Những chiều hướng
lớn đang nhào nặn và định hình thế giới chúng ta, xin gởi
đến 1001 Ghonim của Việt Nam
Tôi đã từng trình bày, trong
đề án tạo dựng một Liên Bang Động Nam Á Châu đầu năm 2005,
về một số chiều hướng lớn đang nhào nặn và định hình thế
giới của chúng ta bây giờ và mai sau. Từ đó đến nay đã trải
qua nhiều năm, thời gian càng chứng minh cho thấy tính chính
xác và giá trị của những nhận định này. Những chiều hướng
lớn đó đã, đang và sẽ tiếp tục. Hôm nay, một lần nữa, tôi
xin phép được lập lại nguyên văn những gì tôi đã từng phát
biểu và xin được gởi đến 1001 Ghonim của Việt Nam coi như là
góp ý. Hy vọng là bức họa của “bối cảnh đang vận hành” [nói
theo ngôn ngữ của TS Hà Hưng Quốc] sẽ giúp phần nào trong
việc định hướng cho tương lai của Việt Nam một khi các bạn
hiện thân lãnh đạo.
Iris Vinh Hayes.

1. Thế Giới Đang Định Hình Thành Từng Quần Thể
Những quốc gia trên thế giới đang định hình thành từng quần
thể theo từng khu vực. Thí dụ như quần thể Bắc Mỹ Châu, quần
thể Nam Mỹ Châu, quần thể Âu Châu, quần thể Đông Nam Á Châu,
quần thể Bắc Phi, vân vân. Tiến trình định hình sẽ tiếp diễn
trong nhiều thập niên tới cho đến khi hoàn tất. Những quốc
gia trong mỗi quần thể nỗ lực tìm kiếm và hình thành những
khung mẫu (frameworks) làm nền tảng chung cho toàn khối,
những đáp án chung cho quyền lợi của mỗi thành viên trong
quần thể. Lý do cốt lõi giúp cho những quốc gia này vượt lên
trên những dị biệt cục bộ để cùng hoạch định, đàm phán và
gia nhập là vì hiệu năng kinh tế và an ninh của toàn vùng.
2. Nhiều Quốc Gia Mới Đã Ra Đời
Song song với việc thế giới đang định hình thành từng khu
vực thì một khuynh hướng khác cho thấy có nhiều quốc gia mới
được thành hình trong 5 thập niên cuối của thế kỷ vừa qua.
Một quốc gia mới được công nhận là một nỗ lực giải phóng
được thành tựu, giải phóng khỏi những cưỡng đoạt kéo dài từ
nhiều năm. Một quốc gia mới được công nhận là một nguồn sinh
lực mới được hình thành, duyên theo khát vọng chính đáng của
quần chúng. Một quốc gia mới được công nhận là một tiếng
chuông điểm báo công lý được thực hiện, thời điểm những đế
quốc phải trả lại chủ quyền đất nước cho những dân tộc đã bị
nuốt trửng và bị hành chánh hóa trong nhiều năm.
3. Bước Tiến Dân Chủ Tự Do
Toàn nhân loại đang khát khao được sống trong một thế giới
dân chủ thực sự. Một thế giới mà trong đó con người không bị
nuốt sống bởi bạo lực, bởi nghèo đói, bởi ngu dốt. Một thế
giới tuy không toàn hảo, nhưng tốt hơn bất cứ một thể chế
chính trị nào đã từng hiện hữu trên mặt đất. Đà dân chủ hóa
đang bành trướng và lần lượt quật ngã những tập đoàn khống
trị, những thể chế cưỡng bức sức sống và ước vọng của người
dân, những tà thuyết phi nhân và phi lý, những tên cầm quyền
vô loại và tham lam.
4. Ý Thức Bảo Vệ Môi Sinh
Gây ra ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống ngày càng trở
thành một vấn nạn lớn. Sự tồn vong của cộng đồng nhân loại
trong tương lai tùy thuộc vào ý thức về hiểm họa môi sinh,
vào khả năng hạn chế sự lạm dụng và vào thiện chí cải sửa
những thiệt hại đã gây ra. Một vòng đai bảo vệ địa cầu hình
thành từ hàng triệu người trên khắp thế giới đang lên tiếng
và đang hành động để buộc mọi quốc gia, từ những siêu cường
cho tới thế giới thứ ba; mọi tổ chức, từ những thành phần
chỉ chú tâm vào công tác thiện nguyện cho tới tập hợp điều
nghiên khoa học kỹ thuật tiên tiến; mọi cơ sở, từ những đơn
vị tư doanh nhỏ bé cho đến tập đoàn quốc tế... phải quan tâm
đến vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người và phải thể
hiện thiện chí đúng mức qua hành động thực tiễn. Với đà
hưởng thụ vật chất càng ngày càng gia tăng, dân số ngày càng
nhiều, nhu cầu kinh tế ngày càng lớn, khai thác tài nguyên
ngày càng mạnh . . . nếu không khéo gìn giữ con người có thể
biến địa cầu thành một đống rác khổng lồ và làm cằn cỗi mạch
sống. Hiện nay lạm sát con người ở một tầm độ rộng đã bị thế
giới kết án là tội ác chống nhân loại. Trong tương lai, lạm
dụng và cố ý hủy hoại môi trường sống của con người ở một
tầm độ rộng có lẽ cũng sẽ bị kết án, và nên bị kết án, là
tội ác chống nhân loại.
