẩm mình những dấu ấn đặc thù có khi rêng mà chung. Riêng của một cá nhân nhưng chung của một thời đại...

 



PSN 21.02.2009 | Trần Đan Hà: Xuân với Tăng thân “vầng trăng sáng”
Xuân lại đến vẫn ngoài trời tuyết trắng

lạnh lùng thêm cho một kiếp tha hương

nhưng trong đây nghe ấm áp nên lòng

cũng vơi bớt bao buồn thương xa nhớ...
 


 

PSN 14.02.2009 | Nguyễn Duy Liễm: Về một vài nhân vật trong "Thời của thánh thần" Nguyễn Kỳ Khôi - Chiến Thắng Lợi có phải là nguyên nhân tạo nên cái không khí trong cuốn tiểu thuyết Thời của Thánh Thần? Đọc xong cuốn tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường, gấp cuốn sách lại rồi mà tôi chong chong nhìn lên trần nhà vì trong đầu cứ lởn vởn mãi một câu hỏi ấy! Nguyễn Kỳ Khôi, một tội đồ hay một giáo chủ? Một tác nhân hay một nạn nhân? Ông ấy là tông đồ hay tội đồ nhỉ? Thật khó giải thích! Nhưng tôi vẫn cho rằng  Nguyễn Kỳ Khôi không có tội...
 



PSN 14.02.2009 | Phan Quân: Nhân danh lòng yêu nước (2) Ngày đu phiếu, tình hình quân sự trên cả nước không có biến chuyển nào quan trọng, Việt Cộng chỉ pháo kích lẻ tẻ ở một vài qun hẻo lánh xa xôi, cho thấy cộng sản đã đi vào âm thầm, chui rút ở địa phương. Có lẽ Việt Cộng giữ thái độ ngóng trông xem diễn biến chánh trị miền Nam như thế nào. Hơn nữa lực lượng võ trang Việt Nam Cộng Hòa cũng đã được đặt trong tình trạng báo động trăm phần trăm...
 



PSN 14.02.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Chiến tranh hay hòa bình? Văn học miền Bắc Việt Nam trước năm 1975 và văn học trong nước sau 1975 là một nền văn học của chiến tranh. Khi trong thời chiến, là khích động để hy sinh để chém giết. Thế mà, khi hòa bình, vẫn đường lối cũ, vẫn cung cách xưa, vẫn là bóng dáng của chiến tranh ngự trị...
 



PSN 14.02.2009 | Mặc Giang: Đi giữa lòng đất mẹ

Đi giữa lòng đất mẹ

Ta nghe lòng rúng động

Đi trên đất quê cha

Ta nghe máu dập dồn

 



PSN 14.02.2009 | Vĩnh Hảo: Tín tâm bất hoại “Thứ nhất tu chợ, thứ nhì tu nhà, thứ ba tu chùa.” Tục ngữ Việt Nam có câu như vậy. Vì là tục ngữ, không thể biết được tác giả là ai. Vị tác giả này có thể là người đã kinh qua ba giai đoạn, ba hoàn cảnh tu tập, nhờ vậy mới có nhận xét chung khá đúng đối với nhiều người để trở thành một tục ngữ phổ quát...

 



PSN 14.02.2009 | Vĩnh Hảo: Mưa xuân Sau vài ngày rộn ràng với nắng ấm đầu xuân, thời tiết bắt đầu chuyển lạnh theo những cơn gió ngày đêm thổi qua vùng này. Những hàng cây đơm đầy hoa trắng ở vườn trước đã không ngại ngần buông thả từng đợt hoa theo gió, trải khắp mặt đất. Từ xa, trông như tuyết đang rơi. Khắp đất vườn là hoa tuyết.
 



PSN - 8.02.2009 | Trần Đan Hà: Giải thoát thơ Trong sinh hoạt hàng ngày của đời sống con người, không chỉ làm việc để tạo nên của cải vật chất cung ứng cho đời sống. Cũng chưa phải ăn uống nghỉ ngơi và giải trí để giúp cho cơ thể được thoải mái, tinh thần được vui tươi mới gọi là hạnh phúc. Vì có nhiều người giàu sang tột đỉnh, quyền uy cao ngất mà họ vẫn thấy đang thiếu thốn một thứ gì không thể xác định được. Vẫn có những điều khiến cho họ cảm thấy đang thiếu vắng bóng dáng hạnh phúc. Cho nên muốn có một cuộc sống an vui, cần phải giải tỏa những nghi vấn, san bằng nghịch cảnh, dung hòa những định kiến, thì cuộc đời mới có thể dung thông...
 



