.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

n Học

Diễn Đàn

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

  Khoa học ứng dụng

Cho thế giới sạch và xanh hơn

  • PSN 17.10.2014 | Đỗ Thiền Đăng

     

Câu chuyện ở Ấn
Chuyện bắt đầu từ một anh chàng Tây ba lô. Vào khoảng năm 2003, anh ta đến MacLeod Ganj, Dharamsala, một vùng núi tuyệt đẹp thuộc Himalaya, Bắc Ấn để du ngoạn.

 

 

Dharamsala bấy giờ…nhìn lên là cả một màu xanh ngút với cây cối, bầu trời và dãy Dhauladhar với những chóp núi quanh năm tuyết phủ; nhưng nhìn xuống dưới chân là cả một sự ngao ngán: rác rưởi nằm nghẹt bên các khe núi, vệ đường..

Ngày ngày, thay vì ngoạn cảnh anh ta lại vác một chiếc bao tải lang thang…nhặt rác. Hình ảnh của anh gây sốc cho cư dân vùng núi được mệnh danh là “Hoàng hậu của những khu núi đồi nghỉ dưỡng”này. Một số tổ chức và chính quyền địa phương bắt đầu phát động phong trào nhặt rác và bảo vệ cảnh quan môi trường. Rất nhiều du khách và học sinh hăng hái tham gia chương trình, chẳng mấy chốc đã trả lại cho khu núi rừng một bầu không khí trong lành và một màu xanh tuyệt đẹp!

Khi tôi đến vùng này, vào cuối tháng 4-2007, Dharamsala đã không giống như nhiều vùng khác của xứ Ấn-sạch sẽ, quyến rũ với nhiều loài hoa dại ven đường, những đồi chè xanh mát và những rặng thông xứ tuyết xanh thẳm. Một dòng suối chính từ núi cao trong vắt chảy xuống được sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt chung cho khu vực; mỗi dịp cuối tuần, du khách và cư dân đến hạ nguồn tấm táp, vui chơi, giặt giũ. Sự sạch sẽ và cái màu xanh mát làm cho người ta thư giãn, làm cho người ta trở nên yêu đời. Thiên nhiên đã ban tặng cho họ một món quá quý báu và họ đã biết giữ gìn, trân trọng.

Qua mấy tháng sống tại Dharamsala, ngày ngày tôi đều đi-về trên con đường dốc ngang qua một ngôi trường tiểu học. Giờ ra về, các em ăn hàng rong và cũng…xả rác, song tôi xúc động khi thấy nhiều em đã ý thức được việc cầm rác trong tay và bỏ vào một chiếc thùng rác cạnh trường. Trên chiếc thùng rác có một dòng chữ rất hay ho, mà tác giả là một em học sinh 9 tuổi, học tại ngôi trường TCV cách đó không xa: “If you use me, Iwill be dirty but the World will be clean”- (Nếu bạn sử dụng tôi, tôi sẽ bị dơ bẩn, nhưng thế giới sẽ trở nên sạch sẽ!).

Không biết có phải vì dòng chữ nhỏ đánh động vào sâu thẳm ý con người đó không mà tôi trở nên yêu thương xứ này. Mỗi ngày đi chợ, tôi đã quen với việc những chủ tiệm gói đồ cho tôi trong những chiếc túi nhỏ được làm từ giấy báo, họ tuyệt đối không sử dụng túi ni-lông. Anh chủ nhà vui tính, ngay từ bữa đầu, đã hướng dẫn tôi phân chia hai loại rác: một loại có thể phân hủy được và loại kia không thể phân hủy, đặt riêng vào hai cái xô nhỏ để anh ta tiện việc xử lý. Túi giấy dễ rách, nhưng cứ nhìn những du khách khác-vốn cũng ở lại nơi này khá lâu như tôi-cẩn trọng ôm những gói đồ trong lòng với nụ cười rạng rỡ, tôi không khỏi cảm thấy một niềm vui nhè nhẹ dâng lên trong lòng, len cả với một nỗi buồn khi nghĩ về Việt Nam thân yêu, rằng biết đến bao giờ quê mình mới phát động được những phong trào như vậy, và rồi liệu người dân có tuyệt đối tuân thủ như những cư dân vùng này hay không.

