.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TỦ SÁCH

Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 CHÍNH LUẬN  

 Mỗi tuần 1 bài:

Nhân kỷ niệm 60 năm
ngày thành lập nước CHND Trung quốc

 

Bài 1:    Bắc Kinh sẵn sàng lãnh đạo thế giới? của Evan S. Medeiros

Bài 2:    Tại sao chế độ Trung Quốc vẫn vững? của Andrew G. Walder

Bài 3:    Ðấu tranh trực tuyến tại Trung Quốc của Guobin Yang

Bài 4:    Làm cách mạng bằng kỹ thuật số của Kate Herkel-Hess

Bài 5:    Các trí thức bị bao vây của Trung Quốc của Merle Goldman

Bài 6:    Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn của Jean-Philippe Béja

Bài 7:    Phản đối tại nông thôn Trung Quốc của Kevin J. O’Brien

Bài 8:    Phong trào thợ thuyền tại Trung Quốc của Ching Kwan Lee & Eli Fredman

Bài 9:    Phản đối của giai cấp trung lưu Trung Quốc của Jeffrey N. Waserstroom

Bài 10:  Ý thức mới về các quyền tại Trung Quốc của Elizabeth J. Perry

Bài 11:  Lối ra nào cho kinh tế Trung Quốc? của Barry Naughton

Bài 12:  Bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ: các vấn đề của Kenneth Lieberthal

Bài 13:  Chế độ Trung Quốc không thoát khỏi vô thường của Andrew J. Nathan

 

Bài 3: Ðấu tranh trực tuyến tại Trung Quốc
Guobin Yang

Lời người dịch: Guobin Yang (Dương Quốc Bân) là phó Giáo sư trong Phân khoa Văn hóa Trung Ðông và Á châu tại trường Barnard College thuộc Ðại học Columbia, Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốn sách nổi tiếng The Power of the Internet in China: Citizen Activism Online (Sức mạnh của Internet tại Trung Quốc: Sinh hoạt vận động trực tuyến của công dân), Nxb Columbia University, 2009. Sau bài này, chúng tôi sẽ phổ biến bản dịch một bài điểm cuốn ấy.

Bài này dịch toàn văn từ tiểu luận “Online Activism”, đăng trong Journal of Democracy, số tháng Bảy 2009, Volume 20, Number 3, Nxb The Johns Hopkins University Press, Journals Division, Washingon DC, Hoa Kỳ, tt.33-36.

__________________

Sinh hoạt vận động trực tuyến (online activism) là một hình thức mới của tranh luận đại chúng tại Trung Quốc (TQ). Trong một số trường hợp, internet được sử dụng để huy động xuống đường phản đối. Thông thường hơn, phản đối diễn ra trực tuyến. Các hình thức phổ biến nhất gồm kiến nghị trực tuyến, điều khiển các trang web vận động mang tính chiến dịch, và những phản đối bằng ngôn từ trên một qui mô lớn. Tiến bộ và triệt để nhất có lẽ là đột nhập (hacking) các trang web. Có thể tìm thấy các hình thức tranh luận ấy trong các blog, các bảng thông báo (message boards) trên internet, các cộng đồng trực tuyến (online communities), các trang nhà theo kiểu YouTube hay theo từng chuỗi hồ sơ bằng văn bản, hình ảnh, audio hay video… được tung lên mạng (podcast).

Sinh hoạt vận động trực tuyến lần đầu tiên xuất hiện tại TQ vào cuối thập niên 1990. Qua nhiều năm, bất chấp việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ internet, nó càng ngày càng trở thành thường xuyên hơn và gây được ảnh hưởng có sức thuyết phục hơn. Tại sao?

Bốn loại hoạt động

Thật hữu ích để bắt đầu bằng cách phân biệt bốn loại sinh hoạt vận động trực tuyến: văn hóa, xã hội, chính trị và dân tộc chủ nghĩa.

Sinh hoạt vận động văn hóa trình bày mối quan tâm tới các giá trị, đạo đức, các lối sống và các bản sắc (identities). Năm 2003, khi người dùng internet (hoặc công dân mạng – netizen) thảo luận về một blog khiêu khích trong đó một phụ nữ trẻ tự xưng mình là Muzimei (Mộc Lệ Mai) cho lên mạng những bài viết về đời sống tình dục của mình, họ đã dấn mình vào hoạt động tranh luận về văn hóa.

