"Suy dinh dưỡng
tâm hồn"
-
21.10.2008 |
Phạm Văn Nga
Suy dinh dưỡng hiểu đơn giản là khi người ta không hấp thụ được mọi
thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình. Nhưng sự “suy dinh
dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp
sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng
xuống cấp.
Chuyện kể ngày xưa Hải Thượng Lãn Ông có lần khám cho một vị hoàng
tử về chứng gầy yếu biếng ăn đã phán rằng: “Hoàng tử bị suy dinh
dưỡng”. Cả triều đình cảm thấy ngạc nhiên vì cậu ta đâu có thiếu sơn
hào hải vị, cao lương mỹ vị. Nhưng không ai hiểu lý do “suy dinh
dưỡng” là cậu ta không thể hấp thụ mọi thứ trên đời nếu nó không phù
hợp với thể tạng, với cơ địa của chính mình. Suy rộng ra
cái
được
ăn
và
cái ăn được không phải lúc nào cũng
tương thích, đem lại kết quả như ý.
Nhìn lại thanh thiếu niên chúng ta, có ai ngạc nhiên trước tỷ lệ gần
30% suy dinh dưỡng thể chất khi tuổi trẻ hôm nay có qúa ít thời gian
rèn luyện thân thể, và chắc sẽ còn ngạc nhiên nhiều hơn nếu như sự “suy
dinh dưỡng tâm hồn”
mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối
sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp.
Tại sao? Khi trong chương trình giáo dục chúng
ta đã nhét vào đấy bao nhiêu là môn học từ chính trị đến đạo đức với
trùng điệp ngôn từ về lý tưởng cao đẹp và bao nhiêu thứ mà những nhà
giáo dục nghĩ là điều hay lẽ phải? Phải chăng những lời rao giảng
không đem lại một giá trị thực tế nào hay chỉ vì chúng ta cứ “đè”
học sinh ra mà nhồi nhét mọi thứ quan điểm của những nhà giáo dục
bất kể trình độ nhận thức và hoàn cảnh xã hội.
Tuổi
trẻ hôm nay đang suy dinh dưỡng ra sao?
 |
Nữ sinh giờ tan trường. Trong số này, có bao nhiêu em không
"hấp thụ được" những gì mình đã được dạy? (Ảnh minh họa nguồn
flickr.com) |
Một sự thực hiển nhiên là những năm gần đây
tình trạng bỏ học ngày một gia tăng lên
đến con số hàng triệu. Số đi học thì rất nhiều trẻ không ngoan từ
chuyện bỏ bê học hành, ăn diện thời trang, sống buông thả thiếu lý
tưởng. Tình yêu đến quá sớm ngay từ cuối cấp 2 và lớp trẻ không nhận
ra biên giới mong manh của tình yêu và thú vui xác thịt.
Theo một con số thống kê thì tỷ lệ nạo phá thai
ở Việt
Nam đang ở mức báo động cao và khoảng 25% trong 500.000 ca được
thống kê chính thức là trẻ vị thành niên (!). Theo ông Lê Trường
Giang, Phó Giám đốc Sở Y Tế thì với con số 114.000 ca trong năm
2007, TP.HCM đã “vô địch” cả nước và tương tự, nước ta có thể “vô
địch” thế giới. Một số trẻ lao vào vòng xoáy bạo lực, đâm chém, tập
họp băng đảng y như trong phim “xã hội đen”, hút xách ma túy.
Chỉ rảo qua một số quán café giờ tan trường và
nếu lắng nghe ngôn ngữ tuổi teen, bạn sẽ không khỏi giật mình trước
rất nhiều tiếng lóng và chửi thề. Vậy thì nền giáo dục của chúng ta
hôm nay đang đóng vai trò gì trong việc hình thành nhân cách? Những
điều các em học trên ghế nhà trường, từ giáo dục pháp luật, sức khỏe
sinh sản vị thành niên, chính trị v.v... không được hấp thụ tốt nên
những hoàng tử công chúa của chúng ta vẫn cứ là những đứa trẻ suy
dinh dưỡng(?)
