.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

  VẤN ĐỀ GIÁO HỘI THỐNG NHỨT 10/2007


Chờ 20 Năm Tới

 
  • PSN | 21.10.2007 | Trần Khải

Con đường nào ngắn nhất để đem tới dân chủ, tự do và phú cường cho quê nhà? Cuộc chiến vì dân chủ tự do cho quê nhà nên chọn hướng đi nào ưu tiên? Đó là những câu hỏi vẫn được đặt ra liên tục cho từng tổ chức, và cho từng người một.

Đối với Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak, ông không thấy cụ thể con đường nào là ngắn nhất, và ông chỉ nghĩ tới chuyện nhiều thập niên.

Trong buổi gặp gỡ cư dân và truyền thông tuần trước tại hội trường Le-Jao Center, đại học Coastline Community College, thị xã Westminster, với hơn 200 người gốc Việt, cùng một số vị dân cử tham dự, Đại sứ Michalak nói có ba điều ưu tiên hàng đầu trong thời gian ông công tác tại Hà Nội là bảo vệ nhân quyền, phát triển đầu tư thương mại giữa hai nước, và giúp cải thiện giáo dục tại Việt Nam.

Đó là công tác của ông. Nhưng còn vai trò của người Việt có thể có trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam? Theo ông, đó là công việc bắt cầu, nghĩa là nối nhịp cầu cho Việt Nam tăng tốc hội nhập thế giới, và hỗ trợ nhiều công tác khác, thí dụ như giáo dục.

Điều cần suy nghĩ nơi đây giữa chúng ta: ngay khi nói chuyện bắt cầu để làm văn hóa giáo dục cho quê nhà, là dễ dàng bị chụp mũ là đầu hàng cộng sản. Thậm chí, còn có thể bị "xóa sổ, gạch tên" bởi chính những người mấy hôm trước còn ngồi họp chia sẻ mối quan tâm về xây dựng lại nền văn hóa dân tộc.

Nhưng thực sự, có phải nên ưu tiên cho giáo dục trong cuộc chiến vì dân chủ tự do quê nhà? Nghĩa là nên giúp xây trường ở Việt Nam? Hay là nên đốt trường, đốt bệnh viện vì cho là các hợp tác văn hóa giáo dục và y tế chỉ củng cố chế độ CSVN? Thái độ nào mới đúng là hợp với trí tuệ và từ bi?

Đại sứ Michalak nói về chính sách Mỹ: ông hy vọng rằng trong 20 năm tới, 75% giới lãnh đạo chính phủ Việt Nam lúc đó là những người tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ. Có nghĩa là, Mỹ muốn đầu tư giáo dục vào thế hệ con cháu Việt Cộng? Bởi vì một gia đình trung bình ở VN không cách chi đaì thọ nổi chi phí du học Hoa Kỳ. Thực tế như thế.

Chính sách Mỹ sử dụng văn hóa để dân chủ hóa VN thực sự đã hiển lộ từ lâu rồi. Vấn đề là nhiều người chúng ta không chịu thấy. Như chuyện hàng chục đại học Mỹ mỗi năm sang VN mở hội chợ về du học để chiêu dụ sinh viên Việt, hay việc Mỹ lập quỹ Vietnam Education Foundation (VEF) cho sinh viên và học giả VN, hay các chương trình trao đổi văn hóa ở các đại học Mỹ, hay các chương trình mời các nhà văn và học giả VN sang Mỹ vì đủ thứ lý do….

Tất nhiên là các chương trình giáo dục của Mỹ rất đa dạng. Nhưng chương trình làm nhà nước CSVN bực bội nhất là do cơ quan bất vụ lợi Hoa Kỳ National Endowment for Democracy (http://www.ned.org) đang cấp học bổng cho các trí thức từ Việt Nam muốn tìm học về hoạt động dân chủ.

Đó là học bổng Reagan Fascell Democracy Fellows của NED.  Mục đích của học bổng là giúp những người trí thức và các nhà hoạt động toàn cầu hiểu sâu hơn về dân chủ, cổ vũ sự thay đổi để tiến tới một đất nước dân chủ hơn. Một người trong nước VN từng được học bổng này là luật sư Lê Quốc Quân. Và khi luật sư Quân về lại VN đầu năm 2007, thì 4 ngày sau là bị công an bắt ngay để điều tra…

Người phụ trách chương trình, ông Zerxes Spencer, giải thích trên Đài Á Châu Tự Do RFA: "Học bổng Reagan Fascell Democracy ra đời từ năm 2001, tạo điều kiện cho giới học giả, trí thức, ký giả, các nhà hoạt động dân chủ trên thế giới có điều kiện tới thủ đô Washington của Hoa Kỳ để học hỏi thêm về dân chủ, khuyến khích và cổ vũ họ thực hiện sự thay đổi để đất nước của họ được thăng tiến hơn. Khoá học kéo dài năm tháng, qua đó những nhà học giả, giới trí thức, những nhà hoạt động dân chủ các nước có cơ hội ngồi lại để bày tỏ ý kiến và trao đổi kinh nghiệm của mình về dân chủ, nhân quyền, nhằm cỗ vũ khuynh hướng và khả năng thay đổi ngõ hầu dân chủ được thăng tiến hơn trên chính đất nước của mình…"

Nếu độc giả nào đang ở tại VN muốn xin học bổng này, xin vào trang: www.ned.org.