Sinh hoạt vận động xã hội đặt trọng tâm vào các vấn đề như băng hoại, môi trường xuống cấp, và quyền của những nhóm bị thiệt thòi. Năm 2003, một trong một số trường hợp gây được ảnh hưởng là vụ cái chết của một di dân tại thành phố Quảng Châu, kích động những phản ứng lan rộng trên không gian ảo, đưa tới kết quả hủy bỏ qui định lỗi thời về lối sống lang thang nơi đô thị. Năm 2007, có một trường hợp ảnh hưởng có sức thuyết phục. Ðó là trình bày vụ tội phạm bắt cóc các thiếu niên đem vào làm lao động nô lệ tại các lò gạch kỹ nghệ hoạt động bất hợp pháp trong tỉnh Sơn Ðông.

Dù sinh hoạt vận động văn hóa hay xã hội cũng có tính chính trị trong các mặt quan trọng của chúng, ở đây tôi đặc biệt chọn sinh hoạt vận động chính trị như một loại riêng biệt để nhấn mạnh bản chất đối kháng của nó. Sinh hoạt vận động chính trị trực tuyến đặt trọng tâm vào nhân quyền, cải cách chính trị và các chủ đề khác, đụng chạm trực tiếp tới cách TQ được cai trị như thế nào, bởi ai và trên cơ sở nào. Linh bát Hiến chương, một thỉnh nguyện thư trực tuyến mới đây, kêu gọi cải cách dân chủ, là một thí dụ hàng đầu cho sinh hoạt vận động thuộc loại đó.[1]

Sau cùng, có dân tộc chủ nghĩa trực tuyến, nổi bật nhờ ưu điểm về tần số, qui mô và tác động. Phản đối mang tính dân tộc chủ nghĩa trong không gian ảo can dự tới động viên trực tuyến trên qui mô lớn và dùng các chiến thuật triệt để, thí dụ “chủ trương hoạt động đột nhập (hacktivism)”. Trong một số trường hợp, nó còn can dự tới xuống đường biểu tình.

Phát triển kỹ thuật và biến đổi xã hội kết hợp nhau, biến sinh hoạt vận động trực tuyến thành rộng rãi và nổi bật hơn. Trung Quốc tiếp nhận nối mạng internet đầu tiên năm 1994. Tới tháng 12 năm 2008, số người dùng internet lên tới 298 triệu, hoặc khoảng 2/3 dân số TQ. Công cuộc phát triển kinh tế TQ có mặt dưới bao gồm sự phân cực kinh tế xã hội, ô nhiễm môi sinh, tham nhũng, và theo với nó là những xâm phạm các quyền con người. Tất cả những cái đó cung cấp lời trách cứ, làm động cơ thúc đẩy những người sinh hoạt vận động trực tuyến và không trực tuyến (online and offline).

Ba điều kiện của hoạt động trực tuyến

Tuy thế, sinh hoạt vận động trực tuyến tại TQ cũng tùy thuộc vào vài điều kiện đặc biệt.

Ðiều kiện thứ nhất là sự hiện hữu một xã hội dân sự đầy lông đủ cánh của những nhóm dân sự gồm người dân thường, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và quan trọng hơn cả: các cộng đồng trực tuyến. Trong thập niên 1980, nở rộ các nhóm xã hội dân sự nhưng rồi chịu thoái bộ với việc trấn áp những cuộc phản đối của sinh viên năm 1989. Thế nhưng kể từ giữa thập niên 1990, chúng sống lại, lan rộng và đảm trách những đặc điểm mới, thí dụ sự tự trị tương đối về tài chánh và quản trị đối với các cơ quan nhà nước.

Con số các tổ chức dân sự đăng ký chính thức là 360.000 vào cuối năm 2006, với con số thật sự được ước lượng khoảng 3 triệu.[2] Giống với các xứ sở khác, các nhóm xã hội dân sự TQ dùng internet để chia sẻ thông tin, giáo dục công chúng, tổ chức các sinh hoạt định kỳ và huy động thân hữu cùng kẻ đi theo mình. Một điều nghiên (survey) về 129 tổ chức thuộc loại đó do tôi tiến hành vào năm 2003, cho thấy trong đó có 106 (hoặc 82 phần trăm) nối kết mạng internet, và 60 (hay 65 phần trăm) có trang nhà riêng của mình.[3] Hoạt động nối mạng của các nhóm đang gia tăng và chúng làm dễ dàng hơn các hoạt động của họ.

