.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

  VẤN ĐỀ GIÁO HỘI THỐNG NHỨT 10/2007

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI CANADA

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
CỦA ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI KỲ IV

TỔ CHỨC VÀO NGÀY 11 THÁNG 02 NĂM 2008 TẠI CHÙA THUYỀN TỔN,
THÀNH PHỐ MONTREAL, CANADA
 

  • PSN-13.02.2008

Nhằm mục đích tiếp tục gầy dựng tinh thần hòa hợp của chư Tăng, Ni và củng cố tín tâm cúa quần chúng Phật tử, đặc biệt tiếp tục xác định lập trường của GHPGVNTNHN tại Canada đối với đạo pháp và dân tộc thông qua công cuộc vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền và phục hoạt GHPGVNTN trong nước, đồng thời tổng kết thành quả Phật sự trong 4 năm qua và hoạch định những công tác Phật sự cho nhiệm kỳ 2008-2012 sắp tới, GHPGVNTNHN tại Canada đã tổ chức Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV tại Chùa Thuyền Tôn, thành phố Motreal, Canada vào ngày 11 tháng 02 năm 2008.  Quang lâm và tham dự Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV gồm 21 chư tôn Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni thành viên HĐĐH, Ban Giám Sát và 21 cư sĩ đại biểu các đơn vị tu viện, tự viện thuộc GHPGVNTNHN tại Canada.

Đại Hội đã khởi đầu vào 9 giờ sáng ngày 11 tháng 02 năm 2008 với phần Tiền Hội Nghị để thông qua chương trình nghị sự chính thức của Đại Hội Khoáng Đại. Vào lúc 11 giờ trưa, chư Tôn Đức Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử đã long trọng cử hành lễ húy nhật đức đệ nhị Tăng Thống GHPGVNTN, cố đại lão Hòa Thượng thượng Giác hạ Nhiên và cầu quốc thái dân an đầu năm Mậu Tý. Vào lúc 02 giờ chiều, Đại Hội Khoáng Đại đã chính thức khai mạc. Toàn thể 21 chư tôn đức Tăng, Ni và 21 cư sĩ Phật tử tham dự Đại Hội theo tinh thần thanh tịnh hòa hợp truyền thống của đạo Phật đã cùng nhau thảo luận chi tiết cụ thể và sâu sắc về hiện tình của GHPGVNTNHN tại Canada nói riêng và các GHPGVNTNHN tại các châu lục nói chung.  Qua đó, Đại Hội đã nhận định rằng, Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và Thông Bạch hướng dẫn thi hành Giáo Chỉ số 9 của Viện Hóa Đạo đã gây ra cơn khủng hoảng nghiêm trọng không những cho nội bộ các GHPGVNTNHN tại các châu lục mà còn cho cả sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại trong hiện tại và sẽ còn di hại lâu dài trong tương lai. Giáo Chỉ số 9 và Thông Bạch hướng dẫn thi hành Giáo Chỉ số 9 vì vậy, đã không đáp ứng được tâm nguyện thiết tha của cộng đồng Tăng, Ni và Phật tử tại hải ngoại vốn sắt son với lập trường đạo pháp và dân tộc của GHPGVNTN từ mấy thập niên qua. Hơn nữa, GHPGVNTNHN tại Canada là một Giáo Hội có pháp nhân và pháp lý độc lập được luật pháp và Chính phủ Canada thừa nhận, chỉ có liên hệ về mặt tinh thần của GHPGVNTN trong nước. Đó chính là lý do GHPGVNTNHN tại Canada không thể “khâm tuân”, dù tất cả thành viên của GHPGVNTNHN tại Cadada vẫn một lòng tôn kính và hậu thuẫn đối với sự lãnh đạo tối cao của nhị vị đại lão Hòa Thượng Đệ Tứ Tăng Thống và Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN trong nước. 

Toàn thể Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV cũng đã tịnh tâm lắng nghe tuyên đọc Văn Thư Chúc Mừng Đại Hội của đại lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, ấn ký ngày 30 tháng 01 năm 2008.  Trong  Thư Chúc Mừng Đại Hội gồm 6 điểm, đại lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã ân cần chỉ dạy, xin trích 4 điểm như sau:

1.  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada, do lòng nhiệt thành của chư Tăng, Ni, Phật tử - trong đó có tôi chứng minh, hô hào thành lập, và thúc đẩy hoạt động – trong tinh thần phụng sự đạo pháp, quốc gia, nhân loại, được Chính-phủ Canada cho phép, tổ chức này vĩnh viễn không bao giờ giải tán, ngoại trừ Chính-phủ Canada.”

