.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TỦ SÁCH

Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 CHÍNH LUẬN  

 Mỗi tuần 1 bài:

Nhân kỷ niệm 60 năm
ngày thành lập nước CHND Trung quốc

 

Bài 1:    Bắc Kinh sẵn sàng lãnh đạo thế giới? của Evan S. Medeiros

Bài 2:    Tại sao chế độ Trung Quốc vẫn vững? của Andrew G. Walder

Bài 3:    Ðấu tranh trực tuyến tại Trung Quốc của Guobin Yang

Bài 4:    Làm cách mạng bằng kỹ thuật số của Kate Herkel-Hess

Bài 5:    Các trí thức bị bao vây của Trung Quốc của Merle Goldman

Bài 6:    Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn của Jean-Philippe Béja

Bài 7:    Phản đối tại nông thôn Trung Quốc của Kevin J. O’Brien

Bài 8:    Phong trào thợ thuyền tại Trung Quốc của Ching Kwan Lee & Eli Fredman

Bài 9:    Phản đối của giai cấp trung lưu Trung Quốc của Jeffrey N. Waserstroom

Bài 10:  Ý thức mới về các quyền tại Trung Quốc của Elizabeth J. Perry

Bài 11:  Lối ra nào cho kinh tế Trung Quốc? của Barry Naughton

Bài 12:  Bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ: các vấn đề của Kenneth Lieberthal

Bài 13:  Chế độ Trung Quốc không thoát khỏi vô thường của Andrew J. Nathan

Bài 4: Làm cách mạng bằng kỹ thuật số của Kate Herkel-Hess

Lời người dịch: Kate Merkel-Hess là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Ðại học California ở Irvin và biên tập viên blog The China Beat (Nhịp điệu Trung Quốc). Cùng với Kenneth L. Pomerang và Jeffrey N. Wassertrom, bà biên tập cuốn China in 2008: a Year of Great Significance (Trung Quốc năm 2008: một năm có ý nghĩa trọng đại), Nxb Rowman Rowman and Littlefield, HK, 2009.

Bài dưới đây dịch toàn văn của “The Revolution Will Be Digitized” (Cuộc cách mạng sẽ được kỹ thuật số hóa), đăng trong Current History: A Journal of Contemporary World Affairs (Lịch sử Hiện thời – Tạp chí Các sự vụ Thế giới Ðương đại), số đặc biệt China and East Asia (Trung Quốc và Ðông Á), tháng 9 năm 2009, xuất bản tại Hoa Kỳ.

Ðây là bài điểm cuốn sách nổi tiếng The Power of the Internet in China: Citizen Activism Online (Sức mạnh của Internet tại Trung Quốc: Sinh hoạt vận động trực tuyến của công dân), của Guobin Yang (Dương Quốc Bân), Nxb Columbia University, 2009. Về Guobin Yang, chúng tôi xin mời bạn đọc bài “Ðấu tranh trực tuyến tại Trung Quốc” của ông được chúng tôi dịch và vừa cho lên mạng.

____________

Vào tháng Bảy năm 2008, con số người Trung Quốc (TQ) dùng internet được tường trình là đã lên tớỉ 338 triệu. Cũng trong tháng đó, phản ứng vụ bất ổn sắc tộc tại khu vực Tân Cương phía tây, chính quyền TQ gia tăng việc ngăn chặn các trang web chính của nước ngoài, một công tác đã bắt đầu trước đó, vào ngày 4 tháng Sáu, kỷ niệm hằng năm lần thứ hai mươi vụ tàn sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh.

Mâu thuẫn giữa việc sử dụng rộng rãi internet (dĩ nhiên vẫn còn một tỉ người TQ không dùng tới) và những nỗ lực của chính quyền nhằm kiểm soát các hoạt động trực tuyến, làm thành cơ sở cho nhiều câu chuyện nóng hổi lan truyền trong cảnh giới ảo TQ. Cảnh giới ấy, tùy vào người quan sát, hoặc đang sôi sùng sục, hoặc được cư trú bởi những công dân sẵn sàng tin vào những cái nhảm nhí trấn an của chế độ, như một thứ cháo sền sệt ăn vào ấm bụng. Tuy nhiên, có một chủ đề độc nhất mà ở giữa những người bình luận không hiện hữu một tranh luận nào: đó là, việc am hiểu internet TQ và mạng lưới mênh mông các “công dân mạng” (netizen) cùng người trông nom nó là một dự án có ý nghĩa quan trọng cho việc lĩnh hội xứ sở ấy và tương lai của nó.

Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, The Power of the Internet in China: Citizen Activism Online (Sức mạnh của Internet tại Trung Quốc: Sinh hoạt vận động trực tuyến của công dân), nhà xã hội học Guobin Yang (Dương Quốc Bân) thuộc trường Barnard College phác họa phạm vi và tầm mức của sinh hoạt vận động trực tuyến tại TQ và những cách thức được người sử dụng internet TQ dùng để trình bày mục đích của họ. Bằng lối văn vẫn rõ ràng kể cả khi vật lộn với các lý thuyết phức tạp về xã hội dân sự và các phong trào xã hội, Guobin Yang chứng tỏ rằng phương tiện trung gian ấy chưa làm thay đổi TQ và cũng sẽ không làm điều đó. (Tác giả gạt bỏ niềm tin thuộc loại như “chủ nghĩa tất định công nghệ, technological determinism”). Ðúng hơn, ông lập luận rằng huy động trực tuyến và tranh luận là những biểu thị của các thay đổi xã hội rộng lớn hơn. Ðối với ông, internet tự nó không là một lực tạo ra thay đổi; nó là một khí cụ có thể được vận dụng bởi các công dân mạng có trình độ và khôn ngoan.

Những biến đổi rộng lớn hơn mà Guobin Yang nhấn mạnh là sự bùng nổ kinh tế, thất vọng của các trí thức và chủ nghĩa thực dụng của những năm sau-Thiên An Môn. Ông quả quyết rằng phản ứng đối với sự tăng trưởng nhanh chóng của TQ và cởi mở kinh tế – bất chấp những sở đắc to lớn về xã hội và kinh tế nhưng vẫn để lại đằng sau hàng trăm triệu ngưới – là một chuyển đổi trong các mục tiêu và những tiếp cận của các trí thức TQ hiện đại. Từ lâu, các sử gia nhấn mạnh rằng, bắt đầu với cuộc Chiến tranh Nha phiến vào giữa thế kỷ 19, các chủ đề quan trọng của trí thức TQ là đoàn kết và cứu quốc. Trọng tâm ấy rõ ràng trong năm 1989 khi người phản đối là các sinh viên khôn khéo đã nhấn mạnh rằng mục đích của họ không nhằm thay đổi chế độ mà là củng cố quốc gia bằng cách phản đối các viên chức tham nhũng. Nhưng kể từ năm 1989, theo Guobin Yang, đặc điểm chủ yếu của phong trào hoạt động xã hội đã khác: các nhà hoạt động nay không còn thỏa mãn với việc rao giảng các lý tưởng cao, họ muốn mang lại những thay đổi cụ thể và thực tế.

Văn hóa tranh luận

Guobin Yang mô tả về “tranh luận có nghệ thuật” xảy ra trên internet TQ, mọi sự đều rõ rệt, từ các kiến nghị ủng hộ quyền của người mang bệnh siêu vi gan B tới việc những người đột nhập có tinh thần dân tộc chủ nghĩa bôi xóa trang web nước ngoài. Dùng những quan sát riêng của mình quyện với các tường trình những sự cố chính trong thập niên vừa qua của internet TQ, Guobin Yang kể câu chuyện về sự tăng trưởng của phương tiên trung gian ấy [internet] tại TQ, đồng thời nối kết nó với ẩn dụ khác trong các tin tức gần đây: những phản đối của công chúng đang ngày càng gia tăng.

Con số chính thức liên quan tới những phản đối trong qui mô nhỏ từ năm 2002 tới năm 2005 (sau năm cuối ấy, chính phủ chấm dứt việc công bố con số) cho thấy một sự gia tăng đáng chú ý các sự cố. Các nhà quan sát bên ngoài cho rằng con số tiếp tục tăng, với một ước lượng tổng số các sự cố năm vừa qua lên tới 125.000 vụ. Các phản đối trong qui mô nhỏ hầu như không bao giờ nhắm tới việc lật đổ chính quyền trung ương; thay vào đó, chúng đặt trọng tâm vào tham những địa phương, các vấn đề môi sinh địa phương hoặc các quan tâm kinh tế.

Trong mấy năm qua, những nối kết quan trọng giữa việc tổ chức xã hội và kỹ thuật đã ngày càng rõ ràng – như trong phản đối “đi dạo nhàn tản”, được tổ chức với thông điệp bằng văn bản (text message), mà Guobin Yang thảo luận chi tiết. Cái đầu tiên của những cuộc đi dạo có phối hợp ấy diễn ra năm 2007 nhằm phản đối một công ty hóa chất tại Hạ Môn và Phúc Kiến, và những cuộc đi dạo kiểu đó tiếp tục tại Thành Ðô, Thượng Hải và Bắc Kinh. Bằng việc phá vỡ các qui định đòi buộc người phản đối phải xin giấy phép, hàng trăm người biểu tình đã làm cuộc “đi dạo” – tất cả cùng một thời điểm và cùng một địa điểm – đều dựa vào linh cảm, thường là chính xác, nên công an không thể nào tìm ra lý do để bắt họ vì việc đi dạo.

Trong ý nghĩa ấy, công nghệ tin học phục vụ chức năng đó tại TQ khiến người lạc quan ở hải ngoại luôn luôn hi vọng nó sẽ làm được việc. Nó cung cấp một mạng lưới các tài nguyên và thông tin cho các cá nhân và các tổ chức, cho dù thông tin trao đổi ấy không lúc nào đi xa hơn sự hợp tác liên quốc gia mà người lạc quan đã kỳ vọng.