Các cộng đồng trực tuyến, một hình thức mới và quan trọng của liên kết dân sự, là nơi hiện hữu hành động ấy. Chúng gồm vô số loại với nhiều cái là những không gian rất có ảnh hưởng để vui chơi và xã hội hóa. Hình thức nặc danh có thể làm cho những tấn công bằng ngôn từ thiếu ý thức, vô nghĩa, lờ quờ hoặc khờ khạo ra dễ dàng hơn, nhưng đồng thời nó cũng cho phép công dân mạng đích thân trình bày một cách tự do hơn thông thường.[4]

Tuy thế, các cộng đồng trực tuyến TQ có những hoạt động thay đổi khác nhau. Những tranh luận và phản đối trực tuyến về các chủ đề chính trị và xã hội phong phú. Bên cạnh các cộng đồng quan tâm tổng quát, có vô số cộng đồng trực tuyến quan tâm chuyên biệt, thí dụ các trang web do Công giáo và Tin Lành điều hành, các trang web tình dục đồng giới tính, các cộng đồng học thuật của các trí thức tân tả hoặc cấp tiến, các trang web dành cho những nỗ lực đa dạng công tác từ thiện và giảm nghèo. Cũng có nhiều trang nhà và blog dành để trình bày các tật bệnh xã hội và đấu tranh cho quyền của công dân, như quyền của người tiêu thụ, quyền của người lao động đáng được bảo vệ để không bị phân biệt tại nơi làm việc.

Lý do duy nhất khiến các hoạt động tranh luận tăng lên nhanh chóng trong các cộng đồng trực tuyến là vì sự tranh luận ấy tốt cho kinh doanh – sự bất đồng ý kiến nâng cao lợi nhuận, và cùng với nó, lưu thông trang web. Trong khuôn khổ giới hạn, các trang web khích lệ người dùng tham gia những tương tác có khả năng gây tranh cãi. Một số trang web cổ động và hướng dẫn, có tính sách lược, việc tranh luận, hầu tạo ra lưu thông. Ðằng sau sách lược mang tính kinh doanh nhằm cổ động sự tham gia của người sử dụng là lô-gic của sự sản xuất xã hội phi sở hữu trong kỹ nghệ internet hôm nay.[5] Người tiêu thụ internet cũng là người sản xuất nội dung của internet. Khi cho đưa lên mạng các bảng thông điệp, blog viết, video hoặc phản đối trực tuyến, họ đóng góp trực tiếp vào kỹ nghệ internet.

Người dùng internet TQ là người sản xuất tích cực và sung mãn nội dung. Một điều nghiên toàn quốc vào tháng Giêng năm 2008 cho thấy có khoảng 66% trong 210 triệu người dùng internet từng tham gia đóng góp vào một hoặc nhiều trang web. Hơn 35% cho thấy trong sáu tháng vừa qua, họ hoặc đã đưa lên mạng hoặc đã trả lời các thông điệp trong những diễn đàn trực tuyến. Có khoảng 32% đã đưa các hình ảnh lên, trong khi đó 18% đưa lên phim, các chương trình truyền hình hoặc các tài liệu video.[6]

Ðiều kiện quan trọng thứ ba là óc sáng tạo của công dân mạng TQ. Nói chung, công dân mạng cố gắng quanh quẩn bên trong các giới hạn của luật pháp và tự kiềm chế để không thách đố trực tiếp quyền lực của nhà nước. Là người quan sát thành thạo sinh hoạt chính trị TQ, họ hiểu rõ chủ đề nào được phép tự do bàn luận và lúc nào. Tới một mức độ nhất định, có 4 loại sinh hoạt vận động trực tuyến phản ánh những phản ứng có tính sách lược của công dân mạng đối với các cơ hội chính trị, để theo đuổi các chủ đề khác nhau. Nếu sự đa dạng về văn hóa, xã hội và chủ nghĩa dân tộc trong hoạt động trực tuyến rộng rãi hơn sinh hoạt vận động chính trị, phần nào là vì ba loại đầu ấy hưởng được sự hợp pháp chính trị hơn. Giống với phản đối trên đường phố, phản đối trên không gian ảo thách đố trực tiếp nhà nước, nên bị câu thúc hơn những phản đối có thể đặt cơ sở hoặc trên luật pháp hiện hành hoặc trên những yêu sách về công lý và đạo đức, không đụng chạm trực tiếp tới vấn đề thẩm quyền của nhà nước.[7]

