Tư Tưởng
Văn hóa
Giáo Dục
Văn
Học
Diễn Đàn
Chính Luận
Ký Sự - Xã Hội
Khoa Học & Môi Trường
Việt Nam trong dòng thời sự
Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt
Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính
Trị
Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và
Văn Hóa
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền
Thế Nào Là Dân Chủ ?
Các Vấn Ðề Dân Chủ
Sophie Quinn-Judge: Hồ
Chí Minh những năm chưa được biết đến
Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và
Trường Sa
Lê Minh Văn:
Về một
NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM
Mao, câu chuyện không được biết
Gene Sharp:
Từ Độc Tài đến Dân Chủ
Vũ Thư Hiên:
Đêm giữa ban ngày
|
DUY THỨC HỌC
1
| 2
| 3
| 4
| 5
| 6
| 7
| 8
| 9
| 10
| 11
| 12
| 13
| 14
| 15
| 16
| 17
| 18
| 19
| 20
| 21
| 22
| 23
| 24
| 25
| 26
| 27
| 28
| 29
| 30
Ở đây không những chúng ta phân tích văn chương, chúng ta còn phân tích
tâm lý. Quý vị đã học qua Duy Biểu, đọc một bài thơ hay đọc một bài văn,
quý vị
nên
hiểu chiều sâu của tác giả, những ảnh hưởng cộng biến của xã hội lên tác
giả. Đây là một bài tập, khi quý vị nghe hát rồi chiêm nghiệm, một vài
ngày sau đó sẽ họp với nhau để bàn luận. Mỗi người nói cái ý của mình
ra, ví dụ như: tôi nghe bài hát đó, hay là tôi đọc bài thơ đó, tôi thấy
như thế này, tôi thấy tác giả thật ở chỗ này, không thật ở chỗ này, tác
giả có những ẩn ức này, có những mơ tưởng hảo huyền này. Và chúng ta
quán chiếu tác phẩm đó bằng kinh nghiệm tu học của mình. Tôi có đem một
cuốn băng nhạc của Phạm Duy, tôi lấy ra hai bài để quý vị thưởng thức.
Bài đầu là Nguyên vẹn hình hài và bài thứ hai là: Rồi đây anh
sẽ đưa em về nhà.
Mai mốt quý vị họp nhau lại, vặn lên nghe và hát theo, nhưng đừng chìm
trong bài hát. Tức là bài hát là sóng, chúng ta phải nổi lên trên sóng,
đứng trên sóng mới có thể quán sát được. Nếu chúng ta chìm vào trong bài
hát thì hỏng hết. Rồi trong buổi họp phải có một người ghi lại ý kiến
của từng người một. Quý vị không cần phải làm bài tập bằng cách viết
xuống giấy, nhưng sau khi nghe rồi quán sát, chiếu ánh sáng hiểu biết
của mình vô rồi có những ý gì, những phê bình gì, những phản ứng gì thì
ghi chép lại, đừng làm như viết văn. Rồi trong buổi học tập với nhau,
mỗi người đều nói hết những phản ứng của mình đối với bài hát. Ví dụ như
Thanh Minh khi nghe bài đó thấy vui hay buồn, tác giả tâm sự như thế
nào: giận hay là nhớ, thương hay là ghét, không thực tế hay là rất thực
tế v.v... Rồi nói lý do vì sao mình nghĩ như vậy: từ những ảnh hưởng của
xã hội, của gia đình, của đời sống hàng ngày... Lần sau chúng ta sẽ phân
tích về văn chương. Có lẽ quý vị sẽ đọc truyện Bưởi, rồi sẽ phân tích
truyện Bưởi. Truyện Bưởi được phân tích như là một ý thức cộng biến ở
trong tự biến. Tác giả viết truyện Bưởi trong hoàn cảnh đặc biệt nào, có
thể là trước đây hai chục năm, hay là sau đây hai chục năm thì truyện
Bưởi không được viết nữa.
Bài này đưa sư chị Chân Không hát. Bài hát này
của Trịnh Công
Sơn
viết và
có thể phân tích được.
Bao
nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
Bản
dịch Duy Biểu của thầy Huyền Trang
Sau đây tôi viết Hán Việt của bài tụng đầu tiên.
Do giả thuyết ngã, pháp,
Hữu chủng chủng tương chuyển,
Bĩ y thức sở biến,
Đó
là bản dịch của thầy Huyền Trang, đáng lý còn một câu nữa, nhưng câu thứ
tư thuộc về cái ý sắp tới, thành ra ở đây chúng ta để ba câu thôi.