“2.  Quốc gia Canada là quốc gia có pháp trị nghiêm minh, tự thân của tổ chức Giáo Hội Thống Nhất tại Canada không phải là tổ chức của Cộng-sản, chúng ta không có gì phải quan tâm.  Vị nào đội lốt Cộng-sản nằm vùng có chứng cớ rõ ràng.  Giáo Hội thẳng tay đưa vị ấy ra khỏi Giáo Hội.  Bản thân vị nào không có tội mà bị vu khống, vị ấy thẳng thắn đưa sự vụ ra pháp luật giải quyết.”

“3.  Giáo Hội Thống Nhất tại Canada cần giữ tình, lý đồng đều, cố gắng hòa hợp, hàn gắn những gì đã bị sứt mẻ, hợp với đạo lý của đạo và của đời.  Nếu tình huống dằng dai, Phật sự ngưng trệ, không giải quyết được gì, Giáo Hội hãy tuyên bố “độc lập”, liên kết với các Giáo Hội Phật Giáo các nước và các Cộng-Đồng, chung sức tranh đấu cho GHPGVNTN, các đạo-giáo trong nước được phục hoạt và tranh đấu cho việc bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam đang bị Trung-Cộng xâm chiếm.”

“4.  Đối với huân nghiệp của Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ, các Ngài không quản ngại sinh, tử, thành, bại, dấn thân trong nhà lửa Cộng-sản, tranh đấu cho đạo giáo, cho quốc gia, dân tộc có tự do, hạnh phúc, nhân quyền, tất cả Tăng, Ni, Phật tử luôn luôn ghi nhớ và kính trọng.”

Đại Hội cũng đã tổng kết thành quả Phật sự trong 4 năm qua, trong đó, toàn thể thành viên của GHPGVNTNHN tại Canada đã nỗ lực không ngừng tiếp tục thực hiện nhiều công tác Phật sự để củng cố và phát triển cơ cấu của Giáo Hội trên khắp lãnh thổ Canada, đồng thời tiến hành công cuộc hoằng pháp, tổ chức các khóa tu học cho Tăng, Ni và quần chúng Phật tử, tổ chức các cuộc lạc quyên để giúp đỡ cho những người kém may mắn trong các vụ thiên tai bão lụt tại Việt Nam.  Dựa trên nhận định về tình hình biến động của GHPGVNTNHN tại Canada trong những ngày tháng vừa qua và các nhu cầu Phật sự trọng đại sắp đến, cho nên, Đại Hội đã nhất tâm cung thỉnh đại lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, làm Chứng Minh Đạo Sư cho GHPGVNTNHN tại Canada; Đại Hội cũng đã đồng thuận lưu nhiệm thành phần nhân sự hiện tại trong Hội Đồng Điều Hành và Ban Giám Sát, nhưng để Phật sự trong tương lai được thành tựu cụ thể, Đại Hội đã hoán chuyển và bổ sung một số nhân sự trong các Tổng Vụ, như Tổng Vụ Nghi Lễ do Đại Đức Thích Đạo Hạnh làm Tổng Vụ Trưởng, Đại Đức Thích Đạo Quang Tổng Vụ Phó và Tổng Vụ Xã Hội do Ni Sư Thích Nữ Bảo Quang làm Tổng Vụ Trưởng.

Thành phần nhân sự của GHPGVNTNHN tại Canada nhiệm kỳ 2008-2012 như sau:


2. Thượng Tọa Thích Bổn Đạt: Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành,
3. Thượng Tọa Thích Thiện Quang: Phó Chủ Tịch Nội Vụ,  
4. Thượng Tọa Thích Trường Phước: Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ
5. Thượng Tọa Thích Nhật Trí:  Tổng Thư Ký
6Thượng Tọa Thích Trí Thành:  Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự
7. Thượng Tọa Thích Viên Diệu: Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ
8. Thượng Tọa Thích Tâm Hòa:  Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp
9. Thượng Tọa Thích Nguyên Lạc: Chủ Tịch H.Đ Giám Sát
10. Thượng Tọa Thích Nhật Quán: Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa     
11. ĐĐ. Thích Tâm Đăng:  Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên
12. ĐĐ. Thích Nguyên Mãn:  Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tài Chánh
13. ĐĐ. Thích Đạo Hạnh:  Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghi Lễ
14. ĐĐ. Thích Đạo Quang:  Tổng Vụ Phó Tổmg Vụ Nghi Lễ
15. ĐĐ. Thích Tâm Minh:  Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp
16. Ni Sư Thích Nữ Bảo Quang:  Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội
17. Sư Cô Thich Nữ Từ Diệu:  Chánh Thủ Quỹ

Thành viên:  

