Kẻ Bị Mất Phép Thông Công
Hà Nội
1954-1991: Bản Án Cho Một Trí Thức
Nguyên tác:
“L’excommunié”
Nguyễn
Mạnh Tường
- 13 Tháng 5 năm 1991
Dịch gỉa: Nguyễn Quốc Vĩ - 23 Tháng 11 năm 2009
PHẦN BA:
Hành trình đi vào sa mạc
1. Lưỡi kiếm của
Damoclès
2. Sửa soạn cho chuyến đi không có ngày về
3. Cái đói bi thảm
4. Bi hài kịch của một cuộc trả giá
5. Bi kịch bị mất phép thông công, bị cô lập và cô đơn
5. Bi kịch bị mất phép thông công, bị
cô lập và cô đơn
Thái độ của
cộng sản là có ý nghĩa: họ là những tín đồ của những biện
pháp nửa chừng, rình đâm sau lưng, bỏ thuốc độc vào tách trà
hay gian trá tạo ra những vụ tai nạn chết người. Tội ác đã
phạm nhưng không để dấu vết. |
|
Từ xưa con người đã sống
quay quần trong một cộng đồng. Một khi các nhu cầu đòi hỏi đã vượt quá
sức lực và khả năng của cá nhân và gia đình thì chúng chỉ được thoả
mãn thông qua sự giúp đỡ hỗ tương và hợp tác trong cộng đồng, nhất là
trong lãnh vực quốc phòng, canh nông cây lương thực, chỗ ở, quần áo,
giáo dục … Cái sinh hoạt muôn mặt chung góp cho việc duy trì cuộc sống
vật chất của mỗi cá nhân, chú trọng đến sự phát triển về thể chất con
người, từ đó bảo vệ sự toàn vẹn của con người và sự tiếp diễn của cuộc
sống.
Nhưng ra ngoài những
giới hạn của thể chất và cuộc sống vật chất là cái không gian vô giới
hạn và vô cùng của cảm xúc và con tim. Xã hội không muốn và không thể
can thiệp vào hai lãnh vực này. Cái bên trong đó chính là phòng xét
nghiệm, là nơi cấu thành những quyết định của nội tâm, dẫn tới những
hành động thể hiện nhân cách và biểu hiện ước vọng của con người. Có
một sự hỗ tương qua lại giữa hai thế giới, thế giới bên ngoài tạo ra
những điều kiện buộc con người phải phản ứng, thế giới bên trong phản
ứng lại làm cho ngoại cảnh lại trở lại tác động trên con người. Cái cơ
chế với hai chuyển động qua lại này giúp bảo đảm một sự quân bình cho
cá nhân, những trao đổi giữa hai thế giới, bên ngoài và nội tâm, giúp
định vị và duy trì con người giữa một hệ thống phức tạp gồm những tác
động, phản tác động giúp cho con người cảm nhận sự sống.
Bởi vì, cộng sản đã ngăn
cản những tiếp xúc và trao đổi giữa hai thế giới, ngoại cảnh và nội
tâm, cắt đứt cái quan hệ giữa chúng và bộ máy ngưng không chạy hết
công sức mà chỉ chạy cầm chừng, làm chậm đi một cách đáng kể chuyển
động của các bánh quay và mắc xích. Trong những trường hợp quá nặng,
cá nhân bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài, họ sẽ mất đi những cảm xúc
rồi dần mất luôn cả những khả năng của lý trí và tâm lý sẽ rơi vào sự
tê liệt càng ngày càng lớn. Cá nhân có thể trở thành khùng điên và tổ
tiên sẽ không mất công chờ đợi lâu để đón họ ở bên kia thế giới. Đó là
thứ hình phạt nặng nề nhất dành cho con người. Bên kia chuyện đó chỉ
là án tử hình.
Trong trường hợp
cá nhân tôi, không hề có một bản án được tuyên, không nhà lao, không
phòng nhốt tù. Nhưng trong nhà nước cộng sản, có bao nhiêu thứ hình
phạt không tên được tiến hành, không chính thức, nhưng về lâu đó chỉ
là những án tử hình không hơn không kém.
Đó là hình phạt cắt phép thông công mà những kẻ cuồng tín chính trị đã
cóp nhặt từ kho tàng tội phạm thời Trung Cổ, cắt phép thông công là vũ
khí quyết liệt của bọn cuồng tín tôn giáo. Người ta đã cấm tất cả
những người trong họ đạo không được chứa chấp, nuôi ăn hay cho mặc
những kẻ bị mất phép thông công là những kẻ đã mất nhà cửa, kế sinh
nhai, quần áo, không còn cách nào có được một cuộc sống bình thường
như trước. Chuyện cúp phép thông công của tôi chỉ dừng ở chỗ cấm cửa
không cho tôi vào dạy ở Đại Học và bước vào các Toà để hành nghề Luật
Sư. Cả mười Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của mười tổ chức quần chúng
không chính thức đã tiến hành loại tôi ra nhưng họ chỉ dừng ở chỗ là
không mời tôi đến dự những buổi họp của họ. Thái độ của cộng sản là có
ý nghĩa: họ là những tín đồ của những biện pháp nửa chừng, rình đâm
sau lưng, bỏ thuốc độc vào tách trà hay gian trá tạo ra những vụ tai
nạn chết người. Tội ác đã phạm nhưng không để dấu vết. Dưới mắt của
Luật Pháp, họ có thể kêu gào là chuyện xảy ra là không có chứng cớ, và
hơn như thế, trong xã hội, họ đã tránh được những tai tiếng, tránh làm
dấy lên những dư luận chính trị, mà vẫn giữ được danh tiếng cho người
bị trừng phạt trong đời sống xã hội và chính trị. Chủ nghĩa
Machiavelli vẫn được tiến hành dưới một lớp ngụy trang đầy nghệ thuật.
Liên quan đến
chuyện của tôi, tôi không bị ném vào tù hay bị còng tay. Tôi không bị
bắt đưa ra bất cứ toà án hình sự hay chính trị nào. Tôi không bị bắt
đày đi xa nhà hay xa gia đình. Nhưng cả xã hội và mọi người đều biết:
để tránh phải chịu những phiền phức, những ai muốn tiếp xúc với tôi,
dù bất cứ chuyện gì, đều không dám. Nhà tôi như đang chứa một người
đang bị bệnh dịch, không nên đến gần. Ra đường, mọi người thấy tôi từ
xa đã quay ra ngõ khác để tránh đụng mặt, nếu người nào đó, vì vô tình
vô ý hay vì can đảm đến gõ cửa gặp tôi, ngay sau khi vừa rời khỏi nhà
là đã có công an mời về cơ quan để tra tấn họ với những câu hỏi về họ
là ai, về gia đình và tầng lớp xã hội và đặc biệt là có quan hệ gì đến
tên tội phạm là tôi đây. Chắc chắn rằng tên tuổi của người đó sẽ được
ghi vào sổ đen và từ đó sẽ thường xuyên bị theo dõi. Không cần phải có
cặp mắt tinh anh để nhận biết rằng ở tất cả những ngã tư đường dẫn đến
nhà tôi lúc nào cũng có một hay hai tên cớm dù đã thay đổi căn cước
hình dạng nhưng không đổi nhiệm cảnh giới và canh gác, để chận bắt
những người chỉ vì vô tâm hay gặp lúc số phần bị xấu mà đến bấm chuông
nhà tôi. Thật là một màn hài kịch, vừa tức cười vừa bi đát, mỗi khi
tôi ra khỏi nhà để đi lang thang đây đó, tôi luôn luôn bị bám đuôi
theo dõi chặc chẽ. Nhiều người bạn thấy tôi từ xa đã ngay tức khắc
quay lưng và biến mất như chiếc bóng trong đêm. Nếu gặp đôi lúc, để
giữ gìn sức khoẻ,
tôi ra ngoài tản bộ quanh những con đường kế
cận, tôi không bao giờ bỏ qua cơ hội, mỗi khi đi ngang qua những người
công an đang theo dõi tôi, cẩn thận dở nón chào họ một cú ra trò làm
cho họ không được vui lắm. Cả họ và tôi đều biết rõ trò chơi nào đang
diễn. Như thế họ phải hiểu là tôi quá biết rõ những lệnh lạc mà họ
nhận từ chủ nhân và cái tinh quái của tôi là không bao giờ để cho cái
cảnh giác của họ có thể thình lình bắt tôi được. Dĩ nhiên, tất cả thư
từ của tôi đều bị mở và một số không bao giờ đến tay tôi. Tất cả thông
tin đều được ghi vào hồ sơ, về tên tuổi những người gửi thư cho tôi và
dĩ nhiên họ sẽ tiến hành điều tra về những người này. Tất cả những con
chó to đùng được gửi đến để cắn tôi đều không thể táp với những cái
răng nanh vì chúng không thể tìm ra khoảng trống nào có thịt của tôi
cả. Sau nhiều năm dài theo dõi, chủ nhân của chúng khám phá rằng chẳng
được tích sự gì nên đã buộc phải chấm dứt sự theo dõi đó.
