.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Ngươi không phải là một tạo sinh, mà là sự biểu hiện
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 Tư Tưởng

 

Đọc: Đạo đức kinh của Lão Tử (1)

  • PSN - 2.11.2012 | Nguyễn Hồng Nhung

Sau khi đọc bản dịch và lời bình về Đạo Đức Kinh – Lão Tử của Bs Nhân tử Nguyễn văn Thọ, kết hợp với việc đọc dịch những tác phẩm của Hamvas Béla, một nhà triết học hiện đại của Hungary, một trong số những nhà triết học đương đại hiếm hoi biết kết hợp cả triết Đông phương lẫn triết Tây phương, tôi - dịch giả Nguyễn Hồng Nhung - rất hứng thú ghi chép lại, tóm tắt và rút ra nhận xét của cá nhân mình, cùng lúc đem so sánh tư tưởng của các triết gia với nhau. Xin được trình bày trong bài viết này cho các độc giả quan tâm cùng thưởng thức. Nguyễn Hồng Nhung.

 

Chương 1: THỂ ĐẠO

Tĩnh: chưa hiển dương nên chưa biết bến bờ.
Động: hiển dương nên thấy giới hạn.

Các bình giảng về Đạo:

-         Nguyên lý: principe

-         Logos: thần ngôn

-         La Voie: đường

-         The way: đường

-         Vermunft: lý

-         Wort: logos, thần ngôn

-         Wahrheit: chân lý

Chương 2: DƯỠNG THÂN

a. Đạo siêu việt, thế giới là biến thiên mâu thuẫn (tương đối và giả đối với nhà huyền học) bởi mọi vật trong vòng CHUYỂN DỊCH.

b. Vì sự chuyển dịch này cần sống vô vi, thuận theo tự nhiên.

Liệt tử: lời nói cao siêu nhất là sự thầm lặng. Việc làm cao siêu nhất là cõi vô vi

Theo Đạo Lão tử: cõi hữu vi là cõi người cõi vô vi là cõi trời.

Vượt lên trên thế giới phù sinh, tương đối để đi vào thế giới của chân nhất: Đạo.

Sống tự nhiên vô vi, vô ngôn như vậy chính là khuôn theo đường lối của trời đất, vì vũ trụ vạn vật đều im lìm sinh hoạt, tuy sinh mà không cho mình là có, tuy làm mà không tự thi, tuy thành công mà không lưu luyến với thành quả đã thâu lượm được.

 

Chương 3: AN DÂN

a. Không sùng thượng hiền tài, khiến cho dân không tranh. Không quí của khó được, khiến cho dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích lòng ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn.

b. Vì vậy phép trị nước của thánh nhân là làm cho dân: Trống lòng; No dạ; Yếu chí; Mạnh xương. Thường khiến cho dân không biết, không ham. Khiến cho kẻ trí không dám làm gì cả.

c. Làm theo phép Vô vi, thời không gì là không trị.

 

Chương 4: VÔ NGUYÊN

Chương này Lão tử lại bàn luận về Đạo. Đạo vượt tầm tri thức của ta.

a. Đạo huyền linh cao diệu, tưởng như là hư không, trống rỗng mà dùng chẳng bao giờ vơi, chẳng bao giờ hết.

b. Đạo sâu man mác, đã sinh xuất ra vũ trụ quần sinh.

c. Chẳng những thế, Đạo lại còn luôn lồng trong vạn hữu (immanence). Muốn vậy, Đạo đã dấu hết sắc bén, bỏ mọi phiền tạp, hòa ánh sáng cùng vạn hữu, đồng hóa mình với sự thấp hèn của vạn hữu.

d. Tuy nhiên, Đạo vẫn luôn trong trẻo, vẫn vĩnh viễn trường tồn, tự nhiên tự tại.

e. Không thể biết Đạo đã sinh xuất từ đâu. Có lẽ Đạo có trước Thượng đế.

