.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Ngươi không phải là một tạo sinh, mà là sự biểu hiện
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

n Học

Diễn Đàn

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Tư tưởng

Xem tiếp: 1

 

PSN 24.5.2014 | Đặng Công Hanh: Cõi thật & cõi không thật “Ta cứ ngỡ trần gian là cõi thật / Thế cho nên tất bật đến bây giờ” Hai câu thơ này được trích dẫn từ một bài thơ của cố thi sĩ Bùi Giáng. ông còn được biết đến là nhà biên khảo triết học và dịch thuật văn học nước ngoài từ những thập niên 60. Ông có một cuộc sống vượt quá ước lệ thế tục trong một phong cách nửa thực, nửa hư rất kỳ bí, như có lần trong tâm trạng u hoài ông diễn cảm: “Chợt có lúc trên đường tôi đứng lại / Ngó ngu ngơ xưa chính ở chỗ này”...
 



PSN 24.5.2014 | Đặng Công Hanh: Từ định lý bất toàn Godel đến Trung quán luận Biện chứng pháp của Ngài Long Thọ trong lý thuyết Tánh không, đi sâu phân tích và tìm hiểu nguyên gốc cấu thành của thế giới vạn hữu. Để thực hiện được điều đó phải sử dụng tri thức, nhưng tri thức thuộc thế tục đế, vốn tự bản chất là nhị nguyên đối đãi. Tính nhị nguyên phải dựa vào ngôn ngữ và ý tưởng, ngôn ngữ và ý tưởng song hành xuất hiện hoàn toàn là tri thức chủ quan. Kiểu nhị nguyên này không chỉ thắm sâu vào kiến giải cốt lõi của chúng ta mà còn thâm nhập vào những trải nghiệm ngoại vi, những điều vụn vặt thường ngày...

 



PSN 22.4.2014 | B. Alan Wallace: Tôn giáo và khoa học có tách biệt? Một tác phẩm bàn về đạo Phật và khoa học được ấn hành dựa trên tiền giả định là hai chủ thể này có thể được đề cập một cách tương xứng, đồng thời mối tương giao giữa một bên là đạo pháp và sự hành trì đạo Phật với một bên là lí thuyết khoa học và phương pháp suy luận sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Tuy vậy vẫn có nhiều bất đồng từ ngoại cảnh với tiền giả định trên, nên tôi sẽ mở đầu tác phẩm này bằng cách trình bày vài quan điểm phản đối việc ghép đôi đạo Phật với khoa học cùng hồi đáp của tôi cho vấn đề này...

 


PSN 5.4.2014 | William L. Ames: Tính không và thuyết lượng tử Tính không (Śūnyatā) là khái niệm cốt lõi trong đạo Phật, nhất là trong Phật giáo Đại thừa (Māhayāna); còn thuyết lượng tử là trung tâm của vật lí hiện đại. Tính không vốn không có nghĩa “không tồn tại”, mà là, vạn vật kể cả bản thân mỗi người chúng ta thì không có tự tính (independent identity) nào mà ta hay nghĩ là mình có. Thuyết lượng tử đã thay thế quan niệm cơ giới về tự nhiên của nền vật lí thế kỉ mười chín, bằng những quan niệm ngày càng không tương thích với chủ nghĩa duy thực ngây thơ (naïve realism). Để biết những quan niệm của đôi bên có điểm gì chung hay không, trước tiên ta hãy đề cập đến đạo Phật...

 



Le leadership et le symbole de l'éducation représenté par une forme de tête humaine avec des engrenages et rouages ??qui représente le concept de propriété intellectuelle transférés et partagés avec d'autres. Banque d'images - 9979402PSN 5.4.2014 | Mộc Nhiên: Sự an toàn Sự an toàn thể chất của mọi sinh vật và của con người nói riêng là điều thiết yếu không cần phải bàn cãi. Điều này có lẽ đã được tạo hóa ghi sẵn trong gen của mỗi sinh vật, nhưng hình như sự an toàn về mặt tâm lý lại đeo đuổi con người dai dẳng và khốc liệt hơn. Mỗi một hành động của con người đều có thể qui chiếu vào hành vi hướng tới sự an toàn cho bản thân mình, đặc biệt là an toàn tâm lý, một cảm thức được an ổn về tương lai không thể biết chắc sẽ như thế nào...