Vào thời gian đầu của
cuộc sống đầy bất hạnh của tôi, và trong suốt những chuỗi ngày đen tối
đó, tôi thật bất ngờ khi thấy những nhân vật chính trị có tầm cỡ đến
nhà tôi như đồng chí Hà Huy Tập. Tôi không biết ông ta tự ý đến hay có
ai đó đã giao cho ông việc làm đến thăm tôi như thế. Ông ta tỏ vẻ lo
lắng cho sức khoẻ của tôi và đặt những câu hỏi vô thưởng vô phạt về
sinh hoạt của tôi. Trước đây tôi được nghe những lời đồn tốt về ông
nhưng chưa có dịp gặp ông ta. Cuộc trao đổi không đi sâu đến mức riêng
tư nhưng tôi có cảm tưởng là có những động lực thân thiện đã đưa ông
đến nhà. Một người trong Trung Ương, một nhân vật khá quan trọng của
Đảng, đã cất công đến thăm một kẻ bị loại, bị mất phép thông công. Bất
kể cái gì, bất kể từ động lực tình cảm nào, cuộc viếng thăm của ông ta
nó như một tia nắng chiếu vào đêm tối cô độc của tôi.
Mặc dù với cuộc
viếng thăm rạng rỡ và đầy ánh sáng của Hà Huy Giáp, như là một tia
chớp làm sáng lên đêm tối của đời tôi, tôi vẫn cảm thấy đau khổ cô đơn
sống cô lập vì người ta đã kết án tôi. Tôi không bị cô lập với gia
đình nhưng vợ con cố dấu nhịn những
dòng nước mắt để không làm tôi khổ thêm,
và tôi biết những giọt nước mắt của họ lại sẽ tuôn trào những khi tôi
vắng nhà. Về phần tôi, tôi ráng tránh nhìn trong mắt họ để không nhìn
thấy những nếp nhăn trên gò má vì những đêm mất ngủ và phải chịu quá
nhiều đau khổ. Một khi quyền lực đã ném sức nặng vào tay giới cầm
quyền, họ hống hách tuyên bố, dưới cái nhìn của họ, là đã có kẻ đã
phạm một tội ác không dung thứ được, thì cái sợ hãi đã lan ra đến nỗi
không ai dám mở cửa hay mở lòng đón tiếp kẻ “phạm tội” đó. Kẻ “phạm
tội” chỉ còn cách tự buộc mình sống trong cô lập mà cũng chỉ có nó là
phải chịu đau khổ bởi những dày vò đau đớn của sự cô đơn. Không có nhà
nào dám che chở cho nó ngủ, không một bộ quần áo nào có thể che chở
cho nó chống chọi đêm đông lạnh
giá, không món ăn nào làm ấm bụng, giúp cho nó chút sức để đứng dậy
trên đôi chân mà bước đi, không còn một đôi tai thân thích nào để nghe
lời than vãn của họ, không một tiếng nói
đầy lòng thương nào để ban bố cho tiếng kêu than.
Người đời nhìn tôi, tôi
nhìn họ, không còn ai nhận ra ai. Vâng, một kẻ bị trục xuất, bị cắt
phép thông công thì phải sống cô đơn ở mọi nơi, ngay cả khi đang sống
trong đất nước của mình.
Nhưng cuộc sống bị cô
lập giữa những người xa lạ, dù họ là những người cùng nòi giống với
bạn, đau đớn bao nhiêu cũng không sánh bằng cái khổ khi phải thấy cái
thống khổ của chính gia đình mình, của những người thân thương nhất,
của người bạn đời và của máu mủ của mình! Cái cô đơn này cũng là cái
quí giá hiếm hoi làm lộ ra cái tình yêu sâu đậm tạo nên sợi giây liên
lạc thiêng liêng giữa tôi và vợ con. Họ đau khổ khi nhìn thấy tôi khổ.
Họ nghĩ suy cho đó là bổn phận và tình yêu nên cố giúp tôi bớt đau khổ
bằng cách dấu đi khổ đau của chính họ. Tự nó, đó là cái động lực rất
đáng khen, quí phái, đáng được thán phục và vinh danh, nhưng rủi thay,
người chồng và cha, mà họ mong muốn làm cho bớt khổ, dù chỉ trong muôn
một, lại làm cho hắn khổ đau gấp hai khi thấy không thể chia cho nhau
những tiếng thở dài và niềm đau cay đắng. Trong cuộc chơi đầy bi thảm
và đau đớn, mỗi người trong ba chúng tôi là lo cho người kia, cho hai
người kia, tin rằng mình mới là kẻ có khả năng chịu những đợt tấn công
của nghịch cảnh và giữ được sự thanh thản và cân bằng bên trong để có
được sự an bình của tâm hồn. Nhưng cái mà đang giết chúng tôi là ai
cũng biết mình đang lừa dối với chính mình, và muốn lừa dối người kia
hay cả hai người kia. Không ai bị lừa cả, nhưng cả ba người đều tự cho
rằng mình là người được nhiều an ủi, để rồi tuôn trào nước mắt nhiều
hơn khi nỗi cô đơn đến trong đêm khuya.
Vì thế tôi rất đau khổ
khi biết rằng vợ con đã phải chịu khổ vì mình, sức khoẻ họ đang kém đi
vì những đêm không ngủ kéo dài, và cứ lập đi lập lại mỗi ngày. Ý nghĩ
đó tra tấn tôi ngày đêm, xé nát tim tôi, làm tôi luôn thao thức trên
giường, buộc tôi phải ngồi dậy, bước quanh trong phòng cho tới khi đi
nằm lại. Trong nhà, cả ba con người đều không nhắm mắt ngủ được, và
nhờ cái đói, họ đành cứ phải lê những buớc yếu ớt quanh phòng và nếu
có một cơn ngủ đến làm họ nằm xuống, chẳng qua là nhờ sự kiệt sức đã
làm tan biến chút năng lượng hay sức lực còn lại. Thật là một phép lạ
khi chúng tôi đã vượt qua biết bao lần như thế, trong khi chỉ cần một
lần là có thể đã dễ dáng lấy đi mạng sống của chúng tôi.
