.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi !
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

ĐẠO PHẬT ỨNG DỤNG

22.05.2009 | Tổng hợp nhiều tác giả: Bây giờ là lúc phải hành động! (The Time to Act is Now) Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng, Hội Nghị của Liên Hiệp Quốc về Hiệp Ước Khí Hậu ở Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng Mười Hai năm 2009, bản Tuyên Ngôn dưới đây sẽ là quan điểm tôn giáo duy nhất, dành cho phương tiện truyền thông thế giới, đề cập đến khí hậu đổi thay và trách nhiệm khẩn cấp của chúng ta để giải quyết vấn đề. Bản Tuyên Ngôn này đúc kết những tham luận của trên 20 giảng sư Phật Giáo thuộc mọi hệ phái, đóng góp vào quyển sách "Một Phản Ứng của Phật Giáo Trước Hiểm Họa về Khí Hậu"....


PSN - 8.05.2009 | Không Quán: Tánh không tổng hợp - Tam thừa Phật giáo trong tinh thần - Bất bộ phái theo Phật giáo Tây Tạng Khi nhìn chung về tình trạng của thế giới ngày nay, chúng ta đều phải nhận thấy là thế giới đi về một tình trạng toàn cầu hóa. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế, sự phồn thịnh đặt trên quan điểm thực dân, khai thác các nước nhược tiểu của những thế kỷ trước đã lỗi thời. Ngày nay, muốn tồn tại, muốn sống còn, các cường quốc đều phải hướng về nền kỹ nghệ toàn cầu, đưa các công nghệ và ngay cả các cao kỹ[3] về các nước mà ngày xưa coi như là nhược tiểu, để cộng tác và sử dụng nhân lực, bộ óc, chất xám khổng lồ này trong công cuộc phát triển kỹ thuật và kinh tế toàn cầu...


15.04.2009 | Hoàng Xuân Hãn: Đạo Phật đời Lý ...Với tính-cách ôn-hòa, thần-bí, Phật-giáo chóng ăn sâu vào lòng tín-ngưỡng người Việt. Nó dung-hòa dễ-dàng với sự sùng-bái thường, và nó dễ đi đôi với Ðạo-giáo đến đấy từ trước. Ba tông-giáo Nho, Lão, Phật đã sớm thành cơ-bản của tín-ngưỡng dân Việt, và đồng thời tiến-triển. Cho nên thường gọi là Tam-giáo. Tuy nói là tam-giáo tịnh hành, nhưng theo thời-đại, một hay hai giáo vẫn được chuộng hơn. Ta sẽ thấy trong thời nhà Lý, Phật-giáo chiếm bậc nhất. Nhưng ta cũng phải nhận rằng Phật-giáo hành ở xứ ta, cũng như ở Trung-quốc bấy giờ, đã dung-hòa với Ðạo-giáo và những tín-ngưỡng gốc ở dân-gian. Nó đã biến thành một tông-giáo lấy Phật làm gốc, ...


1.03.2009 | Thích Nhất Hạnh: Lịch sử Đạo Bụt Nhập Thế ...Đạo Bụt là một truyền thống lâu đời ở Việt Nam, hầu hết người dân Việt đều mang trong mình hạt giống đạo Bụt. Ông Vũ Ngọc Các, chủ bút tờ nhật báo Dân Chủ đã tới chùa Ứng Quang nhờ tôi viết một loạt bài về đạo Bụt. Ông Các muốn tôi chia sẻ tuệ giác, chỉ ra một hướng đi tâm linh có khả năng giúp người dân thoát khỏi tình trạng hoang mang đang bao trùm đất nước. Và tôi đã viết loạt 10 bài đăng trong 10 số báo liên tục với tựa đề “đạo Phật qua nhận thức mới”. Trong loạt bài này, tôi đã đưa ra ý tưởng về đạo Bụt nhập thế - đạo Bụt trong lĩnh vực giáo dục, kinh tế, chính trị, v.v... Đạo Bụt nhập thế như vậy là đã xuất hiện vào năm 1954...


Làng Mai: Vượt Qua Chướng Ngại Ngày 20.1.2009 là ngày tổng thống Obama nhậm chức, sau khi tuyên thệ ông đã nói một bài diễn văn, tương đương với một bài pháp thoại. Những người nghe ông rất chăm chú. Ở bài pháp thoại đó cũng có Tứ diệu đế. Tức là nói về những khó khăn, những khổ đau hiện thực của nước Mỹ, và những nguyên do đưa tới những khó khăn, những khổ đau ấy...


