.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 CHÍNH LUẬN


Đối đầu với hiểm nguy

Thật ra, thông điệp của tổng thống Obama đọc trước lưỡng viện quốc hội tối 24 tháng 2 năm 2009 không có gì lạ. Sở dĩ ông Obama được cử tọa đứng dậy vỗ tay hoan hô 60 lần - có tin nói là 61 lần – là bởi nội dung của nó, kích thích lòng yêu nước của người Mỹ, hứa hẹn một tương lai tươi sáng, cũng như tài hùng biện của diễn giả tối hôm đó.

Đối với việc đọc diễn văn của các tổng thống Mỹ, mặc dù ngày nay có bản hướng dẫn kín đáo đặt ngay trước diễn giả, nhưng với những người nói mà nhìn thẳng vào cử tọa, cùng với điệu bộ, và nói hàng giờ mà không nhìn vào tài liệu hướng dẫn, coi như nắm vững vấn đề một cách chi tiết và khúc chiết, như cách trình bày của tổng thống Kennedy, Reagan, Bill Clinton và ngày nay, Obama, người dân vẫn dành cho nhiều cảm tình.

Trong suốt một giờ nói trước cử tọa, với cách trình bày như của ông Obama, chứng tỏ ông là người giỏi.

Tuy nhiên, khác với bài diễn văn đọc khi nhậm chức, nói đồng đều về cả hai lãnh vực đối nội và đối ngoại, thì thông điệp nầy, ông chú trọng đến các vấn đề nội bộ quan trọng hơn.

Về đối ngoại, Obama nói rất sơ lược, chỉ ít dòng về vấn đề Trung Đông, về rút quân ở Iraq, về tăng cường binh sĩ cho Afghanistan mà thôi.

Về nội bộ, dĩ nhiên, Obama phải nói tới vấn đề nhức nhối nhất hiện giờ: Kinh tế.

Chính vì sự suy thoái kinh tế trong 8 năm nhiệm kỳ của Bush mà Obama mới ngồi vô được cái ghế tổng thống ngày hôm nay. Vậy thì, ông ta có bàn tới vấn đề kinh tế để trấn an, để giải bày những phương cách Obama sẽ giải quyết vấn nạn nầy, vẽ ra một tương lai tốt đẹp cho nước Mỹ, dân Mỹ thì đó là điều đương nhiên, là đáp ứng những hy vọng của người dân Mỹ vậy.

Mở đầu, ông Obama nói ngay, “tình hình kinh tế của chúng ta là một mối lo vượt lên trên tất cả các mối lo khác.” Ông đưa ra những kế sách để phục hồi. Tuy nhiên, sự suy thoái của kinh tế Mỹ khá trầm trọng, việc phục hồi không thể nhanh được. Kinh tế sẽ tăng trưởng, nhưng “một cách yếu ớt trong nhiều năm nữa.” Và để cho bánh xe kinh tế chạy nhanh hơn, Obama cho biết rằng  “Chính vì vậy mà tôi đã thúc đẩy phải hành động nhanh.” Tổng thống Obama nói rõ hướng đi mới “kế hoạch phục hồi chúng ta đã thông qua là bước đầu tiên để đưa nền kinh tế của chúng ta trở lại đúng hướng.”

Nhìn lại quá trình đất nước trong thời gian qua, ông Obama cho rằng chính phủ đã tiêu xài hoang phí và vô trách nhiệm. Hoang phí và vô trách nhiệm là phê phán ông đã nói trong nhiều lần trước. Nói chung là “chúng ta vẫn tìm cách chi tiêu nhiều hơn bao giờ hết, chồng chất nợ nần nhiều hơn bao giờ hết,” Chính sách kinh tế cũ đó, đã “chuyển giao của cải cho người giàu có, thay vì là một cơ hội để đầu tư cho tương lai.” Qua đó, “Luật lệ bị phá vỡ nhằm thu được lợi nhuận nhanh chóng bất kể cái hại gây ra cho thị trường lành mạnh.” Tuy nhiên, ông ta vẫn vớt vát chút ít bằng câu “Tôi nói điều này không phải để chê trách hay nhìn lại phía sau.

Thuế là vấn đề huyết mạch trong chế độ tư bản. Tuy nhiên, khác với chính sách của đảng Cộng Hòa, giảm thuế cho người giàu, để người giàu có phương tiện đầu tư, tao thêm công ăn việc làm, thì chính sách mới là ngược lại, giảm thuế cho người nghèo trước đã, quan tâm đến người nghèo nhiều hơn, vì vậy “95% gia đình lao động Mỹ sẽ nhận được một phần giảm thuế,” những người “thu nhập dưới 250,000 đô-la, quí vị sẽ không bị tăng thuế một xu nào. Tôi nhắc lại, thuế của quí vị sẽ không tăng một xu. Trên thực tế, kế hoạch phục hồi sẽ có khoản giảm thuế – đúng vậy, giảm thuế cho 95% các gia đình lao động.”