 


 

PSN 5.4.2014 | Eckhart Tolle: Tìm lại bản chất chân thực của mình Hiểu biết sâu sắc về chính mình không có liên quan gì đến những ý nghĩ bất chợt trong suy nghĩ của bạn. Hiểu biết về chính mình có gốc rễ vững vàng ở trong Hiện Hữu, chứ không phải khuynh hướng tự đánh mất mình trong những dòng suy tư ở trong đầu...

 



Tập tin:Calabi-Yau-alternate.pngPSN 30.3.2014 | Minh Đạt: Lý thuyết Chuỗi, học thuyết M và Siêu hình Tôi không coi Lý chuyết Chuỗi, Học thuyết M là lý thuyết về mọi thứ; cái về mọi thứ chắc không thể gói trong các phương trình, những suy luận logic, những quan điểm Triết học. Nhưng tôi thấy, Lý thuyết Chuỗi, Học thuyết M đã chạm tới bóng của cái mà Siêu hình đã biết từ trước. Lý thuyết Chuỗi, Học thuyết M và Tính Không là hai cấp độ khác nhau. Không thể so sánh. Không thể dùng các phương trình của Euler, các phương trình của Edward Witten để giải thích Tính Không. Không thể dùng hình học Lượng tử, hình học Riemann để mô tả sự Đa chiều của Thực tại. Điều đó mãi mãi là không thể...

 



PSN 15.3.2014 | Đặng Công Hanh: Môi trường sống dưới góc nhìn Duy thức Quan niệm của Phật giáo về sinh mệnh con người trong vũ trụ xuất phát thông qua trực giác của đức Phật sau khi ngồi thiền định dưới cội Bồ-đề và khám phá bản chất của vũ trụ, Ngài đã nhận ra rằng bản thân đời sống không thể tách rời nguồn gốc của sinh mệnh muôn loài và vũ trụ mà nó được hình thành trong đó Ngài đã đặt tên là sinh mệnh cơ bản hay còn gọi là Pháp (dhamma). Đức Phật đã thấy rõ sinh mệnh vũ trụ và tính bất nhị giữa Ngài và vũ trụ trong chiều sâu thẳm...

 



PSN 8.3.2014 | Phạm Vĩnh Cư dịch : Tự bạch của Lev Tolstoi Tôi được rửa tội và giáo dục theo đạo Kitô chính thống. Từ thơ ấu qua suốt tuổi thiếu niên, rồi thanh niên, người ta dạy tôi tin theo đạo ấy. Nhưng khi vào tuổi 18 tôi bỏ học, không học hết năm thứ hai đại học, thì tôi đã không còn tin vào bất cứ cái gì mà tôi được dạy bảo. Nếu căn cứ vào những gì mà tôi nhớ, thì tôi chưa bao giờ có đức tin nghiêm túc, mà chỉ tin cậy vào cái mà những người lớn dạy bảo tôi, tin vào những lời tuyên tín của họ trước tôi; nhưng niềm tin cậy ấy rất bấp bênh...

 



PSN 2.3.2014 | Cư sỹ Minh Đạt: Nhận biết - Tỉnh táo ...khi người thiền trở nên nhận biết về các ý nghĩ của mình, người đó sẽ ngạc nhiên về điều xảy ra bên trong. Dần dần, các suy nghĩ hỗn độn mông lung không còn nữa; chúng đã trở nên hài hoà; rồi chúng hài hoà hơn. Dần dần, các suy nghĩ là ít xuất hiện; người thiền chỉ còn sự nhận biết sáng suốt của trực giác. Khi thân thể và suy nghĩ đã an bình; người Thiền thấy rằng cả hai, cả thân thể, cả suy nghĩ cùng hài hoà. Giờ đây không có khoảng cách giữa chúng; chúng không còn chạy theo hướng khác nhau nữa. Thân thể và suy nghĩ là một; an bình sâu sắc lan toả. Người đó luôn hạnh phúc...
 



PSN 23.2.2014 | Nông Duy Trường: Chính trị luận - Aristotle Khoảng 4000 năm trước, ở Âu châu chỉ có những giống dân du mục. Từ sông Danube, một giống dân du mục tiến dần về phương nam để tìm những đồng cỏ xanh tốt hơn và dừng chân ở bán đảo Greece. Họ lấy tên thủy tổ của họ là Hellene để làm tên gọi. Người Trung Hoa sau này phiên âm Hellene thành Hy Lạp, và ta cũng quen theo lối gọi này.[1] Ngày nay, Hy Lạp dùng địa danh để đặt tên nước của họ: Greece. Tên chính thức là Cộng hòa Hellenic...