Cái gì đang mất đi?
 |
Cái gì đang mất đi?
(Ảnh minh họa nguồn: thehe8x.net) |
Các
nhà giáo dục hôm nay không khỏi băn khoăn khi những bài học được
truyền trao không đem lại kết quả như kỳ vọng mà có người còn hoài
nghi tính thực tiễn của những môn học ấy khi khoảng cách giữa cuộc
sống và những điều được “thuyết giảng” ngày một xa cách. Chúng ta
đang đánh mất những gì?
Phải chăng đó là tâm hồn và tình yêu thương thực sự. Có người đã
phải kêu lên: “Vì
đâu lương tâm bị đánh mất để xã hội nhiễu loạn đến mức này?” (Ths.
Nguyễn Thị Oanh)
và trước những suy thoái của xã hội người lớn khi họ đang rơi vào
vòng xoáy của lòng tham, toan tính mưu cầu danh lợi thì trách sao
lớp trẻ thiếu hẳn những tấm gương soi chân chính.
Thần tượng hôm nay của các em là ai? Những ca
sĩ, diễn viên, người mẫu hào nhoáng bề ngoài hay những khuôn mặt
đồng tính và đồng bóng? Cha mẹ, thầy cô có còn là nguồn động viên
mạnh mẽ nhất cho các em vào đời?
Ths. Nguyễn Thị Oanh đã có câu trả lời khi nhận
định: “Thât ra muốn các em tránh ma túy thì cơ bản hơn là tạo cho
các em một cuộc sống gia đình hạnh phúc, an toàn. Làm sao cho các em
được thỏa mãn các nhu cầu về tình thương, tình cảm, một đời sống văn
hóa tinh thần phong phú, một nghị lực để nói “không” với cái xấu,
những đam mê lành mạnh như nghệ thuật, thể thao” (Nguyễn Thị
Oanh – Hạnh phúc phải
lựa chọn).
Cha mẹ các em có hiểu điều đó không? Hay chính
họ cũng đang vật lộn với cuộc sống và đang đánh mất dần khả năng yêu
thương của chính mình. Tỷ lệ ly dị trên 30% là một con số để chúng
ta suy ngẫm, chưa kể những gia đình đã đỗ vỡ nhưng còn đang níu kéo
vì những quyền lợi vật chất gắn bó chưa thể tách rời. Tình yêu
thương vì thế đã dần phai trong con người chúng ta hôm nay khi chủ
nghĩa tôn thờ vật chất đang hoành hành trong mọi ngõ ngách của tâm
hồn và đời sống.
Chúng ta so sánh giàu nghèo hơn thiệt với hàng
xóm, với những người trong cộng đồng, trong gia tộc, với tất cả
những ai mà ta muốn so sánh “Khi
nào tâm hồn còn so sánh thì không thể có tình yêu xuất hiện và tâm
hồn liên tục cân đo đong đếm, phán xét… Bạn so sánh chính bản thân
với một người nào đó tốt hơn xuất sắc hơn, giàu có hơn; bạn liên tục
quan tâm đến bản thân mình… Theo cách này ngày càng muốn chiếm hữu
nhiều hơn, ngày càng ích kỷ hơn…”
(Krisnamurti - Cuộc đời
phía trước)
Krisnamurti cũng cho rằng: “Chức
năng của giáo dục là phải giúp học sinh không bị mắc kẹt trong mớ
hỗn độn của cuộc sống này, chính những hỗn độn ấy làm hạn hẹp tâm
hồn chúng, khiến chúng không thể nhìn xa được…”
Trường học, theo ông, phải là nơi mang lại hạnh
phúc cho thế giới này. Vì thế giới này cần hạnh phúc. Phải chăng
hạnh phúc chỉ có được khi con người biết tiết chế lòng tham, mở rộng
tâm từ, và yêu thương cuộc sống.
Chúng ta đang đánh mất dần
kỹ năng biết sống hạnh phúc
khi tâm hồn trẻ thơ đã bị đốt cháy theo những
ước mơ vị kỷ của người lớn từ chuyện chạy trường, chạy lớp cho đến
đua đòi theo hướng bất chấp mọi thủ đoạn để ngoi lên (không phải
vươn lên) trên tầng lớp xã hội của mình.