Nếu cứ mỗi cuộc khủng
hoảng làm chúng tôi đau nhức chết người, thì những lúc tĩnh lặng sau
đó, khi dài khi ngắn, lại làm cơn đau dồn dập hơn nữa. Cái đau đớn đã
xé tôi ra từng mảnh, đè nghiến, xé toạc tôi, xuyên thủng tim tôi những
lổ sâu bén, cắn xé hồn tôi ra từng mảnh với hàm răng sắc nhọn. Đó là
một thứ sức mạnh hiện hữu, có nét riêng và, nếu tôi có thể nói là xác
thực, mà tôi không thể đo lường được cái cường độ, cái năng động, sức
mạnh, sự tiến hoá và chu kỳ, thời gian ngưng đọng và tái diễn. Ngược
lại, những cảm giác thống khổ mới đang tra tấn tôi lại thuộc về một
chủng loại hoàn toàn mới mà tôi chưa bao giờ được biết. Ngược với cái
đau đớn mà tôi gọi là hiện hữu xác thực đang đập nát tinh thần và đang
xé nát tim tôi, thì những cái đau mà tôi cảm nhận là những tác động
tiêu cực làm tan rã ý chí, làm mềm đi hệ thần kinh, làm chậm dòng sinh
khí, làm nhu nhược hoàn toàn thể chất và tâm lý của tôi, biến tôi
thành một thứ giẻ rách chỉ xứng đáng để ném vào sọt rác. Cái khổ đau
này, nó như cơn thuỷ triều đang dâng, tràn ngập và nhấn chìm tôi trong
một tình trạng suy nhược và tê liệt, chỉ để lại trong tôi một mảnh ý
thức rời rạc đủ để tôi nhận ra cái sức nặng của một khoảng trống rỗng
không. Trước đây cuộc sống của tôi thật sống động, cho những bài giảng
ở Đại Học, tranh cãi trước Toà Án, viết những bài tham luận, khảo cứu
văn chương. Tôi thường có một cảm giác sung mãn, nóng bỏng muốn hành
động và biểu lộ ra ngoài. Ngày nay tôi trở nên gật gù trong trạng thái
lừ đừ yếu đuối, tưởng như đang trôi dạt trên một biển cả không bờ
không bến và bị tan biến trong cái vùng nước mênh mông không động đậy.
Ngày xưa, thời gian đối với tôi là một kho tàng quí giá nhất, nó trôi
qua quá nhanh ngược lại ý mình, đã làm tôi tuyệt vọng, ngày nay nó chỉ
là một chiếc khung hình hoàn toàn không có gì trong đó, hiện ra một
khoảng trống không màu sắc, chỉ để làm hư tầm nhìn và tiêu diệt cả ý
chí. Tôi căng óc lấp đầy cái hư ảo này với những cảm xúc nghe, nhìn.
Tôi phải tìm nhìn chăm chăm vào từng chiếc lá trên cây bên đường, chú
mục vào từng kẻ đang bước trên phố, từng cái xe chạy, tôi như một
người mù vừa mới tìm được lại ánh sáng, vừa xem xét chăm bẳm từng thực
tiễn của cuộc sống, vừa ngạc nhiên trước những điều mới lạ. Nhưng mọi
cố gắng đều trở nên vô ích, và sự kiêu hãnh của họ đã ném tôi vào một
niềm thất vọng không thể chịu đựng được. Cả thời gian đó, dù tôi đã cố
gắng quên mình trong những chuyện tầm phào, nó vẫn tiếp tục làm cho
tôi hoang mang lẫn lộn, nó vẫn quấy phá tôi bằng
cái rỗng tuếch của nó.
Tôi nảy ra ý nghĩ một
mình lang thang khắp phố, tập trung với tất cả chú tâm nhìn ngắm những
sinh vật, tất cả các căn nhà, tất cả những hoạt cảnh đang chuyển động,
những thứ kết hợp thành bao nhiêu là chuỗi phim tài liệu về đời sống ở
thủ đô. Không có một du khách nào đã đẩy trí tò mò của mình đi xa như
tôi như thế. Nhưng tất cả những bận bịu, mà tôi hiểu rõ hơn ai hết đó
là chuyện vô ích, cũng không cho phép tôi lấp đầy hết khung thời gian
của tôi. Tất cả những việc làm vô hồn đó không thể nào thoả mãn một
tâm hồn đang khát bỏng những ước vọng chưa thoả, với những nhiệt tình
nhất định. Tôi tự so sánh mình với người lữ hành đang băng qua sa mạc,
nặng chĩu trên vai một gói vàng và không cầu xin gì hơn là được trao
tất cả số vàng kia để đổi lấy một cốc nước.
Tôi lang thang trôi dạt
đến khu Ba Đình, nơi mà xưa kia tôi hay đến chơi tennis trong những
lúc rỗi rãnh. Vẫn chưa đến giờ tan sở, trên sân vẫn vắng bóng người
chơi. Đang ngồi cạnh sân, bỗng nhiên tôi hết sức ngạc nhiên thấy như
một cục gì đang lăn tròn dưới chân tôi mà lúc đầu tôi cứ tưởng là một
cục len. Đó mà một con mèo bé tí chắc mới đẻ vài ngày trườc đây, chắc
là mẹ nó, theo thói quen, đã quyết tâm bỏ đi để nó tự một mình khám
phá thế giới. Tôi bế nó lên trong lòng bàn tay, dịu dàng vuốt ve nó và
tôi cảm thấy nó thật tội nghiệp. Nó và tôi là hai kẻ lạc loài đang
trôi dạt bơ vơ trong cuộc đời, cả hai cùng chung cái đói, nạn nhân
cùng bị cô lập và sầu não chung một số phận. Sau khi đi một vòng trong
khu nhà hỏi xem ai là chủ nó, câu trả lời luôn là không biết, tôi cám
ơn sự may mắn hay Đấng Cứu Thế nào đó đã trao cho tôi một người bạn
đồng hành bất hạnh và khốn khó để tôi có thể thì thầm chuyện vãn hầu
lấp đầy cái khoảng thời gian trống vắng, để cho tôi có một kết nối
tình cảm mà tôi không dám đòi hỏi nơi vợ con vì sợ rằng sẽ đào sâu
thêm nỗi khổ đau của họ. Giữa tôi và vợ con, sự im lặng là cái hùng
biện hơn là những lời nói và nó không làm tuông thêm những dòng nước
mắt. Câu chuyện giống như tôi và con mèo con kia: chỉ cần nhìn nhau
trong ánh mắt là quá đủ cho những trao đổi tình cảm.
Cuộc chiến đấu của trí thức
tiến công chống lại cái độc tài mù quáng và vô nhân đạo, bởi
lẽ kẻ độc tài đã ra tay đọa đày người trí thức kia ! Một trí
thức, trong cái liêm chính của con người và với cái minh mẫn
trong tinh thần, là một người lính chống lại sự chuyên chế
chuyên lập đi lập lại những lời hứa hão huyền và sự bất lực
đã phải cầu cứu đến đến sức mạnh của công an để giữ vững
ngai vàng cua họ. |
|
Trở về nhà, tôi chia cho
nó chén cơm trắng của tôi. Tôi rất vui khi thấy nó bằng lòng một chút
cơm như thế và nó lên cân khá nhanh. Mỗi khi tôi ngồi thiền hay ngồi
mơ mộng bên cạnh cửa sổ, nó leo lên ngồi trên đùi tôi, về đêm nó đến
nằm kề bên cạnh. Nhờ đó, tôi bắt đầu bước những bước đầu tiên, bước ra
khỏi con đường hầm vô tận của cô đơn, tự cho mình một lý lẽ để sống
bằng cách lấp đầy những khoảng trống trong sự hiện hữu của tôi. Tôi
không thể đi dạo một mình ngoài đường vì lúc nào cũng có bọn chó săn
bám gót phía sau. Tôi không thể ghi danh vào câu lạc bộ tennis Ba Đình
vì giá vợt, banh và giày vải để chơi là quá cao với một giá thật điên
khùng và tôi không thể nào vươn tới. Nhưng cái mà làm tôi đau lòng
nhất là thấy biến mất những bạn cùng chơi ngày xưa nay kiếm cách tránh
và chạy mặt tôi. Sự bỏ chạy như là những cú dao đâm vào tim tôi, tôi
không thể nào đóng vai một kẻ vô gia cư hay cùi hủi. Tôi hiểu thái độ
những người bạn chơi tennis kia, tất cả đều là những chức sắc cao cấp
trong chính quyền, dĩ nhiên là những người của Đảng, là những người
luôn luôn lo lắng hơn ai hết về tương lai quan chức và chính trị của
mình. Vì thế họ sẽ bị kinh hoàng khi phải bắt tay một kẻ đang bị bệnh
dịch và phải chơi một trận tennis với kẻ này. Họ cũng chỉ là con
người, với những tâm hồn yếu kém, tôi không thể nào mong họ bớt mất tư
cách hơn, bớt hèn hạ, bớt mất phẩm giá hơn.