VnEconomy: Thở, cười và hạnh phúc trong cơn lốc khủng hoảng tài chính ...Từ thực tại suy thoái kinh tế, do không biết cách khắc phục để vui sống, nhiều gia đình đang sống trong sự bất hoà, mâu thuẫn, thậm chí vương vào khổ bởi những chuyện chẳng đáng đâu vào đâu...


21.02.2009 | Bhikkhu Bodhi: Thử thách của Tăng già trong thế kỷ 21Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo. Tăng già sẽ tiếp tục sống còn cho đến khi nào? Sự trường tồn của Tam bảo lệ thuộc vào Tăng già, ngôi thứ ba trong Tam bảo. Chỉ nương vào sức mạnh của trí tuệ và đức hạnh, Tăng già đã sống còn trên 2.500 năm không vũ khí, không nguồn tài chánh, không có quân đội riêng; lâu hơn Đế quốc La mã, các triều đại vua chúa Trung hoa, và vương triều Anh quốc...


1.02.2009 | Dalai Lama: Môi trường nội tại, và trách nhiệm của chúng ta Trước hết, chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng thật rất quan trọng để lưu ý chính mình như một người hay một thành viên của gia đình nhân loại rộng lớn. Bởi vì mỗi con người căn bản là như nhau bất chấp văn hóa, tôn giáo, xứ sở hay chủng tộc. Nó có nghĩa là mỗi người có quyền là một người vui vẻ và quyền để vượt thắng khổ đau. Cuối cùng, mục tiêu của chính đời sống chúng ta, chúng tôi lưu ý, là hạnh phúc. Đây là di sản của chúng ta...


24.01.2009 | Thích Trừng Sỹ: Xuân hạnh phúc Chúng ta đều biết một năm có mười hai tháng, một tháng có bốn tuần lễ, một tuần lễ có bảy ngày đêm, một ngày đêm có hai mươi bốn giờ đồng hồ, một giờ có sáu mươi phút … luôn trôi qua trong từng sát na trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mặc dầu thời gian trôi qua trôi qua, nhưng Xuân Hạnh Phúc thì luôn hằng hữu trong ta và trong bạn, trong gia đình và trong tự viện, trong khắp mọi nơi và mọi chốn. Xuân Hạnh Phúc, còn được gọi là Xuân Di Lặc hay Xuân an lạc, có mặt đích thực nơi chúng ta hễ khi nào mỗi chúng ta có ý thức làm chủ được hơi thở, lời nói, ý nghĩ và việc làm của chúng ta một cách chánh niệm và tĩnh giác ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.  


PSN - 21.01.2009 | Đại Lãn: Pháp chỉ thẳng Như chúng ta biết, tất cả mọi biểu hiện trong cuộc sống, qua mọi thi vi động tác của ngôn ngữ cử chỉ hành động của chúng ta, đều phát xuất từ tự tâm chúng ta, như chính đức Phật đã xác quyết trong kinh Hoa Nghiêm: "Nhất thiết duy tâm tạo". Ở đó, trong cuộc sống thường nhật hằng ngày, chúng được thể hiện qua hai biểu thị: vọng và chân (chân ở đây vượt lên trên vọng và chân của vọng), nhưng thông thường chúng ta chỉ nhận biết được cái vọng và chân của vọng qua pháp phủ định của các ngài hơn là cái chân như thật, để từ đó chúng ta nhận thấy được cái sai lầm trong cách thể hiện do vọng tâm phân biệt khởi động và chi phối trong cuộc sống...


Pháp Dụng : CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TÌNH DỤC
Bài đăng nhiều kỳ: ... 7
| 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1


PSN - 27.12.2008 | Sư ông Làng Mai: Những đóng góp của đạo Bụt cho một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh ...Chúng ta hãy cùng đón mừng niềm vui sum họp và ý thức rằng nếu chúng ta biết cách nuôi dưỡng mình bằng nguồn tuệ giác vĩ đại đó, chúng ta sẽ có khả năng thay đổi xã hội hiện nay và cải thiện chất lượng cuộc sống trên hành tinh này. Với sức mạnh cộng đồng, chúng ta có thể làm được điều đó. Chủ đề cho sự quán chiếu của chúng ta năm nay là Những cống hiến của đạo Bụt cho một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta không nên để Đại Lễ này đơn giản chỉ là một diễn đàn của những ý tưởng tốt đẹp như bao diễn đàn khác, mà chúng ta nên làm sao để thực thi chúng ngay trong cuộc sống hằng ngày và áp dụng vào xã hội những quyết định đã được cùng nhau thông qua cũng như những tuệ giác tập thể đạt được trong Đại lễ này...