5. Thiên Niên Kỷ Của Nhân Quyền
Hai chữ “nhân quyền” là âm điệu du dương nhất của thiên niên
kỷ 2001. Khái niệm về quyền sống của con người ngày càng phổ
cập. Ý thức về những quyền sống của con người ngày càng hiển
lộ. Định vị cho những quyền sống của con người trong dòng
sinh mệnh của nhân loại ngày càng rõ nét. Trong tương lai,
những quyền sống căn bản của con người sẽ là nền tảng cho
hiến pháp của đa số quốc gia và là mẫu số chung cho toàn thể
nhân loại.
6. Thiên Niên Kỷ Của Thử Thách Lớn, Cơ Hội Lớn Và
Chuyển Hóa
Thiên niên kỷ 2001 là thiên niên kỷ của nhiều thử thách lớn
và cơ hội lớn đang chờ đợi trước mặt. Một thiên niên kỷ
không nương tay cho những thứ lạc hậu dã man còn tồn đọng và
ban phát ân sủng cho những chuyển hóa kịp thời mang tính
thiện đức và thể hiện tình thương lớn. Một thiên niên kỷ mà
con người sẽ có cơ hội nhìn thấy tất cả đế quốc cường quyền
còn sót lại sẽ bị vỡ ra thành nhiều mảnh. Một thiên niên kỷ
mà con người sẽ có cơ hội nhìn thấy những quốc gia mới, cũ,
lớn, nhỏ kết hợp thành quần thể. Vì chỉ có hình thái quần
thể mới đủ khả năng để thể hiện tình thương lớn. Và những
quần thể sẽ kết hợp với những quần thể khác để tiến lên một
quần thể duy nhất, một quần thể địa cầu. Một sự chuyển hóa
rốt ráo để mở cửa không gian nhìn ra bên ngoài và đón nhận
những điều “không thể nghĩ bàn” đối với thời điểm hiện tại.
7. Một Trật Tự Mới Đang Hình Thành
Thế giới đang tiến về một trật tự mới và trật tự đó được
hình thành bởi sự tổng hợp của những khuynh hướng lớn vừa
trình bày. Theo đó, những động lực nào thuận hành với những
khuynh hướng lớn đó “sẽ được hỗ trợ” để hòa nhập vào trật tự
mới. Những động lực nào nghịch hành với những khuynh hướng
lớn đó “sẽ bị nghiền nát” và rồi biến mất vào trật tự mới.
8. Tiến Trình Tái Phân Bố Lực Lượng Của Những Quốc Gia
Sự sụp đổ của đế quốc Liên Xô dọn ra một khoảng trống cần
được lấp đầy để tái lập quân bình của cán cân thế lực quốc
tế. Các quốc gia trên thế giới hoặc âm thầm hoặc ra mặt tái
phân bố những liên hệ kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc
phòng để thiết lập một định vị mới trong cơn lốc khủng hoảng
ngắn hạn này. Trong cơn lốc đó, Hồi Giáo cực đoan và Trung
Cộng là hai thế lực đã không bỏ lỡ cơ hội để khuấy động và
trở thành là những hiểm họa thực sự cho toàn thế giới. Hoa
Kỳ tái phân bố lực lượng quân sự và quan hệ ngoại giao để
đương đầu với những hiểm họa mới trong thiên niên kỷ mới.
9. Hiểm Họa Thánh Chiến
Hồi Giáo cực đoan lúc nào cũng mang tham
vọng trở thành một thế lực đủ sức khống chế địa cầu này. Với
số lượng tín đồ Hồi Giáo đông đảo, chiếm khoảng 1/6 tổng
lượng dân số của địa cầu và có mặt trên mọi lục địa, những
tập đoàn khủng bố và những nhóm giáo sĩ cực đoan mong muốn
nối kết tín đồ Hồi Giáo thành một khối và hy vọng khơi dậy
một cuộc Thánh Chiến để san bằng những dân tộc không tôn thờ
Allah, không tin vào giáo điều cực đoan, hoặc không “thánh
thiện” như tín đồ Hồi Giáo. Tôn giáo pha trộn với chính trị
khủng bố của những phần tử cực đoan này làm cho toàn khối
Hồi Giáo, cực đoan + ôn hòa, trở thành một khối thuốc nổ cực
lớn chực chờ kích hỏa.
