.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Ngươi không phải là một tạo sinh, mà là sự biểu hiện
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 Tư Tưởng

Lao Tzu và Tao Te Ching

Tao Te Ching, những lời trong đó có vẻ như chỉ là gợi ý, người đọc dường như phải suy nghiệm, mường tượng, thiền định và lắng nghe tiếng vọng lại sâu thẳm từ bên trong. Nếu tư duy, nếu phân tích, nếu so sánh, người đọc dường như sẽ bỏ lỡ. Bỏ lỡ rất nhiều những điều tinh tuý của nó. Có lẽ phải bình tâm, lặng lẽ trong lòng để đọc nó. Và rồi thiền và đọc. Người đọc dường như được truyền trao, sau mỗi lần thấm sâu vào tác phẩm, quá trình tiếp nối sáng tạo cho bản thân như sinh động hơn, tươi mát hơn và sâu lắng hơn.

 

 Poznan, Poland, ngày 16/9/2013.

 Tác giả Cư sỹ Minh Đạt

 

1.

“Loài chim, ta biết nó bay được; loài cá ta biết nó bơi được; loài thú ta biết nó chạy được. Chạy thì ta dùng lưới để bẫy, bơi thì dùng câu để bắt, bay thì dùng tên để bắn. Còn loài rồng cưỡi gió cưỡi mây mà bay lên trời thì ta không sao biết được. Nay ta gặp Lao Tzu; ông là con rồng chăng?”

 

Đó là lời nói của Kong Fuzi, ống ấy đã thốt lên như vậy. Ông ấy thốt lên, sau ba ngày đêm không nói câu nào, không ra khỏi cửa. Ông ấy choáng váng. Ông ấy đã quá choáng váng sau khi gặp Lao Tzu.

 

Kong Fuzi, hơn hai ngàn năm qua, nhân loại vẫn coi là một Thánh nhân. Kong Fuzi, hơn hai ngàn năm qua, vị Thánh nhân có đệ tử lên tới hàng tỷ người; đệ tử của ông ấy là những học giả, là những lãnh tụ quyền lực trị quốc cai dân; đệ tử của ông ấy gồm cả những kẻ ôm mộng bành trướng thống nhất thiên hạ; đệ tử của ông ấy có ở nhiều tầng lớp của nhiều quốc gia; vậy mà ông thày đó choáng váng khi gặp Ông già lẩm cẩm cưỡi trâu xanh. Kong Fuzi, khi còn sống, đi qua bao nước chư hầu, gặp nhiều hoàng đế, gặp nhiều các vương gia; ông ta luôn cao giọng dạy họ về cách tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; ông ấy tranh luận, ông ấy diễn giải, các hoàng đế, các vương gia phải chịu lý trong lời ông ấy nói; vậy mà ông ta đã không nói được một câu nào suốt ba ngày sau khi gặp Lao Tzu. Nhà tư tưởng hoạt ngôn đó đã cấm khẩu. Kong Fuzi, người đã xây dựng lên một hệ tư tưởng đồ sộ, lấy những đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, và trung hiếu để dạy đệ tử của mình trở thành người quân tử; phải chăng khi ông ấy gặp Lao Tzu; ông ấy chợt như cảm thấy rằng những đệ tử quân tử nhất của mình, cũng chỉ có thể bay được, bơi được và chạy được trong sự nỗ lực ham muốn thành công để tề gia, để trị quốc, để bình thiên hạ; chứ không thể thành rồng được? Không thể là loài rồng cưỡi gió cưỡi mây mà bay lên trời; vượt khỏi vòng cương toả của những nỗ lực của những ham muốn thành công để tề gia, để trị quốc, để bình thiên hạ; vượt khỏi vòng luân lý của những thứ đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, và trung hiếu?… Đó là điều làm ông ấy cấm khẩu, đó là điều làm ông ấy choáng váng.

 

Nhân loại quên, hay nhân loại cố tình quên, rằng Kong Fuzi đã choáng váng, sau khi gặp Lao Tzu. Nhưng dù sao, thì chuyện này, chuyện choáng váng này của ông ấy đã được quan chép sử Szu-ma Chien ghi vào trong sử ký. Nhưng nếu Szu-ma Chien có không chép lại, thì chắc chắn rằng, sau khi gặp Lao Tzu, ông ấy phải choáng váng; choáng váng thực sự. Đó là điều thấy rõ, nó phải xảy ra như vậy. Và nước Trung Hoa, trong lịch sử phát triển bốn, năm ngàn năm, họ có rất nhiều các Thánh nhân; nhưng tôi chắc rằng, các vị Thánh đó, nếu họ gặp Lao Tzu, họ cũng sẽ bị choáng váng như Kong Fuzi, họ cũng sẽ thực sự quá choáng váng.