Con mèo lớn nhanh và nó
được tôi dành cho nhiều săn sóc. Nó giúp tôi hoà giải lại với cuộc
đời, nó làm nẩy nở trong tôi cái thú vui được có lại những sinh hoạt
trí thức, những sinh hoạt ngày xưa đã đem lại cho tôi những niềm vui
thanh khiết. Tôi phải làm cách nào để khởi động lại cái máy trí thức
của tôi đây? Tôi lượt xét lại tất cả từ năm 1932, năm mà tôi trình
luận án Tiến Sĩ Quốc Gia về Văn Chương và Tiến Sĩ Luật. Trong lúc chọn
đề tài khảo cứu, tôi dành phần như nhau giữa phương Tây và phương
Đông, giữa nước Pháp và Việt Nam. Luận án chính của tôi về văn chương
viết về Musset, luận án về Luật viết về cá nhân trong xã hội xưa dưới
các triều đình An Nam (Bộ Luật nhà Lê). Riêng về cái luận án bổ túc về
Văn Chương, nó nhằm giới thiệu đến công chúng Pháp một tác giả người
Pháp đã viết về đề tài “Việt Nam vào cuối thế kỷ 19” tên Jean
Boissière. Niềm ưu tư về sư cân bằng và giao hoà giữa hai thế giới đã
gây cảm hứng cho tôi trong bốn cuốn sách viết vào khoảng năm 1940.
Cuốn thứ nhất “Nụ cười và nước mắt của tuổi trẻ” trình bày cái tâm lý
và những sinh hoạt trí thức và xã hội của một cô gái trẻ người Việt,
được đào tạo ở Pháp, có trách nhiệm phải xây dựng phương Đông của ngày
mai. Chính cái “xây dựng phương Đông của ngày mai” lại là cái cảm hứng
để tôi viết hai cuốn sách, một cuốn dành riêng viết về những giá trị
của Pháp: “Những viên ngọc của nước Pháp và cái khác với những giá trị
vùng Địa Trung Hải (Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp), một cuốn là “Bước đầu của
Địa Trung Hải”. Tác phẩm thứ tư là một vỡ kịch mang lên sân khấu cái
xung đột, trên khía cạnh tình cảm, giữa một kẻ du hành hiện thân cho
phương Tây với những nhu cầu hay di động và thay đổi, và một cô gái
tiêu biểu cho tình cảm qua sự trung thành và bền vững: “Cuộc hành
trình và tình cảm”.
Từ năm 1940 đến 1945,
nhiều xáo trộn cực kỳ nghiêm trọng đã xảy ra trên Thế Giới và ở Việt
Nam: từ nay, nước Pháp không còn tập trung vào những hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam nơi mà Cách Mạng cộng sản đã thắng thế từ năm 1945
và đang điều hành nhân dân. Từ 1945 đến 1956, tôi và gia đình bỏ vào
bưng cùng tham gia Kháng Chiến chống thực dân. Khi trở về Hà Nội, tôi
trở lại đi dạy Văn Chương ở Đại Học và mở lại văn phòng Luật Sư ở Hà
Nội. Tôi được bổ nhiệm, nhờ Đảng ban ân huệ và cũng chẳng phải do tôi
xin, ngồi trên ghế của Ủy Ban Trung Ương của mười tổ chức quần chúng.
Từ năm 1958, vì đứng ra bảo vệ cho dân chủ, tôi đã bị tước bỏ mọi
nhiệm vụ; tôi đã nhắc lại những diễn biến này trong phần đầu của cuốn
sách này.
Đó là những sinh hoạt
trí thức của tôi từ 1932 cho đến ngày hôm nay. Thế giới nào tôi phải
bám víu bây giờ? Đó là một điều cực kỳ quan trọng. Cái vấn đề chính
yếu mà tôi đã dựa vào để làm căn cơ cho cả cuộc đời trí thức của tôi
là điểm gặp nhau giữa Đông và Tây, ngược với luận đề của Rudyard
Kipling là chối bỏ cái khả năng đó. Tôi tự cho mình cái công việc là
lo giúp sự hiệp thông qua lại của hai thế giới, trên cơ sở đó hai bên
có thể thực hiện cuộc gặp gỡ. Mỗi thế giới đều có một thang giá trị
riêng, đôi khi kình chống lẫn nhau. Sự gặp gỡ, trên cơ sở của sự thông
cảm lẫn nhau, sẽ kéo theo việc bên này giúp đỡ bên kia để bổ sung lẫn
nhau và cùng đào luyện để mang những lợi ích chung cho nhân loại.
Chính theo hướng đó mà tôi đã đặt hết suy tư để hoàn tất tác phẩm của
cuộc đời tôi.
Nhưng phương Đông, đặc
biệt là Việt Nam lại va phải một số khó khăn trong việc đi tìm những
giải pháp cho những vấn đề cấp bách và quan trọng. Thí dụ như vấn đề
đào tạo con người mới. Ở Việt Nam nhiều lần cải cách về Giáo Dục vẫn
chưa mang được gì thoả đáng. Có lẽ nên cần thiết hoàn toàn xoá bỏ và
làm lại tất cả những quan niệm chính trị, nhưng đảng cộng sản Việt Nam
sẽ nhìn với con mắt rất xấu những ai nêu lên cách đó như một giải pháp
cho việc cải tổ giáo dục. Có lẽ phải làm cho các vị lãnh đạo nghiền
ngẫm về những tư duy về sư phạm của Pháp, chỉ trong hai thế kỳ, từ
Érasme đến Rousseau, đã thành công đào tạo con người, nói đúng hơn,
con người trí thức hiện đại, thiếu họ cuộc cách mạng Khoa Học Kỹ Thuật
không thể nào thành công. Công việc nghiên cứu của tôi là nhắm vào
điểm này.
Một vấn nạn có tầm cỡ
khác là giới trí thức Viet Nam phải giải quyết thế nào về cái quan hệ
giữa chính trị và văn học. Rất nhiều văn nghệ sĩ không thể chấp nhận
cho chính trị quản lý chi phối những sáng tác văn học. Đảng đã tuyên
cáo rằng chính trị phải đứng ra quản lý văn chương và mục đích của văn
chương là phải phục vụ chính trị trong những đường lối chung và những
đường lối riêng của Đảng. Tất cả những nhà văn vâng theo nguyên tắc
này đều nhận được công danh và bổng lộc, cho mình và cho cả những
người trong gia đình. Nhưng đa số những người khác thì nhăn nhó mà
theo hướng này. Như vậy vấn đề cũng quan trọng như việc đào tạo con
người. Như vậy, rất cần thiết cho tôi được đưa ra những suy nghĩ trên
vấn đề. Không phải để nhắm làm thay đổi những kẻ ương ngạnh đã dính
luận cương của Đảng, tôi cảm thấy có điều ích lợi để trình bày cho độc
giả về vấn đề đã được giải quyết thế nào dưới thời Cổ Đại Hy Lạp và
thời Cổ Đại La Tinh.
Hy Lạp thời cổ đại đã
đưa ra mẫu mực của Eschyle (Aiskhylos), một trong những bậc thầy về bi
kìch Hy Lạp, mà những tác phẩm đều được chính quyền và nhân dân ngưỡng
mộ và trọng nể. Thật không có gì quan trọng khi chính trị thích nghi
với văn chương hay ngược lại. Cái hiển nhiên là tác phầm của Eschyle
là đượm mùi thơm của chính trị, là niềm vinh quang của nhân dân đã
đánh thắng giặc ngoại xâm. Người đọc Việt Nam ta sẽ tìm thấy trong đó
tiếng vọng của niềm vinh quang của chính chúng ta.