May mắn là cho đến nay chưa có dấu hiệu
cho thấy Hồi Giáo sẽ liên kết thành một khối. Họ cũng chưa
có đủ trình độ kỹ thuật cũng như có đủ tài chính để thực
hiện bá quyền tôn giáo hoặc bá quyền quân sự. Tuy nhiên khối
Hồi Giáo có nhiều dầu hỏa, nói chung, và sự cuồng tín của
những phần tử cực đoan, nói riêng, để cho Trung Cộng lợi
dụng bằng cách lén lút cung cấp vũ khí và xúi họ thực hiện
những âm mưu bạo hành, thứ thế trận “ngao cò tranh nhau ngư
ông đắc lợi.” Nếu toàn khối Hồi Giáo bị dẫn dụ vào con đường
thánh chiến và chịu liên minh với Trung Cộng, nhân loại có
thể sẽ phải chứng kiến một thảm họa chưa từng có.
10. Tham Vọng Bá Quyền Đại Trung
Quốc
Mao Trạch Đông từng tuyên bố nếu phải hy
sinh 500 triệu dân Tàu để chiếm cả thế giới thì Trung Cộng
sẽ không ngần ngại thực hiện. “Lộ đồ Hán hóa địa cầu, chiếm
lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc” là một giấc mơ ngàn
đời của dân Hán. Trước thời đại của Mao Trạch Đông, Trung
Quốc đã không ngừng theo đuổi giấc mơ đó. Sau thời đại của
Mao Trạch Đông, Trung Quốc cũng chưa bao giờ ngưng nghĩ theo
đuổi giấc mơ đó. Họ đã thành công một phần và sẽ tiếp tục
theo đuổi cho đến khi hoàn tất.
Chỉ trong vòng 55 năm trở lại [tính đến
1995] Trung Cộng đã chứng minh dã tâm của mình bằng hành
động quân sự rất nhiều lần:
• Trung Cộng đã xua quân đánh chiếm Tây
Tạng năm 1950 và đàn áp một lần nữa năm 1959. Từ đó đến nay
đã thảm sát hơn một triệu người dân hiền hòa của xứ này và
đặt họ dưới móng vuốt của Bắc Kinh.
• Trung Cộng đã xúi Bắc Hàn xua quân đánh
Nam Hàn và rồi sau đó nhảy vào vòng chiến ngày 2 tháng 10
năm 1950, trực tiếp đụng độ với Hoa Kỳ và đồng minh suốt 3
năm dài.
• Trung Cộng đã xua quân đánh chiếm Ấn
Độ, vào buổi sáng sớm ngày 20 tháng 10 năm 1962. Với 9 sư
đoàn, vận dụng con đường mới làm từ Tây Tạng tới biên giới
Ấn để chuyển vũ khí nặng lên sát mặt trận trước, Trung Cộng
đã mở ra hai mũi tiến công vào chặng phía đông và chặng phía
tây của biên giới Ấn-Hoa. Chỉ đến 9 giờ sáng cùng ngày thì
quân Trung Cộng hoàn toàn làm chủ tình hình. Sau đó Trung
Cộng tuyên bố đình chiến vào ngày 21 tháng 11 năm 1962. Cho
tới nay Trung Cộng vẫn làm chủ phần đất đánh chiếm, gần như
toàn bộ Arunachal Pradesh tiểu bang Đông Bắc Ấn, còn Ấn Độ
thì tiếp tục gặm nhấm bài học về cái gọi là tình lân bang
hữu nghị của Trung Quốc.
• Trung Cộng đã bí mật cung cấp 100,000
khẩu súng cho quân Cộng Sản Nam Dương để cướp chính quyền.
Ngày 30 tháng 9 năm 1965 một cuộc đảo chánh đẫm máu đã bùng
nổ. Tướng Suharto và Bộ Trưởng Quốc Phòng của ông ta trốn
thoát. Sau đó, quân đội và nhân dân địa phương đã dành lại
chủ động và giết hơn nửa triệu thành viên Cộng Sản Nam Dương
và Hoa Kiều, trong đó có những người hoàn toàn vô tội bị họa
lây.
