.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

bút
việt
hồn
quê

TIN VĂN

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 TÁC GIẢ KHÁC


Lưu chuyển và đợi trông

Con tàu, sân ga, là sự đi đến và sự nằm chờ; sự rời bỏ và sự ở lại. Ðó là nơi chốn và sự di chuyển, là không gian và thời gian. Qua bốn chữ ấy thôi chúng ta có thể thấy suốt một dòng thi ca Việt Nam, ít nhất là từ đầu thế kỷ hai mươi cho đến những ngày gần nhất.

 


Sân ga và những phụ nữ đưa tiễn.
Ảnh National Geographic, trong bài Slow Trais throught Vietnam.
 

“Con tàu sân ga” đặc biệt ghi dấu sự xuất hiện của một thần đồng thi ca: nhà thơ nữ Ngân Giang. Những câu thơ người ta ghi nhận được từ đầu đời của “nàng” là về con tàu, về sân ga, và đã khiến hầu như tất cả giật mình:
 

Tàu về, rồi tàu lại đi
Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga!

 

Ngân Giang thốt ra hai câu ấy khi cô mới 6 tuổi. Vâng, sáu tuổi.
Ra đời ngày 20 tháng 3, 1916 tại Thường Tín, Hà Ðông với cái tên Ðỗ Thị Quế, cô không được đi học, may nhờ có bà bác gái là một nữ đông y sĩ dạy cho chữ Nho, dạy làm thơ Ðường, nên cô Quế vốn đã thông minh, trở nên văn hay chữ tốt. Cô có thơ đăng báo đầu tiên năm 8 tuổi, và đó là một bài thơ Vịnh Kiều, và đăng trên tờ Ðông Pháp năm 1924. Cô cũng được tờ báo này mời viết cho mục Những Tư Tưởng Hay, và tới 13 tuổi viết cho Trung Bắc Tân Văn. Cô cộng tác với hầu hết báo chí lừng danh hồi ấy, song hai câu thơ sân ga, con tàu lạ thay, chính là cuộc đời của nữ sĩ: ba đời chồng, 10 đứa con, và sống một mình vào những năm tháng dài khi có tuổi.

 

Tôi đứng bên này cửa khổ đau
Bên kia người dạo, biết chi sầu.
Dọc đời rải rác muôn ga đón,
Khó nỗi ngồi chung một chuyến tàu.
               
 (Huy Cận, Cách Xa)
 

Ðó là một tâm sự tác giả Lửa Thiêng nói cho nhiều người. Nhà thơ Hồ Dzếnh, tác giả Chuyến Tàu Ðời, cũng nói giùm người ta những tâm sự khác:

 

Tôi sinh cách mấy nghìn sau
Vẫn bền thiên luật: lên tàu xuống ga.
Ðường đời bóng núi sông qua
Nay đang nắng mới, mai là cảnh xưa.
Có tôi tàu vẫn đông thừa
Không tôi chợ chẳng hề thưa vắng người.
Mất. Còn có nghĩa gì tôi
Tôi là chút ít của đời chút không.
...Từng phen gió lạnh bay vào
Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hở em?

 

Có những người từ thủ đô miền Bắc vào thủ đô miền Nam, tính rời bỏ quê quán để đi lập nghiệp ở xứ khác, như nhà thơ Nguyễn Bính, nhà văn Thanh Nam, thuộc lớp những người chỉ chịu đặt chân xuống ở ga cuối cùng:
 

Xe lửa qua Gôi, qua Ninh Bình
Lần lần xe lửa tuốt vô Thanh
Quay về đất Bắc, em thầm nhủ
Nơi ấy quê ta, ôi cảm tình.

Một buổi sớm mai đến Sài Gòn
Thân em chẳng khác con chim con
Bơ vơ trong xứ người xa lạ
Rộn những phồn hoa...
               
(Nguyễn Bính, Lá thư về Bắc)
 

Có những nơi chốn không đợi chờ ai, cho dù có biết bao nhiêu chuyến tàu qua lại: “Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hở em?” Ngay cả có những chuyến tàu chỉ để độc hành. Nhà thơ Hồ Dzếnh đi với bạn, nhưng cả hai không chỗ dừng chân. Huy Cận thì không có cả một người đồng hành: “Dọc đời rải rác muôn ga đón, Khó nỗi ngồi chung một chuyến tàu.” (Bài bên trên)

Ðấy là nói về những con tàu, những lữ khách, những kẻ bôn ba lên ngược xuống xuôi. Nhà thơ Hoài Khanh trái lại, làm một bài thơ dài cho một kẻ chờ đợi, mong ngóng. Tâm sự một nhà ga. Ông coi mình không phải khách giang hồ, mà là kẻ an phận. Giống như Ngân Giang coi mình là một sân ga, nên trách con tàu, hay những kẻ trên tàu là “khối vô tình ấy nhớ gì sân ga,” nhà thơ Hoài Khanh đã gửi gấm rất nhiều khi xuất bản thi phẩm Thân Phận (1962). Hoài Khanh tên thật là Võ Văn Quế, xuất bản thi phẩm đầu tay mấy năm trước, nhan đề là Dâng Rừng. Ðó là năm 1957, đó là Sài Gòn của lớp vừa trên dưới 20 tuổi chúng tôi. Tôi chưa tới 20, Hoài Khanh hơn tôi vài tuổi, trầm hơn, nhũn nhặn hơn, và chịu đựng hơn trong nhiều vấn đề. Chúng tôi cùng làm thơ, gửi đăng trên hầu hết các báo thời ấy, nay cũng chẳng nhớ là những báo nào, nếu không lục tìm từ những ngăn sách bụi bậm. Anh từng làm thư ký tòa soạn tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ của sư ông Nhất Hạnh vào 3 năm sau. Tờ báo đã qui tụ những tác giả tên tuổi, và phần lớn là những người muốn đứng ngoài cuộc chiến, không tham dự cuộc chiến. Nhà ga ở đây đóng vai một nạn nhân, một kẻ bị bỏ lại:

 

Tâm sự một nhà ga


...Chao ôi là heo hút!
Buồn chất nhiều lên mái ngói sân ga
Nghìn ngày đón những tàu qua
Cô đơn dâng những lòng toa mỏi mòn
Tàu đem cho hết muôn trùng
Ga buồn rũ rượi ngày mong tháng chờ.
Biết bao giờ, đến bao giờ
Cố nhân thì chỉ hững hờ mà thôi
Khách qua tàu đã xa rồi
Là thôi còn một góc trời chênh vênh.
Nắng mưa còn thắm ân tình
Dâng đời tất cả, riêng mình héo hon.
Tàu qua tàu lại vẫn còn
Ngói trơ sương nắng dáng mòn cỏ rêu...
Lệ ai nhỏ ướt sân thềm
Tàu qua thì cả ân tình theo qua...
                            
(Hoài Khanh, Thân Phận)

 

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.