Một hình ảnh tương tự
được thấy trong tác phẩm Virgile (Vergilius). Đường lối chính trị của
Auguste là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; như thế vai trò nhà thơ là
ca tụng vẻ đẹp của nông thôn, viết nên những vầng thơ của nông nghiệp.
Auguste còn đưa ra một đường lối chính trị hoà hợp và đoàn kết để củng
cố nền tảng của vương quốc sau khi gầy dựng nên nó. Việt Nam ta có lẽ
có cùng hoàn cảnh như thế, trong những vinh danh tán dương về nền nông
nghiệp cũng như trong đường lối chính trị của mặt trận dân tộc cho Tổ
Quốc.
Cuối cùng là tuyệt phẩm
của Eschyle: vở kịch bộ ba Oresteia cũng đáng cho Việt Nam quan tâm,
vì tác giả đã nêu lên chuyện trả thù cá nhân được chuyển biến thành
chuyện trừng phạt bằng pháp lý của Nhà Nước, và, một mặt khác, từ
những nhóm trùm buôn nô lệ tiến đến một nền dân chủ có nô lệ. Nền dân
chủ bắt đầu thăng hoa và nhận sự giúp đỡ của thần Hoà Bình, những
Erinyes, thần Báo Thù, tất cả được biến hình thành những Euménides là
những thiên thần của dịu ngọt và lòng nhân.
Để giúp mình vượt qua
những dằn vật của sự trống trải đã thấm nhập vào con người tôi làm tôi
trở nên tê liệt trong bạc nhược và rầu rĩ. Cái suy nghĩ cả ngày lẫn
đêm dẫn tới việc tôi định ra một chương trình làm việc mà theo tôi ước
tính là có thể kéo dài đến hai mươi năm.
Như vậy, trong cái khung
suy niệm về chỗ gặp gỡ giữa Đông và Tây, để theo đuổi chủ tâm của tôi
là làm sao cung cấp vật liệu của phương Tây cho một công trường phương
Đông, tôi nhấn mạnh đến những cống hiến của nền văn minh Cổ Đại của Hy
Lạp và La Tinh. Những cống hiến này có thể là rất bao la, nên tôi chỉ
chọn những gì có liên hệ trực tiếp đến thời sự Việt Nam, và chính xác
hơn là những đóng góp đặt ra cho trí thức và giới nhà văn. Và cũng
như, trong những năm dài trong mật khu, người ta đã đề nghị chúng tôi
học tập về chủ nghĩa maxist, với tôi đấy là cơ hội ngàn năm một thuở
để đưa vào áp dụng những gì trong chủ nghĩa marxist để giúp tôi hiểu
nhiều hơn sự tiến triển của xã hội và sự xuất hiện của những biến cố
lịch sử.
Sau rốt, vì các nhà lãnh
đạo Việt Nam là những người đầu tiên quan tâm đến những nghiên cứu của
tôi nên chúng được tôi viết bằng tiếng Việt chứ không bằng tiếng Pháp.
Bốn tác phẩm đã hoàn tất
sau những cố gắng của tôi:
1) “Những chủ thuyết về
Giáo Dục của Âu Châu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII (Erasme đến
Rousseau)”
2) “Eschyle và bi kich
của Hy Lạp”,
3) Bản dịch tiếng việt
của tác phẩm Oresteia của Eschyle, với một chương nghiên cứu dùng như
lời giới thiệu,
4) “Virgile và sử thi Hy
Lap”
Mỗi tác phẩm gồm chừng
500 trang máy đánh chữ. Tôi đã gửi một bản sao cho các Ủy Ban của
Trung Ương Đảng (Ủy Ban Giáo Dục và Ủy Ban Văn Hoá Nghệ Thuật); tôi đã
nhận được những lời khen ngợi và được giấy phép phát hành. Rủi thay,
những cơ quan phát hành, nơi mà tôi giao các bản thảo, đều từ chối vi
họ không có ngân sách để in chúng. Tôi đành chịu thua. Thât là cộng
sản.
Nguồn sống của chúng tôi, bắt
đầu khô cạn sau khoảng chục năm, lại được đong đầy bởi những
dòng thác sôi sục của lòng hào hiệp của những người bạn, những
người quen trong nước và trên thế giới. Họ là những kẻ không
tên, không biết mặt nhưng không phải là không thận trọng, đã
sáng tạo ra những phương cách tài tình chế nhạo tất cả những
kẻ cầm quyền trên thế giới, bất kể cái hung tàn đần độn và cái
cảnh giác gay gắt của chúng. |
|
Tôi đã lên kế hoạch là
sẽ làm việc một thời gian dài, chẳng cần bận tâm muốn biết là tôi có
thể hoàn tất nó trước khi tôi chết hay không? Hai mươi năm nữa là tôi
đã sáu mươi lăm. Biết tôi còn sống đủ lâu để đạt tới mục đích của tôi
không ? Chẳng quan trọng, cái thiết yếu của tôi là làm sao phá vỡ cái
khoảng không vô tận đang níu chặc lấy tôi, thoát ra khỏi cái chán nản
làm suy nhược con người mà tôi đang bị dính nhựa, tiêu pha thời gian
ngâm mình trong những dòng nước cứu giúp của một sinh hoạt có ích và
say mê. Nỗi khổ đau dai dẳng của tôi xem như chấm dứt, và chắc chắn là
tôi đã lấy lại nét mặt vui tươi vì vợ và con gái tôi không còn khóc
khi nhìn chăm vào mặt tôi. Góp vào cái âu yếm của vợ con là cái nũng
nịu của con mèo nay đã lớn trông thấy, khoanh mình nằm trên đầu gối
tôi khi tôi đang ngồi làm việc và cọ sát cái đầu nó vào chân tôi khi
tôi đứng dậy. Con vật thật đáng thương ! Nó thiếu tất cả các thứ mà
những con mèo đang vênh vang trong phòng khách của các ông lớn ngập
đầy: mẩu thịt, chút sữa hay chút canh gà. Tôi thì thầm vào tai nó rằng
nó đã được sinh ra dưới một ngôi sao xấu vì nó đã rơi vào nhà của một
kẻ bị mất phép thông công, ông ta cũng thế, keo kiệt từng miếng cơm,
lấy cớ là để giữ gìn “đường nét” như một cô gái đẹp có lẽ đang cố gắng
cho lần chinh phục sắp đến. Tôi đã ép con mèo phải tự chăm lo đường
nét của nó, đề gìn giữ cái dáng vẻ thanh tao của giống mèo, khi nó
phơi bộ xương sườn ốm nhách trên tấm chiếu, đặt dưới sàn nhà, nơi mà
nó dùng như bàn ăn, như một nhà thơ đã kêu gào “Ôi lao động, cái luật
thanh thản của thế giới!” Chính sự làm việc đã cứu tôi: tôi như được
sống trong môi trường của mình, tôi như con cá đang vẫy vùng trong
nước. Tôi làm sống lại niềm vui sống và niềm vui này sẽ không bao giờ
ra khỏi tôi, dù chỉ trong chốc lác, cho tôi được hít thở không khí của
trời đất và thời gian.
Việc bán tài sản của tôi
hết món này đến món khác đã giúp chúng tôi một ít tiền bạc, cái ít ỏi
mà nhờ đó chúng tôi có những bửa ăn đạm bạc hàng ngày. Số chén cơm cho
cả ba chúng tôi, bửa trưa và buổi tối, đã được nâng lên con số 12 và
phần rau cũng được nâng lên. Thật là một bửa tiệc cho chúng tôi ngày
chúa nhật, khi tự cho phép mình mỗi người một trái chuối ! Tình trạng
bị cô lập chúng tôi vẫn thế: không ai trong dòng họ dám gõ cửa nhà tôi
và không một người bạn nào thoáng qua cửa sổ. Tất cả họ đều đi vòng để
tránh phải đi qua con đường chúng tôi ở. Tôi không ra khỏi nhà nữa,
cũng không ra khỏi cái bàn làm việc của tôi để loại cho những người
quen một cuộc gặp gỡ mà họ sợ còn hơn là sợ ngọn lửa của địa ngục.