PSN - 25.12.2008 | Dalai Lama: Phật giáo và Dân chủ Trải qua hàng nghìn năm con người đã được hướng dẫn để tin rằng chỉ có những phương pháp kỷ luật khắt khe tiến hành của một tổ chức có thẩm quyền mới có thể quản lý xã hội loài người. Tuy thế, bởi vì người ta có một khao khát bẩm sinh vì tự do, những sự thúc đẩy của giải thoát và áp bức đã tiếp tục xung đột suốt trong chiều dài của lịch sử. Ngày nay, nó rõ ràng điều nào đang thắng thế. Sự nổi bật của những động lực nhân loại, lật đổ những chế độc tài của tả phái và hữu phái, đã cho thấy hiển nhiên rằng loài người có thể không chịu đựng cũng không có trách nhiệm thích đáng dưới những chế độ bạo ngược chuyên chế...


PSN - 23.12.2008 | Sư ông Làng Mai: Doanh nhân và đất mẹ ...Chúng ta biết rằng giáo lý hiện pháp lạc trú rất là quan trọng trong sự giảng dạy và thực tập của Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn không muốn mình treo hết tất cả hy vọng vào tương lai. Đức Thế Tôn muốn mình có mặt ngay trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với những mầu nhiệm, sống an lạc và hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Giây phút hiện tại nó có những mầu nhiệm của sự sống, nó sn có những điều kiện của hạnh phúc. Nếu trở về với giây phút hiện tại, nhận diện được những điều kiện hạnh phúc thì có hạnh phúc liền lập tức, không cần phải đi về tương lai mới có hạnh phúc...


Đại Lãn : Từ vô nhất vật đến vô sở trụ Là một vị Tông sư nhưng Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã sản sinh ra hai người đồ đệ mang hai khuynh hướng Thiền Tiệm và Đốn nghịch nhau trên mặt hành trì tu tập; nhưng trong pháp tu thường ngày Ngài dạy cho các đệ tử xuất gia cũng như tại gia của mình tu tập theo Kinh Kim Cương...


Pháp thoại Sư ông Nhất Hạnh : Tứ diệu đế ...Nếu có ai hỏi, thầy Nhất Hạnh đã hiểu hết Tứ Diệu Đế chưa? - tôi sẽ trả lời, chưa! Tôi  hiểu đã khá, nhưng chưa hiểu hết. Sang năm tôi có thể hiểu về Tứ Diệu Đế sâu hơn năm này. Cứ như vậy cái hiểu của mình càng ngày càng sâu hơn, cao hơn nếu mình có tu, có học, nếu mình không nghĩ rằng mình đã hiểu rồi. Sự thật là mình chưa hiểu hoàn toàn, mình chỉ hiểu một ít thôi. Cái này cũng đúng với Bát Chánh đạo, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ đề phận, Bát Thánh đạo phần...


Pháp thoại Sư ông Nhất Hạnh : Mùa An Cư 2008 tại tu viện Bát Nhã - Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Học tiếp về Bốn phép tuỳ niệm :
Cái học của người tu | Duy tuệ thị nghiệp
Bốn đôi và tám bậc thánh quả |
Làm đẹp con người và xã hội


Pháp thoại Sư ông Nhất Hạnh : Tu viện Bát Nhã - Bảo Lộc (Lâm Đồng) :
Địa hành thần thông (thiền đi)
Bốn phép tuỳ niệm


Tập san Hoằng Pháp số 22: Vulan - Mùa báo ân cha mẹ

Ngôn Ngữ Phật Học Thích Nhuận Châu | VU LAN - MÙA MỞ NHỮNG SỢI DÂY TREO NGƯỢC Thích Thái Hòa | Lên non mới biết non cao... Nguyên Minh | Hồng và trắng (thơ) | Hoa và hương (thơ) | Kinh cầu (thơ) Minh Đức Triều Tâm Ảnh | Rộng lòng trước đã TN Chân Giải Nghiêm | CHÙA TÂY THIÊN Nơi xuất hiện chín bậc Cao tăng kỳ vĩ (tiếp theo và hết) Tâm Quang |  VẮNG MẸ(thơ) Hạnh Phương | Dừng lại để biết thương Nguyễn Duy Nhiên |  Thông điệp gửi mẹ Hoàng Công Danh | TRI ÂN MẸ TN Minh Tâm | Dường Như Bóng Mây Lam Khê | Phóng Sinh Không Quán.