Theo các nhà Huyền hoc: Vô: Tuyệt đối ở trạng thái tĩnh, Hữu: tuyệt đối ở trạng thái động, Ramakrishna cũng đã nói: «Khi ta nghĩ đến thực thể tối cao dưới hình thức thái tĩnh (Nishkriya) ta gọi Ngài là Thượng đế siêu việt tuyệt đối (Shuddha Brahman), còn khi ta nghĩ đến Ngài dưới hình thức hoạt động, tạo dựng, gìn giữ hay hủy hoại, ta gọi Ngài là Shakti hay Thượng đế hữu ngã

 

Chương 5: HƯ DỤNG

a. Trời đất không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.

b. Thánh nhân không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.

c. Khoảng trời đất giống như ống bễ. Trống không mà không hao kiệt, càng động, hơi càng ra.

d. Nói nhiều cũng chẳng hết, thà giữ lấy Trung.

Chương này rất hay: nói về sự màu nhiệm sẵn có của trời đất, nhưng không lay chuyển trước sau như một của Đạo, chứ không phải thay đổi như lòng người, ý muốn của người, dục vọng của người, con người nên hiểu ra sự hạn chế nhận thức của chính họ để quan niệm về mối quan hệ giữa họ với vũ trụ(Đạo) cho đúng, để tu thân. (nhận xét của NHN)

 

Chương 6: THÀNH TƯỢNG

a. Cốc thần bất tử, đó là Huyền tẫn.

b. Cửa Huyền tẫn chính là gốc rễ trời đất.

c. Miên man trường tồn, dùng không bao giờ hết.

Nói nôm na rằng: Muốn đắc đạo, muốn trường sinh bất tử, phải biết phối hợp Huyền tẫn, nghĩa là phối hợp âm dương, phối hợp nhân tâm với Đạo tâm, phối hợp Thần, Hồn.

ÂM + DƯƠNG = THÁI CỰC

TẪN + HUYỀN = ĐẠO

NHÂN TÂM + ĐẠO TÂM = CỐC THẦN

HỒN + THẦN

Mà nơi phối hợp chính là ở Nê hoàn cung (ở chính giữa đầu não con người)

 

Chương 7: THAO QUANG (che giấu bớt ánh sáng)

Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không sống cho mình, vì thế nên trường sinh. Vì vậy thánh nhân để thân ra sau mà thân ở trước; để thân ra ngoài mà thân còn. Phải chăng vì không riêng tây, nên vẫn thành được cái riêng tây? Chương này dạy ta hai bài học trọng đại:

a. Bắt chước đất trời mà hành sự.

b. Sống một cuộc đời vô ngã, vô kỷ, chí công, vô tư.

 

Chương 8: DỊ TÍNH

Bậc trọn lành giống như nước. Nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh giành, ở chỗ mọi người đều ghét, cho nên gần Đạo.

Ở thì lựa nơi chốn; tâm hồn thời thâm trầm sâu sắc; giao tiếp với người một mực nhân ái; nói năng thành tín; lâm chính thời trị bình; làm việc thời có khả năng; hoạt động cư xử hợp thời.

Chính vì không tranh, nên không ai chê trách oán thán.

Ở chương này, Lão tử khuyên các bậc thánh nhân phải bắt chước nước. Nước bao giờ cũng chảy chỗ trũng, chỗ thấp, làm ơn ích cho muôn loài muôn vật. Bậc thánh nhân cũng phải như vậy: phải sống cuộc đời khiêm cung, từ tốn, quên mình vì người, không tự cao tự đại có như thế mới gần Đạo gần Trời

 

Chương 9: VẬN DI

a. Giữ mà làm cho đầy mãi, không bằng dừng lại.

b. Mài cho nhọn, cho sắc không giữ được lâu.

c. Vàng ngọc đầy nhà, chẳng thể giữ được.

d. Giàu sang mà kiêu căng, sẽ tự vời tai họa.

e. Thành công, thành danh rồi thời nên lui thân, ấy là đạo Trời.