Dù thế, tôi không biết
họ làm cách nào, những người bạn xa gần vẫn không quên tôi. Nhiều lần,
khi tôi mở cửa nhà buổi sáng, tôi chợt thấy nhét dưới cánh cửa là một
phong thư nhồi đầy giấy bạc. Chúng tôi khóc vì xúc động và chúng tôi
tuyệt vọng vì không biết làm cách nào để tỏ lòng biết ơn những ngưới
đầy lòng tốt mà chúng tôi không hề biết tên! Nhiều lúc, khi màn đêm
buông xuống, vào lúc trời còn nhá nhem, có những lần tôi làm vài bước
đi dạo ngoài đường. Bọn cú vọ lẽo đẽo một khoảng cách phía sau, nhưng
rất khó cho chúng nhận ra mặt của những người, đạp xe ngang qua rất
nhanh, vội vàng nhét vào tay tôi một phong thư hay một gói nhỏ. Chả
thấy, chả biết! Tất cả những thao tác ấy xảy ra chớp nhoáng: mấy tay
công an chỉ kịp thấy ánh đèn xe đạp nhấp nháy!
Tất cả những cử chỉ hào
phóng mà tôi là kẻ được hưởng làm tôi suy nghĩ. Tôi nhận thấy cái bất
lực của nhà cầm quyền trong việc ngăn những tin tức được truyền đi. Họ
đã quyết định tước bỏ vĩnh viễn quyền công dân của tôi, ngăn cấm mọi
liên lạc của tôi với thế giới bên ngoài. Trong nước, cái sợ hãi bị
trừng phạt, trực tiếp hay xa gần, đã đánh gục những kẻ ngây thơ hay
bạo gan dám liên lạc với một loại « bị bệnh dịch » như tôi, xoá sạch
những tấm lòng đầy thiện ý. Dường như với tôi, bị cô lập cả trong và
ngoài nước, cái chết tự nhiên sẽ tiếp nối không sớm thì muộn cái chết
dân sự kia. Nhưng cái hy vọng đó xem ra là vô ích. Những tin tuc dù bí
mật nhất rồi cũng sẽ thoát ra ngoài xã hội, chúng lan truyền với tốc
độ chóng mặt, nhờ những phương tiện truyền thông hiện đại và bởi cái
tác động của tính tò mò mà mọi người đang cháy bỏng muốn biết những gi
đang xảy ra ngầm trong hậu trường chính trị.
Ý chí của tôi đã thắng những
tâm địa độc ác và đồi bại của những kẻ đã thề phải hạ gục
được tôi. Nhưng tôi vẫn tha thứ cho họ bằng cách lập lại câu
nói bất hủ « Chúng cũng không biết chúng đang làm gì ».
Người ta sẽ quên đi Cinna, nhưng sẽ nhớ mãi August và lòng
khoan dung quãng đại của ông ta. |
|
Tôi sẽ vén lên cái bất lực thứ hai của
nhà nước: Có thể chăng họ không muốn cái chết của tôi, một cái chết mà
họ không muốn bị bẩn tay và cẩn thận tránh không bị qui trách nhiệm
bởi nhân dân, nhưng họ sẽ không nhìn cái biến mất của tôi bằng cặp mắt
thiếu thiện cảm. Họ đã dùng mọi thủ đoạn để loại bỏ một trong những
giống trí thức tồi tệ này: bằng cách chối bỏ bất cứ phương tiện kiếm
sống nào của người này. Tôi và gia đình không chết vì đói: chúng tôi
quá khổ đau vì đói, mất hàng kí thịt trong cơ thể, trên mặt chúng tôi
là những vết tích của cái bụng lõm sâu và cái bao tử trống không,
nhưng chúng tôi chịu đựng được! Tiền thu được của những lần bán liên
tiếp các tài sản giúp chúng tôi kéo dài những ngày dật dờ trong nhiều
năm nhưng chúng tôi không cho phép những kẻ căm ghét chúng tôi được
vui khi hay tin chúng tôi chết. Và, vào những khi chúng tôi cạn kiệt
tiền bạc thì lòng hào hiệp của những người bạn trong nước hay đang ở
nước ngoài ném cho chúng tôi những chiếc phao cứu hộ giúp cho chúng
tôi nổi trên mặt nước thay vì phải chìm sâu đến tận đáy sâu của hư
không. Nhiều người bạn trong nước cũng như ở Pháp, sau bốn mươi năm
bặt tin, cứ tưởng rằng tôi đã bị gạt tên khỏi danh sách của những
người còn sống. Nhưng tôi đã trả lời cho họ “Tôi là một loài cỏ dại.
Người ta có thể bước lên nó, đạp bẹp nó nhưng một khi có một giọt
sương mai, giọt nước mưa hay một dòng nước mắt rớt xuống, nó lại bừng
dậy mỉm cười trước ánh sáng mặt trời”. Nguồn sống của chúng tôi, bắt
đầu khô cạn sau khoảng chục năm, lại được đong đầy bởi những dòng thác
sôi sục của lòng hào hiệp của những người bạn, những người quen trong
nước và trên thế giới. Họ là những kẻ không tên, không biết mặt nhưng
không phải là không thận trọng, đã sáng tạo ra những phương cách tài
tình chế nhạo tất cả những kẻ cầm quyền trên thế giới, bất kể cái hung
tàn đần độn và cái cảnh giác gay gắt của chúng. Họ đã chung tay làm
nên một mặt trận không chính thức nhưng năng động, mặt trận của lòng
trắc ẩn và sự tử tế, để đưa bàn tay cứu giúp những nạn nhân của bọn
độc tài khát máu. Cái nhiệt tình của họ sinh động là nhờ lòng vị tha
và lòng vô tư đã gạt qua tất cả những toan tính của ích kỷ. Cái mục
tiêu mà họ muốn đạt đến có hai khuôn mặt: một mặt là tinh thần nhân
đạo và tình anh em giữa những người trí thức, mặt kia là cái kinh
hoàng của những kẻ bạo ngược và sự tàn bạo. Cuộc chiến đấu của trí
thức tiến công chống lại cái độc tài mù quáng và vô nhân đạo, bởi lẽ
kẻ độc tài đã ra tay đọa đày người trí thức kia ! Một trí thức, trong
cái liêm chính của con người và với cái minh mẫn trong tinh thần, là
một người lính chống lại sự chuyên chế chuyên lập đi lập lại những lời
hứa hão huyền và sự bất lực đã phải cầu cứu đến đến sức mạnh của công
an để giữ vững ngai vàng cua họ.
Sau hai mươi năm, tôi đã hoàn tất công
trình mà tôi đã tự đặt cho mình. Nhờ sự đồng hành của Montaigne,
Rousseau, Echyle va Virgile tôi đã thoát ra khỏi sự cô lập và nỗi cô
đơn của tôi, tôi như nở hoa trước ánh nắng của sáng tạo và dưới ánh
mặt trời của tự do trong lòng tôi. Từ 1958 cho đến nay, gần bốn mươi
năm hiện hữu, tôi đã sống qua những thử thách tồi tệ nhất mà người ta
có thể gán ép cho một trí thức, một con người. Nhưng đó lại là những
năm tuyệt vời mà tôi biết được. Tôi như được thăng hoa, sung sướng là
đã thắng những nghịch cảnh mà người ta đã đưa ra để chận con đường
sống của tôi, đã điều khiển những sinh hoạt của mình hướng theo sở
thích và sự chọn lựa của mình và cống hiến những khả năng khiêm nhường
của tôi cho dân tộc. Ý chí của tôi đã thắng những tâm địa độc ác và
đồi bại của những kẻ đã thề phải hạ gục được tôi. Nhưng tôi vẫn tha
thứ cho họ bằng cách lập lại câu nói bất hủ « Chúng cũng không biết
chúng đang làm gì ». Người ta sẽ quên đi Cinna, nhưng sẽ nhớ mãi
August và lòng khoan dung quãng đại của ông ta.
