.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TỦ SÁCH

Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 CHÍNH LUẬN


Kinh nghiệm
toàn trị tại Trung quốc

Lời mở đầu

Bài 1: Những giới hạn co giãn của toàn trị - Bruce Gilley.

Bài 2: Ðe dọa quyền tối thượng của Ðảng - Bruce J. Dickson.

Bài 3: Những vấn đề yếu ớt của nhà nước - Shaoguang Wang.

Bài 4: Sự bất bình đẳng mới - An Chen.

Bài 5: Ổn định như núi lửa đang sôi - Qinglian He.

Bài 6: Thức giấc cùng Trung Quốc - Ted C. Fishman.

Lời mở đầu

cho loạt bài tuyển dịch

“Kinh nghiệm toàn trị tại Trung Quốc”


Bước sang năm 2006, trên hầu hết các tạp chí có liên quan tới thời cuộc, chủ đề Trung Quốc là một trọng tâm trong những bài tổng kết sinh hoạt chính trị và kinh tế thế giới năm qua. Sự nổi bật của Trung Quốc hiện nay đã gây kinh ngạc và làm rúng động toàn cầu, đồng thời kích thích các học giả tiến hành những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn. Ðiều hầu như rất nhiều người muốn tìm biết là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế lạ thường và liên tục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng vẻ ổn định dưới chế độ toàn trị của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, tiềm ẩn những vấn đề nan giải nào, và có gây nản lòng hoặc nuôi lớn những hy vọng nào.

Liệu những thay đổi sâu xa về chính trị và kinh tế, xã hội tại Trung Quốc có thúc đẩy cuộc chuyển thể tiến tới dân chủ hóa? Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố vẫn giữ địa vị người tiền phong của giai cấp vô sản, trong khi liên kết với giới tinh hoa doanh nghiệp và kỹ thuật và tìm sự tương hợp với phát triển kinh tế thị trường, làm thế nào hóa giải các mâu thuẫn, phục hồi tính chính thống và ứng phó với các phong trào quần chúng trong cuộc đối đầu giữa các giai cấp, vốn không thể tránh khỏi và đúng theo kinh điển của Ðảng?


Trong khi đó, thực tế, người dân Trung Quốc có thật sự được được hưởng, trên một qui mô lớn, các thành quả của cuộc cải cách kinh tế? Hiện nay, phải chăng cái nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân quả thật đang lâm vào tình trạng bế tắc tới độ có nguy cơ làm sụp đổ mọi thành quả kinh tế đang có được, kéo theo sự suy sụp của chế độ, hay đó chỉ là tuyên truyền của những kẻ chính thống Lêninnít trong Ðảng hay những kẻ có quan điểm chống cộng cổ điển hoặc phân biệt chủng tộc, đố kỵ, nhiều ác cảm với một nước đang trỗi lên và có khả năng trở thành siêu cường?


Bên cạnh đó, sách lược chính trị và kinh tế của Trung Quốc đối với các nước trên thế giới như thế nào, và ngược lại, các siêu cường, và đặc biệt là các nước đang phát triển phản ứng ra sao? Phải chăng, với các nước thứ hai này, Trung Quốc là một bạn hàng cần kíp, một kiểu mẫu chính trị ổn định hay một đối tác vừa được miễn cưỡng ngưỡng mộ vừa phải cực kỳ cảnh giác? Liệu “quả bong bóng kinh tế” của Trung Quốc có sắp nổ vì các vấn đề chính trị nội bộ và tham vọng bành trướng của Trung Quốc?


Qua kinh nghiệm Trung Quốc, có vấn nạn lớn và cấp bách nào đặt ra cho Việt Nam, nơi cũng có một chế độ toàn trị mà có người xem chỉ là sao chép vụng về các chính sách và tổ chức của Trung Quốc hơn một thập niên trước? Có phải Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn tự xưng tiền phong đấu tranh cho công bằng xã hội và tự hào xung kích bảo vệ độc lập dân tộc cũng đang đánh mất chính nghĩa, do đó, góp phần chủ yếu làm mất tính chính thống của chế độ đương nhiệm? Trong tình huống ấy, liệu Việt Nam có triển vọng cũng sẽ tăng trưởng kinh tế, bình định chính trị như Trung Quốc, hay trở thành vùng ngoại biên đáp ứng đủ các yêu cầu đa dạng của Trung Quốc? Và có phải lịch sử tái diễn tấn bi kịch tự trói tay mình vì tâm thức phiên thuộc từng ám ảnh vua Tự Ðức và hầu hết triều thần?


Như thế, từ sinh hoạt chính trị muôn hình muôn vẻ của Trung Quốc, có thể rút tỉa những bài học nào cho các thành phần trong nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam còn ôm ấp ngọn lửa lý tưởng, cũng như cho người dân trong nước và hải ngoại đang thao thức về các vấn đề độc lập, tự do và phát triển đồng bộ của dân tộc Việt? Và đặc biệt, những bài học nào cho giới ưu tú trong lãnh vực văn hóa và xã hội, gồm các học giả, các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ và những người hoạt động cho một xã hội dân sự đang chật vật hình thành...?