Bài tụng trên có nghĩa là : do giả thuyết về ngã và về pháp cho nên có
những tướng trạng khác nhau. Chủng chủng là những tướng trạng khác nhau
chuyển hiện lên, biến chuyển lên, phát hiện lên. Và những tướng trạng
khác nhau đó là nương vào thức mà biến ra. Bĩ tức là những tướng trạng
khác nhau. Những tướng trạng khác nhau đó nương vào thức mà phát hiện
ra. Giả thuyết tức là những cái tạm đặt ra, những cái có tính cách là
nếu tất cả mọi người cho nó có thì nó có. Giả lập, do cái giả lập về ngã
và về pháp cho nên mới có những hiện tướng khác nhau chuyển ra. Và những
hiện tướng khác nhau nương vào nơi thức mà biến hiện, đó là bản dịch của
ngài Huyền Trang và dịch cũng hơi tự do. Tại vì chữ tướng
và chữ do này ở trong bản Sankrit không thấy rõ. Theo văn
phạm này, do giả thuyết ngã pháp tức là một cái mệnh đề chỉ lý do. Nhưng
trong bản tiếng Anh thì giả thuyết ngã pháp là chủ từ của toàn câu.
Chúng ta thấy văn phạm tiếng Phạn với văn phạm tiếng Tàu khác nhau, thầy
Huyền Trang dịch rất là thoát, vì vậy chữ
atma dharma upachara
trở thành túc từ chỉ lý do. Nhưng kỳ thực ở trong nguyên văn nó là chủ
từ và có động từ nằm ở kia. Upachara tôi dịch là giả thuyết, nhưng bây
giờ các nhà học giả mới, họ dịch là thi thiết. Thi thiết
tức là chúng ta giả lập ra để cho tiện lợi, gọi là một phương tiện giả
lập ra cho tiện lợi. Ví dụ như hôm trước chúng ta có nói chuyện về một
ông thầy thuốc, thấy người bệnh tội nghiệp quá ông mới nói là nên đi mua
con chim trĩ về nấu cháo ăn. Sau đó ông kia cứ nói chim trĩ, chim trĩ...
hoài mà không lành bệnh. Rồi có một nhà họa sĩ thấy thương mới vẽ ra con
chim trĩ trên giấy, nói rằng con chim trĩ là con này, anh phải ăn thì
mới hết bịnh. Anh chàng kia lấy kéo cắt giấy ra để ăn... Những phương
tiện chúng ta làm ra như vậy là những thi thiết. Còn giả thuyết như
chúng ta nói trong tiếng Việt là một exemple, nhưng đây không phải là
exemple. Thành ra khi dịch nghĩa, chúng ta không thể dịch là giả thuyết
được.
Chúng
ta có thể dịch là giả lập, hay là thi thiết. Tức là chúng ta lập ra một
cách tạm. Ngã là cái ta và pháp là những cái ta thấy, ta nghe, ta rờ
được. Trong nhận thức thông thường của con người : ngã là cái ta, là chủ
thể của nhận thức và pháp là cái đối tượng của nhận thức. Trước khi thầy
Thế Thân bắt đầu, thầy có viết một câu trước như thế này: nếu tất cả
chỉ là thức mà thôi thì tại sao ở trong cuộc đời cũng như ngay ở trong
giáo lý nữa, có nói tới ngã và pháp. Tại vì chính trong kinh cũng có nói
tới ngã và pháp, nói Bụt là một người, Xá Lợi Phất là một người, Mục
Kiền Liên là một người khác nhau, người thì chứng quả Tu đà hoàn, người
thì chứng quả Tư đà hàm, người A La Hán, như vậy tức là có cái ngã rõ
ràng. Và hơn nữa Bụt cũng có nói tới núi sông, nhà cửa, vườn Kỳ Thọ, núi
Linh Thứu, đó là
pháp.
Câu
hỏi đầu tiên là như thế này : nếu chỉ có thức mà thôi thì tại sao ở
trong cuộc đời, ngay chính cả trong giáo lý của Bụt nữa, có nói
tới ngã và Pháp.
Và
đây là câu trả lời : Giả lập về ngã và pháp phải gọi ngã và pháp với
cái tên của nó là giả lập.
Giả lập về ngã và pháp chuyển biến ra nhiều cách
khác nhau.
Tức là chúng ta thấy rất nhiều hình thức của ngã và hình thức của pháp,
nhiều loại không thể kể xiết được. Thầy Huyền Trang dịch một cách rất là
tự do : Do sự giả lập về ngã và pháp mà có những tướng trạng khác
nhau chuyển hiện ra, cũng đúng lắm. Những tướng trạng khác nhau đó
đều nương nơi thức mà phát hiện. Chúng ta có thể dùng chữ giả thuyết,
nhưng nếu quý vị muốn dịch đúng thì đừng dùng chữ giả thuyết của thầy
Huyền Trang. Những giả thuyết về ngã và về pháp vận chuyển nhiều cách
như vậy, đều là nằm ở trong sự biểu hiện của thức. Đây là bản dịch
của giáo sư Sylvain Lévi. Giáo sư Lévi cũng thấy rằng parinama là chỗ,
nơi. Nó có nghĩa là tất cả những biểu hiện của ngã và của pháp nó nằm ở
trong sự biến hiện của thức.