 



PSN 20.12.2013 | Cư sỹ Minh Đạt: Te của Lao Tzu Cuộc sống đẹp đẽ, cuộc sống linh thiêng là vì tính toàn bộ của hai mặt đối lập. Đẹp và xấu, thiện và ác, có và không, khó và dễ, dài và ngắn, cao và thấp,... tất cả đều cùng tồn tại; cùng sinh ra, cùng lớn lên, cùng tồn tại; hai mặt đối lập bù cho nhau; hai mặt đối lập tạo nên sự hài hoà. Cuộc sống và thực tại không thể có chỉ có tốt, chỉ có thiện,... Cuộc sống, hiện hữu không chỉ có những đỉnh núi; có cả những thung lũng. Đỉnh núi lộng gió và ngập tràn ánh nắng; thung lũng tĩnh lặng và thâm u...

 



PSN 17.12.2013 | Phaedo è Lê Dọn Bàn dịch: Plato - Phaedo Phaedo, cho đến nay vẫn là đàm thoại nổi tiếng và phổ thông nhất của Plato, do cả hai lý do: văn học và triết học. Về văn học, nó trình bày sống động những giờ phút cuối cùng của Socrates, Phaedo là một màn kịch trong đó nhân vật Socrates của Plato đã kết thúc đời mình bằng liều thuốc độc hemlock nổi tiếng, một màn kịch chấn động, thương cảm, ngưỡng mộ, và được nhắc nhở nhất trong triết học phương Tây; nhưng sau đó nó cũng mở màn chính thức cho một vở kịch nhiều hồi, lớn rộng hơn, là chính triết học phương Tây...
 



Mattudo.jpgPSN 15.12.2013 | Nguyễn Trần Bạt: Tự do sinh ra con người Khái niệm tự do gắn với khái niệm con người. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, hai khái niệm này tạo thành một mối quan hệ cực kỳ mật thiết, quan hệ biện chứng và phát triển. Thế nhưng không chỉ khái niệm tự do mà khái niệm con người từ trước đến nay vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa được hiểu một cách nhất quán. Tiêu chuẩn về con người ở mỗi một trình độ văn minh, mỗi một trình độ phát triển, mỗi một đặc trưng văn hoá đều được hiểu, được quy định, được chấp nhận một cách rất khác nhau...

 



Rousseau - Du Contrat social éd. Beaulavon 1903.djvuPSN 15.12.2013 | J.J. Rousseau: Khế ước xã hội: Quyển 1 | Quyển 2 | Quyn 3 | Quyển 4 Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có chăng một số qui tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người; và có chăng những luật pháp đúng với ý nghĩa chân thực của nó. Trong bài nghiên cứu này tôi gắn liền cái mà luật pháp cho phép với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau...

 



PSN 30.11.2013 | Cư sỹ Minh Đạt: Lao Tzu và Tao Te Ching Tao Te Ching, những lời trong đó có vẻ như chỉ là gợi ý, người đọc dường như phải suy nghiệm, mường tượng, thiền định và lắng nghe tiếng vọng lại sâu thẳm từ bên trong. Nếu tư duy, nếu phân tích, nếu so sánh, người đọc dường như sẽ bỏ lỡ. Bỏ lỡ rất nhiều những điều tinh tuý của nó. Có lẽ phải bình tâm, lặng lẽ trong lòng để đọc nó. Và rồi thiền và đọc. Người đọc dường như được truyền trao, sau mỗi lần thấm sâu vào tác phẩm, quá trình tiếp nối sáng tạo cho bản thân như sinh động hơn, tươi mát hơn và sâu lắng hơn...

 



PSN 30.11.2013 | Nguyễn Trần Bạt: Biện chứng của tự do Tự do được hiểu một cách rất khác nhau giữa các dân tộc và thậm chí, giữa các thành viên của dân tộc. Thực ra, người ta chỉ nhận ra giá trị của tự do khi đã bị mất tự do, hay nói cách khác, người ta chỉ cảm thấy giá trị của tự do khi vướng phải những giới hạn của nó bởi chính những giới hạn ấy sẽ đánh thức con người, giúp con người thoát ra khỏi trạng thái thụ động đón nhận một phần của tự do như sự nhân nhượng của bề trên đối với kẻ dưới...