Chương này đầu tiên nêu lên những định luật tất yếu của sự vật. Cần phải biết những điều tất yếu này để xử sự và hành động trong đời. Câu đầu có một hình ảnh rất lý thú ”nước đầy (đựng trong cái gì đó) thì không giữ lâu được” và câu cuối khuyên con người nên đi ẩn khi thành công, cũng rất lý thú vì thứ nhất nói về mối quan hệ giữa con người với nhau và con người với cộng đồng người của nó, thứ hai nêu được tính tất yếu trong đặc tính riêng của cá nhân (sự ghen ghét vì kẻ kia hơn mình) của mối quan hệ người với nhau. Đặc tính riêng này của loài người cũng chung và tất yếu như định luật của sự vật (Nhận xét của NHN)

 

Chương 10: NĂNG VI (làm được không?)

a. Có thể đem hồn phách ôm ấp lấy Đạo, không lìa xa chăng?

b. Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, hoàn toàn theo được đạo Trời, (định luật trời đất) như anh nhi chăng?

c. Có thể tẩy trừ được (trần cấu), giữ được cho gương lòng trong sáng không tì vết chăng?

d. Có thể yêu dân trị nước, mà vẫn vô vi chăng?

e. Cơ trời mở đóng, có thể thuận ứng như con mái chăng?

f. Có thể sáng suốt mà như người vô tri chăng?

i. Sinh dưỡng vạn vật; sống mà vẫn như không có; làm mà không cậy công; khiến cho lớn mà không đòi làm chủ, thế là đức sâu xa vậy

Theo từ ngữ của huyền học, thì Bão Nhất, Đắc Nhất, chính là tìm ra được Trung điểm tâm hồn, đáy thẳm tầng sâu tâm hồn, nơi phát xuất tung tỏa ra mọi quan năng. Đó tức là tìm ra được vô cùng lồng trong vạn hữu, vĩnh cửu lồng trong tạm bợ, biến thiên.

 

Chương 11: VÔ DỤNG

a. Ba chục căm, hợp lại một bầu. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của xe.

b. Nhào đất để làm chén bát. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của chén bát.

c. Đục cửa lớn, cửa sổ để làm nhà; nhờ có chỗ trống không, mới có cái dùng của nhà.

d. Cho nên lấy cái «có» để làm cái lợi, lấy cái «không» để làm cái dụng.

Dịch thơ:

1. Bánh xe ba mươi tai hoa,

Cái bầu giữa trống, nó nhờ nó quay.

2. Bát kia lấy đất dựng gầy,

Nhờ lòng bát rỗng, mới hay đựng đồ.

3. Làm nhà trổ cửa nhỏ, to,

Nhờ cửa mở trống, cái nhà mới quang.

4. Hữu hình để chở, để mang,

Vô hình mới thực chính tang «cái dùng».

Người tu đạo chính là đi tìm Không. Những cái có, nhỡn tiền, ai chẳng thấy. Xác thịt trần trần, ai chẳng thấy. Cho nên người cao siêu, tu đạo, tức là đi tìm cái vô hình, vô tướng mà mọi người không tìm thấy; chỉ cho nhau cái không, mà người thường không thấy. Như vậy con người một nửa là Hữu một nửa là Vô. Tìm ra được nửa Vô trong người, làm cho các năng lực còn tiềm tàng trong Vô đó được thi triển, mới là con người toàn diện.

 

Chương 12: KIỂM DỤC

a. Năm màu khiến người mù mắt. Năm giọng khiến người điếc tai. Năm mùi khiến người tê lưỡi. Ruổi rong săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải khó được, khiến người bị tai hại.

b. Bởi vậy, thánh nhân vì bụng không vì mắt. Nên bỏ cái kia, lấy cái này.

Các lời khuyên của Lão tử trên đây rất hữu ích cho công phu tu luyện. Như ta đã biết Lão tử là một nhà huyền học. Mà Huyền học là sự vươn vượt lên trên thế giới hiện tượng hữu hình để đạt tới Chân thể nấp sau bức màn hiện tượng. Trong các pháp môn tu luyện, ta lại thấy môn «thiền định» là quan trọng và phổ quát hơn cả, mà thiền định chính là khép cửa giác quan, vận khí, điều thần, tập trung tư tưởng, thần trí, để cuối cùng đi đến chỗ cao siêu nhất là xuất thần nhập định, huyền hóa với Đại đạo.