• Trung Cộng đã xua quân qua Miến Điện
trong ngày lễ Giáng Sinh của năm 1968. Hàng ngàn quân Trung
Cộng tràn qua biên giới và nhanh chóng đánh bại quân Miến
rồi gộp chung với quân của Cộng Sản Miến. Trung Cộng đã cung
cấp rất nhiều vũ khí cho lực lượng phối hợp này. Sau 6 năm
chiến đấu, họ đã làm chủ một địa bàn khoảng 20,000 km vuông
nằm sát biên giới Miến-Hoa. Rồi Cộng Sản Miến bị tan rã năm
1989. Nhưng Trung Cộng vẫn không bỏ dở tham vọng. Cuối cùng
Trung Cộng cũng nắm được quân đội độc tài Miến để tiếp tục
khuynh đảo đất nước Miến. Ngày hôm nay trên 2 triệu dân Tàu
Cộng có mặt trên lãnh thổ Miến.
• Trung Cộng đã xua quân đánh Liên Xô
ngày 2 tháng 3 năm 1969. Đánh lớn đã nỗ ra dọc biên giới
Trung-Xô trong ngày hôm đó, và thêm một trận lớn vào ngày 15
tháng 3 năm 1969. Trong vòng 5 ngày đầu tiên của cuộc chiến,
Bắc Kinh đã đạo diễn để đưa hơn 260 triệu dân xuống đường
biểu tình chống Liên Xô tại nhiều nơi, một nỗ lực có tính
toán từ trước. Điện Cẩm Linh bị lọt vào thế trận với cảm
giác chạm phải điện cao thế vì không thể ngờ những đồng chí
có cùng nghĩa vụ quốc tế đã âm mưu và gian xảo đến mức độ
như vậy. Từ đó đến nay Trung Cộng vẫn chiếm giữ đảo Damansky
nằm trên sông Ussouri dọc biên giới. Còn Liên Xô thì canh
cánh với nỗi lo là có một ngày nào đó Trung Cộng sẽ xua hàng
triệu dân Tàu tràn qua chiếm cứ lãnh thổ.
• Trung Cộng đã lấn chiếm Crescent Group
trong quần đảo Hoàng Sa (Paracel/ Xisha) của Việt Nam vào
năm 1974. Hải quân Trung Cộng, với 11 tàu chiến lớn nhỏ
trong đó có loại Komar trang bị hỏa tiễn, đã đổ quân lên đảo
Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng. Tàu hộ tống Kronstadt của
Trung Cộng đã khai hỏa trước lúc 10 giờ 20 sáng ngày 19
tháng 1 năm 1974, nhắm vào tàu HQ4 Trần Khánh Dư. Hải quân
của VNCH đã phản kích. Cuộc hải chiến gây thương tổn nặng
cho cả hai phía. Cho tới nay Trung Cộng vẫn chiếm cứ Hoàng
Sa.
• Trung Cộng đã giúp cho Khmer Rouge
[Miên đỏ] nắm chính quyền tại Cao Miên năm 1975. Hai triệu
dân Cao Miên bị thảm sát dã man, một âm mưu diệt chủng của
Trung Quốc. Tên đồ tể cuồng tín Polpot đã bị quan thầy Tàu
lợi dụng [hay đã bị khống chế?] để thực hiện tội ác chống
nhân loại và chống chính dân tộc của hắn, một thảm trạng làm
bàng hoàng cả thế giới. Nếu QĐNDVN không can thiệp, chưa
biết Cao Miên bây giờ có được như ngày nay.
• Trung Cộng đã xua quân đánh Việt Nam
ngày 17 tháng 2 năm 1979. Với 360,000 bộ đội cộng 1,000 xe
tăng cộng 1,500 trọng pháo, quân Trung Cộng đã mở 26 mũi
tiến công dọc biên giới Việt-Hoa. Quân Trung Cộng đã san
thành bình địa khoảng 30 km chiều sâu dọc biên giới Việt-Hoa
rồi rút quân về sau khi đã “dạy Việt Nam một bài học” đích
đáng.
• Trung Cộng đã lấn chiếm Johnson Reef
trong quần đảo Trường Sa (Spratley/ Nansha) của Việt Nam năm
1988.
• Trung Cộng đã lấn chiếm Mischief Reef
của Phi Luật Tân năm 1995.
Những biến cố vừa nói trên chỉ là một số
thí dụ điển hình lấn chiếm bằng vũ lực của Trung Quốc [chưa
tính vào những biến cố sau 1995] và chưa nói tới những hoạt
động “lũng đoạn chính trị, đánh phá kinh tế, thôn tính văn
hóa” của họ.
• Trung Cộng vận dụng đội quân thứ năm
hơn 60 triệu người Tàu sống khắp nơi trên thế giới để thu
lượm tin tức tình báo, thủ tiêu những nhân vật gây bất lợi,
diệt trừ những thế lực đối kháng, đánh cắp tài liệu mật, phá
hoại kinh tế, lũng đoạn chính trị ngoại giao, và Hán hóa dần
dần những quốc gia họ đang cư trú.