 



Energies renouvelablesPSN 23.11.2013 | Phùng Văn Hòa: Ý nghĩa triết học của mối quan hệ đặc biệt giữa vật chất và năng lượng Triết học duy vật biện chứng đến nay cho rằng vạn vật trong vũ trụ  vật chất, năng lượng là một dạng vật chất đặc biệt. Vật chất luôn vận động và vận động là thuộc tính của vật chất. Thực tế, vạn vật trong vũ trụ được hình thành bởi hai yếu tố cơ bản là vật chất và năng lượng. Vật chất và năng lượng là hai khái niêm, hai phạm trù triết học riêng nhưng có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Chúng là hai bản thể của vũ trụ. Vật chất luôn vận động, nhưng vận động không phải là thuộc tính của vật chất. Vật chất, với các cấu trúc của nó, là nơi trú ngụ và phát huy tác dụng của năng lượng, còn năng lượng giúp cho vật chất có cấu trúc và làm cho các cấu trúc đó vận động...

 



PSN 16.11.2013 | Eckhart Tolle: Bạn không là tâm trí của bạn Một người ăn xin đã ngồi bên vệ đường trong hơn ba mươi năm. Một hôm một người lạ bước qua.

- "Ông có thừa đồng tiền lẻ nào không?" người ăn xin lẩm bẩm, máy móc chìa chiếc mũ cũ của mình ra.

- "Tôi chẳng có gì cho ông cả," người lạ nói. Thế rồi ông ta hỏi: - "Ông đang ngồi lên cái gì vậy?"

- "Chẳng có gì cả," người ăn xin đáp. "Chỉ mỗi cái hộp cũ. Tôi đã ngồi trên nó lâu quá rồi tôi không thể nhớ được."

- "Đã bao giờ nhìn vào bên trong chưa?" người lạ hỏi.

- "Chưa," người ăn xin nói, "Phỏng có ích gì? Chẳng có gì ở đó cả."

- "Thì nhìn thử vào bên trong đi," người khách lạ cứ khăng khăng.

Người ăn xin xoay xở để cậy hộp mở nắp ra. Sững sờ, không thể tin được, và hoan hỉ, ông ta thấy rằng cái hộp đó chất đầy vàng. Tôi là người lạ đó chẳng có gì để cho bạn cả và là người đang bảo bạn nhìn vào bên trong...



PSN 1.11.2013 | Eckhart Tolle: Vai tuồng và tính nhiều mặt của bản ngã Một bản ngã khi muốn có được cái gì từ người khác – kể cả những thứ nó không thật sự muốn – thường thích đóng vai một nhân vật nào đó để làm cho nhu cầu của nó được đáp ứng. Nhu cầu đó có thể là lợi lộc vật chất, cảm thấy có quyền hành, thấy mình cao trội, đặc biệt hơn người khác, hoặc một nhu cầu thỏa mãn nào đó về thể chất hay tâm lý. Thông thường người ta không ý thức được vai tuồng mà họ đang diễn bởi vì họ chính là vai diễn đó. Một số vai thì rất tinh tế và khó nhận biết, nhưng một số vai khác lại rất hiển nhiên đối với người khác, ngoại trừ người đang diễn. Một số vai diễn chỉ cốt gây được sự chú ý của người khác. Vì bản ngã sống được là nhờ sự chú ý của người khác, mà sự chú ý này chung quy là một dạng năng lượng của tâm mà bản ngã bạn cần để được nuôi sống...

 



PSN 27.10.2013 | A.D Dhopeshwarkar: Krishnamurti và cơ cấu của thực tại Vào giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, Krishnamurti đã trải qua một kinh nghiệm sâu xa và kinh nghiệm chuyển hóa, đã giải thoát ông khỏi những khuynh hướng ràng buộc của sự liên hệ cá nhân và ném ông vào biển cả bao la của sự khám phá, của sự gặp gỡ thực tại – một lần nữa, của sự tự do đối với mọi phương pháp cách thức và mọi thái độ, quan điểm. Kinh nghiệm giải thoát này, tuy vậy, không phải là chuyện ngẫu nhiên tình cờ; nó đã được báo trước bằng một thời kỳ vật vả khó khăn của sự hoài nghi đầy đau khổ và sự tìm kiếm cam go khó nhọc. Để thấy chân lý, ông phải đặt chân lý lên trên tất cả những thứ khác...

 



PSN 27.10.2013 | Nguyễn Hoài Vân: Tại sao Phật giáo không thờ đấng Sáng Thế Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu...