Đại Lãn : Phá chấp ngã pháp Con đường vượt qua cửa Tổ là Đường về Hố Thẳm. Ở đây, nếu bạn muốn vượt qua, muốn siêu việt nó mà không buông tay để nhảy, thì kể như bạn đã đi lạc vào đường ma lối quỷ rồi đó! Ở đây, chúng tôi đề cập đến một con đường, nhưng thật sự con đường này không phải để chúg ta đi bằng đôi chân dính trên mặt đất, mà phải nhảy vào khi buông đôi tay. Chỉ có cách vào kiểu này mới vào được cái cửa không cửa, như kinh Lăng Già đức Phật đã dạy: "Tâm là Tông, không cửa là cửa pháp". Và các Thiền sư luôn luôn cảnh giác: "Từ cửa mà vào thì không phải là đồ gia bảo, nhờ duyên mà được, ắt phải có trước sau, thành hoại"...


Sư ông Làng Mai: Vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột và chiến tranh (Bài giảng nhân Đại lễ Phật Đản LHQ (Vesak) 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội) ...Giới thứ nhất trong năm giới là giới bảo vệ sự sống, không những sự sống của con người mà luôn cả sự sống của các loài thú, các loài cỏ cây và đất đá. Đó là sự thực tập để bảo vệ môi trường. Muốn cho loài người được an lành thì chúng ta phải bảo vệ những loài vật, cả những loài cỏ cây và đất đá...


Sư ông Làng Mai: Đường đi của tâm ...Có tất cả 51 Tâm hành như thế, khi chưa phát hiện thì gọi nó là chủng tử hay hạt giống. Khi phát hiện thành năng lượng thì gọi là tâm hành. Thành ra người tu khi mà tâm hành phát hiện, thì mình phải có mặt để nhận diện để chăm sóc, và cuối cùng chuyển hóa nó. Đó là lãnh vực thứ ba quán tâm trong tâm, lãnh vực thứ hai là quán thọ trong thọ, lãnh vực thứ nhất là quán thân trong thân, và lãnh vực thứ tư là quán pháp trong pháp. Pháp tức là đối tượng của sự nhận thức; cái bình nước nóng là một pháp; cái ly, cái bàn, núi non, cây thông v.v.. đều là pháp. Khi mình thấy cái gì thì cái mình thấy đó là pháp. Đối tượng của nhận thức thuộc về phạm vi tri giác. Tri giác tiếng phiên âm là tưởng, tưởng tức là nhận thức và tưởng là 1 trong 51 tâm sở: biến hành, xúc, tác ý, tưởng, tư v.v…


Đạo Phật của tuổi trẻ: Gieo hạt từ bi, Giữ gìn đất mẹ” 
Khoá tu 4 ngày cho GĐPT và cho người trẻ  tại Chùa Bằng A, Hà Nội, từ 30.04 đến 3.05.2008
Pháp thoại ngày 30.04.2008 : Gieo hạt từ bi, giữ gìn đất mẹ 1
Pháp thoại ngày 01.05.2008 : Gieo hạt từ bi, giữ gìn đất mẹ 2
Pháp thoại ngày 02.05.2008 : Gieo hạt từ bi, giữ gìn đất mẹ 3
Pháp thoại ngày 03.05.2008 : Gieo hạt từ bi, giữ gìn đất mẹ 4


Sư cô Huệ Trân : Sân khấu lịch sử ...Người Tây phương quan niệm trái đất là trung tâm của lịch sử, là sân khấu của vũ trụ, nơi đó, những diễn viên là con người do Thượng đế tạo thành. Mọi nhân vật và diễn biến của vở kịch trường thiên bất tận này đều do ý muốn của Thượng đế. Thượng đế là ai? Ở đâu?, không biết! nhưng đức tin của người Tây phương về một Đấng Toàn Năng nào đó, rất mạnh mẽ. Đấng toàn năng vô hình họ đặt tên là Thượng Đế đó, phải có!chắc chắn phải có mới tạo ra trái đất muôn người, muôn loài này. Khi Thượng đế tạo ra cái gì thì chẳng phải vô tình mà là có chủ ý; nên dù vai trò trên sân khấu này là hạnh phúc hay đau khổ, là cao sang hay nghèo hèn, các diễn viên thường chấp nhận như một sự tuân theo ý Thượng đế vậy!