 

Họ làm sao mà không choáng váng được, họ sẽ thực sự choáng váng, khi họ gặp Lao Tzu. Vì lẽ các vị Thánh này, họ đã lập nên những hệ tư tưởng mà họ coi là vĩ đại, đệ tử của họ ngợi ca là uyên thâm. Họ xây dựng nên những giá trị to lớn, danh với lợi, hiền và bất hiền, lễ và vô lễ, sang và hèn… Những giá trị giả tạo, vì chỉ tạo nên lòng ham muốn trong con người; rồi để vươn tới được thành công, thành công cái mà họ ham muốn, con người phải tranh đấu, dành giật, lừa đảo, chiếm đoạt và bạo hành. Loạn đã xảy ra. Khi đã loạn, hoàng đế loạn, quần thần loạn, dân loạn, thiên hạ loạn. Thiên hạ đã loạn rồi, vậy thì, Kong Fuzi đưa đức nhân ra để sửa. Sửa không được, Meng Tzu mang quan niệm nghĩa ra sửa. Thất bại, Xunzi vác lễ ra, để sửa tiếp. Thất bại tiếp, Han Feizi khuân pháp, khuân thuật ra trị… Thế thì, tất cả bọn họ, các Thánh nhân này, từng người gặp Lao Tzu, tất cả họ cùng lúc gặp Lao Tzu; chắc rằng tất cả họ đều toát mồ hồi, đều choáng váng, đều cấm khẩu ba ngày như Kong Fuzi. Vì tất cả những hệ tư tưởng đó, tất cả những giá trị to lớn đó, tất cả những cái nhân, nghĩa, lễ, pháp và thuật,… đó, sẽ trở thành thứ nhạt nhẽo trước Ông già cưỡi trâu xanh này.

 

Tôi tin cậy điều này.

 

2.

Tao Te Ching là thứ duy nhất Ông già cưỡi trâu xanh để lại với đời. Osho thật là thi ca, khi ông ấy kể về cách thức ra đời của Tao Te Ching, nó như sau:

 

“Vào độ tuổi chín mươi, Lao Tzu rời bỏ các đệ tử của mình. Ông ấy nói lời tạm biệt với họ, và ông ấy nói, “Bây giờ ta đi lên núi, lên Himalayas. Ta đi tới đó để sẵn sàng chết. Sống với mọi người là tốt, sống trong thế giới là tốt khi người ta còn sống, nhưng khi người ta đã gần đất xa trời thì đi vào trong đơn độc hoàn toàn cũng là tốt, để cho người ta đi về cội nguồn nguyên thuỷ trong sự thuần khiết và cô đơn hoàn toàn, không bị thế giới làm nhiễm bẩn.”

 

Các đệ tử cảm thấy rất, rất buồn, nhưng họ có thể làm được gì? Họ theo ông ấy vài trăm dặm, nhưng dần dần Lao Tzu khuyên nhủ họ trở về. Thế rồi một mình ông ấy đi qua biên giới, và lính gác biên giới bắt ông ấy bỏ tù. Người lính này cũng là một đệ tử. Và người lính gác nói: “Chừng nào thầy chưa viết ra cuốn sách, tôi sẽ không cho phép thầy qua biên giới. Nhiều nhất điều này thầy phải làm cho nhân loại chứ. Viết ra cuốn sách đi. Đó là món nợ mà thầy phải trả, bằng không tôi sẽ không cho phép thầy đi qua đâu.” Thế là trong ba ngày Lao Tzu đã bị đệ tử của mình bắt vào tù.”

 

Đó là cách thức mà Tao Te Ching đã được ra đời.

 

Một câu chuyện rất hay, rất đẹp. Công lao là của Yinxi, người lính giữ ải đó; không có ông ta, Tao Te Ching không được ra đời. Vì Lao Tzu không có ý định viết về nó. Ông già cưỡi trâu xanh này, trước đó chưa bao giờ có ý định viết về nó cả; và ngay cả khi viết cũng không phải một cách một cách toàn bộ về những điều ông ấy viết; có lý do cho điều này.

