.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

  VẤN ĐỀ GIÁO HỘI THỐNG NHỨT 10/2007

Câu chuyện đầu tuần:

Sự an nguy của đức Tăng Thống

  • PSN - 17.04.2008

Trong thông điệp đầu xuân 2007 đức đệ tứ Tăng Thống bất ngờ đưa ra bài Cư Trần Lạc Đạo phú để bày tỏ tôn hướng của mình:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
 Cơ tắc xan hề thôi tắc miên
 Gia trung hữu bảo hữu tầm mích
 Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”

Đã làm cho các Phật tử ý thức được niên kỷ của Hoà Thượng đã khá cao lại hai, ba phen chống chỏi với thân bệnh ngặt nghèo. Cả đời Hoà Thượng đã nặng lòng lo cho Giáo hội, cho đồ chúng, bị giam cầm, quản chế gắt gao. Bầu trời trong xanh kia ban ngày có nắng chiếu hay không; ban đêm  ánh trăng có tỏ rạng hay không có khi Ngài cũng không được biết đến. Giữa lúc nội tình Viện Hoá Đạo xảy ra những biến động ngầm (đào thải các hàng giáo phẩm không thông qua hội nghị), các Tỉnh giáo hội phát triển khắp nơi bị nhà cầm quyền Cộng Sản bức bách, Liên hiệp Quốc quyết định tổ chức Lễ Phật Đản thế giới tại Việt Nam… mà Ngài lại “tuyên ngôn” trong thông điệp đầu xuân như vậy, có ý nói muốn lạc đạo trong thế gian này thì đối cảnh phải vô tâm! Từ nay Đồ chúng muốn làm thế nào thì làm; Cộng sản muốn hung hăng, hoành hành chi cũng mặc, Ngài sẽ luôn giữ sự an tâm hiện hữu không khởi ý niệm gì để tùy thuận hay đối kháng. Cũng như Ngài từng nói: “Công việc xin giao cho Hội đồng Viện Hoá Đạo, tôi sẽ dành thời gian để dịch cho xong bộ Đại Tạng kinh…” Nghe được những lời nhắn nhủ của đức đệ tứ Tăng Thống, đồ chúng biết Ngài đã muốn tiếp tục hành trình hướng về "sinh tử sự đại" không còn thích tiếp xúc giải quyết những chuyện thị phi của giáo hội hay thế gian. Mấy năm trước Thượng Toạ Tâm Thanh ở Đại Lộc tuyên bố nhập thất vĩnh viễn không ra nữa, cuối cùng  Thượng Toạ thu thần nơi am vắng do biết mình mang thân bệnh nan y… tình hình của đức Tăng Thống tuy có nhẹ nhàng hơn vì Ngài tự liễu tri nhân duyên sắp dứt để đặt gánh nặng trên hai vai xuống trong khi trách nhiệm Tăng Thống sẽ theo Ngài đi đến cuối cuộc đời (hiến chương GHPGVNTN).

Thời gian, không gian là hạn lượng trói buộc cùng thúc ép nhân loại và chúng sanh kẹt dính trong mọi hành động tạo tác các duyên tố liên quan hút đẩy nhau trong vũ trụ, thế giới này. Đối với Phật tử, Thời gian càng dài thời càng bất lợi cho sự trùng chấn Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất vì các bậc thượng thủ như Ngài Huyền Quang, Quảng Độ, Hộ Giác đã bước lên hàng “Đại Lão” rồi mà  vẫn phải gánh vác những trọng trách đường dài cần sức hãn mã của thời “ngựa Ký, ngựa Châu”. Cộng sản Việt Nam có thừa thời gian để chờ đợi. Chờ đợi hai nhân vật lịch sử tuấn kiệt của Giáo hội Thống Nhất kiệt sức, tàn hơi. Từ đó sẽ bớt nỗi lo bị cản trở, chướng ngại trên đường… Nhưng họ không biết là con đường hôm nay họ đi không còn là con đường Cộng Sản chủ nghĩa nữa mà là con đường của cơ hội thu gom, vơ vét và độc ác, kiêu căng đưa dân Việt Nam trở lại đống hoang tàn bại hoại của  ma đồ Ngũ dục: Tiền bạc, danh lợi và sự hãi sợ. Việt Nam thời mở cửa trước mắt có thể dễ thở hơn với hàng núi tiền bạc, dollar đổ vào để kiến thiết, nhưng nếu lương tâm, đạo đức yếu thế thời toàn xã hội sẽ điên đảo, quay cuồng trong các hành trạng tự kỷ, cầu an và hưởng thụ, nhẫn tâm, bỏ mặc, xâu xé, tàn hại nhau hơn. Một Xã hội vô Đạo, thảm trạng cùng cực như thế nào? Con em chúng ta trông mong gì nơi các đạo phái, giáo hội  chịu quì gối, cúi đầu trước uy quyền, bạo lực ! Chỉ một điểm tất yếu này mà chúng ta hết lòng ra sức  hy vọng Phật kỳ phải do bàn tay của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tiếp tục giương cao.