Câu thứ tư là : Thử năng biến duy tam, tức là chủ thể mà năng
biến.
Thử
là cái đó, nó chỉ có ba cái thôi, duy là chỉ. Chữ duy này trong nguyên
văn chữ Phạn cũng không có. Nên nhớ là thầy Huyền Trang đi qua Ấn Độ để
học vào thế kỷ thứ bảy. Sau khi thầy đem bản này về dịch và chú giải thì
ở bên Ấn Độ đạo Bụt bị suy đồi và mất đi. Chính giáo sư Lévi đi qua bên
Nepal và may mắn tìm ra được một bản bằng tiếng Phạn, ông ta mừng quá và
đã đem về dịch. Nhờ giáo sư Lévi chúng ta mới có thể so sánh được nguyên
văn bằng tiếng Phạn với bản dịch của thầy Huyền Trang, trong sự so sánh
đó chúng ta phát giác ra nhiều chuyện rất hay. Những thầy đã nói ngày
xưa có rất nhiều vị luận sư giảng về duy thức nổi tiếng lắm. Nhưng thầy
Huyền Trang qua gặp thầy viện trưởng của đại học Nalanda lúc đó là thầy
Giới Hiền đang dạy. Thầy Giới Hiền là đệ tử của thầy Hộ Pháp -
Dharmapala. Vì vậy hầu hết những ý kiến của thầy Huyền Trang cho là
đúng, cũng là những ý kiến của thầy Hộ Pháp. Cho nên những ý kiến của
những thầy khác thường thường bị bác, trong đó có ý kiến của thầy An
Huệ, tức là thầy đã viết tập chú giải tam thập tụng mà giáo sư Lévi tìm
ra. Parinamah là một chữ rất là quan trọng, có nghĩa là chuyển biến, là
sở biến, là chuyển hóa. Những giả thuyết về ngã và về pháp, nó vận
chuyển nhiều cách. Sự vận chuyển nhiều cách đó đều nằm ở trong sự chuyển
biến của thức. Có ba sự chuyển biến, thử năng biến duy ta. Trong khi
chúng ta đọc của thầy Huyền Trang chúng ta thấy rằng năng biến là chủ
thể nó biểu hiện, ngược với chữ sở biến là những cảnh tượng bị biểu
hiện. Thành ra thầy Huyền Trang có nhấn mạnh tới chuyện đó, còn bên kia
chỉ nói biến thôi chứ không có năng sở, mấy chi tiết đó chúng ta cần
phải thấy.
Bây giờ chúng ta sang bài thứ hai:
Vị: dị thục, tư lương
Cập liễu biệt cảnh thức,
Sơ A lại da thức
Dị thục, nhất thiết chủng.
Vị
có nghĩa
gọi
là. Gọi là dị thục, tư lượng và liễu biệt cảnh thức. Cập này tức
là
và,
gọi là dị thục là một, tư lượng là hai và liễu biệt cảnh thức. Ba
cái
đó là Vipakah, tức là dị thục. Thục là chín, dị thục tức là nghiệp nhân
của chúng ta, nó tạo ra rồi từ từ lớn lên và chín,
nó
đưa tới cái quả gọi là dị thục. Nhưng vipakah có nghĩa là
vipaka vijnana.
Manana
tức là tư lượng, tư lượng là ngày đêm cứ âm thầm, cứ nghĩ. Đó là một tác
dụng thầm thầm chấp ngã, ôm lấy những hình bóng trong A lại da thức, coi
là đối tượng của mình, không có buông ra. Ngày đêm âm thầm nhớ tưởng ôm
ấp lấy cái đó, gọi là tư lượng. Chữ này là tư lượng, nhưng để cho có vẻ
thi ca nên đọc là tư lương. Gọi là dị thục, tư lượng và liễu biệt
cảnh. Liễu biệt cảnh,
vishayasa
là cảnh, tức là đối tượng của nhận thức.
Trước đây chúng ta đã thấy rằng chữ vinapti có hơi khác với chữ vijnana
phải không ? Vinapti cũng có nghĩa là thức như vijnana nhưng còn có
nghĩa là biểu hiện ra để cho người ta nhận ra đó là gì. Tân dịch của
chúng ta là biểu biệt chứ không phải liễu biệt. Biểu biệt tức là nó biểu
hiện ra để có thể phân biệt được. Nó tự biểu hiện ra và nó phân biệt lấy
cái biểu hiện của nó. Chữ biểu biệt rất là hay, nó có hai ý : ý liễu
biệt và có nghĩa biểu hiện. Vì vậy cho nên trong này nói rằng có ba tên
là : dị thục, tư lượng và liễu biệt cảnh. Liễu biệt cảnh chúng ta có thể
nói là biểu biệt cảnh. Biểu hiện ra cảnh và nhận thức cảnh đó. Trong đó
có tàng thức, Vipakah là dị thục và
sarvabijaka
là nhất thiết chủng. Tất cả những hạt giống nằm trong tâm tư
chúng ta gọi là nhất thiết chủng.