 

3.

Lời ít, tám mốt chương, hơn năm ngàn từ.

 

Tao Te Ching không phải là cuốn sách về Triết học. Nó viết về nguồn gốc vũ trụ, bản chất của vũ trụ, quy luật vận hành của vũ trụ; của tự nhiên. Nó viết về mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, con người với tự nhiên. Nó viết về mối quan hệ giữa con người với con người khác, với xã hội. Nhưng nó không phải là cuốn sách về triết học. Nói về triết học bằng ngôn ngữ thi ca; và dường như không chỉ vậy.

 

Tao Te Ching, không phải là một bài thơ, dù nó đậm tính thơ ca. Những câu dài, câu ngắn, giàu âm điệu. Không dẫn giải. Không chứng minh. Không lý luận. Và không chấm câu. Nguyên gốc của Tao Te Ching là không chấm câu. Câu văn ngắn, dễ thuộc, nhưng thật là hàm xúc, sâu sắc và bao quát. Hàm xúc, sâu sắc và bao quát, vì nó nói về tất cả, hiện hữu, vũ trụ, xã hội và con người. Súc tích.

 

Tao Te Ching không phải là tác phẩm thi ca. Tao Te Ching không phải là cuốn sách về Triết học. Nó không là cả hai. Các triết gia, các học giả xây dựng lên học thuyết, xây dựng lên một hệ tư tưởng nào đó; họ vận hành bằng bộ óc. Họ tư duy, họ phân tích, họ so sánh, rồi họ phản biện. Họ tìm ra một cái mới, họ đưa cái mới đó vào, vào trong tâm trí, vào trong tư tưởng của họ. Đó là cách làm của các học giả, đó là cách làm của các triết gia. Karl Marx, đưa giai cấp vào trong tư tưởng của mình. Georg Willhelm Friedrich Hegel, đưa phép Biện chứng vào trong lịch sử. René Descartes, đưa phép quy nạp toán học vào trong triết học. Lao Tzu không đưa vào bất cứ cái gì mới. Tao Te Ching không có cái gì mới. Ông già này chỉ nói lên những gì của hiện hữu, của tự nhiên. Các nhà thơ, những con người của nghệ thuật, họ sáng tác một tác phẩm nào đó; khởi đầu là con tim rung động, họ cảm xúc và trong phút giây nào đó, rồi con tim hoà nhập vào thành một với đối tượng mà họ sáng tạo; tác phẩm ra đời. Tác phẩm đó, họ sáng tạo ra, đã được vận hành bằng trái tim. Tao Te Ching không đơn thuần là thi ca, không đơn thuần là triết học. Tư duy và cảm xúc đều thuộc về thế giới của tâm trí. Lao Tzu và Tao Te Ching là vượt lên cả hai, vượt lên cả cái đầu, vượt lên cả trái tim. Nó không phải là cái thuộc về tâm trí, nó là vô trí. Nó không theo logic thông thường của tâm trí. Nó là tách rời với tư duy. Nó là tách rời với cảm xúc. Tao Te Ching, những lời trong đó có vẻ như chỉ là gợi ý, người đọc dường như phải suy nghiệm, mường tượng, thiền định và lắng nghe tiếng vọng lại sâu thẳm từ bên trong. Nếu tư duy, nếu phân tích, nếu so sánh, người đọc dường như sẽ bỏ lỡ. Bỏ lỡ rất nhiều những điều tinh tuý của nó. Có lẽ phải bình tâm, lặng lẽ trong lòng để đọc nó. Và rồi thiền và đọc. Người đọc dường như được truyền trao, sau mỗi lần thấm sâu vào tác phẩm, quá trình tiếp nối sáng tạo cho bản thân như sinh động hơn, tươi mát hơn và sâu lắng hơn.

 

Tao Te Ching nói về hai vấn đề. Thứ nhất, nguồn gốc về vũ trụ, bản chất của vũ trụ, quy luật vận hành của vũ trụ; của tự nhiên; đó là Tao. Thứ hai, mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, con người với tự nhiên; mối quan hệ giữa con người với con người khác, với xã hội; đó là Te. Đó là hai nội dung của cuốn sách.

 

Tao là Đạo. Te là Đức. Ching là Kinh. Tao Te Ching là kinh sách nói về Đạo và về Đức.

 

Nguồn: TCTY

 

TƯ TƯỞNG

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.