 

Chương 13: YỂM SỈ

a. Vinh, nhục cũng làm lo âu. Sở dĩ hoạn nạn là vì có thân.

b. Tại sao vinh, nhục đều làm lo âu? Vinh là ở ngôi cao, nhục là ở địa vị thấp. Được cũng lo, mất cũng lo. Vì thế nên nói: Vinh nhục đều lo.

c. Tại sao nói: «Hoạn nạn là vì có thân?» Ta sở dĩ phải lo âu nhiều, chính vì ta có thân. Nếu không có thân, ta đâu có lo !

d. Cho nên ai quí thiên hạ hơn thân mình, thì có thể đem thiên hạ giao phó cho, ai yêu thiên hạ hơn thân mình, thì có thể gửi gắm thiên hạ cho họ được.

Hai chương trên, Lão tử khuyên ta: (1) Phải sống hư tâm, khinh khoát. (2) Phải biết tiết dục, đừng mê mải chạy theo những thú vui giác quan. Trong chương này, Lão tử tiếp tục khuyên ta: Đừng nên bận tâm vì công danh trần tục cũng như nên vươn lên khỏi đời sống phàm tục của tiểu ngã.

Bacon nói: «Người trên làm đày tớ đến ba lần: đày tớ cho vua, đày tớ cho danh vọng, đày tớ cho công việc, vì thế họ mất hết tự do; bản thân mất tự do; hoạt động mất tự do; giờ giấc mất tự do. Thật là kỳ dị: người có quyền cai trị người khác, lại không cai trị nổi mình.»

 

Chương 14: TÁN HUYỀN

a. Nhìn không thấy, gọi là Di. Nghe không thấy, gọi là Hi. Nắm không được, gọi là Vi. Ba điều ấy không thể suy cứu đến cùng. Cho nên hợp lại làm một.

b. Trên nó không sáng. Dưới nó không mờ. Miên man dằng dặc mà không thể đặt tên. Rồi lại trở về chỗ không có gì. Đó là trạng thái của cái không trạng thái. Hình tượng của cái không có vật chất. Cái có hoảng hốt, đón trước không thấy đầu, theo sau không thấy đuôi.

c. Giữ cái Đạo xưa để trị chuyện nay; biết cái đầu mối của thời xưa, ấy là nắm được giềng mối đạo.

Chương này Lão tử lại luận về Đạo thể. Đại khái Lão tử cho rằng Đạo thể huyền vi, mung lung, ảo diệu, thoát tầm kích quan năng của con người. Đại đạo vô hình tướng, nên không có đầu đuôi, dù đón trước theo sau cũng không truy lùng ra dáng dấp.

Tuy nhiên, ta vẫn có cách biết được Đạo, nếu ta biết cách khảo sát đời sống các vị thánh nhân đời trước. Hiểu được thời cổ, tức là biết được chuyện nay, hiểu được Đạo thể.

«Tuyệt đối mà mọi người tìm cầu không có ở cao xa diệu vợi tách rời khỏi vũ trụ hình tướng bất toàn này, nhưng đã ở ngay trong lòng biến dịch; đã đứng chờ ngay ở cửa lòng con người và gõ và chờ cho phàm tâm con người dần dà tìm ra được kho tàng của nó.»

mục đích của khoa luyện đan cũng chính là tìm ra được, Thái cực, được Trời, được Đạo trong lòng mình.

 

Chương 15: HIỂN ĐỨC

a. Bậc hoàn thiện xưa siêu vi, huyền diệu, thâm thúy, thông suốt; thâm thúy khôn lường. Vì khó lường nên gượng tả hình dung.

b. Các ngài thận trọng như mùa đông đi qua sông; các ngài e dè sợ láng giềng bốn bên; kính cẩn như khách; lạnh lùng như băng tan; mộc mạc chất phác như chưa đẽo gọt; man mác như hang núi; hỗn mang như nước đục.

c. Ai có thể đục mà nhờ tĩnh lại dần dần trong. Ai có thể yên mà nhờ động lại dần dần linh hoạt.

d. Kẻ giữ đạo không muốn đầy. Chỉ vì không muốn đầy, nên mới che dấu và chẳng đổi mới.