Ðể góp chút ánh sáng nhỏ nhoi và tạo thêm dịp suy nghĩ về các vấn nạn trên, hầu tự mỗi người có thể rút ra câu trả lời cho riêng mình, xin mời người đọc đi vào sáu bài viết, được nhìn từ các góc độ khác nhau và có tính hàn lâm, của sáu nhà nghiên cứu sinh hoạt chính trị và xã hội Trung Quốc đương đại.


Năm bài đầu, trích từ Tạp chí Dân Chủ (Journal of Democracy), Tập 14, số 1, tháng Giêng năm 2003. Ðây là một tạp chí của National Endowment for Democracy, Baltimore, MD, và Johns Hopkins University Press, Washington D.C., Hoa Kỳ. Từ khi ra mắt năm 1990 tới nay, Tạp chí Dân Chủ trở thành diễn đàn cho những phân tích có tính nghiên cứu và những quan điểm học thuật đối chọi nhau về dân chủ. Các bài viết của nó thường được đăng lại trên các báo The New York Times và The Wall Street Journal, được dịch ra nhiều ngôn ngữ và phổ biến rộng rãi trên nhiều tạp chí khắp thế giới.


Sở dĩ năm bài viết đầu về Trung Quốc của các tác giả Mỹ, Trung - mà phần tiểu sử sơ lược có ở cuối mỗi bài - được tuyển chọn làm thành đề tài “Kinh nghiệm toàn trị tại Trung Quốc”, vì theo ý tôi, đó là những bài viết chỉ hai tháng sau ngày Ðại hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 11.2002, trong không khí sốt dẻo hậu đại hội với sự kế thừa êm thắm của Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào và một nghị trình cập nhật hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Sau năm bài ấy, mời người đọc sang bài thứ sáu, được viết đúng ba năm sau, là bài tổng kết về kinh tế, chính trị và ngoại giao của Trung Quốc đăng ở những trang đầu (10-11) của cuốn The World Almanac 2006 and Book of Facts, một loại niên giám được báo The New York Times thẩm định là sách bán chạy số một, với 80 triệu ấn bản từ trước tới nay. Bài viết này được tôi sử dụng, không khỏi có phần chủ quan, như một tổng kết và đối chiếu với luận điểm của các tác giả năm bài trước, đồng thời để lại những vấn đề tồn đọng.


Trước khi đi sâu vào từng bài, xin được giới thiệu nhan đề và tóm lược chủ đề mỗi bài:

Những giới hạn co giãn của toàn trị (The Limits of Authoritarian Resilience) của Bruce Gilley: chế độ Trung Quốc chỉ định chế hóa nền toàn trị một cách cục bộ và tạm bợ; các tiêu chuẩn có tính định chế hiện đang bị xói mòn, và tình trạng ấy có thể vẫn tiếp tục.


Ðe dọa quyền tối thượng của Ðảng (Threats to Party Supremacy) của Bruce J. Dickson: sự thích nghi của Ðảng Cộng sản Trung Quốc đối với giới tinh hoa mới của xã hội; nếu có chút nào dẫn tới chuyển thể dân chủ thì phí tổn được chi trả trên tính liên tục của chế độ.


Những vấn đề yếu ớt của nhà nước (The Problems of State Weakness) của Shaoguang Wang: nhà nước Trung Quốc rất yếu ớt so với những gì mà hầu hết người dân nhận biết; tình trạng ấy báo điềm gở cho các viễn ảnh dân chủ hóa xứ sở.


Sự bất bình đẳng mới (The New Inequality) của An Chen: sinh hoạt chính trị giai cấp là một thực tại có tầm quan trọng hơn bao giờ hết, nhưng tăng trưởng của tư bản chủ nghĩa tại Trung Quốc có vẻ không có khả năng tạo ra những sức ép để có dân chủ hóa.


Ổn định như núi lửa đang sôi (A Volcanic Stability) của Qinglian He: vẻ xuất hiện bên ngoài của nhà-nước-đảng cộng sản thì đầy sức mạnh và tự tin, thật ra, đang che đậy một tình trạng khủng hoảng sâu sắc.

Thức giấc cùng Trung Quốc (Waking to China) của Ted C. Fishman: sự thức giấc của Trung Quốc làm thế giới run sợ; thế giới cũng cần tỉnh giấc để nhận ra Trung Quốc với những sức mạnh và bất định của nó; đồng thời mỗi nước phải có phương sách ứng phó thích đáng.

Ghi chú thêm: Ðể có bản tiếng Anh, có thể tiếp cận: http:/muse.jhu.edu/journals/journal_of_democracy/toc/jod14.1.html và http://www.allbookstores.com/book/0886879655

Ðể có sách của sáu tác giả, có thể tiếp cận: www.amazon.com/exec/obidos/subst/home/home.html/ hoặc các địa chỉ bán sách khác trên mạng.

Xem:

 

Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc chính là con đường.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ


 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.