Chuyện ở xứ ta
Quả là một tin vui khi tôi đọc được những dòng tin này trên một số tờ báo: Ngày 22-6, UBND thành phố Hội An đã ra quyết định triển khai thí điểm việc thực hiện đề án không sử dụng túi ni-lông trên đảo Cù Lao Chàm, nhằm xây dựng cụm đảo đã được công nhận là danh thắng quốc gia này thành một khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ quốc tế. Nếu thành công, dự án này sẽ được nhân rộng ra toàn thành phố. Ngày 1-6, Trung Quốc cũng đã ra quyết định nghiêm cấm sử dụng túi nhựa trên toàn quốc. Trước đó, các nước và vùng lãnh thổ như Anh, Canada, Nhật Bản, Đài Loan cùng một số tiểu ban Mỹ…đã cấm hẳn việc sử dụng túi nhựa.

Những quyết định ấy, dù muộn, song vẫn có thể xem là kịp thời, nhằm nỗ lực cứu lấy và làm cho thế giới này trở nên sạch và xanh hơn!

Một thông tin khác cũng cho biêt, ở nước ta hiện có ít nhất ba cơ sở chế biến loại túi ni-lông tự hủy trong vòng đôi ba tháng. Túi ni-lông đặc biệt này giá thành hẳn đắt hơn các loại túi ni-lông thông thường khác (phải mất từ 500 đến 1.000 nam mới tự hủy), nhưng xem ra cái gia ô nhiễm môi trường và nguy hại sức khỏe mà chúng ta phải trả còn đắt hơn rất nhiều.

Mấy năm trước, ở thành phố Hồ Chí Minh, người dân cảm thấy vui bởi những thùng rác hình chim cánh cụt há miệng với dòng chữ “Cho tôi xin rác”được đặt ở khá nhiều nơi. Nhưng cái sự “vui mắt”ấy ngày càng thưa vắng dần, thay vào đó là sự “buồn lòng”khi rất nhiều người vẫn chỉ nhìn cho vui thi6 chứ không chịu bỏ rác vào, bất chấp dòng chữ có chiều “van xin”ấy!

Một lần, cùng đi loanh quanh với một người bạn người nước ngoài, tôi để ý thấy anh ta cất rác vào túi, đợi đến chỗ có thùng rác mới bỏ vào. Hình ảnh đó trái ngược hẳn với việc khá nhiều người Việt vẫn luôn hồn nhiên, vô tư quăng rác hay khạc nhổ giữa đường. Cái câu “sạch từ trong nhà ra đến ngõ”mà ta vẫn quen nói, với nhiều người, xem ra chỉ ứng dụng được có một nửa. Người ta chỉ coi ai đó là sạch sẽ khi trong nhà họ không có rác rưởi chứ ít ai thực sự quan tâm đến những vùng phụ cận của họ có sạch sẽ hay không.

Đừng quăng rác bừa bãi nói chung đã khó lắm rồi, huống chi việc người dân tự ý thức phân chia các loại rác ra thành hai loại phân hủy và không phân hủy được để tiện cho những phương pháp xử lý rác thích hợp. Khó, nhưng không phải là không thể làm. Và phải làm để cùng hòa nhập với thế giới, để giữ gìn món quà mà thiên nhiên ban tặng. Hãy khoan nhìn đến các nước nổi tiếng sạch đẹp xưa nay, mà trươc hết, ta hãy cứ nhìn và học hỏi người Ấn cái đã. Nhất là nước nổi tiếng ô nhiễm này những năm gần đây đã có những cải tiến đáng kể.

Xem ra, để thế giới được sạch và xanh hơn, tất cả đều bắt đầu cũng từ ý thức của mỗi người. Hành vi nhỏ tích lũy thành nếp sống. Nếp sống tốt là cơ sở để xây dựng một xã hội văn minh, như lời dạy của Đức Phật cách đây hơn hai ngàn năm trước: “Ý dẫn đầu các pháp…”

 

Nguồn: VHPG


 GIỮ THÂN CHO MẸ

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |  GỬI BÀI  |    LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiou Biết và Thương Yêu đo bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.