Chương này chứng tỏ các bậc chân nhân đắc đạo đã có từ thượng cổ. Lão tử cho rằng các ngài là những người siêu việt huyền vi, nan trắc, nên rất khó hình dung. Tuy nhiên, Lão tử cũng đã phác họa ra chân dung một vị chân nhân đắc đạo.

Hamvas Béla đã tham kháo, dịch chương này nhằm chứng minh sự tồn tại của các nhân vật lỗi lạc trước công nguyên, và phân tích ý nghĩa giáo dục của họ đối với cộng đồng người ở thế gian, coi họ như những người Thày của Đời sống (NHN)

 

Chương 16: QUY CĂN

a. Hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh.

b. Vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở về (nguồn). Vạn vật trùng trùng đều trở về cội.

c. Trở về cội rễ là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu.

d. Biết «trường cửu» mới là sáng suốt. Không biết trường cửu sẽ làm càn và gây hung họa.

e. Biết «trường cửu» sẽ thung dung như công hầu vương tước, sẽ hợp với Trời với Đạo. Hợp Đạo rồi sẽ cửu trường: thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại gì.

Tách rời khỏi vòng biến dịch, để nhìn xem dòng biến dịch sẽ chuyển hướng về đâu? Lão tử đã cho thấy vạn sự biến dịch chung qui sẽ trở về cội gốc, mà cội gốc ấy chính là Trời, là Đạo. Biết được lẽ phản phục, tuần hoàn của Vũ trụ, tức là bao quát được lẽ Dịch. Radhakhrishman nói: «Đầu và cuối sẽ ăn khớp với nhau.» «Lịch trình của lịch sử đã từ thần minh đi xuống, và rồi ra sẽ trở về lại Thần minh.» Các môn phái triết học Á đông Ấn Độ hay Trung hoa, cũng đều nhận định rằng: Vũ trụ này có trở về tâm, trở về nguồn mới thoát được sự phá tán, suy vong

 

Chương 17: THUẦN PHONG

a. Thánh quân thời cổ xưa (cai trị), dân ở dưới không biết rằng có.

b. Bậc dưới, họ thân và ngợi khen. Bậc dưới nữa họ sợ. Bậc dưới nữa, họ khinh. Vì không đủ tin, nên dân không tin.

c. Bậc thánh xưa quí lời nói. Công việc xong xuôi, mà dân đều bảo rằng: «Tự nhiên bởi ta.»

Để dễ bề khảo sát, ta có thể chia nền chính trị Trung Hoa thành nhiều thời kỳ như sau:

1. Trước thời Tam Hoàng và thời Tam Hoàng (khoảng 2800 trở về trước) (Phục Hi Thần Nông, Chúc Dung Đó là thời của Vô vi nhi trị 

2. Thời Ngũ Đế (2700 - 2200) (Hoàng đế, Chuyên Húc, Đế Cốc [Khốc], Nghiêu, Thuấn Đó là thời của Đức trị. Thời này phát minh ra lễ nhạc, tôn ti trật tự, cung thất, áo xống, thư tịch, xe cộ, cầu đò, v.v.

3. Thời Tam Vương (2200 - 1000): [Đại Vũ (2505-2197); Thành Thang (1766-1753); Vũ Vương (1122-1115)]. Đó là thời của Nghĩa trị  Hình phạt.

4. Thời Ngũ Bá (từ 1000 về sau): [Tề Hoàn Công (683-641); Tấn Văn Công (634-626); Tần Mục Công (673-644); Tống Tương Công (649-653); Sở Trang Vương (612-589)]. Đó là thời của Trí trị  Mưu lược.

- Thời thái thượng tức là thời Tam Hoàng về trước. Thời ấy các bậc chân quân trị dân bằng phương pháp vô vi, tự nhiên đến nỗi dân như không hay không biết.

Trang tử viết: «Thời chí đức, không chuộng hiền, không dùng tài; người trên như cành cây (rủ bóng mà không hay); người dưới như hươu rừng (đến nương bóng mà không ơn). Các bậc lãnh đạo cư xử đoan chính mà không cho thế là nghĩa; thương yêu mà không biết đó là nhân; thành thực mà không biết thế là trung; xử phải mà không biết thế là tín; hoạt động lao tác một cách tự nhiên mà không mong báo đền. Vì thế nên không có chuyện gì nổi bật, và cũng chẳng có sử ký.»