Vậy thì, có thể hy vọng 20 năm tới sẽ có dân chủ cho Việt Nam? Đối với đời người, 20 năm là quá dài; nhưng với một dân tộc, 20 năm có thể sẽ là quá ngắn.

Thực sự, ưu tiên cho giáo dục cũng không phải là khái niệm xa lạ gì với dân Việt. Bản tin "Education a priority choice for the Vietnamese Church" (Giáo dục, một lựa chọn ưu tiên cho Giáo Hội Việt Nam -- http://new.asianews.it/index.php?l=en&art=10568 ) trên mạng tin Công Giáo Châu Á ngày 16-10-2007 đã nói rõ ngay ở nhan đề bản tin, và cũng ngay ở đoạn đầu bản tin, trích dịch:

"Dalat (AsiaNews) - Giáo dục để phát triển con người toàn vẹn từ lâu đã là một trong những mục tiêu chính yếu của Giáo Hội [Công Giáo] tại Việt Nam, và đã được tái khẳng định như thế bởi vị tân Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN Đức Ông Nguyễn Văn Nhơn, vị được bầu vào nhiệm kỳ ba năm 2007-2010…" (hết trích dịch)

Không nói chuyện cao siêu gì hết, không bàn chuyện phức tạp gì hết… Giáo Hội Công Giáo VN đã quyết định gắn bó với dân nghèo, nơi đó những người đói nghèo sẽ được cứu tế từ thiện, và gắn bó với tuổi trẻ, nơi đó những em thiếu điều kiện đi học thì sẽ được học bổng nâng đỡ. Không cần bàn chuyện dân chủ tự do gì hết. Chuyện dân chủ tự do để người khác làm.

Nói như thế mới thấy tính phong phú đa dạng của xã hội. Không nên ép buộc một ca sĩ đá banh cho giỏi, đó là điều ai cũng thấy. Lịch sử sẽ ghi công các nhà hoạt động dân chủ như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Khắc Toàn, Vũ Cao Quận, Phương Nam, Trần Khải Thanh Thủy, vân vân… nhưng cũng sẽ ghi công những người đang lặn lội làm từ thiện và giáo dục ở các  trại mồ côi, làng xã hẻo lánh… Không thành phần nào cần phải chụp mũ hay xóa sổ thành phần nào.

Thực ra, các hội thánh Tin Lành đã chọn lập trường cứu tế xã hội và giáo dục văn hóa từ rất lâu rồi. Tại Quận Cam, người đầu tiên đi về VN để làm từ thiện và đặt nền móng giáo dục tình thương vẫn là các mục sư… Có phaỉ vì chính phủ Mỹ đã bí mật nói nhỏ cho các mục sư về chính sách đưa con cháu lãnh tụ Việt Cộng du học để chờ kết quả 20 năm sau?

Nhiều năm sau, người ta mới thấy các tăng ni và linh mục từ Quận Cam về VN góp sức làm từ thiện và văn hóa giáo dục. Lúc đầu là lặng lẽ âm thầm, vài năm gần đây mới công khai.

Nghĩa là một cách mặc nhiên, ai cũng lờ mờ thấy rằng con đường bền chắc để phát triển quê nhà phải là giáo dục. Nhưng để tới khi Đại Sứ Michalak nói cụ thể ra các con số cụ thể, như con số 20 năm để có 75% cán bộ trong chính phủ VN tương lai, chúng ta mới thấy rằng đây thực sự là một cuộc chạy đua. Trong khi Mỹ ưu tiên đưa du học từ đám con cháu cán bộ lãnh đạo CSVN và giới tư bản đỏ, thì  các tôn giáo VN lại giúp đỡ giáo dục cho những trẻ em nghèo nhất nơi quê nhà.

Thấy rõ, vẫn là dị biệt giữa chính trị và tôn giáo.

Riêng trường hợp Phật Giáo, cũng đã có những chuyển hướng đặt biệt sau những ngày vừa qua. Bài viết "Bài Học Bổ Ích" (http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=116513) của Thầy Thích Chân Tuệ đã nói lên chuyện của người nhổ đinh vì ân hận, nhưng các vết đinh vẫn còn in sâu trong lòng gỗ. Than ôi, chỉ mới nói chuyện từ thiện, mới nói chuyện giáo dục là đã bị chụp mũ đánh phá, bị xóa sổ rồi. Thế mới biết, đâu có phải ai cũng nhìn xa 20 năm như Đại Sứ Michalak.