18. TT. Thích Trường Minh
19. TT. Thích Hạnh Cần,
20. ĐĐ. Thích Pháp Lạc,
21. ĐĐ. Thích Đạo Chơn,
22. ĐĐ. Thích Phúc Tuệ,
23. ĐĐ. Thích Thông Giới,
24. Sư Cô Thích Nữ Như Đức,
25. Thích Nữ Viên Tánh, 
26. Thích Nữ Huệ Thuận,
27. Thích Nữ Thanh Quang,
28. Thích Nữ Thông Tịnh,
29. Thích Nữ Hỷ Lạc,
30. Thích Nữ Hỷ An,
31. Thích Nữ Hỷ Ý,
32. Thích Nữ Phước Hiền,
33. Thich Nữ Tịnh Niệm
34. Thích Nữ Phổ Tánh
35. Thích Nữ Phước Duyên
36. Thích Nữ Diệu Thuần

Đại Hội đã thảo luận và quyết định đề án Phật sự quan trọng cho nhiệm kỳ mới. Đại Hội cũng đã đồng thanh xác định lập trường trước sau như một đối với công cuộc vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền và phục hoạt GHPGVNTN trong nước, đặc biệt lên án hành vi xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải của chính quyền Trung Quốc đối với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Đại Hội đã công bố Quyết Nghị 13 điểm bao gồm ba lãnh vực:  Cơ cấu tổ chức, sinh hoạt tu tập, hoằng pháp và các mối hỗ tương thiệp thế.  Quyết Nghị nêu rõ 13 điểm như sau:

 

A. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, PHÁP LÝ

1)      GHPGVNTNHN/Canada là giáo hội độc lập, tuân thủ tôn chỉ và mục tiêu tối thượng của Hiến Chương GHPGVNTN là phục vụ nhân loại và dân tộc, sinh hoạt tự trị theo Qui Chế của GHPGVNTNHN/Canada, liên hệ tinh thần với GHPGVNTN trong nước, các châu lục và các quốc gia;

2)      Cung thỉnh Đại lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu ở ngôi vị Chứng Minh Đạo Sư của GHPGVNTNHN/Canada;

3)      Với sự đồng thuận và thông qua của đa số thành viên hiện diện thuộc các hội đồng, cải đổi cơ cấu tổ chức giáo hội bằng sự giản lược Hội Đồng Chứng Minh, vì chư vị trưởng lão trong hội đồng này hoặc đã viên tịch, hoặc cư ngụ quá xa xôi ngoài Canada, hoặc không còn trực tiếp tham dự các sinh hoạt mang tính cách hành chánh của giáo hội;

4)      Đề cử một tiểu ban tu chính Qui Chế nhằm hoàn chỉnh các khiếm khuyết, khai thông những trì trệ về mặt tổ chức, đáp ứng hữu hiệu các nhu cầu phật sự hiện tại và tương lai của Phật giáo Việt Nam trên lãnh thổ Canada. Tiểu ban này gồm có Thượng Tọa Thích Thiện Quang, Thượng Tọa Thích Bổn Đạt, Thượng Tọa Thích Tâm Hòa, Thượng Tọa Thích Nguyên Lạc và Thượng Tọa Thích Nhật Trí; bản dự thảo tu chính Qui Chế sẽ được đệ trình để thông qua toàn thể các thành viên trong Đại Hội Thường Niên của GHPGVNTNHN/Canada năm 2008;

5)      Trước những bất ổn xảy ra trong sinh hoạt Phật giáo những tháng vừa qua, cần thời gian củng cố, kiện toàn nội lực, giáo hội xét thấy chưa cần thiết có nhu cầu thay đổi toàn bộ nhân sự; do đó, đại hội đã nhất tâm cung thỉnh chư tôn giáo phẩm đang đảm nhận các chức vụ của các Hội Đồng hoan hỷ lưu nhiệm và chỉ bổ sung nhân sự của hai Tổng Vụ, đó là:

          - Tổng Vụ Nghi Lễ và Tổng Vụ Xã Hội .

