.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

Nguyễn Mạnh Tường: Kẻ bị mất phép thông công 

Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

 

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

 

Mao, câu chuyện không được biết

 

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

 Giữ nước cho cha

Tham vọng Bắc Kinh thúc đẩy
Việt Nam-Philippines hợp tác chiến lược

  • PSN 14.2.2015 | Michael Mazza
    Kim Minh (dịch)

Hành x của Trung Quốc ở Biển Đông đã đẩy các nước láng giềng xích lại gần nhau hơn và càng gần hơn nữa với vòng tay của Mỹ.

 

 

Việt Nam và Philippines, hai nước vốn có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đang tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Lo lắng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, cụ thể là những hành động ngày càng hung hăng của nước này nhằm thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ, Hà Nội và Manila đã quyết định đoàn kết với nhau.

Hai nước đang chuyển dần từ các hoạt động biểu trưng thể hiện tình đoàn kết – như thi đấu thể thao trên các đảo tranh chấp – sang các hoạt động hợp tác thực chất hơn – như diễn tập và tuần tra hải quân chung và các sáng kiến thương mại mới. Cả hai bên đều không muốn Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu mở rộng kiểm soát ra toàn bộ Biển Đông. Vì vậy, Việt Nam và Philippines đã nhận thức được rằng Trung Quốc mới thực sự là mối nguy lớn hơn cả.

Việc Manila và Hà Nội lựa chọn con đường đối trọng thay vì ngả theo Bắc Kinh có thể khiến lãnh đạo Trung Quốc khá ngạc nhiên, bởi nước này đã đưa ra lời hứa hẹn tiếp cận thị trường rộng lớn 1,3 tỷ dân của họ, đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến hàng triệu đôla. Dù sao đi nữa, có vẻ như tư duy mặc định ở Bắc Kinh đó là một trật tự Châu Á trong đó Trung Quốc đóng vai trò trung tâm là một trật tự theo lẽ tự nhiên. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì có thể hối hận khi đã khẳng định công khai điều này vào năm 2010 nhưng ông đã nói rõ “Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là những nước nhỏ và đấy là một thực tế”.

Giờ đây, khi đã chiếm lấy lãnh thổ từ tay Philippines, hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và gây ra một loạt các hành động gây hấn khác trong những năm gần đây, Trung Quốc đangbắt đầu phải gánh chịu những hậu quả từ hành động của mình. Trái hẳn với những gì mong muốn, Trung Quốc đang đẩy các nước láng giềng của mình xích lại gần nhau và càng gần hơn nữa vào vòng tay của Mỹ.

Viễn cảnh Việt Nam và Philippines thiết lập đối tác chiến lược sẽ khá đau đầu đối với Trung Quốc. Nếu hai nước thực hiện các cam kết đối tác chiến lược và tiến hành hợp tác an ninh thực chất bất kể các yêu sách lãnh thổ chồng lấn, điều này cho thấy tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines đã được xem là vấn đề thứ yếu.

Điều đó tác động đến Trung Quốc như thế nào? Thứ nhất, nó cho thấy rằng nếu không phải bởi sự hung hăng của Trung Quốc, các bên yêu sách ở Biển Đông sẽ khó lòng đạt được một thỏa thuận như vậy. Nếu Việt Nam và Philippines, hai nước có các vấn đề tranh chấp biển khá lớn với nhau, vẫn có thể tiến hành tuần tra hải quân chung, vậy thì tranh chấp không phải là lý do để lực lượng trên biển của các bên gây hấn với nhau. Nó càng làm sáng tỏ rằng Bắc Kinh đã lựa chọn dọa nạt thay vì hợp tác, gây khó khăn cho quan hệ của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Thứ hai, sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines có thể phần nào hạn chế khả năng tự do hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Bước tiếp theo của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Philippines là bắt đầu chia sẻ thông tin tình báo và giám sát trên biển, giúp hai bên ứng phó tốt hơn với các hành động khiêu khích của Trung Quốc, và đôi lúc sẽ ngăn chặn được những hành động như vậy bởi đã làm vô hiệu hóa yếu tố bất ngờ trong chiến lược của Bắc Kinh.

Quan hệ đối tác chiến lược mới cũng sẽ mở đường cho các nỗ lực hợp tác đa phương khác nhằm cân bằng với Trung Quốc. Trong tương lai không xa, Mỹ - vốn đã là đồng minh của Philippines và hiện đang tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam – sẽ cùng tham gia tập trận hải quân ba bên với hai nước này. Nhật, đồng minh của Mỹ, cũng đang tăng cường quan hệ an ninh với Việt Nam và Philippines. Cả Mỹ và Nhật đầu đang bồi đắp quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, nước đang giúp huấn luyện đội thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam và đang hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước tranh chấp trên Biển Đông.

Tóm lại, Biển Đông hiện nay là nơi tụ hội của một mạng lưới quan hệ an ninh ngày càng phát triển, chủ yếu được thúc đẩy bởi các mối quan ngại về ý định và hành xử của Trung Quốc. Trừ khi Trung Quốc có sự điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại của mình, các mối nối của mạng lưới này sẽ sớm được thắt chặt.

Người ta thường cho rằng đây là một quá trình chậm rãi và thận trọng. Tuy nhiên, quá trình này thực chất đang được đẩy nhanh. Hơn nữa, những quyết định gần đây của Việt Nam và Philippines – như việc tiến tới quan hệ đối tác chiến lược, việc theo đuổi vụ kiện tại tòa trọng tài quốc tế của Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc, việc Việt Nam đẩy mạnh quan hệ an ninh với Mỹ - cho thấy hai nước đã nhận ra thận trong ứng xử với Trung Quốc chưa hẳn là cách tiếp cận tốt nhất. Vì Trung Quốc đang ngày một tiến xa trên Biển Đông, các nước khác cũng buộc phải theo bước.

Từ lâu Bắc Kinh đã áp dụng chiến thuật “chia để trị” với các nước láng giềng. Chiến thuật này đôi lúc đã mang lại hiệu quả. Nhưng chẳng mấy chốc, Trung Quốc sẽ nhận ra chiến lược “đoàn kết để trị” kiểu này sẽ không hiệu quả chút nào.

Michael Mazza là chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Viện Doanh Nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute). Bài viết được đăng lần đầu tiên trên trang The National Interest.

Kim Minh (dịch)

Nguồn: NCBĐ

 Xem tiếp:  1


 GIỮ NƯỚC CHO CHA

Địa lý Biển Đông
với Hoàng Sa và Trường Sa

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.