• Trung Cộng vận dụng đội quân thế lực
đen bao gồm những tướng lãnh độc tài (military tyrants),
những lãnh chúa ma dược (drug lords) và những lãnh chúa
chiến tranh (war lords) để sản xuất và chế biến ma dược rồi
phân phối đi khắp thế giới. Hơn 60% số lượng ma dược tung
vào Hoa Kỳ hàng năm phát xuất từ vùng Tam Giác Vàng, và
Trung Cộng chính là chủ nhân ông thực sự của vùng đất này.
Thêm vào đó, hơn 71% số lượng ma dược tung đi khắp thế giới
có nguồn gốc từ Afghanistan và có thể đoán là Trung Quốc
cũng có dự phần. Cũng qua trung gian của đội quân này, một
phần vũ khí Trung Cộng tung ra được chuyển đến tay những lực
lượng phá rối trị an và lực lượng khủng bố trên khắp thế
giới.
• Song song với thế lực đen, Trung Cộng
vận dụng đội quân kinh tế, thế lực đỏ trá hình, để tiến hành
những âm mưu thâm độc khác, bên cạnh tung ma dược tung vũ
khí, nằm trong cái gọi là chiến lược “tiêu hao tiềm lực đối
phương” hoặc “làm cho xuất huyết nội đến chết” hoặc “khuấy
cho đục nước để chiếm tiện nghi và thời cơ.””
• Trung Cộng cũng đã nương vào những mâu
thuẫn để ngấm thầm xúi giục những lực lượng Hồi Giáo cực
đoan chống phá Hoa Kỳ, tuồng ngao cò tranh nhau cho ngư ông
Tàu đỏ có cơ hội thủ đắc.
• Từ sau biến cố 9/11/2001, Trung Cộng
lợi dụng tình hình chuyển biến phức tạp tại Trung Đông và sự
tập trung của Hoa Kỳ vào vùng đất đó nên đã nhanh chóng tiến
hành những bước đi chiến lược chuẩn bị thôn tính, ngụy trang
bên sau những “hiệp ước kinh tế và quân sự” đầy thiện chí và
đầy cởi mở, với sự cả tin và tận tình giúp đỡ của thế giới.
Như binh thuyết “Unristricted Warfare”
của hai Đại Tá PLA Qiao Liang và Wang Xiangsui, hé lộ cho
thấy Trung Cộng đã không ngần ngại và sẽ không ngần ngại sử
dụng mọi thủ đoạn và mọi phương tiện miễn sao đạt thắng lợi.
Chưa hết, nỗ lực kinh tế trong ba thập
niên qua đã giúp cho Trung Quốc giàu có hơn. Nương vào sức
mạnh kinh tế mới có được, Trung Cộng đã tích cực hiện đại
hóa lực lượng vũ trang để đạt sức mạnh quân sự cần thiết
phục vụ ý đồ đen tối. Với một dân số khổng lồ cần giải quyết
và với tham vọng nhất thống thế giới, Trung Cộng đang từng
bước thực hiện lộ đồ thôn tính của mình.
11. Chiến Lược Của Hoa Kỳ
Dữ kiện 9/11/2001 đánh dấu một giai đoạn
mới của đất nước Hoa Kỳ, một tiếng chuông đánh thức sức mạnh
truyền thống của con đại bàng đang bấu quả địa cầu trong đôi
chân móng vuốt.
Cuộc chiến Afghanistan theo sau dữ kiện
9/11 khuếch đại tiếng chuông đó để cho cả thế giới chuyển
mình và chọn lựa đồng minh. Nhãn hiệu “trục ma quỷ” được dán
lên những đối tượng an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ là tiếng
pháo lệnh của một “chiến lược chủ động tái phân bố lực lượng
Hoa Kỳ” trên khắp mặt địa cầu bên sau cái gọi là “chiến
tranh chống khủng bố.” Và cuộc chiến Iraq là nước cờ “hạ thủ
bất hoàn” thứ hai trong chiến lược đó. Mục tiêu hiển lộ và
chân chính của cuộc chiến Afghanistan và cuộc chiến Iraq là
để gieo những hạt giống dân chủ lên mảnh đất Trung Á tới
Trung Đông, mảnh đất đã bị cằn cỗi đến độ chỉ còn lại hai
thứ là dầu hỏa và những giáo điều cực đoan, một thứ đáng giá
và một thứ đáng vứt đi. Mục tiêu ẩn tàng và quan trọng hơn
của cuộc chiến Afghanistan là để phá hủy cái nôi sản xuất
những tên khủng bố và ma dược đồng thời kéo dài thêm cái
hàng rào tiền đồn chiến lược bên mạn Tây của Trung Quốc. Mục
tiêu ẩn tàng và quan trọng hơn của cuộc chiến Iraq là để
chặt đứt hai bàn tay hữu nghị Iraq-Trung Cộng, hai bàn tay
“keo sơn gắn bó” nhờ có chất vàng đen trộn với âm mưu bá
quyền.” Iran lọt giữa hai gọng kềm
Iraq-dân-chủ-đang-hình-thành và
Afghanistan-dân-chủ-đang-hình-thành. Iran thấp thỏm từng
ngày chờ đợi một nhát búa của Hoa Kỳ và đồng minh giáng
xuống. Một chuỗi những dữ kiện quan trọng khác nữa sẽ diễn
ra trong một tương lai không xa . . . cho đến khi nỗ lực tái
phân bố của Hoa Kỳ hoàn tất.