Sava
là tất cả,
bija
là hạt giống.
Bây giờ chúng ta nói lại, đó gọi là dị thục, tư lượng và biểu biệt cảnh.
Trong đó trước hết là tàng thức nó là dị thục, là nhất thiết chủng.
Biểu tượng ngã và pháp tuy vận hành nhiều cách đều do thức huyễn hóa.
Chúng ta có thể sửa lại biểu tượng là giả thuyết ngã và pháp. Chữ tuy là
tôi thêm vào, tuy vận hành nhiều cách đều do thức chuyển hóa. Chữ do này
cũng không sát nghĩa lắm, đều từ thức chuyển hóa hay là đều chuyển hóa
trong thức. Chuyển hóa này có ba là dị thục, tư lượng rồi đến liễu biệt
cảnh, sửa lại là biểu biệt cảnh. Trước gọi A lại da, dị thục mọi chủng
tử, có lẽ chúng ta nên để chữ Nho là nhất thiết chủng, hay là mọi chủng
tử. Giả thuyết ngã và pháp, tuy vận hành nhiều cách đều do thức chuyển
hóa.
Đây là bài tụng thứ ba :
Bất
khả tri chấp thọ
Xứ, liễu, thường dữ xúc
Tác ý, thọ, tưởng, tư
Tương ưng duy xả thọ.
Bất khả tri
tức là mình không nắm được bằng trí tuệ cái nhận thức thông thường về
chấp thọ, về xứ. Liễu ở đây là tác dụng của thức thứ
tám, cách làm việc của thức thứ tám. Chúng ta không nắm được cách thức
của chấp thọ và xứ. Chấp thọ có nghĩa là duy trì những chủng tử,
duy trì những hạt giống độc ảnh, duy trì những hạt giống của căn thân và
nó duy trì những hạt giống của thế giới, tình thế gian và khí thế gian.
Cách nó duy trì rất nhiệm mầu, chúng ta không thể phân tích được bằng
trí óc thông thường của mình, gọi là bất khả tri chấp thọ.
Xứ
có nghĩa là biểu hiện ra một khung cảnh, trong đó sinh mạng của mình
được sinh hoạt. Ví dụ như dị thục của chúng ta đã chín rồi và tùy theo
giá trị của di thục đó mà nó phát sinh ra một thế giới. Một thế giới mà
chúng ta sống chung với những người gần với dị thục của chúng ta hơn.
Trong thế giới đó, tức là trong hoàn cảnh đó có thân và tâm của mình,
gọi là xứ. Chỗ chúng ta tái sanh ra kiếp sau cũng gọi là xứ. Ví dụ như
Làng Mai chúng ta đang ngồi đây là một xứ. Tại sao ở bên Canada mà chạy
qua bên này ? Tại vì dị thục có cái gì đó chung với bên này, cho nên nó
mới biến hiện ra Làng Mai với những lò sưởi bằng củi, với những miếng
tàu hủ... Tất cả những cái đó là xứ hết, xứ tức là xứ sở, tức là địa
điểm, cái nơi chốn mà dị thục đi tới và nó biểu hiện chung với những dị
thục khác. Như vậy
upadi
là chấp thọ và
sthana
là xứ.
Xứ, liễu, thường dữ xúc
Tác
ý,
thọ,
tưởng,
tư
Tương
ưng duy xả thọ.
Tức là thức thứ tám thường thường, dử là cùng với tâm sở xúc,
tâm sở tác ý, tâm sở thọ, tâm sở tưởng, tâm sở
tư. Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, tương ưng. Tương ưng tức là đi đôi
với, cộng tác với, làm việc chung với. Thường đi đôi với xúc, tác ý,
thọ, tưởng và tư. Nhưng trong cái thọ của A lại da chỉ có xả thọ
mà thôi.
Duy
xả thọ
tức là chỉ có xả thọ. Tại vì thọ có ba cái: một là khổ thọ, hai là lạc
thọ và ba là xả thọ.
Nhưng
A lại da chỉ có xả thọ mà thôi.
Thị vô phú vô ký, tức là thức này được liệt vào hạng vô phú và vô ký.
Vô phú tức là không bị che lấp, vô ký tức là không thiện cũng
không ác, nó trung tính. Liễu là tác dụng nhận thức, tác dụng
việc làm.
Dịch
chữ vijnapti ra là biểu thì hay hơn nhiều, biểu hiện. Khó mà biết được
tính cách biểu hiện của A lại da về chấp thọ và về xứ. Chấp thọ nó có
nghĩa như vậy, thọ tức là nhận và chấp là giữ gìn. Tôi
có giảng chữ tác ý rồi phải không?