 



PSN 6.10.2013 | Karl Graf Ballestrem - Đỗ Kim Thêm dịch: Vài nhận định sai lầm của Karl Marx về quan điểm của Adam Smith Nếu luận về phương pháp để so sánh giữa hai tác phẩm "Sự Thịnh Vượng Cuả Đất Nước" của Adam Smith và "Tư Bản Luận" của Karl Marx thì chúng ta sẽ thấy có sự dị biệt quan trọng và rõ rệt: Trong khi Smith cố gắng tổng quát hoá những kinh nghiệm (mà ông tìm ra qua tư liệu lịch sử, thống kê và đàm luận với thương giới ở thành phố Glasgow) và kiểm chứng lại những phương cách này để lý giải với một tầm vóc rộng hơn về những hiện tượng được chứng nghiệm (theo quy luật khoa học của Newton), thì Marx qua tiểu tựa đã cho thấy Tư Bản Luận là bàn về „Phê Phán Về Kinh tế Chính Trị Học“...

 



PSN 1.9.2013 | Đặng Công Hanh: Nghịch lý EPR, huyền thoại và sự thật Vật l‎ý hiện đại, đóng góp đắc lực cho sự phát triển nhận thức khoa học và cũng chính nó lại có vai trò tích cực nêu lên những giới hạn của tri thức. Đại thể là nhận thức chủ yếu dựa trên nền tảng suy luận và quan sát. Nhưng suy luận bị hạn chế theo “định lý bất toàn Godel” nói rằng một hệ thống logic bất kỳ không thể tự hiểu bản thân nó. Còn quan sát thì bị hạn chế vì tính “bất định Heisenberg”, cho rằng không thể xác định chính xác đồng thời các đại lượng vật lý‎ liên kết như vị trí và tốc độ hay năng lượng và thời gian...

 


 

PSN 1.9.2013 | Narada - Phạm Kim Khánh dịch: Cái gì đi tái sanh ? Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cửu hay một bản ngã trường tồn mà con người đã thọ lãnh một cách bí ẩn, từ một nguồn gốc cũng không kém bí ẩn. Một linh hồn mà trường cửu tất nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả định là phần tinh túy của con người là trường tồn vĩnh cửu thì linh hồn không thể tái sanh hay hoại diệt, mà ta không thể giải thích vì sao "từ lúc sơ khởi, linh hồn nầy lại khác biệt rất xa với linh hồn kia."...

 


 

PSN 14.7.2013 | Hardtiger: Ba vị thầy vĩ đại của nhà hiền triết Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?" Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy đặc biệt của ta...

 


 

PSN 17.6.2013 | John C. Schafer: Triết lý nhẹ nhàng trong nhạc Trịnh Công Sơn Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống. Đạo Phật đến với Ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông ngày càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này. Trịnh Công Sơn có viết: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được"...

 



PSN 15.6.2013 | Barry R. Weingast[1] - Đỗ Kim Thêm dịch: Tại sao các nước đang phát triển tỏ ra đề kháng trước uy lực pháp quyền? Khái niệm về một kết ước khả tín đem lại câu trả lời cho cả hai vấn đề này. Nhà nước không thể đơn thuần công bố luật và tạo quyền luật định theo tiêu chuẩn khách quan; đối với lãnh đạo hay những người kế nhiệm, họ có thể thay đổi luật lệ trong tương lai. Tạo lập nhà nước để tôn trọng luật pháp hiện tại và tương lai đòi hỏi những thể chế với hai đặc điểm....

 



PSN - 18.5.2013 | Nguyễn Tường Bách: Chân không - diệu hữu Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát sinh không cần đến một đấng sáng tạo. Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống, không giống với cấu trúc mà con người biết đến...


 

PSN - 18.5.2013 | Đặng Công Hanh: Ý thức và vật lý lượng tử Luận điểm nổi bật hàng đầu của truyền thống triết học Duy Thức mang một nội dung uyên áo: “Nhất thiết duy tâm tạo” hay cách phát biểu tương tự “Tam giới duy tâm“, “chính tâm là tam giới“. Tất cả đều nói lên ý nghĩa là “Thế giới không gì khác hơn là tâm“. Sự xác quyết như vậy, hệ thống Duy Thức muốn nhấn mạnh rằng tất cả đều sinh từ tâm: sinh tử hay Niết bàn, khổ đau hay hạnh phúc, chúng sinh hay Phật, Bồ tát v.v... tất cả đều biểu hiện của tâm – ý – thức.

