.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

  VẤN ĐỀ GIÁO HỘI THỐNG NHỨT 10/2007

Diễn văn Khai mạc Đại hội
Huynh trưởng GĐPTVN tại Hoa Kỳ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại Chứng minh,
Kính Bạch Chư Tôn Ðức Giáo Phẩm Chứng minh,

Kính Thưa Huynh Trưởng Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam trên thế giới Kiêm Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hải ngoại,

Kính thưa Huynh Trưởng Chủ Tịch Hội Ðồng Huynh Trưởng Cấp Tấn Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ,

Kính Thưa qúy vị Thiên tri thức và khách quý,

Kính thưa tất cả Anh Chị em Huynh Trưởng Ðại biểu.

Trên và trước hết Chúng con xin được cung kính đê đầu đảnh lễ Chư Tôn Ðức Giáo Phẩm đã thương yêu, che chỡ bảo bọc cho chúng con, cho Tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ mỗi ngày một lớn mạnh để thực hiện hạnh nguyên của chúng con và cũng giữ vững niềm tin cao qúy đối với Tam Bảo.

Chúng em cũng xin được hân hoan chào đón Huynh Trưởng Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử Việt Nam trên Thế giới kiêm Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hải ngoại, Hạnh nguyện và nếp sống an nhiên tự tại cũng như nụ cười kham nhẫn của Anh đã là tấm gương sáng cho chúng em soi rọi trong hoàn cảnh nghiệt ngã, đau thương của Tổ chức khắp nơi trên Thế giới.

Chúng tôi cũng xin hân hoan chào mừng, cung tiếp các vị Thiện tri thức, khách qúy của Tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.


Kính Bạch Chư Tôn Ðức
Kính Thưa chư liệt vị
Anh Chị em Ðại biểu thân thương,

Trong chiều dài lịch sử hơn 70 năm Tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam của chúng ta chính là thế hệ mà Chư Tôn Ðức tiền bối hữu công quan tâm, thao thức, dốc lòng dựng xây nhằm kiến tạo lực lượng kế thừa cho sự nghiệp chung của Phật Giáo Việt Nam, như lời Bác Tâm Minh Lê Ðình Thám khẳng định: "không một thành tựu vững bền nào mà không nhắm đến tầng lớp thanh thiếu nhi vì họ là những người kế tục trong mai hậu”, lời khẳng định hay bản Tuyên ngôn khai sinh Tổ chức Áo Lam chúng ta. Và từ đó Sen Trắng đã ươm mầm, vươn mình để thành tâm xây đời hộ đạo.

Ngày nay Gia Ðình Phật Tử Việt Nam không còn là một phong trào mà là một thực thể sống đang tồn tại trong lòng Dân tộc và Ðạo pháp. Áo Lam, Hoa Sen Trắng đã hiện diện khắp nơi trên qủa địa cầu này để góp phần mình điểm tô cho cuộc sống, nguyện làm đẹp cho cuộc đời bằng hạnh nguyện dấn thân, không mong cầu danh lợi.

Phát tâm” Vô ma khảo bất thành đại đạo” là chí nguyện để vượt qua khó khăn trong qúa trình thực hiện Phật sự. Và trong thực tế đã từng trải, mỗi giai đoạn chúng ta đi qua đều có những chướng duyên bủa trùng, thử thách, khảo đảo. Và hiện tình sinh hoạt của chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, và không khó khăn nào bằng phải vượt qua nội chướng.

Trong thời gian qua, kễ từ khi Giáo chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và thông bạch hướng dẫn của Viện Hóa Ðạo ban hành liên quan đến tình hình thay đổi của Giáo Hội và Gia Ðình Phật Tử từ quốc nội cho đến hải ngoại gây ảnh hưởng không ít đến sự nghiệp hoằng dương Chánh Pháp của Chư Tôn Ðức cũng như việc tu học của Phật Tử nhất là đối với Tổ chức Gia Ðình Phật Tử, một tổ chức giáo dục tuổi trẻ có bề dày lịch sử hơn 70 năm phát triển, gắn bó cọng sinh với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

• Chưa bao giờ Gia Ðình Phật Tử Việt Nam ở trong một tình huống bi thương như hiện nay, hơn cả lúc bị bạo quyền áp bức đến cùng cực.