Là
một
động tác của tâm thức chú ý tới, một cái cảnh làm cho mình chú ý tới nó
thành ra tác ý (manaskara).
Chữ
asamviditaka
ở đây là bất khả tri.
Upadi
ở đây
để
là
Opadi,
tại vì
chữ A với chữ U gặp nhau tạo thành
chữ O.
Upadi là chấp thọ, chấp là nắm lấy, thọ là nhận,
sthana
là xứ, là chỗ,
vijnapti
là biểu biệt. Ở đây thầy Huyền Trang không cắt nghĩa như vậy, thầy phân
biệt rằng có ba cái mà chúng ta không ý thức được, không biết được, đó
là chấp thọ, xứ và liễu. Tức là thầy cho ba cái tương đương với nhau:
Upadinna, sthana và vijnapti. Thứ nhất là chấp thọ, thứ hai là xứ, là
nơi chốn mình đi luân hồi và thứ ba là cái biểu biệt, tức là lề lối làm
việc của thức thứ tám, cách thức kiến phần, duyên tướng phần. Thành ra
trong Thành Duy Thức luận phân biệt là ba cái. Nhưng theo thầy An Huệ
trong bản tiếng Phạn thì phân làm hai. Thầy cho Upadi là một thứ
vijnapti và sthana cũng là một thứ vijnapti. Thầy nói Upadi-vijnapti và
sthana-vijnapti. Tức là không thể biết được rõ ràng sự biểu biệt về chấp
thọ và sự biểu biệt về xứ. Thầy An Huệ giải thích như vậy, trong khi
thầy Huyền Trang nói ba cái khác nhau.
Năm
tâm
sở
biến hành
đi
theo A lại da là
xúc,
là
tác
ý,
là
thọ,
là
tưởng,
là
tư.
Còn chữ anvitam tức là tùy hành, thường đi theo. Nó có nghĩa
tương đương như là Samyukta, tức là tương ưng, là đi theo. Ở đây
được dịch là tương ưng mà không dịch là tùy hành. Chúng ta không thể
biết rõ được lề lối nhận thức, công việc chấp thọ và công việc biểu xứ
của thức thứ ba này. Thức thứ ba này thường đi đôi với những tâm sở xúc,
tác ý, thọ, tưởng và tư. Thọ của năm cái đó chỉ là xả thọ mà thôi, chữ
duy này là do thầy Huyền Trang thêm vào cho đầy câu. Theo bản dịch tiếng
Pháp thì giáo sư Lévi cho
sthanavijnapti
là một danh từ và Upadi là một danh từ. Mỗi người dịch một cách, nhưng
hay hơn hết là chúng ta dùng tự điển Phật học để cho thống nhất.
Bản tôi dịch là không biết được chấp thọ, xứ và liễu của nó. Tức là tôi
dịch theo thầy Huyền Trang. Thường đi đôi với xúc, tác ý, thọ, tưởng,
tư, chỉ tương ưng xả thọ. Bản chữ Phạn cũng giống như vậy, nhưng khi
phân tích và để bình luận thì người ta chia làm hai thức, còn thầy Huyền
Trang chia làm ba.
A lại da thức cũng có phân biệt và A lại da chỉ có năm tâm sở. Tức là
xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. Tức là khi nhận một chủng tử thì nó cũng
tiếp xúc với chủng tử đó, cũng thọ, tưởng, tư, nhưng mà không phải là
như ý thức. Thức có nhiều tác dụng, thấy là một tác dụng, nghe là một
tác dụng, ngửi là một tác dụng… Những cái đó khác nhau lắm, tưởng tượng
là một tác dụng, suy nghĩ là một tác dụng, lý luận là một tác dụng, mơ
ước là một tác dụng, chấp ngã là một tác dụng, duy trì là một tác dụng.
Thành ra duy trì cũng là thức, chúng ta đừng chỉ hiểu chữ thức qua cái
tác dụng của ý thức mà thôi. Vijnapti của A lại da tức là Upadi và
sthana tức là xứ. Nhưng chúng ta phải học văn kiện gốc, nếu không chúng
ta sẽ đi xa quá, nói những điều không có trong kinh thì nguy lắm.
Sau đây tôi nói về tam tự tánh, tức là ba tự tánh của vạn vật.
Tự tánh thứ nhất gọi là biến kế sở chấp. Trong bốn chữ này
có một chữ mà quý vị đã biết nghĩa nó rồi, là chữ sở. Sở nó có
nghĩa là chủ thể hay đối tượng. Ví dụ như mình nói đây là vật sở hữu của
tôi, thì nó là đối tượng của mình. Sở tri, sở huân đều là đối tượng cả.