Dù thế, việc lọc các từ ngữ chủ yếu và chận trang web cùng các phương tiện khác dùng để theo dõi và kiểm soát những gì người dân làm trực tuyến, đặt ra các thách đố liên tục cho người hoạt động đấu tranh dùng internet làm cơ sở. Ðáp lại, công dân mạng TQ phát triển những phương pháp tài tình để đối phó với việc nhà nước kiểm soát internet. Một số người dùng nhiều blog hay dùng server hải ngoại để điều khiển trang nhà của mình. Một số khác dùng chatroom cho “những hội họp bí mật”. Nhiều người biết cách vận dụng tính linh hoạt của ngôn ngữ TQ để tạo ra những mẫu tự dễ dàng đánh bại các kỹ thuật lọc từ ngữ giỏi nhất.[8] Hậu quả là khi việc kiểm soát chính trị internet trở nên phức tạp hơn thì các hình thức đối phó cũng phức tạp theo. Óc sáng tạo của công dân mạng TQ làm cho việc chính phủ kiểm soát internet chỉ đạt kết quả phần nào.

Sinh hoạt vận động trực tuyến có làm được gì không? Rõ ràng nó có những tác động làm thay đổi trong động thái của nhà nước, bằng việc xói mòn sự kiểm soát thông tin và tạo sức ép xã hội để có sự trong sáng hơn trong việc cai trị. Như một nguồn mới mẻ ý kiến của quần chúng và vận động công dân, nó thường dẫn đến các thay đổi mang tính chính sách. Có lẽ quan trọng hơn nữa, có những người hoạt động trực tuyến liên quan trực tiếp tới những thay đổi trong quan điểm và động thái của công dân đối với quyền lực. Ngày 13 tháng Giêng năm 2008, tạp chí Nam phương Ðô thị báo (Southern Metropolis News) cho đăng câu chuyện có nhan đề “Chớ nghĩ tới chuyện đánh lừa công dân mạng”. Ðề cập tới nhiều trường hợp trong sinh hoạt vận động trực tuyến năm 2007, câu chuyện ấy lập luận rằng trong thời đại internet, công dân mạng sẽ không để cho mình bị lừa dối bởi bất cứ ai, vì “áp bức và dối trá chỉ làm mạnh thêm khát vọng đích thân trình bày của công dân mạng”.[9] Những thay đổi trong quan điểm và động thái chính trị ấy không đủ cho sự dân chủ hóa nhưng đồng thời, chúng là những khía cạnh cốt yếu cho bất cứ tiến trình nào dẫn tới sự việc đó.

__________

Chú thích

[1] Xem Perry Link, dịch, “China’s Charter 08”, New York Review of Books, 15 tháng Giêng 2009. Cũng xem Journal of Democracy 20 (Tháng Tư 2009): 179-82.

[2] Gao Bindong và Yuan Ruijun. “Induction: Stepping into Civil Society,” trong Beijing University Cicil Society Center, Zhongguo gongmin shehui fazhan lanpi shu (Sách xanh về phát triển xã hội dân sự tại Trung Quốc) (Beijing: Beijing University Press, 2008).

[3] Guobin Yang, “How to Chinese Civic Association Respond to the Internet? Findings from a Survey.” China Quarterly 189 (Tháng Ba 2007): 122-43.

[4] Trong những năm vừa qua, truyền thông TQ thường kết án “bạo động ngôn từ Internet”, dù những kết án như thế thường có nghĩa cung cấp tiền đề cho việc đòi hỏi kiểm soát chặt hơn internet.

[5] Yochai Benkler, The Wealth of Networks: How Social Production Transform Markets and Freedom (New Haven: Yale University Press, 2007).

[6] China Internet Network Information Center, “Survey Report on Internet Development in Chiana.” Tháng Giêng 2008, có ở www.cnnic.net.cn/enindexindex.htm.

[7]Ching Kwan Lee, Against the Law: Labor Protests in China’s Rustbelt and Sunbelt (Berkeley: University of California Press, 2007); Kevin J. O’Brien và Lianjiang Li, Rightful Resistance in Rural China (Cambridge: Cambridge University Press, 2006); Elizabeth J. Perry, “Chinese Conceptions of ‘Rights’: From Mencius to Mao–and Now,” Perspectives on Politics 6 (Tháng Ba 2008): 37-50.

[8] Một thí dụ rất buồn cười được thảo luận trong Michael Wines, “A Diary Pun Tweaks China’s Online Censors,” New York Times, 12 tháng Ba 2009: có ở www.nytimes.com/2009/03/12/world/asia/12beast.html.

[9] Hu Chuanji, “Wangluo gongmin de jueqi: shui du bie xiang meng wangmin” (The rise of Internet citizens: Don’t even think about deceiving netizens). Nam phương Ðô thị báo (Southern Metropolis News), 13 tháng Giêng 2008.

Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc chính là con đường.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ


 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.