• Chưa bao giờ Gia Ðình Phật Tử Việt Nam bị rẻ rúng, bị chối bỏ một cách không thương tiếc như hiện nay và càng đau lòng hơn nữa là bị chối bỏ bởi chính Hòa Thượng mà cơ cấu hành chánh đã thay đổi nhưng danh xưng vẫn là một: Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành!!!.

• Chưa bao giờ Gia Ðình Phật Tử Việt Nam mà từ hơn 70 năm qua luôn được Giáo Hội và cộng đồng Dân tộc trong cũng như ngoài nước ấp ủ, tin yêu kễ từ khi Tổ chức giáo dục này được hình thành và phát triển lại bị chính người thân của mình xua đuổi, lên án, buộc tội. Ðớn đau hơn là đưa con em của mình cho các thế lực vô minh hành xử, và vô hình chung muốn mượn tay của các thế lực này thanh toán con em của mình…

• Chưa bao giờ trong Lam sử hy hiến, Ðoàn viên Gia Ðình Phật Tử bị bức tử nhiều như lúc này, không phải một hai thân mạng mà cả một Ban Hướng Dẫn và cả một Tổ chức…Ðau đớn không phải như Huynh Trưởng Phan Duy Trinh, không phải như Nguyễn Ðại Thức lại càng không phải chết như Ðào Thị Yến Phị, nguyễn Thị Vân và cũng không phải như Bồ Tát tại gia Viên Lạc Phạm Gia Bình hày Hạnh Minh Hồ Tấn Anh. Không phải chết vì bàn tay hay nguyên nhân từ những thế lực vô minh, cường quyền ác bá mà chết vì Thông Bạch, Thông cáo Báo Chí. Không phải chết cho vì lý tưởng giải trừ Pháp nạn và quốc nạn, cũng không phải chết Cho vì Ðạo pháp và Dân tộc mà phải chết, bị chết vì không khâm tuân, vì tiếm danh, vì không chung cùng phương thức và lề lối đấu tranh của thế gian, chết như những trung thần được nhà Vua ban cho chén thuốc độc bởi gian thần sàm tấu … 

 

Kính Bạch Chư Tôn Thiền đức.
Kính Thưa Chư liệt vị Thiện tri thức, quý vị khách qúy,
Kính Thưa Anh chị em Huynh Trưởng Ðại Biểu,

Ngược dòng thời gian, từ năm 1932, Ban Ðồng ấu. tổ chức thanh thiếu niên Phật Giáo xuất hiện, được chăm sóc bởi nhiều đạo hữu có đạo tâm và có tầm nhìn xa cho tương lai Phật Giáo. Cho đến năm 1940, Bác sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám thành lập đoàn Phật học Đức Dục để giảng dạy Phật Pháp, nâng cao trí thức cho tầng lớp thanh niên Phật giáo đồng thời hỗ trợ cho Ban Ðồng ấu lúc này đã được thành lập khá nhiều. Phong trào càng ngày càng lan rộng và càng mạnh mẽ nên đến Phật Ðản năm 1944, Ðại Hội Thanh Thiếu Ðồng niên Phật Giáo ở đồi Quảng Tế Huế đã chính thức khai sinh Gia Ðình Phật Hóa Phổ, tiền thân của Gia Ðình Phật Tử ngày nay. Tuy có thời gian gián đoạn vì thời cuộc, Gia Ðình Phật Hóa Phổ đã nhanh chóng tái sinh hoạt  và đuợc Hội Phật học Trung Phần ra quyết định thừa nhận năm 1947. Từ đó, Gia Ðình Phật Hóa Phổ ngày càng phát triển và lan rộng ra nhiều địa phương khác từ Bắc đến Nam, được các Hội Phật Học cũng như Giáo Hội Tăng già đỡ đau và công nhận. Ðến tháng 4 năm 1951, sau Ðại Hội tại chùa Từ Ðàm, Gia Ðình Phật Hóa Phổ chính thức đổi tên là GIA ÐÌNH PHẬT TỬ và thống nhất cả nước. Tuy vậy, GIA ÐÌNH PHẬT TỬ vẫn hoạt động trực thuộc các tập đoàn Phật giáo khác nhau.