Chấp ở đây có nghĩa là nắm lấy, bị kẹt vào. Biến có nghĩa là cùng khắp,
phổ biến. Ở đâu nó cũng đi tới, gọi là biến. Còn kế có nghĩa là
phân biệt tưởng tượng, theo cái nghĩa xấu của nó. Nó phân biệt và tưởng
tượng một cách phổ biến. Tự tánh đầu tức là cái tính cách bị ghì chặt
lấy bởi một cái tưởng tượng, một cái hiểu biết sai lầm rất là phổ biến.
Chữ biến và chữ kế có thể đem phân tích với tám thức, chúng ta thấy rằng
thức thứ sáu là cái thức vừa biến mà vừa kế và lĩnh vực của nó rộng lắm,
nó bao trùm hết tất cả thì gọi là biến. Và nó luôn luôn phân biệt, nó so
đo, nó tưởng tượng thì gọi là kế. Như vậy thức thứ sáu vừa biến mà vừa
kế. Thức thứ bảy tức là mạt na, nó không biến là vì nó chỉ nắm được một
phần của A lại da mà thôi. Nó không phải là biến mà nó có kế, nó tưởng
tượng cái đó là cái ngã của nó. Thức thứ bảy có kế nhưng không có biến.
còn năm thức đầu là không biến mà cũng không kế. Tức là cái thấy, cái
nghe của mình chỉ có một cái lĩnh vực giới hạn thôi, nhưng nó không đánh
giá. Năm thức đầu nó thấy nó nghe vậy thôi, nó không đánh giá, nó không
tưởng tượng, nó không bị ràng buộc vào cho nên nó không biến mà không
kế. Chính cái anh chàng thức thứ sáu là vừa biến mà vừa kế. Anh chàng
thức thứ bảy là không biến nhưng mà có kế. Còn thức thứ tám thì không
biến cũng không kế.
Ví dụ như khi chúng ta thấy một cái bình trà, thấy bằng con mắt đơn
thuần, bằng cảm giác đơn thuần của chúng ta thì cái thấy đó nó không có
kế, nó rất là ngây thơ, rất là vô tội, rất là tự nhiên. Nhưng khi chúng
ta dùng ý thức phủ lên trên bình trà, thì có thể là cái bình trà sẽ có
tính cách biến kế sở chấp. Tức là ý thức phủ lên cái tính cách cho bình
trà. Ví dụ như nói cái bình trà không có dính tới những cái khác : bình
trà với cái bàn là hai cái khác nhau, bình trà với đám mây là khác nhau,
bình trà với trái đất là khác nhau. Nhưng kỳ thực thì không phải như
vậy, bình trà có liên hệ tới tất cả những yếu tố không là bình trà. Khi
thấy một vật nằm rời ra với những vật khác, chúng ta nghĩ rằng vật đó
không thể có mặt ngoài cái môi trường của nó, cái đó gọi là nhận thức
biến kế sở chấp.
Thứ
hai là y tha khởi, y tức là nương vào, tha
tức là những cái khác, khởi tức là nó sinh ra, biểu hiện ra. Ví
dụ như khi chúng ta nhìn bình trà, chúng ta thấy rất rõ là bình trà do
những yếu tố không phải là bình trà tạo ra, bình trà không là sự có mặt
riêng biệt đối với vũ trụ. Chúng ta thấy được rất rõ những yếu tố nằm
trong bình trà, mà nếu không có nó thì bình trà không có mặt được. Lúc
đó bình trà lộ ra cái tự tánh ý tha khởi của nó và đó là cái chìa khòa
để mở cửa. Như khi đi trong tối mình gặp một con rắn và mình hét lên,
người ta chạy ra bấm đèn pin thì không thấy con rắn, chỉ thấy sợ dây
thôi, cái tưởng tượng làm cho mình đau khổ đó là biến kế sở chấp. Rồi
nhìn kỹ thì thấy là một sợi dây, nhưng nhìn cho kỹ thì mình thấy được
những yếu tố làm thành sợi dây. Vì vậy thấy được sợi dây, biết đây là
sợi dây không phải con rắn, đó mới chỉ cởi bỏ được một biến kế sở chấp
nặng nề thôi. Nhưng nhìn vào sợi dây để thấy được tự tánh của sợi dây,
tức là tự tánh do những vật khác, những hiện tượng khác làm ra. Thấy
được điều đó thì tự tánh của sợi dây sẽ hiện ra, đó là tự tánh y tha
khởi nương vào những cái khác mà thành lập.