Và trong toàn bộ chiến lược tái phân bố,
Trung Cộng là một đối tượng lâu dài và là đáng ngại nhất của
Hoa Kỳ. Bao vây kềm chế và làm bể Trung Quốc ra thành nhiều
mảnh là mục tiêu tối hậu “không thành văn” của Hoa Kỳ dành
cho Tàu Cộng, để theo đó những dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng,
Miêu và những nhóm dân tộc thiểu số khác sẽ thoát khỏi móng
vuốt tham lam thâm độc của Bắc Kinh và hình thành những quốc
gia dân chủ tự trị từ sự tan rã của đế quốc đỏ.
12. Vị Thế Chiến Lược Của Việt,
Miên, Lào, Miến Thái, Mã
Trong
nỗ lực bao vây kềm chế Trung Cộng, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ lôi
kéo những quốc gia chung quanh Trung Quốc để thiết lập một
quan hệ ngoại giao và quân sự gắn bó hơn nhằm thành lập một
vòng đai “bao vây tiếp cận.” Và dĩ nhiên là sáu quốc gia
VMLMTM cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó. Đi xa hơn, trong
nỗ lực làm cho Trung Quốc vỡ bể ra nhiều mảnh, dẫn dụ đối
tượng vào một cuộc chiến tiêu hao nội lực trầm trọng đưa đến
sự tan rã từ bên trong là một chọn lựa trong số những chọn
lựa chiến lược (startegic options) của Hoa Kỳ. Liệu điều này
có thể xảy ra hay không? Rất có thể, vì đây là một cuộc thư
hùng mà cả hai phía đều có những động lực thúc đẩy. Vấn đề
chỉ là nổ ra ở thời điểm nào, ai ra tay trước và trận địa
nằm ở đâu.
Về phía Trung Quốc, với áp lực dân số
ngày càng tăng (a) một cuộc chiến làm tiêu hao một phần lớn
dân số sẽ là một giải pháp “mượn tay người giải quyết giùm”
mà chính quyền Tàu Cộng không ngần ngại để hưởng ứng và (b)
một cuộc chiến giúp cơ hội cho dân Tàu túa ra như một đàn
ong vỡ tổ để ngang nhiên tràn đến di dân tại những quốc gia
gần và xa gây ra một cuộc khủng hoảng cho toàn vùng hoặc
toàn thế giới lại là một giải pháp tuyệt diệu hơn vì “một
phát tên bắn được hai ba con chim” mà chính quyền Tàu Cộng
rất muốn thực hiện. Đợi thêm một vài thập niên nữa, nếu
chiến tranh Hoa-đối-Hoa chưa kịp xảy ra, khi mà (a) nội lực
kinh tế của Trung Quốc sung mãn hơn, (b) kỹ thuật khoa học
phục vụ chiến tranh của Trung Quốc hoàn hảo hơn, và (c) đội
quân thứ 5 cùng những đội quân khác đã luồn sâu hơn và trèo
cao hơn bên trong những “quốc gia đối tượng” khắp trên thế
giới, Trung Cộng sẽ không còn ngần ngại để nhanh chóng và
trắng trợn hoàn tất phần còn lại của “lộ đồ Hán hóa địa cầu,
chiếm lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc.” Tới lúc đó
Bắc Kinh sẽ sẵn sàng “giáo huấn” bằng sức mạnh quân sự những
nước muốn chống lại tiến trình này. Trong khi từng bước tiến
dần đến cao điểm của sức mạnh cần có để thực hiện phần còn
lại của lộ đồ Trung Cộng đã, đang và sẽ liên tục thực thi
“sách lược lũng đoạn chính trị, đánh phá kinh tế, thôn tính
văn hóa và lấn chiếm lãnh thổ” của những quốc gia chung
quanh với thái độ đầy thách thức. Nếu cộng đồng thế giới can
thiệp dưới áp lực vì cần phải “duy trì sự ổn định,” Tàu Cộng
áp dụng chiến thuật “ba tiến một lùi” cố hữu để đoạt thắng
lợi. Vì là nhược quốc cho nên phải tiếp tục cắn răng nhường
nhịn, những quốc gia chung quanh Trung Quốc từng bước từng
bước một bị lũng đoạn chính trị, bị thua thiệt kinh tế, bị
Hán hóa dần dần và bị cưỡng đoạt một phần hoặc toàn bộ lãnh
thổ.