Điều thấy rõ là các hoạt động Phật Giáo chắc chắn sẽ không thể còn như cũ nữa. Hết rồi, không thể như cũ nữa. Những thay đổi đang diễn ra từng ngày ở khắp nơi. Y hệt như vết đinh mà Thầy Thích Chân Tuệ đã viết.

Hòa Thượng Thích Pháp Tánh, trụ trì Tu Viện Hoa Nghiêm ở Santa Ana, Quận Cam, tuần này đã gửi thư tới tất cả các Phật Tử liên hệ, mời tham dự ngày Tu Niệm Phật dự kiến vào Chủ Nhật 21-10-2007, và mời tham dự Lễ Thành Đạo của Đức Bồ Tát Quán Thế Am và buổi thuyết trình đề tài "Cốt lõi của hai pháp môn: Nghe vào tự tánh và Phản văn trì danh Niệm Phật" Chủ Nhật 28-10-2007. Hòa Thượng Thích Pháp Tánh từ lâu đã nổi tiếng là bậc đại thiền sư của tông môn, và cũng là hàng long tượng của pháp môn Niệm Phật.

Điều chúng ta muốn nói nơi đây là, Hòa Thượng Thích Pháp Tánh nguyên trong hàng giáo phẩm cao cấp của Giáo Hội PGVNTN tại Hoa Kỳ và bây giờ thì xong rồi: trong Thư Mời này, ngài mời Phật Tử góp quỹ cứu trợ các gia đình nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ vừa qua, và tiền đó gộp chung với tiền thu trong Đại Lễ Quán Thế Âm sẽ do đích thân Hòa Thượng Thích Pháp Tánh mang về cứu trợ. Ngài mời quý Phật Tử nào muốn cùng tham dự chuyến đi xin liên lạc về Tu Viện, số phone (714) 775-6799. Người viết bài này, cũng là một đệ tử từng tới Tu Viện Hoa Nghiêm nhiều năm, xin gửi lời chúc lành tới ngài và quý Phật Tử.

Nhìn về 20 năm sau. Bắt cầu, từ thiện và giáo dục. Thấy rõ là đang có thêm nhiều Thầy đồng ý với Đại Sứ Michalak rồi vậy.

Điều đó cũng có nghĩa là sức ép từ các nhà dân chủ đã hiển lộ hiệu quả ở một hướng khác: thúc đẩy xã hội khép kín này phải mở cửa rộng thêm. Và đây chính là hình ảnh của tay trái và tay mặt cần phải hỗ tương nhau, chứ đừng để tự mình tay trái đánh tay mặt. Bởi vì, có cánh tay nào thực sự cần xóa sổ cánh tay nào? Đây cũng chính là diệu dụng của từ bi và trí tuệ vậy.

 

Bạn có ý kiến chia sẻ với diễn đàn, nhấn vào đây.

Giac Ngoc: Xin cam on nha bao Tran Khai ve bai viet da the hien tinh trung thuc cua su nhan dinh khach quan, phan tich sau sac, van phong chuan muc, nghiem tuc, da noi len tam tu cua nguoi viet la chi nhin thang toi muc dich toi hau cua moi ton giao la TU BI. Rieng Dao Phat, con duong thuc hien Tu Bi con phai tan dung TRI TUE thi anh sang Tu Bi do moi co the soi toi tung ngo ngach toi tam. Qua that, "Day chinh la dieu dung cua Tu Bi va Tri Tue".

Bat hanh thay, cuoc khung hoang cua GHPGVNTN hien nay la do cai nhin khong dong nhat cua hang Chu Ton cao cap trong GH, khong chap nhan muc dich gan, muc dich xa. Te hai hon "Ai khong lam dung nhu ta lam, ke do la ke phan boi ta. Ta phai loai tru!". Co phai chinh tu cai nhin nay ma  "Tay trai, tay mat dang tu danh vao nhau cang luc cang du doi vi moi phut giay qua, moi ben lai phan tich them nhung chi tiet vi te trong ngon tu qua lai ma cang luc cang roi xa MUC DICH CHUNG LA CUU DO CHUNG SANH !

Tay trai bung chen com, tay phai cam dua thi thuc an moi nhe nhang duoc dua vao mieng, nuoi song than tam. Ca hai tay cung dut lia thi than nay kho so biet bao, Quy Ngai oi !

Gan toi ngay ky niem Duc Quan The Am thanh Dao, xin Quy Ngai cung tung lai pham Pho Mon ma chiem nghiem. Quan The Am Bo Tat phai hien than muon hinh van trang the nao moi do thoat cho moi loai chung sanh von khac biet nhau? Neu cu "gach ten, xoa so" nhung gi khong dong nhat thi co may chung sanh duoc do thoat?

Nam Mo Cuu Kho Cuu Nan Quan The Am Bo Tat
Giac Ngoc

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT

Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.

Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.

Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.

Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định.

Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 

HIẾN CHƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI  MỞ  ĐẦU 
 
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.