PSN - 8.02.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (19) Trưa hôm đó, Đại Vệ cùng bạn bè họp nhau lại bên ngoài lều phát loa, vẫn còn tiếp tục bàn tán về chuyến đến thăm của Triệu Tử Dương đêm hôm trước. Quảng Trường bẩn thỉu và bừa bải như sân đá banh sau một chiều giao hữu quyết liệt và gay cấn. Một sanh viên đề nghị đổi chiến thuật đấu tranh, thay vì tuyệt thực, ta tổ chức biểu tình ngồi. Nếu như nhà nước áp dụng chiến lược "chận lối thoát để bắt kẻ trộm" thì ta phản ứng bằng chiến lược "vườn không, nhà trống"...
 



PSN - 7.02.2009 | Hạnh Chi: Mộng ban đầu Nơi đất tạm dung, người Việt chúng ta từng làm quen với những dấu mốc thời gian mang những tên gọi đẹp đẽ như: Ngày của Mẹ (Mother’s Day), Ngày của Cha (Father’s Day), Ngày tưởng niệm (Memorial Day), Ngày tạ ơn (Thanksgiving Day), Ngày tình yêu (Valentine Day) v.v… Mỗi thời điểm, mà nội dung đã mang trọn vẹn ý nghĩa ngay từ danh xưng, mọi người đều biểu tỏ tấm lòng tới đối tượng qua lễ vật, quà cáp hoặc có khi chỉ là cuộc viếng thăm đơn sơ nhưng chí tình, chí thiết.

 



PSN - 7.02.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Tôi đọc Thảo Trường Có những truyện của Thảo Trường tôi đọc ít nhất là vài ba lần đến gần như thuộc lòng. Khi thì ở các tạp chí văn học, lúc thì ở những tập sách mỏng mà ông tự xuất bản như ”Đá mục“, như “Tiếng thì thầm trong bụi tre gai“, như “Miểng”,… hoặc khi trong tuyển tập “Những miểng vụn của tiểu thuyết“. Mỗi lần đọc, là một lần trải qua những cảm giác khác nhau. Bâng khuâng có, kinh ngạc có, thích thú có, và niềm chua chát như tâm sự của ai, những người lao đao trong con lốc thời thế cũng có. Những nhân vật hình như hồi sinh nhiều lần theo mỗi lúc gập cuốn sách lại và cuộc sống ấy bao la quá đến nỗi cách diễn tả như có một điều gì chưa toàn vẹn...
 



PSN - 1.02.2009 | Không Quán: vết lăn
Như viên sỏi trôi lăn
Mỏi mòn thân phiêu bạt
Từng đêm dài trăn trở
Một đời sỏi trôi lăn …
 



PSN - 1.02
.2009 |
Thái Hữu Tình: Câu đối chào mừng Sinh nhật Đảng 3.02.1930
 



PSN - 29.01.2009 | Pháp Nhật: Đôi mắt Nó nằm yên. Bất động. Nó không nhớ nó đã nằm ở đó bao lâu. Nhưng có lẽ là lâu lắm, từ hồi con đường này được lót những viên đá cuội. Và nó cũng chính là một trong vô số những viên đá cuội có mặt nơi đây. Nó cũng không nhớ có bao nhiêu người bước qua thân hình nó, dẫm lên mình nó; có lẽ hơn số dân trong làng này tính luôn người già và trẻ em. Nếu như không có chàng thì cuộc đời nó chỉ mãi là một viên đá cuội. Số phận mỗi người mỗi khác...
 



PSN - 28.01.2009 | Hạnh Chi: Tĩnh lặng vô ngôn Bất cứ hành giả nào đọc, hay học qua kinh Duy Ma Cật, dù hiểu cạn hay sâu, ít nhất cũng có cảm nhận về cuốn kinh đại thừa này qua cái nhìn chung là “Tĩnh lặng vô ngôn. Tịch nhiên bất động”. Quả thật, toàn bộ cuốn kinh không trang nào không phảng phất làn hương trầm Bát Nhã của chiều sâu tâm thức. Ngay cả những cuộc viếng thăm  đông đảo của hàng Bồ Tát hay cảnh rực rỡ khi thiên nữ rải hoa vẫn biểu hiện cái uyên nguyên cực kỳ tĩnh lặng của “tâm không dính cảnh, dù cảnh chẳng rời tâm”...
 



PSN - 28.01.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Nguyễn Đình Thi, từ "Xung kích" đến "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" Nguyễn Đình Thi, ông là ai? Câu hỏi ấy có lẽ dễ mà khó khi trả lời! Nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận văn học, nhà phê bình văn học, nhà soạn kịch, nhà nghiên cứu triết học, và cả nhà viết nhạc nữa. Nhưng chưa đủ ông còn là một quan chức văn nghệ cao cấp của Đảng: Tổng thư ký hội văn nghệ, Tổng thư ký hội nhà văn, Chủ tịch ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật…
 



PSN - 24.01.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (18) Sau trận mưa xối xả như trút nước, không khí rất khó thở, như có mùi ôi. Đại Vệ tìm thấy được Thiên Nghi nằm thiêm thiếp trong góc của một chiếc xe buýt. Nó không quấy rầy cô bạn gái để cho cô nằm nghỉ và cảm thấy yên bụng. Từ xa xa, nó trông thấy ba cô gái đại diện của Hương Cảng tiến vào Quảng Trường, mang biểu ngữ màu đỏ. Đầu tóc ba cô chảy kẹp gọn ghẽ, làm nó nhớ lại A Mỹ của nó trước kia. Mấy nhà báo bấm máy lia lịa để thuật lại cho độc giả của họ biết rằng phong trào được Hương Cảng ủng hộ...
 



PSN - 25.01.2009 | Anh Thư: Viết cho mùa xuân
Em chưa muốn

          nghe mùa xuân trở giấc

Khi bình minh

         còn ngái ngủ trong sương

 

Anh không muốn

        hạ buồn như tiếng thở

Của đêm dài lạnh lẽo,

       … tựa đông phong



PSN - 25.01.2009 | Hà Sĩ Phu: Ông đồ vẫn còn đó
Người muôn năm cũ hồn ở đâu

Giao thời mõm Chuột gối đầu Trâu

Thư pháp không “đô”, Đồ cũng giẹp

Văn/Ôn vật nghìn năm cứt lộn đầu
...



PSN -
17.01.2009 | Nhất Hạnh: Thoát hình, Vũ Hoàng Chương
Rào rạt trong cây nhựa trắng ngần        
Đã nghe dồn cả tới đài xuân
Đã nghe rào rạt từng cơn gió
Về mách tin hương với cõi trần
Vườn đây rừng đấy cùng xao xuyến
Này phút hồn hoa sắp hiện thân
Nụ đã trên cành đau đớn cựa
Giờ thiêng hấp hối đã nghe gần.
 



PSN - 17.01.2009 | Trần Đan Hà: Nhng cánh hoa xuân

Cánh thiệp mai vàng khung trời lữ thứ

hình ảnh xuân lồng bóng dáng quê nhà

lên thương nhớ như đong đầy từng chữ

chúc tụng đời thêm ngày mới thiết tha
 



PSN - 17.01.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Thơ cảm khái cuối năm... Ngày cuối năm, đọc lại những bài thơ trong đời. Hình như, có bước chân trở về quá khứ. Ở đó, thấy lại mình ngày nào. Từ một cậu bé học trò nhiều mơ mộng bắt đầu làm quen với chữ nghĩa đến một người đã qua tuổi sáu mươi và phần nào hiểu được những ngọt bùi chua chát trong đời. Ở một chỗ nào đó, thơ như cánh tay lôi kéo về. Thơ như của một mình, trầm trầm trong óc nhớ. Có một người đã viết : ...


PSN - 24.01.2009 | Lê Khánh Thọ: Những nàng dâu xứ lạ Tỉnh Khánh ở cách thủ đô Paris gần 300km. Theo thông lệ mỗi năm sắp đến Tết âm lịch, ông Tâm chở vợ và ba bà bạn của vợ lên Paris, quận 13 mua đồ ăn Tết. Nhưng đặc biệt năm nay ông Tâm không chịu làm tài xế vì ông bà gặp chuyện buồn thúi ruột thúi gan. Ba bà bạn không được đi Paris chơi cũng buồn theo. Vậy là bà Minh đề nghị bà Lan, bà Tâm và Khánh tới nhà bà Minh nấu bánh tét.


PSN - 24.01.2009 | Phan Quân: Nhân danh lòng yêu nước (C1) ...Tiếng của Tổng Bí Thơ Trần Việt vừa dứt thì cả hội trường vang dội tiếng pháo tay pha lẫn tiếng reo hò của hơn năm trăm đại biểu toàn quốc, đại diện cho bốn mươi bốn tỉnh và năm thị xã của Việt Nam Cộng Hòa. Tiếng lốp bốp của những bàn tay vỗ vào nhau và tiếng hoan hô của các ban chấp hành tỉnh bộ và thành bộ kéo dài gần năm phút chưa chịu thôi. Tán thưởng bài diễn văn dài lê thê của Tổng Bí Thơ Trần Việt thì ít nhưng chào mừng vận hội mới của của đảng Quốc Tiến thì nhiều...


PSN - 23.01.2009 | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm: Ngày nắng đầu mùa Nhìn trên tờ lịch treo, xuân về đã hơn tháng qua. Thời tiết vùng Trung Tây vẫn thất thường. Ngày mưa. Ngày nắng. Ngày tuyết rơi. Cái lạnh kéo dài hơn sáu tháng và còn dài dài. Bà con lớn tuổi kêu trời. Ðau xương. Nhức bắp thịt. Gân cốt đau tê hành hạ. Thuốc thang, trong uống ngoài thoa, chỉ cầm cự qua cơn. Nhìn ra ngoài, bầu trời xám đục. Suốt ngày quanh quanh quẩn quẩn trong nhà. Thiếu vận động. Trầm uất. Có người khuyên về vùng nắng ấm mà ở...


PSN - 23.01.2009 | Vĩnh Hảo: Già Lam Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam...


PSN - 17.01.2009 | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm: Tất cả, trong nụ hôn ...Ngày dường như ngắn lại và hiu hắt. Khác hẳn những ngày hè năm ngoái.  Khi bà bước vào thế giới huyền diệu, thắp sáng bởi tình yêu ở tuổi chín mươi tư. Người yêu đầu từ thuở sinh viên, đã muộn màng tìm ra bà sau bảy mươi sáu năm.  Kể từ khi họ trao nhau nụ hôn đầu đời. Mối tình lãng mạn sớm nở và như đã lụi tàn, lại một lần nữa nở hoa. Họ cưới nhau vào tháng sáu. Chỉ năm tuần lễ sau lễ cưới diệu kỳ, một tai nạn chấm dứt thời kỳ trăng mật của đôi người-yêu-vợ-chồng già hạnh phúc...


PSN - 17.01.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (17) Trời vừa hừng sáng trên Quảng Trường, loa đã lên tiếng: "Chào mừng các bạn buổi sáng! Mặt trời đang lên với giai điệu vinh quang của Quốc Tế Ca! Đây là đài phát thanh duy nhứt trên đất nước này dám nói lên sự thật. Hôm nay, phong trào tuyệt thực của chúng ta bước qua ngày thứ sáu. Ai biết được hôm nay sẽ có bao nhiêu người ngất xỉu khi chúng ta tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ và tương lai cho đất nước..."


PSN - 17.01.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: Tôi đọc Võ Phiến ... Tôi nhớ, cách nay khá lâu, chứng vào khoảng gần 20 năm về trước tôi có phỏng vấn ông Võ Phiến và có một câu trả lời tới bây giờ vẫn làm tôi thích thú khi đề cập tới sứ điệp của người cầm bút. Ông bảo: “Dù kể chuyện hay làm thơ hay biện luận… mỗi người vẫn có một cách riêng. Trong Luận Ngữ ngoài nội dung tư tưởng ra, còn có phong cách luận đàm của Khổng Tử, trong Nam Hoa Kinh, ngoài tư tưởng triết lý ra còn có phong cách lý luận của Trang Tử. Trong cảnh Đèo Ngang có phong cách u hoài của Bà Huyện Thanh Quan, trong bánh trôi nước có phong cách bỡn cợt của Hồ Xuân Hương v.v…


PSN - 17.01.2009 | Lê Khánh Thọ: Bonsaï chéri! ...Qua màn lệ, nàng trầm ngâm trước tấm đá nhỏ có khắc hàng chữ: “Je t’aime  - Bonsaï chéri” của nàng đem tới hôm đưa đám. Cơn gió lạnh thoảng qua, một chiếc lá vàng bỗng bay lượn trong bầu trời màu xám, nàng liên tưởng đến chiếc lá sáng nay đã đưa nàng trở về tiền kiếp. Nàng chú tâm theo dõi, chiếc lá uốn éo và nhẹ nhàng rơi trên mộ, đúng vào vị trí chữ Bonsaï chéri.


PSN - 17.01.2009 | Lâm Kim Loan: Nghỉ chân giữa cuộc ...
- Bây giờ ảnh ở đâu?

- Bịnh viện Liverpool
.
Tôi thẩn thờ buông điện thoại với bao nỗi thương cảm. Giọng Khánh Ly vẫn miệt mài: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, Đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt…”. Nghĩ về Hồ Ông, người bạn văn nghệ nầy đã bao năm mệt bở hơi với đời, với nghiệp dĩ thơ văn, báo chí. Và, bây giờ , đến lúc anh nghỉ chân giữa cuộc, dù muốn dù không. Tôi chợt nghĩ đến lẽ Vô Thường. Nhân chuyện người mà gẫm về ta. Nhân chuyện riêng mà suy ra cái chung...


PSN - 17.01.2009 | Hạnh Chi: Sương tan thành lệ ...Tôi dừng lại trước giậu hoa, chăm chú nhìn những hạt sương mong manh trong suốt, khẽ uốn mình qua lại trên thân lá, như chưa từng bao giờ thấy những hạt sương thoát tục đến thế. Dù kim cương được tôn vinh là đẹp nhất trong mọi loại đá quý cũng không thể đẹp bằng những hạt sương tôi đang chiêm ngưỡng vì những hạt kim cương mà nằm đây thì không thể mang vẻ thảnh thơi, tự tại được; chúng sẽ là mục tiêu của bao sự tranh giành, cướp giựt, đưa đến sân hận, oan khiên! Những hạt sương trên giậu tường vi đẹp như kim cương nhưng không lo sợ ai tranh cướp, đập nát cả. Hạt sương đến khi đủ duyên, đi khi hết duyên, và phút giây nào hiện hữu thì hoan hỷ mang thông điệp của đại-thừa Kim-Cang-Kinh, vô ngôn mà bất tận...


PSN - 11.01.2009 | Phan Quân: Bắc kinh, một thuở hôn mê (16) ...Đại Vệ bỗng nhớ đến trường hợp của Lưu Bình, cô gái con của cán bộ trại cải tạo mà ba nó dạy đờn vĩ cầm. Những năm đói ăn thời Cách Mạng Văn Hóa, một lũ dân làng đáng bực chú bác của cô mà khi đói ăn lại moi gan của ba cô, rồi hãm hiếp cô và thẻo cặp vú của cô để ăn. Đời nhà Tống, quân sĩ cũng đã ăn thịt người, một thứ thịt mà họ tránh né gọi là thịt "trừu hai chưn". Nhưng, họ ăn thịt người vì chẳng còn gì để ăn, còn những nông dân ăn thịt Lưu Bình không phải vì đói mà vì sợ cộng sản. Đảng nói với họ là "nếu mấy người không thịt kẻ thù thì mấy người là kẻ thù, vậy là Đảng cũng sẽ tiêu diệt các người thôi"...


PSN - 11.01.2009 | Quốc Uy: Hưởng ứng lời Mời đối của Hà Sĩ Phu!
Đón bác TRÂU chớ gảy đàn cầm, bác là bậc có sừng có sỏ ! 
(Hà Sĩ Phu)
Ngán anh VẸM say tìm lạc thú, anh vốn phường vô thủy vô chung! (Q.Uy)...