Về phía Hoa Kỳ, dĩ nhiên là tham vọng và
thái độ trịch thượng này của Trung Quốc không thoát khỏi sự
quan sát và quan tâm. Hoa Kỳ hiểu rõ một trận thư hùng quân
sự trong một tương lai gần sẽ gây thiệt hại và hao tốn cho
Hoa Kỳ và đồng minh ít hơn lại có nhiều cơ hội hơn để làm
hao tổn nội lực Trung Quốc đến độ nó phải bể thành nhiều
mảnh, thay vì một trận thư hùng quân sự trong tương lai xa ở
vài thập niên tới. Thêm vào đó sự nhường nhịn kinh tế, quân
sự, và ngoại giao của Hoa Kỳ và đồng minh đối với Trung Quốc
như đã làm và đang làm sẽ dần đà dẫn đến kết quả sau cùng là
quả địa cầu từ đôi chân của đại bàng sẽ rớt vào giữa những
cánh nhung của bông hồng đại đóa.
Với những động lực vừa nêu, cái giả
thuyết “khó tránh một cuộc thư hùng vũ lực giữa Trung Cộng
và Hoa kỳ” không phải là một giả thuyết mơ hồ khó xảy ra.
Nhìn kỹ hơn, sáu nước VMLMTM là một mảnh đất mầu mỡ, giàu
tài nguyên thiên nhiên, thưa dân và dễ cho Bắc Kinh chiếm
lấy nhất trong số những quốc gia tiếp cận biên giới Trung
Quốc, để từ đó tràn xuống Nam Dương và Úc Châu thực hiện xa
hơn giấc mơ Đại Trung Quốc. Nếu phương tiện chiến tranh được
sử dụng và do Hoa Kỳ chủ động thực hiện, ba nước VML sẽ là
miếng mồi thơm ngon để dẫn dụ Trung Quốc vào trận. Nếu
phương tiện chiến tranh được sử dụng và do Trung Quốc chủ
động thực hiện, ba nước VML sẽ là miếng mồi béo bở Trung
Cộng muốn nuốt trước tiên để thách thức Hoa Kỳ và đồng minh.
Miếng mồi mà “con thú muốn ăn thợ săn muốn nhử.” Vô hình
trung, nếu đúng như giả thuyết, sáu nước VMLMTM sẽ bị lôi
cuốn vào thế cuộc dầu sôi lửa bỏng và sự chọn lựa không phải
là (a) muốn hay không muốn dính dấp vào cuộc thư hùng khốc
liệt mà là (b) trong hoàn cảnh trên đe dưới búa nên chọn ngã
theo Hoa Kỳ hay ngã theo Trung Quốc để có cơ hội sinh tồn và
tái xây dựng sau khi giông bão đã đi qua.
Ôm chân Trung Quốc có nghĩa là chấp nhận
sự đồng hóa và sau đó biến đất nước thành một tỉnh lỵ của
Đại Trung Quốc. Ôm chân Trung Quốc có nghĩa là chấp nhận làm
đứa con ngoan phục vụ ông cha Hán tộc tham lam và tàn bạo.
Ôm chân Trung Quốc có nghĩa là chấp nhận để cho văn hóa và
nòi giống bản xứ bị tiêu diệt. Ôm chân Trung Quốc có nghĩa
là chấp nhận tiếp tay cho tiến trình “Hán hóa địa cầu, chiếm
lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc.” Trên tiến trình đó
sáu nước VMLMTM cùng với những quốc gia khác đã là nạn nhân,
đang là nạn nhân và sẽ tiếp tục là nạn nhân của Trung Quốc.
Và là một hệ quả đương nhiên nếu tiến trình “Hán hóa địa cầu
- chiếm lĩnh kinh tế - nhất thống Đại Trung Quốc” hoàn tất,
ánh dương quang “dân chủ tự do” sẽ biến mất trên mặt địa cầu
và từ đó một phần lớn của nhân loại sẽ sống trong bóng tối
của sự khống trị tham lam và tàn bạo. Lịch sử minh chứng
bóng tối của sự khống trị tham lam và tàn bạo này đã nhiều
lần phủ xuống những đất nước tiếp giáp biên giới với Trung
Quốc, từ quá khứ xa xưa cho đến cận đại và hiện đại. Những
dân tộc tiếp cận với Hán tộc không may đã phải hứng chịu
bóng tối của sự khống trị tham lam và tàn bạo này nhiều lần,
từ quá khứ xa xưa cho đến cận đại và hiện đại. Thêm vào đó,
nếu để cho Trung Quốc cứ ung dung phát triển kinh tế ở một
tốc độ cao thì không bao lâu nữa nguyên liệu và nhiên liệu
trên toàn thế giới sẽ bị hút vào nền kinh tế đó với một tốc
độ gây khủng hoảng chưa từng thấy và không bao lâu thì trái
đất chỉ còn là một địa cầu khô cạn và đầy rác rưởi, đó là
chưa nói đến những khủng hoảng giá biểu trên mọi thị trường
và những khủng hoảng xã hội tại mọi quốc gia.