Tập san Hoàng Pháp 21 : Mừng Phật Đản lần thứ 2632


Đạo Phật của tuổi trẻ: Lắng nghe để hiểu, Nhìn lại để thương” 
Khoá tu 4 ngày cho GĐPT và người trẻ tại Tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng, từ 24 đến 27.04.2008

Pháp thoại ngày 24.04.2008 : Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương (1)

Pháp thoại ngày 25.04.2008 : Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương (2)

Pháp thoại ngày 26.04.2008 : Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương (3)

Pháp thoại ngày 27.04.2008 : Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương (4)


Hoằng Pháp 20 - Nội san hoc Phật Thừa thiên - Huế : Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa(tt) / Ai Cũng Có Khả Năng Thương Yêu / NẮNG MỚI BÊN THỀM  XUÂN / Xuân vui… / tìm nụ cười Di Lặc xứ cờ hoa /  Tiếng Chuông Ngân (Thơ) / Nghệ Thuật Phật Giáo Đông Nam Á(tt) / Đôi Bạn (tt) / CHÙA TÂY THIÊN / nơi xuất hiện / chín bậc cao tăng kỳ vĩ / ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG Ngồi Với Mây / Xuân Am Không (Thơ) / Sương gió xa miền / Lá Thư Xuân / Trong Nhật Ký Ô Mai / Đức Phật Và Cây Cỏ (tt) / Lồng rã chim bay (Thơ)


Đại Lãn  : Pháp dạy người của Tuệ Trung Thượng Sỹ Từ pháp hội Linh sơn, đức Thế tôn cầm cành hoa giơ lên trước chúng. Bấy giờ, mọi người đều làm thinh, chỉ có ngài Ca diếp rạng mặt mỉm cười. Phật dạy : “Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, nay trao lại cho Ma ha Ca diếp.” Và cho đến khi Bồ-đề-đạt-ma đến Trung quốc tuyên bố rằng : “Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo.” Qua những lời dạy này, đã nêu rõ chủ đích và sự kế thừa của Thiền tông rồi.


Đại Lãn  : Pháp dạy người của Lục Tổ đại sư Sau khi Lục tổ Đại sư đắc Pháp từ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng mai, cho đến ngày đắc Giới tại Đông sơn là khoảng thời gian dài mười lăm năm ẩn tu trong đám thợ săn. Trong khoảng thời gian này, bài pháp đầu tiên để dạy người của Lục tổ Đại sư, là bài pháp nảy sanh từ lòng trắc ẩn, và cái thế chẳng đặng đứng trước lòng ngoa ngụy của con người, vào lúc đó Lục tổ không thể chối từ được (vì trước đó Lục tổ đã được Ngũ tổ dặn dò trước khi ra khỏi Hoàng mai, là không được vội vàng nói pháp cho bất cứ ai, vì sợ rằng Phật pháp khó hưng thịnh sau này).


Đạt Lai Lạt Ma : Viễn ảnh của tôi về một Tương lai nhân ái Bạo lực hung tàn sẽ không bao giờ chế ngự được niềm khao khát căn bản nhất của con người là có được tự do.  Hằng ngàn người đã xuống đường nơi những thành phố Đông Âu trong những thập niên qua, niềm cương quyết không hề lay chuyển của dân tôi nơi quê nhà Tây Tạng, cùng với những cuộc biểu tình tại Miến Điện trong thời gian gần đây - tất cả đều là những nhắc nhở hùng hồn của chân lý.  Tự do chính là căn nguyên của mọi hoạt động và phát triển của con người.  Theo lề lối suy nghĩ của chế độ cộng sản, thật là thiếu sót vô cùng nếu nghĩ rằng chỉ cần đem đến cho người ta cơm ăn áo mặc và nơi ăn chốn ở là đã quá đủ. Nếu chúng ta có cơm áo và nhà ở nhưng thiếu mất bầu không khí quý báu của tự do để nuôi dưỡng bản chất sâu sắc trong ta, thì chúng ta chỉ tồn tại như một nửa con người. ...


ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC :

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU LAN 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VITỆ NAM :

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.