Thời buổi vô vi, ở nơi đường cái, dân chúng thường gõ mõ đất mà ca rằng: «Sáng làm, tối nghỉ, đào giếng để uống, trồng tỉa để ăn, có thấy đâu đức vua reo rắc đến ta?» 

- Kịp đến thời Ngũ Đế, dân chúng ngày càng cảm thấy ảnh hưởng của vua chúa, và thân vua, khen vua.

- Đến thời Tam Vương, vua chúa đã bắt đầu xa dân, hình phạt đã được bày đặt, pháp luật đã trở nên chặt chẽ, nên dân chúng đâm ra sợ sệt các nhà lãnh đạo.

- Đến thời Ngũ Bá, vì vua chúa dùng xảo thuật, mưu kế để chiếm nước, đoạt dân, nên dân bắt đầu khinh khi, không còn mến phục nhà cầm quyền nữa.

 

Chương 18: TỤC BẠC

a. Đại đạo mất mới có nhân nghĩa,

Trí tuệ sinh mới có dối trá lớn.

b. Lục thân bất hòa, nên có kẻ thảo người lành.

c. Quốc gia rối loạn mới có trung thần.

Theo Lão tử, lịch sử loài người đã suy vi dần từ một thời hoàng kim, còn người đã dần dần bước xuống thời bạc, đồng, sắt, thép, loạn ly, ngụy tạo. Chính vì thế mà Hà Thượng Công đã dùng hai chữ «Tục bạc» mà gọi chương này. «Tục bạc» là phong tục một ngày một trở nên phù phiếm bạc bẽo.

 

Chương 19: HOÀN THUẦN

a. Dứt thánh bỏ trí, dân lợi gấp trăm.

b. Dứt thân bỏ nghĩa dân lại thảo lành.

c. Dứt khéo, bỏ lợi, không có trộm cướp.

d. Ba điều đó hào nhoáng bên ngoài, chẳng đủ vào đâu.

e. Phải chú trọng điều này: Giữ vẹn tinh anh, chất phác: ít riêng tây, ít ham muốn.

 

Chương 20: DỊ TỤC

a. Dứt học, hết lo. Dạ với ơi khác nhau bao lăm? Lành với dữ khác nhau mấy tầm?

b. Cái mà người sợ, ta há không sợ, nhưng không đến nỗi hoảng hốt mất tinh thần. 

c. Người đời hớn hở, như hưởng cỗ bàn, như lên đài xuân.

d. Riêng ta lặng lẽ, chẳng chút phô trương, y như trẻ thơ, chưa biết mỉm cười. Dáng điệu phờ phạc, lênh đênh vô định.

e. Chúng nhân có thừa, riêng ta thiếu thốn. Lòng ta ngu dốt thay, mù mịt tay. Người đời sáng chói, riêng ta mịt mù. Vắng lặng như biển khơi, vi vu như gió thổi. Mọi người đều có chỗ dùng, riêng ta ngu xuẩn, thô kệch.

f. Riêng ta sống khác người, vì không lìa xa «mẹ thiên nhiên».

Chương này Lão tử có ý mô tả sự khác biệt giữa hai lối sống: (a) Lối sống của thánh nhân; (b) Lối sống của phàm nhân.

Câu «quí thực mẫu» của Lão tử toát lại đời sống huyền đồng của các bậc thánh nhân mọi nơi mọi đời. Câu này làm ta liên tưởng đến một đoạn sau đây trong quyển Mysticism của Everlyn Underhill: «Nhà huyền học trực giác được một thế giới siêu nhiên nằm gọn trong biên cương của lòng sốt mến, và một tâm hồn siêu thoát tục lụy, nhưng hằng khao khát muốn vươn lên cho tới Tuyệt đối; chỉ vừa lòng khi được sống phối hợp với Thượng đế. Lúc ấy, theo sự mô tả của Patmore, thánh nhân sẽ như «trẻ thơ còn ngậm vú mẹ Tạo Hóa» hay như «người tình đã tìm lại được người tình».

(Còn tiếp).

TƯ TƯỞNG

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.