 



PSN - 30.3.2013 | Đỗ Thuần Khiêm: Sự khám phá đạo Phật của người Tây phương ...Khi người Anh, người Hà-lan, người Pháp lần lần đến Ấn-độ vào thế kỷ 17 và 18, họ đã không gặp một đệ tử nào của Đức Phật, mà chỉ thấy những đền thờ vắng vẻ điêu tàn. Vì đạo Phật, tuy được ra đời tại Ấn Độ, đã phát triển và phổ biến ở đó ít nhất suốt từ thế kỷ thứ 5 trước Ki-tô đến thế kỷ 10 TL., đã biến mất trong khoảng thế kỷ 11 hay 12 bởi những lý do đến nay vẫn chưa có trả lời thỏa đáng. Những người Âu châu đầu tiên biết chữ Phạn có thể vào thẳng các bản văn nguyên gốc Bà-la-môn giáo. Nhưng với Phật giáo, họ phải gây dựng lại từng bước, từ những dấu tích tản mác, manh mún, ...

 


 

PSN - 31.3.2013 | Trịnh Xuân Thuậ: Khoa học và Phật giáo trước ngã tư đường: Duyên khởi, và tính bất khả phân của hiện tượng Ý niệm về duyên khởi là cái nhìn trung tâm của Phật giáo về bản chất của thực tại. Nó chỉ rõ rằng “không có gì hiện hữu một cách tự thân, hoặc do bởi chính nó.” Một vật thể chỉ có thể được xác định do bởi những vật thể khác và chỉ hiện hữu trong mối liên hệ cùng nhau. Nói một cách khác, cái này sanh bởi vì cái kia sanh. Duyên khởi là tất yếu trong sự xuất hiện của hiện tượng giới...

 



PSN - 27.2.2013 | Trịnh Xuân Thuận: Đi tìm một đấng tối cao Ngành vũ trụ học đương đại đã khám phá rằng những điều kiện cho phép đời sống và tri giác xuất hiện trong vũ trụ này có vẻ như được mã hóa trong các phẩm tính của mỗi nguyên tử, tinh tú và thiên hà trong vũ trụ, cũng như có mặt trong tất cả những định luật vật lý chi phối, vận hành chúng. Vũ trụ được xuất hiện trong một hòa điệu lý tưởng như được tạo ra để dành cho một con người quan sát thông minh có khả năng thưởng thức cái cấu trúc và sự hòa điệu này...

 


 

PSN 24.2.2013 | Stephen Hawking: Lược sử thời gian Một khoa học gia nổi tiếng (có người nói đó là Bertrand Russell) có lần diễn thuyết trước công chúng về thiên văn học. Ông mô tả địa cầu quay chung quanh mặt trời như thế nào, và, mặt khác, mặt trời lại quay quanh trung tâm của một quần thể các vì sao gọi là thiên hà như thế nào. Vào cuối buổi diễn thuyết, một bà cụ nhỏ thó ngồi cuối phòng đứng lên nói: "Những lời ông nói đều là tầm bậy. Thế giới này thực ra là một cái đĩa bằng phẳng nằm trên lưng một con rùa khổng lồ." Vị khoa học gia mỉm cười hợm hĩnh trước khi trả lời: "Vậy thì con rùa nó đứng trên cái gì?" "Ông rất khôn lanh, ông bạn trẻ ạ, rất khôn lanh," bà cụ nói. "Nhưng, đây là bầy rùa cứ con nọ cõng con kia liên tiếp như thế!"...

 


 

PSN - 24.2.2013 | Stephen Hawking: Sự ra đời của Lược Sử Thời gian Tôi hãy còn kinh ngạc với sự đón nhận cuốn sách của tôi: Lược sử thời gian. Nó đã ở danh mục sách bán chạy nhất của New York Times trong ba mươi bảy tuần và của tờ Sunday Times trong hai mươi tám tuần (cuốn sách được xuất bản ở Anh chậm hơn ở Mỹ). Và nó được dịch ra hai mươi thứ tiếng (hai mươi mốt, nếu bạn xem tiếng Mỹ khác với tiếng Anh) (Đến nay đã có 33 bản dịch không kể bản tiếng Việt. PS). Điều đó vượt sự mong ước của tôi dự định lần đầu tiên vào năm 1982 viết một cuốn sách về Vũ trụ cho độc giả rộng rãi. Một trong các ý định của tôi là kiếm tiền trả học phí cho con gái...