Chưa hết, nếu để cho Trung Quốc hưởng thụ
ẩm thực một cách vô trách nhiệm thì không bao lâu nữa nhiều
chủng loại sinh vật bò, bay, máy, cựa trên mặt đất sẽ biến
mất và “bào thai người” sẽ biến thành những món ăn phổ thông
vì nhu cầu và thói ăn uống quái đản của người Tàu. Chưa hết,
nếu để cho Trung Quốc đua nhau mua phụ nữ vừa hưởng thụ tình
dục vừa lạm dụng và đầy đọa họ một cách phi nhân tính thì
không bao lâu nữa những phụ nữ nhẹ dạ trên mặt đất sẽ bị hút
vào kỹ nghệ mai mối “hôn nhân trá hình” và biến thành “nửa
gái điếm phục vụ không tiền, nửa nô tì phục vụ không lương”
lại còn bị bỏ đói và tra tấn hàng ngày. Chưa hết, nếu để cho
Trung Quốc tiếp tục nuôi dưỡng những căn cứ địa sản xuất ma
dược và thu mua một cách thong dong thì không bao lâu nữa
khó mà tưởng tượng nổi số người trên thế giới bị nghiện ngập
ma túy. Những thứ ma dược này được sản xuất hàng tấn, do đội
quân thế lực đen - gồm những tên tướng lãnh độc tài, những
lãnh chúa chiến tranh, những lãnh chúa ma dược - đảm trách
để dùng đó trao đổi vũ khí Trung Quốc, rồi được dấu trong
hàng hóa đóng hộp theo đường mậu dịch xâm nhập vào những
quốc gia khác trên thế giới để vừa gây băng hoại xã hội và
tiêu hao tài nguyên cho những quốc gia đó, điều mà Trung
Quốc gọi là “chiến lược phá hoại tiềm lực đối phương” vừa
kiếm được ngoại tệ cho đội quân thế lực đỏ.
Chưa hết, nếu để cho Trung Cộng thao túng
thị trường thì không bao lâu nữa khó mà tưởng tượng nổi số
người trên thế giới bị nhiễm độc hóa chất hoặc bị nhiễm vi
rút cấy trong thực phẩm và đồ dùng hằng ngày nhập cảng từ
Trung Quốc, một sự nhiễm độc dần dà do thử nghiệm hoặc do ý
đồ chiến lược, một sự nhiễm độc có thể không làm chết người
nhưng làm tiêu hao IQ hoặc làm mất khả năng thụ thai hoặc
làm mất sức đề kháng dịch bệnh của “những dân tộc thù nghịch
hay chống đối.” Nếu để cho Trung Quốc bành trướng mậu dịch
thì không bao lâu nữa, sẵn với đội ngũ chuyển vận hàng hóa
ngày càng hùng hậu và mạng lưới thông tin ngày càng tinh vi,
khó có thể ước đoán được và ngăn chận được số lượng vũ khí
thường và vũ khí sát hại hàng loạt (WMD) lọt vào tay những
lực lượng khủng bố (terrorist organizations) hoặc/và vào tay
những lãnh chúa chiến tranh (war lords), những lãnh chúa ma
dược (drug lords), những nhà cầm quyền độc tài.
Những hiểm họa vừa nói không nhỏ đối với
Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới nếu để cho con rồng đỏ mọc cánh
bay lên. Những hiểm họa đó càng dễ sợ hơn đối với sáu dân
tộc VMLMTM cho nên nhất định là không thể để cho những hiểm
họa đó biến thành thảm trạng đã rồi. Một sự lựa chọn khôn
ngoan và duy nhất để có thể ngăn ngừa thảm họa cho chính
mình và cho nhân loại là phải tiếp tay với Hoa Kỳ và đồng
minh để bao vây, kềm chế và làm bể Trung Quốc ra nhiều mảnh.
Một chiến lược mà những dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Miêu
đang bị quyền lực Bắc Kinh kềm kẹp sẽ rất biết ơn và đang
chờ đợi. Nói tóm lại, nhìn dưới góc độ chiến lược BVKCLBTQ,
dầu có hay không có vận dụng chiến tranh, VMLMTM vẫn là sáu
quốc gia then chốt nằm trong vòng đai bao vây tiếp cận.
|