Nhưng chỉ trong một đêm, thành trì, cơ đồ, và giáo sử Giáo hội Thống Nhất tuổng như bị đảo lộn, rối tung lên bởi Giáo chỉ số 9 do đức đệ tứ Tăng Thống ấn ký và ban hành trong lúc Ngài ngỏ ý muốn tịnh cư. Viện Hoá Đạo có thể đơn phương thanh lý môn hộ trong tình thế “dầu sôi lửa bỏng” mà không cần phải mượn thanh uy của Tăng Thống để tạo ra một “đấu trường” khốc liệt lập phe phái, gây ly tán, chia rẽ sự hoà hợp của tăng già để cho danh tiếng của một vị Tổng thư ký thượng Huyền hạ Quang của Viện Hoá Đạo một thời bị cấu uế bất tịnh về cuối đời do những thiên kiến cực đoan “chống Cộng và tay sai thân Cộng” sai khiển. Đa số Phật tử không tin giáo chỉ đó được ban hành từ đức Tăng Thống mà tính chất từ hoà với đại chúng, chịu lắng nghe và chia sẻ rộng khắp từ Ngài xưa nay không dễ đổi dời. Ai không tin thì người ta cho là phạm thượng, là hỗn láo, là xúc phạm khi cho rằng Ngài “lú lẫn" (mặc dù không ai nói vậy!)

Cho đến hôm nay, Hoà thượng chánh thư ký Viện Tăng Thống ra thông cáo báo chí xác nhận đức Tăng Thống có thời gian bị mất trí tạm thời từ năm 2003 khi ra Hà Nội trị bệnh và đã được phục hồi sau khi uống mười thang thuốc bắc! (Nếu có thể thì xin HT chánh thư ký phổ biến toa thuốc quí báu thần dược công hiệu này để giúp đỡ cho những người mất trí mau phục hồi).

 Sau đây là trích đăng nguyên văn Hoà Thượng Thiện Hạnh:

 

 

 

 

 

 


Để xác định đức tăng Thống có mắc chứng bệnh thuộc tâm thần, não bộ… liên quan đến trí nhớ đâu phải chỉ qua nhận xét sơ sài và vài câu nói! Nếu biết sự việc nghiêm trọng đến thế kia sao HT chánh thư ký không báo động cùng cùng Hội đồng lưỡng viện yêu cầu bày trí nơi an dưỡng chuẩn mực và sự chăm sóc y tế đặc biệt. Dám chắc, Giáo Hội tuy nhiều khó khăn nhưng Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước chẳng lẽ lo không xong cho một vị Tăng Thống của mình. Đợi đến 5 năm sau, nhất là trong thời gian cơ cấu Phật Giáo Thống Nhất bị giáo chỉ số 9 cày nát thì vị Chánh Thư Ký mới lên tiếng là ngụ ý chi đây!

Nếu lấy thời điểm 2003, danh uy của Ngài vang lừng khắp cõi với các sự kiện hội đàm với cựu thủ tướng Phan văn Khải, thân lâm khắp dãy Trung, Nam với sự đón tiếp trang trọng của chư Tăng ni và đồng bào Phật Tử; tổ chức thành công đại hội Nguyên Thiều cùng đại hội bất thường Phật Giáo Thống Nhất tại Úc Đại Lợi,  chính thức suy cử Ngài vào ngôi vị đệ tứ Tăng Thống. HT chánh thư ký cho rằng giai đoạn này đức Tăng Thống mất trí hay đã phục hồi trí nhớ?

Nếu tính thời điểm 2007 Ngài ban hành giáo chỉ số 9 để "thanh lý môn hộ” từ trong nước ra đến Hải Ngoại. Thời gian này đức Tăng Thống đã phục hồi trí nhớ hay còn mất trí?

Chúng Phật tử dư biết mục đích của thông cáo báo chí này để nói lên hiện tình tai bệnh của đức Tăng Thống tạo sự dễ dàng cho VHĐ  cơ cấu nhân sự thêm vào Viện Tăng Thống, như suy cử đức Phó tăng Thống chẳng hạn, để có thể thay thế đức Tăng Thống tiếp tục biểu thị giáo quyền bằng cách ban hành giáo chỉ khi cần thiết, nhưng HT chánh thư ký đã không kín kẽ để cho bàng quan thấy rõ Giáo chỉ số 9 đúng là “hư hư - thật thật” và xót xa hơn là danh dự đức Tăng Thống phải bị nhiễm ô bởi sự dàn dựng vụng về của các thầy.

Bây giờ, vấn đề không dừng ở giáo chỉ số 9 hay sự tác hại của nó, mà chính chúng ta chứ không ai khác, bằng mọi cách hãy chăm lo sức khoẻ, phụng dưỡng đức đệ tứ Tăng Thống trong các điều kiện tốt nhất để sau này không phải hối tiếc là sống không tròn đạo lý, hay đối đãi với bậc Tôn sư không vẹn nghĩa tình.

 

Trân trọng,
Nhóm Áo lam

 

Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống (Đức Phật Thích Ca)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT

Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.

Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.

Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.

Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định.

Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 

HIẾN CHƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI  MỞ  ĐẦU 
 
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.