Tự tánh thứ ba là viên thành thật, viên là tròn, hoàn
toàn. Thành là thực hiện hoàn mãn. Thật là chân lý, là sự thật. Viên
thành thật có nghĩa là cái tự tánh thật của vạn pháp, cái chân tướng của
vạn pháp. Nếu chúng ta quán sát về y tha khởi cho đến nơi đến chốn thì
cái đó sẽ hiện ra. Có khi chúng ta thấy được cái tự tánh y tha khởi của
một số các hiện tượng, nhưng mà cái đó chưa phải là viên thành thật. Chỉ
khi nào cái thấy của mình hoàn toàn và lâu dài, nó phù hợp với tính cách
y tha khởi của các pháp, thì lúc đó cái tự tánh viên thành thật của vạn
pháp mới biểu hiện. Trong Duy Biểu tam thập tụng nói rằng : viên thành
thật là thực tập cái này xa lìa với cái này một cách vĩnh viễn thì nó
gọi là viên thành thật. Ví dụ như mình thấy một người nào đó, người đó
nói một câu làm cho mình giận. Nếu mình có cái giận, thì cái giận đó là
một cái kết quả của biến kế sở chấp. Là tại vì sao vậy ? Tại vì cái nhận
thức của chúng ta căn cứ trên cái nhị nguyên, tức là mình và người đang
làm cho mình giận là khác nhau. Mình không thấy mình ở trong người đó và
mình không thấy người đó ở trong mình. Tức là mình không thấy được cái y
tha khởi của mình và của người đó. Và hơn nữa là từ cái giận của mình,
nếu mình có sự quán chiếu, không có tự ái, không có cái ngã thì những
cái khác đi tới, nó không đủ sức để bấm nút cho cái giận phát hiện lên
trong ta. Ví dụ như khi đi mình té, nó làm trầy chân thì mình không giận
ai cả. Nhưng khi có một người đẩy mình té làm trầy chân thì mình giận.
Tại vì trong trường hợp thứ nhất mình là người bị té, mình làm cho mình
té, vì vậy cho nên mình không giận. Mình có thể giận là trong trường hợp
mình đối tượng hóa mình như một người khác. Nhưng khi người kia đẩy cho
mình té thì mình giận người đó lắm. Tuy nhiên nếu mình tự té được thì
người kia cũng có thể làm mình té được. Người kia có thể vụng về, hay là
làm sao đó để cho mình té, thì hai nguyên do đó nó như nhau. Mình té vì
sự vô ý của mình, hoặc là mình té vì sự vô ý của người khác, hay là cố
tâm của người khác thì vẫn là cái sự té trầy chân như thường. Nếu người
kia trong trường hợp không cố tình thì không nói làm gì, nhưng nếu họ cố
tình thì sự cố tình đó có những nguyên do của nó. Tức là mình phải nhìn
vào sự cố tình của người kia để thấy cái tự tánh y tha khởi của sự cố
tình đó, tại sao lại như vậy ? Ví dụ có một người bị người kia nói một
câu khó chịu, những gốc rễ của câu nói khó chịu đó có thể gần, có thể
xa, có thể từ ngoài đi vô, có thể từ trong mình đi ra. Có thể là trong
kiếp trước mình có nói một câu khó chịu với cô ta, kiếp này mình lãnh
đủ. Đó là một cái cách nói thôi, nhưng tóm lại thì y tha khởi của tự
tánh tức là cái tự tánh của vạn sự, vạn vật biểu hiện ra cho ta thấy khi
ta quán nhân duyên, nhân duyên tức là bốn thứ mà chúng ta đã biết.
Khi đứa con giận mẹ, nó đánh mẹ. Ở Tây phương đôi khi người con nói là :
I don’t want to see you. Con ở Tây phương dám nói như vậy. Thì bà
mẹ không giận, tại vì bà mẹ thấy rằng mình và con của mình là một, nhất
là khi con còn nhỏ, con càng nhỏ thì bà mẹ càng thấy tính cách bất nhị
giữa con và mình. Nhưng khi đứa con đã lớn và mình đã thấy một cái nhị
nguyên rồi : mình là khác, con là khác thì những câu nói đó không thể
chấp nhận được. Ví dụ khi em bé nhỏ đánh mình thì mình nói là nó dại,
mình không giận. Bổn phận của mình là phải dạy nó, nó đánh mình là tại
vì mình không có dạy nó. Cái tâm trạng không phân biệt con là một người
khác, mình chịu trách nhiệm về con, đó là một cái trí tuệ. Người kia
cũng vậy, người kia làm cho mình buồn, mình chịu trách nhiệm một phần
nào về người đó. Cái xã hội chịu trách nhiệm và tất cả mọi cái ở trên
đời đều chịu trách nhiệm về người đó. Khi thấy được như vậy thì mình
thấy người kia là một nạn nhân. Cho nên theo nhận thức này thì người
phạm pháp bị giam vào trong tù cũng là một nạn nhân thôi. Theo tinh thần
của đạo Bụt thì nên đối xử với người đó như một người bệnh. Người đó
bệnh là do những nguyên nhân, có thể từ xã hội hay là từ sự thù hằn của
những người khác, hay là từ lối giáo dục hồi còn thơ ấu. Và nếu một
người bệnh như vậy thì phải được đưa vào nhà thương để chăm sóc. Cho nên
nếu theo nhận thức đó thì nhà tù phải biến thành những nhà thương. Nhà
tù là để mà nhốt và để trừng phạt, nhưng nhà thương là để chăm sóc và
thương yêu và làm cho người đó lành trở lại. Thành ra đúng theo giáo lý
của đạo Bụt thì nhà tù phải biến thành nhà thương, thương này có nghĩa
là thương yêu chứ không phải bị thương tích. Những người đó cần phải có
sự thương yêu nhiều hơn là những người khác. Trong nền văn minh mà người
ta thấu hiểu được đạo Bụt, người ta sẽ không trừng phạt những người tội
phạm mà người ta phải tìm cách giáo dục, người ta phải làm mới lại con
người đó. Thì có lẽ rằng là trong cái văn hóa của chúng ta đã có người
bắt đầu thấy được cái điều đó, họ nghĩ rằng nhà tù tức là cái chỗ để mà
huấn luyện trở lại. Trên nguyên tắc họ có thể nghĩ như vậy, nhưng trên
thực tế thì họ chưa làm được điều đó.