Từ năm 1964, sau pháp nạn, Gia Ðình Phật Tử lúc này được đặt dưới sự điều hành của Gia Ðình Phật Tử Vụ mà Vụ Trưởng là Huynh Trưởng Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương mà Huynh Trưởng Trưỏng Ban phải được Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc bầu lên – Gia Ðình Phật Tử Vụ là một trong năm Vụ của Tổng Vụ Thanh Niên.

Gia Ðình Phật Tử luôn luôn đặt mình trong mọi sinh hoạt của Giáo hội, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng của Giáo hội, là cánh tay đắc lực trong mọi hoạt động của Giáo Hội. Gia Ðình Phật Tử cũng luôn luôn sát cánh kề vai cùng Giáo hội trong những lần pháp nạn, những biến động mang tính cách sinh tử của Phật Giáo khi đối mặt với thế quyền. Ðoàn viên Gia Ðình Phật Tử cũng đã hy sinh xương máu và nước mắt trong công cuộc bảo vệ Ðạo Pháp và Tổ chức vượt qua phong ba, bảo táp của cuộc đời.

Sau quốc nạn 1975, Gia Ðình Phật Tử trong nước vẫn thầm lặng sinh hoạt dù có bao nhiêu chướng duyên, trở ngại nhiều phía để rồi cuối cùng hiên ngang trở lại với bộ đồng phục từ Trung cho đến Nam. Trong lúc đó, hạt giống Lam đồng thời nảy mầm trên các châu lục khác tạo thành một Liên Trì tươi đẹp Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam trên Thế giới đã hình thành tại Bồ Ðề Ðạo Tràng năm 2004 xứng đáng tiếp nối bước đi và kỳ vọng của các bậc tiền buối hữu công.

Gia Ðình Phật Tử hoạt động theo phương thức tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nên dù có một số Huynh Trưởng, Ðoàn viên có chính kiến khác nhau, tư tưởng lập trường khác nhau nhưng vẫn tuân phục quyết định chung, do vậy, tổ chức vẫn hoạt động theo đúng mục đích tôn chỉ như từ thuở mới ra đời, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thế lực nào, lý thuyết nào. Từ trước đến nay, Giáo Hội luôn để cho Gia Ðình Phật Tử tự quyết định mọi công việc của mình kể cả vấn đề nhân sự. Mọi gợi ý cũng chỉ dừng ở mức gợi ý, không tiến xa hơn.

Hiện nay, cho dù bị chối bỏ, Gia Ðình Phật Tử vẫn một lòng sắc son, trung kiên với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tạm thời, khi qúy ngài chưa nhìn lại. Gia Ðình Phật Tử vẫn tiếp tục hoạt động và Nội Quy và Quy Chế Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử vẫn là kim chỉ nam cho mọi sinh hoạt của Gia Ðình Phật Tử.

 

Kính Bạch Chư Tôn Túc,
Kính thưa Chư liệt vị,
Kính Thưa Anh Chị Em Huynh Trưởng Ðại biểu,

Dầu thế quyền hay thần quyền, lịch sử vẫn phải là lịch sử, chính sử của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất sẽ được ghi: "Vào đầu thế kỷ thứ 21 một đứa con trung trinh nhất quán, một hiếu tử của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bị tham vọng cá nhân, bè phái bức tử”. Nhưng bàn tay nhỏ bé làm sao che nỗi ánh sáng rạng ngời là Lý tưởng giáo dục tuổi trẻ Phật Giáo Việt Nam của Tổ chức Gia Ðình Phật Tử mà những Huynh Trưởng lãnh đạo, cả cuộc đời, tận tụy, hy hiến… Bùn nhơ đâu có thể dễ dàng làm hoen ố đóa Sen Trắng.