 



PSN - 27.12.2012 | Nguyễn Hồng Nhung: Nghĩ về tình yêu và tình thương Cho đến chừng con người vẫn tưởng TÌNH YÊU là tất cả, chừng đó con người vẫn bó mình trong hạn hẹp quy tắc của đời sống, trong hạn hữu của các giác quan, trong thiên hình vạn trạng thể hiện của thể xác, trong ám ảnh của cái chết vô hình… Nhưng con người rất khó vượt ra giới hạn của tình yêu người, dù chỉ trong ý nghĩ, vì những quy định, quy tắc giữa con người với nhau chằng chịt trong các mối quan hệ, dường như đều nằm trong cõi TÌNH CẢM - nơi tụ hợp đông đảo người nhất, nơi họ lúc nào cũng như cô đơn, buốt giá, cần hơi ấm của kẻ bên cạnh biết bao trong cuộc vật lộn tồn tại bấp bênh…

 



PSN - 2.11.2012 | K. Sri Dhammananda: Tôn giáo nào không làm bạn trở nên mù quáng? Theo tôn giáo một cách mù quáng không có chút hiểu biết nào cả sẽ tước đoạt giá trị tâm linh của tôn giáo và phẩm giá của mình. Nhiều người trên thế giới này đi theo tôn giáo, và tôn giáo đó phù hợp với tâm trí của họ. Một người phạm các giới điều của tôn giáo sẽ trở thành người nguy hiểm cho xã hội. Điều không có nghi ngờ rằng các nhà khoa học, tâm lý có thể mở rộng phạm vi trí thức, nhưng họ không thể nói với chúng ta mục đích cuộc sống, những điều mà một tôn giáo đúng đắn có thể nói được...

 



PSN - 2.11.2012 | Nguyễn Hồng Nhung: Đọc: Đạo đức kinh của Lão Tử (1) Sau khi đọc bản dịch và lời bình về Đạo Đức Kinh – Lão Tử của Bs Nhân tử Nguyễn văn Thọ, kết hợp với việc đọc dịch những tác phẩm của Hamvas Béla, một nhà triết học hiện đại của Hungary, một trong số những nhà triết học đương đại hiếm hoi biết kết hợp cả triết Đông phương lẫn triết Tây phương, tôi - dịch giả Nguyễn Hồng Nhung - rất hứng thú ghi chép lại, tóm tắt và rút ra nhận xét của cá nhân mình, cùng lúc đem so sánh tư tưởng của các triết gia với nhau. Xin được trình bày trong bài viết này cho các độc giả quan tâm cùng thưởng thức...

 



PSN - 20.10.2012 | J. Krishnamurti: Tình dục và hôn nhân Giống như những vấn đề khác của con người, vấn đề của những đam mê và những thôi thúc thuộc tình dục của chúng ta là một vấn đề phức tạp và khó khăn, và nếu chính người giáo dục đã không thâm nhập nó sâu thẳm và đã thấy nhiều hàm ý của nó, làm thế nào anh ấy có thể giúp đỡ những học sinh mà anh ấy đang giáo dục? Nếu phụ huynh hay giáo viên bị trói buộc trong những rối loạn của tình dục, làm thế nào anh ấy có thể hướng dẫn đứa trẻ?..

 



PSN - 14.9.2012 | Thích Minh Châu: Phục hồi ý nghĩa cho đời sống con người "Chủ nghĩa quốc gia, cũng như chủ nghĩa quốc tế, không giải quyết được sự mâu thuẫn của ý thức con người; tất cả những ý thức hệ cũng đều thất bại, vì ý thức hệ trở thành quan trọng hơn con người; con người bị nô lệ vào ý thức hệ gây ra những mầm mống phân ly với nhau và hy sinh cho một tương lai ảo tưởng mà bỏ quên hiện tại sống động. Tín điều và tín ngưỡng của tôn giáo cũng gây mầm mống chia rẽ trong con người. Tất cả những cuộc cách mạng lịch sử đều thất bại, vì những cuộc cách mạng ấy đã xây dựng trên những tương quan sai lầm bất động giữa cá thể và tập thể, giữa tư thể và xã hội."

 



PSN - 18.05.2012 | Nguyễn Thanh Giang: Lữ Phương bảo vệ Mác, chống độc tài toàn trị Chủ nghĩa Mác là một học thuyết có tham vọng đặt ra và giải quyết được mọi vấn đề của thời đại một cách hiện thực, triệt để, nhưng do bản thân chỉ là một thứ triết học chứa đựng không ít những suy lý tư biện cho nên những giải pháp kết tụ trong cuộc cách mạng gọi là vô sản là hoàn toàn bất khả thi, và tính chất bất khả thi này đã nằm ngay trong bản thân khái niệm giai cấp vô sản của Mác: giai cấp vô sản không phải là giai cấp công nhân thực tế mà chỉ là một khái niệm triết học trong hệ thống triết học của Mác mà thôi. Chính vì cứ nhất quyết coi những kết luận về chủ nghĩa xã hội của Mác là “khoa học”, đặc biệt coi chủ trương “chuyên chính vô sản” của ông là cái cốt tuỷ cần phải nắm vững để đấu tranh xây dựng xã hội mới, cho nên các chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” nhân danh Mác đã đi vào con đường bế tắc:...