Trước kia, tổng thống Bush đã có chính sách giảm thuế cho người giàu thì nay “chấm dứt việc cắt giảm thuế cho 2% những người Mỹ giàu có nhất.”

Đối với việc chuyển tiền cho các ngân hàng, ông Obama xác định rõ hơn một vấn đề từ trước tới giờ người ta vẫn thường thắc mắc, tại sao đưa thêm tiền cho ngân hàng thì ông Obama nhắc lại “Đây không phải là vấn đề giúp các ngân hàng, mà là giúp đỡ người dân.”  Chính phủ của ông sẽ tạo ra niềm tin của dân chúng ở ngân hàng “sẽ hành động với toàn sức mạnh của chính phủ liên bang để đảm bảo rằng các ngân hàng chính mà người Mỹ phải trông cậy vào có đủ niềm tin và đủ tiền để cho vay ngay cả trong những thời kỳ khó khăn hơn nữa.” 

Qua ngân hàng, chương trình địa ốc lộn xộn từ bao lâu nay, sẽ được ổn định lại, ông Obama cho biết rằng “chúng ta đã phát động một chương trình gia cư nhằm giúp các gia đình có tinh thần trách nhiệm đang đối mặt với nguy cơ bị xiết nhà giảm bớt khoản trả góp hàng tháng và tái tài trợ các khoản thế chấp của họ.”

Giáo dục là trọng điểm của các chương trình đầu tư lâu dài của đất nước. Ông Bush tuy có chương trình “No Child Left Behind” nhưng đã không đáp ứng được tình thế, nhất là trước tình trạng 50% bỏ học khi vào đại học, ông Obama có chương trình thực tế hơn, mục đích trước mắt là “giáo viên có thể giữ được công việc giáo dục con em chúng ta. Cũng thông qua kế hoạch kinh tế, “Chúng ta thực hiện một chương trình đầu tư có tính cách lịch sử cho nền giáo dục của chúng ta”.

Bà Hillary, trong suốt 8 năm làm đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, đã cô gắng hết sức nhưng không thành công về một chương trình cải cách y tế cho nước Mỹ. So với các nước phát triển châu Âu, Hoa Kỳ có một nền y tế tệ hơn hết. Ngày nay, đảng Dân Chủ lại nắm chính quyền, họ muốn tiếp tục thực hiện những gì họ đã mong muốn trước đây nhiều năm, nhằm“giải quyết vấn đề chi phí của các chương trình chăm sóc y tế Medicare và An sinh Xã hội.”

Cũng từ ít lâu nay, vấn đề năng lượng trở thành sinh tử. Obsama hô hào “Hãy khởi sự với năng lượng.” và lưu ý rằng “Chúng ta biết nước nào khai thác được sức mạnh năng lượng sạch và có thể tái tạo sẽ dẫn đầu trong thế kỷ 21.

Để kết thúc bài diễn văn, Ông Obama đưa ra nhiều hứa hẹn, rằng “Chúng ta sẽ xây dựng lại, chúng ta sẽ phục hồi lại, và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn trước.

Trỗi dậy mạnh mẽ hơn trước cũng có nghĩa “đảm bảo rằng chúng ta không để lại những khoản nợ nần mà chúng (con em - tg) không thể trả nổi.

Ông Obama ca ngợi tinh thần dân chúng Mỹ, trong quá khứ, truyền thống là “trong những thời kỳ gian nan nhất, trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, vẫn có một sự hào hiệp, một sự kiên trì, lòng tử tế và một quyết tâm không lay chuyển, một tinh thần sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm cho tương lai của mình và cho các thế hệ mai sau.”

Trước một bài diễn văn nhiều hứa hẹn và do một diễn giả tài giỏi hùng hồn trình bày, phần đông người nghe đều hy vọng.

Tuy nhiên, nhìn lại tình hình kinh tế nước Mỹ hiện tại trong một bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, mà không ít quốc gia, đặc biệt là Trung Cộng, với 1 tỷ 300 triệu dân, hy vọng vào thị trường Mỹ, vào sự tiêu xài của người dân Mỹ, trong khi ông Obama kêu gọi dân Mỹ hãy thắt lưng buộc bụng thì niềm hoan lạc và tin tưởng của người dân Mỹ có cơ sở vững chác hay là không.

Từ ít lâu nay, trước tình hình kinh tế suy thoái của Mỹ, người ta thường nhắc lại thời kỳ khủng hoảng kinh tế của thập niên 1930, và so sánh rồi hy vọng nước Mỹ sẽ vượt qua được những khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Chắc chắn ai cũng hy vọng khó khăn rồi sẽ qua, nhưng nếu so sánh cuộc suy thoái hiện nay và cuốc suy thoái hơn 70 năm trước, chúng ta sẽ thấy rằng, tổng thống Roosevelt hồi ấy có nhiều thuận lợi hơn tổng thống Obama ngày nay.

Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế hồi thập niên 1930 có ảnh hưởng đến cả toàn cầu - người Việt Nam hồi ấy cũng gặp khó khăn không kém, - nhưng thời bấy giờ, không nhiều quốc gia dựa vào Mỹ để phục hưng kinh tế. Với chủ nghĩa Monroe, kinh tế Mỹ hồi ấy có lên xuống như thế nào, cũng chỉ khoanh vùng trong lục địa Mỹ là nhiều hơn.

Với lại, thời bấy giờ, trước sự phát triển về kinh tế và quân sự của Đức, Ý, Nhựt, có nguy cơ gây ra chiến tranh, thì các nước đối thủ với phe trục, cũng lo thắt lưng buộc bụng, bỏ tiền đầu tư quốc phòng để phòng thủ, điều ấy có lợi cho kinh tế Mỹ.

Bên cạnh đó, ngay các nước thuộc phe trục đang muốn gây chiến, cũng lo xây dựng quân đội, kinh tế để chuẩn bị chiến tranh. họ phải bắt tay với Mỹ nhiều hơn, mua bán với Mỹ nhiều hơn. Việc làm ấy cũng có lợi cho nước Mỹ.

Mặt khác, trước sự hung hăng và đe dọa của phe trục, chính Hoa Kỳ cũng phải đóng thêm tàu thủy, hàng không mẫu hạm, sản xuất nhiều hơn tàu bay, tàu bò và súng đạn. Việc ấy tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Đến khi chiến tranh xảy ra, người đàn ông phải gia nhập quân đội, đàn bà phải tham gia ở các nhà máy hãng xưởng thì dân Mỹ thất nghiệp thế nào được.

Xem ra, ngày trước, khách hàng của Mỹ là mua hàng của Mỹ, làm cho nước Mỹ mau giàu. Bây giờ, khách hàng của Mỹ là cạnh tranh mua bán với Mỹ, liệu có làm cho nước Mỹ mau giàu mạnh như ông Obama mong muốn, hứa hẹn.

Điều đáng quan tâm hơn hết là ngay trong nội tình nước Mỹ, sự mâu thuẫn không phải hoàn toàn ở hai đảng mà chính là ở hai tập đoàn kinh tế khác nhau.

Từ khi có chiến tranh Iraq, gần 5 ngàn lính Mỹ chết trận, nhưng có biết bao nhiêu người Mỹ giàu thêm?

Tập đoàn nào đã cung cấp quân trang, quân dụng, xăng dầu cho quân đội Mỹ ở Iraq mà không qua đấu thầu, một hình thái sinh hoạt kinh tế vừa độc tài, vừa lạc hậu hiện dang tồn tại ở Mỹ. Công việc phản dân chủ và bất hợp lý đó cần phải chấm dứt ngay. Vì vậy, trong thông điệp đọc trước quốc hội nói trên, ông Obama không úp mỡ, nói ngay: “Chúng tôi sẽ loại bỏ các hợp đồng không qua đấu thầu đã gây lãng phí tốn hàng tỉ đô la ở Iraq,”

Chính điều nầy là một sự khủng khiếp mà người ta không thể nghĩ rằng nó đã xẩy ra ngay tại nước Mỹ. Tại sao việc cung cấp nầy không qua đấu thầu. Không cho đấu thầu để giá thầu được cao, lợi nhuận được nhiều?! Người nào, bộ truởng quốc phòng nào chịu trách nhiệm về việc hoang phí tiền bạc của người dân Mỹ, coi thường luật pháp và ý nghĩa dân chủ xã hội Mỹ?

Việc làm nầy không phải do một cá nhân mà chính là một tập đoàn. Tập đoàn nầy có liên hệ gì tới những người không còn được giảm thuế 2% như nói ở trên, liên hệ gì tới tập đoàn dầu lửa Mỹ mà sẽ bị chính phủ hiện tại sẽ tăng thuế, nếu việc mua bán xăng dầu ấy không xảy ra ngay trên đất Mỹ. Tập đoàn nầy có liên hệ gì tới các nhà tài phiệt ở Manhattan?

Nhìn sâu vấn đề, đảng Dân Chủ Mỹ, đại diện là người đang làm chủ ở tòa Bạch Ốc đang đối dầu với một thế lực tài phiệt lớn lao, những người “trong tay sẵn có đồng tiền…” Liệu các nhà tài phiệt đang hoặc sẽ mất quyền lợi sẽ không gây khó khăn hay gì khác cho ông Obama?

Việc làm của ông Obama hiện giờ chính là “Đối đầu với những hiểm nguy.”

hoànglonghải

Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc chính là con đường.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ


 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.