 

Kính Bạch chư Tôn Ðức,
Kính thưa Chư liệt vị,
Kính thưa Anh Chị em Huynh Trưởng Ðại biểu,

Ðại Hội Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa kỳ Kỳ VIII được khai diễn không phải tu chính sửa đổi Nội Quy, Quy Chế Huynh Trưởng là khuôn vàng thước ngọc là pháp lý thế gian cũng như xuất thế gian mà ý chí kim cương bất hoại của 95 Huynh Trưởng Ðại Biểu của 25 phái đoàn từ Trung Ương đến đơn vị Gia Ðình đã đưa cao khi biểu quyết tính pháp lý của Bản Nội Quy Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ðại Hội cũng không phải để xét lại lập trường, đường hướng, vị trí của Tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà chỉ xác quyết lập trường:

• Không có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là không có Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.

• Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang gặp khó khăn, giặc đã đến Tử cấm Thành, gian thần đang hoành hành… Chúng ta phải kiện toàn tổ chức để làm hậu thuẩn cho sự phục hoạt quang vinh của Giáo Hội là nhiệm vụ trước mắt của Tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam, và phải sẳn sàng cứu nguy Giáo Hội dù phải hy sinh thân mạng.

Muốn được như vậy chúng ta cần xác lập những Phật sự cần được thống nhất sắp đến:

• Thực hiện chỉ thị của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam trên thế giới và chúng ta phải bình tỉnh, giữ thái độ im lặng, không vạch áo cho người xem lưng.

• Vẫn một lòng cung kính đối với Chư Tôn Ðức chức sắc các cấp của Giáo Hội, phải yêu thương hơn đối với những người xa rời Tổ chức, và học theo Hạnh nguyện Bi mẫn của Ðức Ðệ nhất Tăng Thống, Ðại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết: " nếu tôi có chết thì hãy cầu nguyện cho những người đã giết chúng tôi…” hay như lời dạy bảo của Ðức đệ nhị Tăng Thống Ðại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên Trong Thông Diệp kêu gọi Hoà Bình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: "hãy đem thân mạng của mình để ngăn bước chân của thần chiến tranh đang hoành hành trên quê hương nghèo nàn, khốn khó Việt Nam, hay lời kêu gọi thắm thiết của Ðại Lão Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu Gởi cho Tăng Ni, Phật Tử hải ngoại: " Phải tương kính, tương sám để cùng nhau hành đạo nơi xứ người.

Và sau cùng, Ðạo Phật là Ðạo như thật, chân lý tối thượng… Chúng tôi dù muốn hay không, cũng phải trình bày một phần của sự thật: Chúng tôi cung kính trích lời của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Ðại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang chỉ dạy ngày 25 tháng 3 năm 2008: "TÔI CÁM ƠN VÀ TÁN THÁN VÌ TRƯỚC SAU NHƯ MỘT, QÚY VỊ CŨNG VIẾNG THĂM, VẤN AN TÔI. NẾU CẦN MỘT LỜI KHUYÊN THÌ ÐÓ LÀ:  TRƯỚC SAU MÌNH VẪN LÀ MÌNH, KHÔNG THAY TÊN ÐỔI HỌ, OAN TRÁI NÊN NHẬN CHỨ KHÔNG NÊN BIỆN BẠCH. QÚY VỊ LÀM ÐÚNG, DÙ KHÔNG AI CÔNG NHẬN, QÚY VỊ CŨNG TỒN TẠI, QÚY VỊ LÀM SAI, DÙ CÓ HÀO QUANG NÀO CHE CHỞ, QