.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Pháp Nhật | | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 

  Nguyễn Mạnh Trinh

Giới thiệu sách mới:
"Nhìn xuống cuộc đời"
của Huy Phương

  • 21.02.2009

Đời sống của người tị nạn Việt Nam tự thân của nó đã có nhiều điều đáng nói, đáng kể đến và đề câp trong văn chương. Ngày xưa, Mạnh Tử đã có câu “tri nhân luận thế”, biết người để xét đời. Văn chương thể hiện cá tính của riêng người viết nhưng có khi là của chung một thời đại. Từ những kinh nghiệm trải qua, từ những biến động của thời thế, mỗi người cầm bút phải diễn tả được trong tác phẩm mình những dấu ấn đặc thù có khi rêng mà chung. Riêng của một cá nhân nhưng chung của một thời đại.

Ở “Nhìn xuống cuộc đời“ tác gỉa Huy Phương đã từ vị trí của mình, một người lính trước 1975, một người tù bị Cộng sản giam giữ sau 1975 và một người HO sống lưu lạc ở xứ người để cầm bút. Những thực tế sống, những cảm nhận thực, đã thành chất liệu để ông tạo thành những đoạn tạp ghi phác họa lại những mảng đời và những kiếp người bị trôi nổi trong những biến cố của dân tộc. Bốn tác phẩm: Nước Mỹ lạnh lùng, Đi lấy chồng xa, Ấm lạnh quê ngườiNhìn xuống cuộc đời, là những ghi nhận lại từ một trái tim yêu người và một tâm tình tràn đầy cảm xúc của một người Việt Nam sống trong một thời kỳ đặc biệt của lịch sử.

Một điều rõ ràng, tính nhân bản đã bàng bạc trong từng câu văn, từng ý nghĩ. Đời sống ấy, tất nhiên có nhiều biến cố và con người trong tất cả cảnh ngộ ấy đã phải trải qua những thời gian mà đôi khi cái thiện và cái ác chỉ là những ranh giới mong manh. Nhưng vượt lên tất cả vẫn là sự hướng thiện để tìm cho được ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống. Ông luôn luôn tâm niệm sự biết ơn đối với cuộc đời và hình như lúc nào cũng đeo đẳng những món nợ của những người tử tế trong cuộc sống đã ban phát dù cho nhiều khi chỉ là việc làm vô tư không chủ đích.

Viết về đời sống ở nước Mỹ hiện tại, Tác giả “Nhìn xuống cuộc đời” vẫn có cái nhìn quay lại quá khứ, về những ngày đã qua mà mỗi biến cố, mỗi kỷ niệm lúc nào cũng vương vấn, lúc nào cũng thầm thì. Ở đời sống này, quả có nhiều mới lạ, mà ở đất nước cũ xưa chưa hề có. Tâm tính con người cũng biến chuyện theo, nói là hòa hợp thì không đúng nhưng là một sự phải ép lòng cho qua. Và đời sống ấy, nhiu khi cũng gay go ác liệt không kém những ngày còn chiến tranh hay những ngày bị giam cầm trong tù ngục Cộng sản. Mỗi một cuộc sống có những nét khác biệt riêng và trong những điều tác giả diễn tả có nét chung mang của nhiều người nên tạo được sự chia sẻ và cộng hưởng từ những tâm hồn chung tần số.

Có người cho rằng tác giả Huy Phương viết toàn những chuyện trên trời dưới đất, những chuyện mà mọi người đã quen thuộc. Riêng với tôi, tôi nghĩ ngược lại. Không phải tác giả bạ đâu kể đó mà trong cách diễn tả cũng như ý tưởng chuyên chở mang theo trong từng truyện đều có dụng ý riêng. Nó như những chất quặng đã được sàng lọc để có một thể chung nhất. Có cay đắng, có chua chát, có phóng bút dí dỏm nhưng bất cứ ở trường hợp nào, cũng là biểu hiện của một suy tư sâu sắc và là một phương cách để “tri nhân luận thế”.

Tác phẩm phản ánh cá tính của nhà văn, cho nên khi đọc những tác phẩm của Huy Phương hình như độc giả chúng ta cũng hiểu được phần nào những tâm sự của một người bắt đầu làm việc xây dựng lại đời sống ở tuổi về chiều và cuộc sống ở trước mặt dẫy đầy trở ngại. Nhưng đó không phải là những tư tưởng bi quan, oán trời trách đất. Mà, bàng bạc tất cả vẫn là sự tạ ơn đời sống, vì ở trên cõi đời này có biết bao nhiêu người đau khổ hơn mình, bao nhiêu người túng quẩn hơn mình.