Năm 1989, vào tuổi tám
mươi của tôi, những người bạn Viet Nam và Pháp mời tôi làm một chuyến
viếng thăm Pháp. Sau Đại Hội VI Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, lần
đầu tiên trong lịch sử của họ, đã tuyên bố chấp nhận chủ nghĩa tự do
còn hôi sữa, tôi lợi dụng cơ hội xin chiếu khán đi Pháp. Tôi cũng
không mong mõi đơn xin của tôi sẽ được chấp thuận nhất là đối với một
người mà hồ sơ chính trị lại dầy cộm như của tôi. Trước sự vô cùng
kinh ngạc của tôi, với một thời gian chờ đợi it nhất là hai tháng, tôi
nhận được cả hộ chiếu lẫn chiếu khán để đi Pháp. Rủi thay, chính phủ
Pháp đã kéo nhiều tháng dài mới cấp chiếu khán nhập cảnh cho tôi.
Thiệt tình ! Thế giới đã bị lộn ngược.
Tôi xuống máy bay ở phi
trường Orly vào một buổi chiều tháng Mười. Những người bạn Việt và
Pháp đã dành cho tôi một cuộc đón tiếp thật cảm động. Sau sáu mươi
năm, tôi tìm lại tổ quốc của tri thức của tôi, cùng lúc với một sự
hiếu khách đầy tinh tế và ân cần của những trái tim vàng. Cái cơ thể
đã suy nhược bởi bốn mươi năm thiếu thốn về vật chất và khốn khổ về
tinh thần đã xỉu ngã quị ra sàn. Đây là lần thứ nhất trong đời, ở tuổi
tám mươi, tôi nhập viện vào một nhà thương của Pháp và nhận được những
chăm sóc hết lòng. Mười ngày sau, tôi liên lạc lại với bạn bè và tiếp
tục những sinh hoạt. Tôi được đài truyền hình TF1 phỏng vấn. Tôi đã
làm hai cuộc hội thảo, một ở Clermont l’Herault, gần thành phố
Monpelier, nơi mà ngày xưa tôi đến thu thập tài liệu về ông J.
Bossière cho đề tài của luận án bổ túc Tiến Sĩ Quốc Gia về Văn Chương
của tôi ; và một Đại Học Sorbonne ở Paris VII. Tôi đã đến thăm thủ
lãnh Luật Sư Đoàn Paris.
Cái biến cố quan trọng,
không ai chờ đợi, không ai thấy trước và bất ngờ đã chụp lấy tôi và
làm tôi thật sự đảo lộn, là cuộc nổi dậy của nhân dân các nước Đông
Âu. Mỗi ngày, tôi theo dõi hàng giờ trên truyền hình và báo chí và cố
gắng tìm hiểu cái gì muốn nói lên khi quần chúng đang gào lên những
khẩu hiệu căm thù cộng sản và đã ném xuống chân ngai vàng những tên
lãnh đạo và chúa tể cùng một giuộc, những kẻ, vì sự ngu đần của đầu
óc, vô nghĩa trong nhân cách, thiếu vắng những khả năng để lèo lái đất
nước, đã theo bước chân của Staline, và đã mòn gối quần quì lạy tung
hô Lenin và Stalin ! Suy nghĩ thật kỹ, những ai đã quan sát và nghiên
cứu về chủ nghĩa cộng sản, qua những áp dụng thực tiễn của nó hơn là
những gì trong những bài học lý thuyết của nó, sẽ nhận thấy là sẽ rất
khó cho các nhà lãnh đạo còn giữ được vị trí của họ trong hệ thống
hành chánh ở một nước, trong chính phủ của một nhân dân, bởi lẽ chính
họ đã vi phạm ở những nơi này mà không bị hề hấn gì, một cách vô liêm
sỉ, những định luật của kinh tế học và đã chà đạp hung bạo lên những
nhu cầu hằng ngày, những niềm tin gốc rễ của con người. Cứ theo chiều
hướng đó, họ còn có thể đứng vững bao lâu nữa trên một sự mất cân bằng
cơ bản? Nhưng không ai có thể ngờ rằng sự sụp đổ của nó đến nhanh như
thế. Nhiều ký giả đến hỏi thăm ý kiến của tôi về những biến cố có thể
xảy ra ở Việt Nam. Họ hỏi tôi : « Ông nghĩ bao giờ thì chế độ Việt Nam
sẽ sụp ? » Tôi trả lời họ : « Tôi không làm nhà chiêm tinh và cũng
không tham khảo mấy lá bài tây. Kiên nhẫn, kiên nhẫn đang ở trên trời,
mỗi hạt li ti của yên lặng là cơ hội cho một trái cây chín tới ! »
Đã sống đến tuổi tám
mươi trong lòng của Tổ Quốc, tôi bắt đầu nhận biết nhân dân Việt Nam.
Nhờ sống bốn mươi năm dưới địa ngục cộng sản, cuối cùng tôi cũng hiểu
được những người đã thực hiện chủ thuyết đó. Tôi cho là một cuộc cách
mạng bằng bạo lực là không đúng lúc, không hiệu quả và không nên có vì
nó sẽ phát sinh ra những biến động phi thường, những hỗn độn không thể
dập tắt, mà cả dân tộc sẽ khóc ra máu.
Cái tiêu chuẩn hợp lý và lô-gic là tài
năng phải đi song hành với đạo đức. Vì lẽ, nếu người trí thức tràn đầy
tài năng, mà đạo đức của họ vẫn chưa gợi được sự tin cậy. Họ hư hỏng
vi chủ nghĩa cơ hội, lòng ích kỷ và tính kiêu ngạo của ho. Những kỹ
nghệ gia và thương gia đã găt hái được tài sản và tích lủy được kinh
nghiệm trong lãnh vực kinh doanh và kinh tế, nhưng nhiều khi họ rất
cận thị trong chính trị, thường hay thiếu sự điềm tĩnh và khôn ngoan.
Lòng yêu nước và tính trung thực là hai đức tính được quí trọng nhất,
nhưng tài sức phải được sinh ra từ một văn hoá trí thức và khoa học.
Có đảng phái chính trị nào mà không mong có trong hàng ngũ của mình
những người kết hợp được văn hoá trí thức và khoa học cùng với lòng
yêu nước và tính trung thực ? Ngay cả khi vấn đề đa đảng đa nguyên,
chuyện đã làm tốn bao giấy mực và nước bọt, chuyện mà đảng cộng sản
phản đối kịch liệt với một sự bền bỉ không thể hiểu nổi, được tuyên
cáo và công nhận, người ta cũng chưa biết được đảng nào có thể đạt
được trong tức thời số lượng phiếu bầu phổ thông đủ để có thể thành
lập một chính phủ cho cả nước.
Một lý do khác mà chúng
ta phải ghi nhận. Dù có ghét hay thương cộng sản, mình cũng phải công
nhận rằng những người lãnh đạo nó đã phải chịu đọa đày vì lòng yêu
nước của họ. Những thế hệ kế tiếp và những người nối nghiệp thì không
thể tự kiêu là có cùng cái hào quang đó. Dù vậy, trong số những kẻ kế
thừa vẫn có những người mà lòng trung chính, dù thiếu khả năng, vẫn
xứng đáng để chúng ta ngã mũ chào, còn bao nhiêu kẻ khác chẳng có chút
khả năng nào lại thêm thiếu đạo đức nhưng hết mực bám vào Đảng vì Đảng
đã tổ chức và bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ. Những tay cộng sản đó
hết sức quyết tâm chiến đấu đến chết cho Đảng. Cuối cùng, trong quần
chúng người ta thấy hàng trăm ngàn người như thế, trong quân đội,
trong nhà máy, trong tầng lớp nông dân, là những người đã hưởng một sự
giáo dục tư tưởng trong nhiều năm, nhưng lại không có văn hoá, thiếu
đầu óc phán xét và tinh thần phê bình và lại sa vào sự cuồng tín, có
niềm tin sắt đá vào những sự thực được dạy bởi Đảng và sẵn sàng đổ
máu, và nếu cần cả tính mạng để bảo vệ cái Đảng của Hồ Chí Minh, chống
lại mọi kẻ đối nghịch và kẻ thù nào muốn lật đổ họ hay tiêu diệt họ.