 



PSN - 25.03.2012 | Hà Sĩ Phu: Giã từ đức trị ...Đức trị hay Pháp trị không phải đơn giản là phẩm chất cá nhân hay phương pháp cá nhân của người cầm quyền hay của một triều đại như nhiều người lầm tưởng. Lại càng không nên tưởng lầm rằng áp dụng pháp luật cho cứng dắn là đề cao Pháp trị ! Những chế độ phong kiến hay “Ý thức hệ trị” không thể nào có một nền Pháp trị theo đúng nghĩa. Pháp trị chỉ có thể ra đời cùng với Văn minh Công nghiệp, mở đầu bằng "Dân chủ Tư sản" và phát triển thành nền Dân chủ Đa nguyên ngày nay. Pháp trị ngày nay cũng có yếu tố Đạo đức, song về tư duy nó khác với Đức trị về "chất", không thể lẫn lộn với Đức trị được nữa...

 



PSN - 1.01.2012 | Huỳnh Kim Quang: Các tôn giáo lớn tại Ấn độ Người ta nói “Địa linh sinh nhân kiệt,” quả không sai. Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt. Đó là lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông, lại còn có 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại. Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, thi hào Rabindranath Tagore, v.v… và các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo, Đạo Sikh, v.v…

 



PSN - 28.12.2011 | Iris Vinh Hayes: Những yếu tính của một xã hội văn minh thiện đức: Bình đẳng, Tự do, Dân chủ, Dân quyền, Nhân quyền, Đa nguyên, và Tư hữu Con người không phải là dã thú cho nên phải lấy văn minh thiện đức mà đối đãi nhau. Muốn được văn minh thiện đức, đời sống tinh thần và vật chất của con người phải phong phú và hài hòa. Tổ chức cho đời sống của con người phải dựa trên những tư tưởng, nguyên tắc và hành động phù trợ văn minh thiện đức...

 



PSN - 29.10.2011 | Đặng Công Hanh: Từ hiệu ứng con bướm đến pháp giới Hoa nghiêm Các kinh văn Phật học đều có nói đến con đường tu tập của Đức Thế Tôn qua nhiều giai đoạn khác nhau, kể từ khi Ngài còn là Thái tử đi dạo quanh bốn cửa thành và nhìn rõ sự khổ đau của sinh, lão, bệnh, tử cho đến khi Ngài trải qua 5 năm tìm thầy học đạo, 6 năm tu khổ hạnh. Về công hạnh thiền định (của ngoại đạo), Ngài đã thăng chứng ở những quả vị cao nhất.
 


 

PSN - 8.8.2011 | Đặng Công Hanh: Từ Không lượng tử đến Chân như Phật học Lịch sử của sự phát triển khoa học nói với chúng ta rằng cho đến cuối thế kỷ 19 với sự thành công của các nhà khoa học có tầm quan trọng như Galileo và Newton, Copernicus và Kepler, Faraday và Maxwell cùng với những ứng dụng kỹ thuật đáng kinh ngạc, lúc bấy giờ phần đông các nhà khoa học, trong đó có nhà vật lý Lord Kelvin đã tin rằng vũ trụ trong dạng toàn thể của nó đã có thể khám phá và chỉ còn lại những chi tiết nhỏ không đáng kể và ông xác tín một cách lạc quan sớm muộn gì cũng giải quyết xong. Đó là 2 vấn đề: ...
 


 

PSN - 8.8.2011 | Phạm Xuân Yêm: Cái không trong lượng tử Chân không lượng tử (viết gọn thành Không) là trạng thái cơ bản tận cùng của vạn vật, nó vô hướng, trung hòa, mang năng lượng cực tiểu, trong đó chẳng hề vẩn gợn chút vật chất kể cả điện từ trường (ánh sáng nói riêng). Do những nhiễu loạn của năng lượng trong Không mà vật chất (cùng phản vật chất) nẩy sinh, tương tác, biến chuyển, phân rã và trở về với Không, cứ thế tiếp nối vòng sinh hủy...


 

Ngươi không phải là một tạo sinh, mà là sự biểu hiện


TƯ TƯỞNG


LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.