“... Triết lý bi quan thường nói “hữu thân hữu khổ”, có cái gì khổ cái đó. Có thân khổ theo thân, bệnh tật, có vợ khổ theo vợ, vợ dại, có con khổ theo con, con hư, có nhà khổ theo nhà, có thể bị nhà băng kéo, có xe khổ theo xe, hư nằm đường, có việc làm khổ theo việc làm mình căng thẳng… Ôi cuộc đời, đáng chán làm sao với ba cái sự khổ ấy, nhưng thật lòng bạn có muốn không có một cái gì cả để trở thành một người homeless không? Mà làm kẻ không nhà vẫn còn những cái khổ khác, lần này không khổ vì ba cái “có” mà khổ nhiều với cái “không”. Khổ vì không có mái che chăn ấm vì trời lạnh, khổ vì không có cái bỏ vào miệng chiều nay khiến cái bụng quặn thắt, khổ vì không có một cuộc bia cho quên đời cô độc…

Chúng ta có thể không vừa ý với những gì chúng ta có trong tay hôm nay mà số phận đã đưa đẩy tới, một căn nhà chật hẹp, một người vợ khó tính, những đứa con hư hỏng, cả với chiếc xe cọc cạch mà chúng ta đã mua lầm. Với những người không có một mái ấm gia đình, một chút tài sản ít ỏi trong tay, họ có ước ao được những gì mà chúng ta sở hữu với sự bất như ý, phiền muộn trong lòng. Đa số con người thường không bằng lòng với những cái có sẵn của mình nên hay than phiền, bất mãn, mơ ước đến điều này điều nọ...”

Viết tạp ghi, là ghi chép lại những nét sống động của cuộc đời có phải? Ở trong cách viết của Huy Phương, giản dị, nêu ra những điều gần gũi đời thường đã làm gần hơn biên giới giữa người đọc và người viết. Cuộc sống ngoài kia vẫn tiếp diễn với bao nhiêu điều phong phú như vậy, cho nên chỉ cần “nhìn xuống“ thôi chẳng cần “nhìn lên”, chúng ta cũng học được biết bao nhiêu điều trong thế giới bao la ấy.

Nếu là một người Việt Nam, lúc nào cũng canh cánh tấm lòng về nơi cố quốc thì “Nhìn xuống cuộc đời” với những trang sách giở ra sẽ là những bạn bè tâm đắc nhắc nhở về một đời sống nào tuy đi qua nhưng lại cận gần trong trí nhớ. Nếu là một người Việt đang hăng say vào việc “hội nhập” với cuộc sống xứ người thì những trang sách của tác phẩm này cũng là người bạn thân tình sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm đắt giá từ cuộc sống.

Riêng tôi, khi đọc xong những trang tạp ghi của “Nhìn xuống cuộc đời“, từ những mảnh đời sống của nhiều người ấy tôi đã phác họa thầm được một thời kỳ và tôi và tác giả hình như đã có khi chung suy nghĩ và chung xúc cảm. Trong cái phức tạp bề bộn của cuộc sống hiện nay, biết đâu những giây phút ngoái cổ lại nhìn về quá khứ hay suy ngẫm về hiện tại để hướng vọng tương lai là những lúc hạnh phúc nhất…

 

Tạp ghi “Nhìn xuống cuộc đời” do nhà xuất bản Nam Việt ấn hành. Địa chỉ liên lạc :

Le Phuong

PO Box 14982, Irvine, CA 92623

Phone I (949)241-0488

Email: huyphuong37@sbcglobal.net

Nguyễn Mạnh Trinh 


NGUYỄN MẠNH TRINH

Sinh năm 1949 tại Hà Nội. Hiện sống tại Hoa Kỳ. Chủ trương tủ sách tác gỉa tác phẩm Ðời. Trong nhóm chủ trương Hợp Lưu, Hoa Kỳ.

Tác phẩm đã xuất bản :

Thơ Nguyễn Mạnh Trinh (Người Việt 1985).

Tuyển tập Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975 (biên tập cùng Trịnh Y Thư Văn Nghệ Hoa kỳ 1989).

(Hình + Tiểu sử : thoivan. com).

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |    LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.