Quân đội một bên, một bên kia là hàng triệu kẻ cuồng nhiệt và kẻ cuồng
tín, hai thành trì cò thể tiêu diệt mọi đám người muốn đến giải phóng
Việt Nam. Họ phải ngưng tự ảo tưởng về mình, phải ngưng trò Don
QuiChotte.
Cái bí mật của dân chủ là nằm ở sự vận
hành của nó, trong việc phán đoán những quyền tự nhiên và những tự do
của con người, vì thế nó đòi hỏi phải có một sự hiểu biết tối thiểu về
quyền công cộng và luật pháp quốc tế. Những điều kiện của dân chủ là
có quan hệ đến kinh tế của nước liên hệ mà sự thịnh vượng, dù đã bị
giới hạn, là rất cần thiết cho sự thành công của nó, cho niềm vui
hưởng những quyền tự do và những quyền của con người. Đối với những gì
mà cộng sản đã tuyên truyền cho chủ nghĩa Maxist – Leninist, người ta
cũng phài làm như thế để quảng bá dân chủ. Muốn áp dụng dân chủ, chúng
ta cần phải học những nguyên tắc và tổ chức những định chế cho phép sự
vận hành nó. Bản chất của dân chủ, trong ý nghĩa sâu sắc và cái tác
dụng toàn diện của nó, dân chủ gồm hai nội hàm không thể phân ly, cái
này dính với cái kia : đó là nội hàm ‘Chính phủ BỞI dân’ và nội
hàm ‘Chính phủ VÌ dân’. Thật là xấu hổ nếu cứ mưu mẹo lập lờ
trên chữ nghĩa và cho rằng ‘Chính phủ CHO dân’ là đủ. Đó là
điều bịp bợm. Nếu nhân dân không hành động và kiểm soát thì không một
ai có thể thay thế vào chỗ của họ. Dưới danh nghĩa là làm CHO dân, họ
đã phạm bao nhiêu điều bỉ ổi và đã lấy những quyết định gây thiệt hại
ít nhiều cho quyền lợi của nhân dân.
Bản chất của dân chủ, trong ý
nghĩa sâu sắc và cái tác dụng toàn diện của nó, dân chủ gồm
hai nội hàm không thể phân ly, cái này dính với cái kia : đó
là nội hàm ‘Chính phủ BỞI dân’ và nội hàm ‘Chính phủ
VÌ dân’. Thật là xấu hổ nếu cứ mưu mẹo lập lờ trên
chữ nghĩa và cho rằng ‘Chính phủ CHO dân’ là đủ. Đó
là điều bịp bợm. |
|
Nhân dân có quyền đặt
cho Nhà Nước vài câu hỏi : trước đợt thủy thiều đang dâng của dân chủ
và chủ nghĩa tự do, tại sao các ông cứ cứng đầu chối bỏ cái hiện thực
và các ông cứ bám chặc một cách tuyệt vọng vào cái tôn chỉ đã lạc hậu
không còn cứu vãn được gì nữa ? Giữa chủ thuyết của các ông và quyền
lợi của Tổ Quốc và Nhân Dân, các ông nghiêng về phía nào ? Những đoá
hoa đang cắm ở bình, hoa mà các ông đã du nhập từ nước ngoài vào, nay
đã héo tàn. Cho đến bao giờ các ông không còn khư khư yêu mến cái xác
ướp không bao giờ còn có thể hồi sinh được nữa ? Và, nhất là hãy giải
thích cho nhân dân tại sao các ông lại căm ghét sự đa nguyên đa đảng
như thế! Thật xấu hổ khi thấy những kẻ cuồng tín gồm một phần lớn là
những người đã nhận sự giáo dục và lệnh của các ông, và số còn lại là
những con cừu thiếu văn hoá, không chút gì hiểu biết về thực tiễn của
thế giới, ù lì không thể thấm hiểu được những đổi mới, những thay đổi.
Tới nay thì các ông cũng buộc phải thú nhận cái thất bại tả tơi trong
xã hội và chính trị, nơi mà cái độc quyền chính trị đã cho phép một sự
phình to của quyền lực, mở cửa cho một sự bùng nổ của ích kỷ; đạo đức
của những người có quyền có thế càng ngày càng suy sụp và mức phạm tội
hình sự của họ càng ngày càng tăng với một tốc độ chóng mặt. Các ông
phải công nhận thêm rằng, trong lãnh vực kinh tế, các ông đã chịu một
thảm bại không thua gì cái thảm bại của trận Waterloo. Bởi cái ngu dốt
và thói con vẹt của các ông đã dẫn dắt các ông theo gương của những
ông anh, các ông đã khinh thường khoa học và thực tiễn, nói một cách
gọn là những định luật khoa học. Kết quả không cần phải chờ : sự sụp
đổ, đẩy cả nền kinh tế duy y chí vào đổ nát, hàng triệu người lao động
tay chân và trí óc bị buộc phải thất nghiệp và khổ sở kinh hoàng và
nền kinh tế của cả nước với ước vọng là sẽ cất cánh, nhưng lên khỏi
mặt đất là chỉ những khu vực không đáng kể như công nghiệp nhỏ, thủ
công mỹ nghệ và nông nghiệp, và cho thấy không thể bay cách nào hơn là
cứ la đà trên mặt đất ! Nếu, những gì liên quan đến những gì về xã
hội, chính trị và kinh tế, là một sự sụp đổ hoàn toàn, thì thứ gì còn
lại được an toàn vô sự trong một đất nước mà những nền tảng đã sụp,
và, mà sự phân rã không thể che dấu được ? Âm điệu rỗng tuếch của
những lời tuyên bố và những lời hứa làm tức tối những người đang bị
dính vào nỗi khổ đau không dứt, những người đang tự hỏi tại sao Đảng
không áp dụng cho chính họ điều mà họ đã dạy « Một tội tự thú là một
tội đã được giảm 50% án phạt ». Làm thế nào những người cộng sản để
giải quyết tình trạng xung đột quyền lợi của Đảng và quyền lợi của Dân
Tộc và Tổ Quốc ? Quyết định của quý ông sẽ là cơ sở để Dân Tộc và Lịch
Sử dùng để phán xét các ông và Đảng của các ông.
Công luận nhận thấy các ông đã làm một
bước tiến trên con đường « đổi mới ». Như thế là các ông bắt đầu thú
nhận cái thất bại của các ông. Nhưng các ông, cũng như nhân dân Việt
Nam, có bằng lòng về giải pháp nữa chừng chỉ có một số tác động điều
trị trên một vài lãnh vực được chỉ định, trong khi cơn bệnh đã tấn
công toàn cơ thể của quốc gia và cơ cấu của nó ? Các kiêu hãnh về
những hy sinh đáng kể trong đời mình mà với chúng các ông tỏ lòng biết
ơn Đảng. Chủ nghĩa anh hùng của các ông có làm cho các ông dám hy sinh
Đảng của quý ông trên bàn thờ của Tổ Quốc và Nhân Dân ?
Đất Nước và Nhân Dân Việt Nam đang chờ
câu trả lời của các ông.
Hà Nội ngày 13 tháng 5
năm 1991
- HẾT -
Bài đọc thêm:
Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc
chính là con đường. |
|