9.01.2009 | Nguyễn Mạnh Trinh: J.M.G. Le Clezio, giải Nobel văn chương năm 2008 ...“Tôi không tin là có sự đối nghịch giữa các nền văn hóa. Tôi không ưa Huntington và luận thuyết có sự đụng chạm giữa các nền văn minh của ông ta. Tôi không quan niệm một bên, ”chúng ta”, nền văn minh của thế giới Tây phương và một bên, "chúng nó”, nền văn hóa của thế giới man rợ, chỉ rình mò để khai thác những yếu điểm của ”chúng ta”. Tất cả các nền văn hóa đều vay mượn lẫn nhau, pha trộn để có một tính chất riêng kể cả văn hóa Tây Phương có nhiều yếu tố đến từ Châu Phi và Châu Á. Như vậy không thể nào ngăn cản được những dòng chảy giao lưu. Và thế giới hiện đại không phải chỉ có Âu-Mỹ mà còn có Nhật Bản, Đại Hàn và Trung Quốc…”


4.01.2009 | Pháp Nhật: Lời Ba dạy Khi còn nhỏ, tôi là một đứa bé nghịch ngợm, thường bày ra rất nhiều trò chơi để chọc phá người khác. Gần nhà có một bệnh viện. Phía sau bệnh viện có ngôi nhà mà trước đây được dùng làm nhà kho. Bây giờ, ngôi nhà đó không được sử dụng nữa. Và hiển nhiên nó đã trở thành một sân chơi bí mật của bọn trẻ trong xóm chúng tôi. Có tuần thì chúng tôi đến đó chơi trò chơi năm mười, rồi chơi ô quan, chơi thảy banh …


3.01.2009 | Lâm Kim Loan: Tập tu Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn! Sinh ra trong một gia đình theo truyền thống Lão Khổng, quân xử thần tử thần bất tử bất trung,  «Phu xử phụ tệ, phụ bỏ phu là bất nghĩa»...  Tôi lớn lên theo khuôn thước của nhân nghĩa lễ trí tín, được rèn luyện bằng những câu ca dao tục ngữ ba má tôi thường ví von...


2.01.2009 | Hạnh Chi: Tịnh độ ngay nơi tâm tịnh ...Đạo tràng Tịnh Độ mở ra là để những hành giả theo pháp môn Tịnh Độ cùng ngồi với nhau, nhất tâm nhất trí sáng tạo ra cõi nước Cực Lạc ngay hiện tiền, ngay nơi tiếng niệm Phật tiếp nối nhau, trầm hùng cất lên, hòa vào âm thanh đại hồng chung ngân dài, tiếng khánh lảnh lót, tiếng mõ khoan thai. “Tự tánh Di Đà. Duy tâm Tịnh Độ” thì thế nào tiếng niệm Phật thiết tha chẳng nở thành đóa sen trong tâm hành giả. Với đóa sen Tịnh Độ trong tâm, cần thêm một chút quán chiếu, chúng ta sẽ nhận ra lời trong kinh khi đề cập Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ” và những vị Bồ Tát “Nhất sanh bổ xứ”. Họ chẳng ở đâu xa. Họ ngay quanh chúng ta. Họ có thể đang là Thầy ta. Cũng có thể đang là bạn ta. Và ngay chúng ta, cũng đôi lúc có thể là như thế, với họ... 


2.01.2009 | Tiểu Tử: Những hình ảnh đẹp ...Tôi cõng anh tôi, nhẹ hều. Ảnh nói: «Hồi nhỏ, tao cõng mầy mòn lưng, mầy đâu có biết!». Một xúc động bỗng dâng tràn lên cổ, tôi vừa nuốt xuống vừa siết chặt hai chân anh tôi như muốn ôm lấy hết con người của ảnh để cám ơn, cái con người đang nằm trên lưng tôi đây, cái người anh đã hy sinh suốt cuộc đời không chịu lập gia đình chỉ vì muốn nuôi thằng em ăn học cho đến nơi đến chốn! Ảnh đã cõng tôi trong thời tuổi nhỏ, về sau, ảnh vẫn tiếp tục cõng tôi - dù dưới hình thức khác - cho đến ngày tôi thành nhân ra đời. Biết bao giờ tôi cõng lại anh tôi suốt hai mươi mấy năm trời như vậy?..


2.01.2009 | Tiểu Tử: Tôi nằm gác tay lên trán Hồi nãy, nằm một mình trong phòng, tôi gác tay lên trán hồi nào tôi không hay! Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi - Việt Nam – thiên hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện gì hay khi gặp khó khăn gì. Và thường thì cử chỉ "gác tay lên trán"  đó lâu lâu có kèm theo tiếng thở dài … làm như để trút ra một cái gì đang đè trong lồng ngực...


 Xem tiếp:... 3 | 2 | 1

SÁCH MỚI

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.