Nguy hại nhất, ngoài việc xơ hóa tâm hồn là mất
luôn cả sự trung thực. Người ta dạy cho trẻ nói như được lập trình
với những câu nói rỗng tuếch và đóng khung hai chữ quan điểm vào
đấy. Khi người lớn quen sống trên hàng đống hàng giả từ bằng cấp,
thành tích báo cáo cho đến chức danh, địa vị xã hội thì mong gì dạy
dỗ lòng trung thực cho con trẻ.
Phải
chống suy dinh dưỡng từ đâu?
 |
(Ảnh nguồn: photobucket.com) |
Trong khi chờ đợi những thay đổi ngoài xã hội
thì ngay trong nền giáo dục, đã đến lúc phải nhìn lại hệ thống
chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp. Trẻ phải được bú
mớm, ăn dặm rồi mới có thể dự tiệc được. Không thể cứ khiên cưỡng
nhồi nhét cái ta có
mà không phải
cái các em cần.
Sự hấp thụ phải tùy theo nhận thức và trình độ
phát triển tâm hồn. Dạy về tình yêu cho con trẻ phải bắt đầu từ yêu
kính cha mẹ thầy cô (chứ không phải giáo dục sinh sản ngay từ năm
lớp 5 hay lớp 6?).
Có
người đã nhìn ra vấn đề: “Chúng
tôi đấu tranh chống những khuynh hướng sai lầm trong giáo dục, đào
tạo. Đó là khuynh hướng duy ý chí, muốn nôn nóng đưa giáo dục chính
trị vào ngay cả từ lớp vỡ lòng. Rốt cuộc, chính trị không đạt yêu
cầu mà nhân cách cũng không xây dựng được”
(Mai Chí Thọ, Chủ tịch Hội Khuyến học TP.HCM, trích báo
Công An).
Và cái trục phải là tình yêu thương và lòng
trung thực vì theo nhận xét của một nhà tâm lý xã hội học về nền
giáo dục chúng ta hiện nay là “Một
nền giáo dục từ thế hệ này qua thế hệ khác không nhấn mạnh đủ đến
đạo đức con người mà tính trung thực là cái trục”(Nguyễn Thị Oanh -
sách đã dẫn).
Tất
nhiên, không thể chỉ hô hào suông mà phải bằng kế hoạch hay hành
động. Từ đâu, có lẽ phải bắt nguồn từ gia đình, nơi khơi mở những
tình cảm, những tư duy chân chính - những khả năng vô tận trong bản
tánh con người. Tính thân thiện mà nhà Phật gọi là tâm từ cần phải
được giáo dục bởi lẽ “đó
chính là lòng ước muốn an lạc và hạnh phúc cho mọi người, kẻ thù
trực tiếp của nó là sân nhuế trong khi kẻ thù gián tiếp là tình yêu
nhục dục hay ích kỷ”
(Thera
Piyddassi - Theo dấu
chân Bụt).
Kế
đến là tinh thần trung thực và khách quan trong nhìn nhận sự việc,
khinh ghét sự dối trá dù đòi hỏi lòng dũng cảm. Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân gần đây có đề cập đến điều này;
Một
nền giáo dục tốt phải có môi trường sư phạm tốt, với 6 yếu tố quan
trọng:
trật tự, kỷ cương, trung thực, công bằng, khách quan khuyến khích
đầu tư, tình thương và sáng tạo. Và trụ cột đề thực hiện là giáo
viên, học sinh và sự quản lý nhà nước về giáo dục…
(Theo Báo
Tuổi Trẻ
31/7/2008). Ta thấy tình thương và lòng trung thực đã được nhìn nhận
như là những phẩm chất của một nền giáo dục mang tính nhân bản, dù
chỉ là những bước chập chững ban đầu và khoảng cách từ nhận thức đến
hành động vẫn còn đó. Nhưng hãy cứ mong sao sớm là hiện thực!
Phạm Văn Nga
(Theo
Văn Hoá Phật Giáo
66)
|