 

B.  VỀ SINH HOẠT TU TẬP HOẰNG PHÁP

1)      Vận động Tăng Ni toàn quốc Canada tham dự đông đủ kỳ an cư kiết hạ lần thứ 20 tại Chùa Bát Nhã, Calgary vào tháng 7 năm 2008 để duy trì và phát huy truyền thống hòa hợp của Tăng già;

2)      Tổ chức các kỳ bố-tát, tụng giới mỗi nửa tháng hoặc một tháng một lần, dành cho Tăng Ni lẫn cư sĩ, luân phiên tại các cơ sở đơn vị của giáo hội nhằm thúc liễm thân tâm, sách tấn nhau trong việc nghiêm trì tịnh giới, cũng là nhân duyên thù thắng để nối kết đạo tình giữa các thành viên với nhau;

3)      Để thực hiện tiêu hướng được nêu rõ trong Qui Chế (điều 5, chương thứ Hai, Tôn Chỉ - Mục Đích), rằng “tạo môi trường phát triển cho cá nhân và cộng đồng Phật giáo tại Canada hội nhập vào xã hội mới,” trong những ngày tháng sắp tới, giáo hội đặc biệt chú trọng việc giáo dục và hoằng pháp đối với các thế hệ trẻ, nhất là những người sinh trưởng tại hải ngoại; cần tổ chức các chương trình huấn luyện về Phật Pháp cũng như các ngành học thuật chuyên môn, thiết thực của xã hội ngõ hầu đào tạo những tài năng trẻ, vừa đáp ứng nhu cầu đem đạo vào đời trong hiện tại, vừa chuẩn bị cho bước đi của Phật giáo mai sau;

 

C.  VỀ CÁC SINH HOẠT HỖ TƯƠNG, THIỆP THẾ

1)  GHPGVNTNHN/Canada trước sau như một, hướng tâm về quê hương, ủng hộ công cuộc vận động phục hoạt GHPGVNTN;

2)  Tùy theo khả năng, nhân danh giáo hội, hoặc từng đơn vị giáo hội, tích cực hơn trong việc góp phần làm giảm thiểu khổ đau của con người, ở bất cứ quốc gia nào, trước thiên tai, nghèo đói, thất học, bất công và tệ nạn xã hội. Đây là mục tiêu phù hợp Chánh Pháp, phù hợp với công hạnh ban vui cứu khổ đã được Qui Chế đề ra từ ban đầu: “GHPGVNTNHN/Canada thành lập nhằm mục đích liên kết các tông phái hệ phái Phật Giáo Việt Nam gồm các Tu Viện, Niệm Phật Đường, Hội Phật Giáo hiện sinh hoạt tại Canada bằng cách hoằng dương chánh pháp, phục vụ nhân loại và dân tộc qua chương trình văn hóa, giáo dục, xã hội trong tinh thần bất vụ lợi” (điều 5, chương thứ Hai, Tôn Chỉ - Mục Đích);

3)  Mở rộng phạm vi hoạt động bằng sự liên kết, hỗ trợ phật sự với các tổ chức giáo hội Phật giáo khắp các quốc gia và các châu lục trong tinh thần hoằng dương Chánh Pháp;

4)  Với phương châm “lấy Từ Bi, Trí Tuệ làm tôn chỉ dấn thân” trong Qui Chế (điều 4, chương thứ Hai, Tôn Chỉ - Mục Đích), GHPGVNTNHN/Canada toàn tâm ủng hộ công cuộc vận động tự do, dân chủ và nhân quyền thực sự cho dân tộc Việt Nam;

5) Trong ý hướng phục vụ nhân loại và dân tộc, GHPGVNTNHN/Canada cực lực lên án các hành vi đàn áp tôn giáo của chính quyền CSVN, đặc biệt là đối với âm mưu triệt tiêu GHPGVNTN; đồng thời chúng tôi cũng không chấp nhận những hành vi bôi lọ, vu khống, chụp mũ của bất cứ cá nhân hay đoàn thể nào nhằm triệt hạ uy tín của chư tôn đức tăng ni thuộc GHPGVNTN nói riêng và Chư tôn đức thuộc các Giáo Hội Phật Giáo tại hải ngoại nói chung; cũng như quyết tâm phản đối các hành động xâm lăng của ngoại bang đối với lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, cụ thể là việc chính quyền Trung quốc lấn chiếm hải đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Đại Hội đã công bố Thành Quả của Đại Hội, tuyên đọc Quyết Nghị và Thông Báo Cáo Chí trong lễ Bế Mạc vào lúc 6 giờ chiều ngày 11 tháng 02 năm 2008.  Toàn thể chư Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử tham dự Đại Hội đều hoan hỷ về sự thành tựu viên mãn của Đại Hội, vì qua Đại Hội này GHPGVNTNHN tại Canada đã khẳng định lập trường, tiếp tục con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc sáng ngời mà mấy chục năm qua chư Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử tại Canada đã không ngừng bảo vệ và phát huy.

 

Làm tại Montreal, Canada, ngày 11 tháng 02 năm 2008.

 

Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống (Đức Phật Thích Ca)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT

Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.

Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.

Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.

Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định.

Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 

HIẾN CHƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI  MỞ  ĐẦU 
 
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.