Dù Guobin Yang xem xét việc tổ chức trực tuyến trong cảnh giới đang gia tăng của các tổ chức dân sự “thế giới thật” của TQ, một số những quan sát thú vị nhất của ông liên quan tới những cách thức mà tiếp cận internet ảnh hưởng đến các kiểu mẫu phản đối xã hội.

Giới học giả gần đây xem xét những cách thức trong đó người phản đối thuở trước – từ “tân thanh niên” vào năm 1919 (những kẻ chống lại sự đối xử tệ bạc với Trung Hoa tại Hội nghị Versailles) tới các sinh viên và người lao động năm 1989 (những kẻ đòi hỏi chấm dứt tệ nạn tham nhũng và tham dự nhiều hơn vào việc cai trị) – dẫn tới những nghi lễ (ritual) và biểu tượng chủ nghĩa (symbolism) của chính trị TQ trong những hành động tập thể của họ. Một trong những nghi lễ loại đó là các nỗ lực của sinh viên “kiến nghị” lên các quan chức chính phủ cấp cao nhất, xin tái ban hành địa vị đáng tôn kính, có tính truyền thống, của kẻ sĩ như những người nói lên sự thật đối với các quan chức, cho dẫu tính mạng có lâm nguy.

Guobin Yang lập luận rằng mặt khác, “văn hóa tranh luận” của internet đã làm gia tăng việc thưởng ngoạn sự xúc phạm, cao hơn sự tôn kính có tính lịch sử và sự tùy thuộc vào biểu tượng quyền lực của các trí thức. Trên internet TQ, lời lẽ báng bổ luân phiên nhau xoi mòn và chế giễu quyền lực cùng nhà cầm quyền. Thí dụ mới đây là lễ kỷ niệm rộng rãi “Ngày bảo vệ internet TQ” vào 4.6.2009: nhiều websites thay thế các trang của mình bằng một thông báo về “ngày nghỉ lễ” tưởng tượng, như một cú đánh đột ngột, thọc sâu vào chính phủ vì sự kiểm soát mang tính trấn áp vây quanh ngày kỷ niệm cuộc tàn sát Thiên An Môn.

Như thế, nghiên cứu của Guobin Yang là một tác phẩm đầy đủ và sâu sắc nhất xuất hiện trên internet của TQ. Nó thể hiện một công tác quan trọng trong việc chiến đấu chống lại quan điểm cho rằng internet TQ bị khống chế bởi các tiếng ò e (drones) của chính phủ và những kẻ chơi game. Có lẽ cuốn sách của ông quá tô hồng cái nhìn về khả năng tương lai của công dân mạng khi thao tác nội trong các giới hạn bị chính quyền áp đặt nhằm kiềm chế theo kiểu “lập lề đường” (to curb) cho sự tham dự của công dân.

Ðối đầu quyết liệt điện tử

Các nhà quan sát khác có cái nhìn lu mờ hơn Guobin Yang; họ cảnh giác rằng chính quyền đang gia tăng một cách chuyên nghiệp việc quản lý mạng, bằng những kỹ thuật tốt hơn và cũng bằng ý kiến công khai sắc bén và tích cực. (Họ vạch ra rằng, thí dụ, những nhà bình luận trên mạng do đảng bảo trợ, được thuê mướn để “đóng góp” vào các cuộc thảo luận trực tuyến.)

Cựu trưởng văn phòng CNN tại Bắc Kinh, Rebecca McKinnon, người hiện dạy tại Ðại học Hongkong, là nhà quan sát thuộc loại vừa kể. Bà đang soạn cuốn sách về “chủ nghĩa toàn trị không gian ảo” (cybertarianism) chớm nở với TQ là một thí dụ hàng đầu. Các bài viết của bà về internet TQ, giống như của Guobin Yang, nhấn mạnh óc sáng tạo của công dân mạng – trong khi đó cũng mô tả khả năng đối đầu quyết liệt giữa nhà nước tìm cách kiểm soát ngôn luận và các công dân càng ngày càng được nhận thêm thông tin (và háo hức thực hành) các quyền của mình.

Cho dẫu sinh hoạt vận động tại TQ trong tương lai có bị uốn nắn thành cái gì đi nữa, dường như không có khả năng chính phủ có thể kéo lùi ý thức đang gia tăng mà internet góp phần truyền bá. Trong niềm tin rằng ý thức về các quyền vẫn tồn tại tại chỗ, Guobin Yang viết rằng internet TQ bộc lộ một “sức đẩy cách mạng” làm tín hiệu cho “khả năng một cuộc cách mạng khác đang tới”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cuộc cách mạng ấy không giống như cuộc đại biến động đầy bạo lực đã khuấy đục TQ trong thế kỷ 20. Thay vào đó, nó sẽ nhấn mạnh vào những cải tổ xác thực mà các nhà trí thức hiện đại coi trọng.

 

Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc chính là con đường.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ


 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.