Vậy thì y tha khởi tự tánh tức là tự tánh thật của vạn vật. Tuy nhiên ở
trong đó mình thấy rằng, mình vẫn còn phân biệt cái tha với cái không
tha. Tức là cái tự với cái tha, tức là cái này là do những cái kia làm
ra. Nhưng khi mình quán sát tới nơi tới chốn rồi thì không có cái này
hay cái kia nữa, ý niệm về tự và về tha nó biến đi và lúc đó thì tự tánh
viên thành thật sẽ hiện rõ. Tức là trong đó không có ý niệm về tự và về
tha nữa, về ta và về người nữa. Cũng như là tôi nói về cái khổ đau cũng
vậy, về hạnh phúc cũng vậy, nếu trong gia đình có ba người, một người bị
đau ốm thì hai người kia tuy rằng mạnh khỏe, nhưng vẫn khổ như thường.
Một người đang có niềm khổ đau trong tâm thì hai người kia cũng khổ như
thường. Thành ra cái khổ của người này là cái khổ của hai người kia. Hai
người này phải làm thế nào cho người kia hết khổ thì hai người này mới
thật sự có sung sướng. Thành ra khổ là khổ chung hay là sướng chung, đó
một ý niệm phát xuất từ sự quán sát về tự tánh y tha khởi. Trong mùa hè
vừa rồi chúng ta có dạy các em thiếu nhi, là hạnh phúc lứa đôi không
phải chỉ là hạnh phúc của hai người. Tại vì hai bên cha mẹ có thể khổ
đau hay là có thể hạnh phúc tùy theo cuộc hôn nhân đó. Vì vậy cho nên
hạnh phúc là một vấn đề tập thể. Mình thấy cha mẹ mình đau xót làm sao
mình sung sướng được. Cho nên thấy được như vậy, tức là thấy được sâu
hơn trong cái tự tánh y tha khởi của sự vật.
Phụ lục :
1.
Do giả thuyết ngã, pháp,
Hữu chủng chủng tương chuyển,
Bĩ y thức sở biến,
Thử năng biến duy tam.
Bản
dịch:
Những biểu tượng ngã, pháp
Tuy hiện hành nhiều cách
Đều do thức chuyển hiện
Chuyển hiện này có ba.
2.
Vị: dị thục, tư lương
Cập liễu biệt cảnh thức,
Sơ A lại da thức
Dị thục, nhất thiết chủng.
Bản
dịch:
Là dị thục, tư lương
Rồi đến biểu biệt cảnh
Trước là A-lại-da
Dị thục, nhất thiết chủng
3.
Bất
khả tri chấp thọ
Xứ, liễu, thường dữ xúc
Tác ý, thọ, tưởng, tư
Tương ưng duy xả thọ.
Bản
dịch:
Không biết được biểu biệt
Của chấp, thọ và xứ
Thường tương ưng với xúc
Tác ý, thọ, tưởng, tư
Xem tiếp...
Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc chính
là con đường (Thích Nhất Hạnh) |
|

...
Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết
triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây
niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong
những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực
tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn
nhất của thời đại chúng ta.
Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy
được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng
hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ
nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu
nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng
bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ.
Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...)
Tuy là lớn lên và sống
trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy
Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang
xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp
thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng
bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có
thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ
hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang
nuôi dưỡng chiến tranh.
Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự
thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết
cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng:
“Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những
người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những
người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù
của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam,
là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”.
Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển
hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến
tranh Việt Nam. (...)
Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang
hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò
quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu
cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn
toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào,
một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật
giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp
môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải
là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các
nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc
thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới,
tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu
hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên
hướng về và đi theo tuệ giác của Thiền sư Nhất Hạnh.
Trích dịch từ :
Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the
suffering of the Vietnam War
By
Pankaj Mishra
TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES
|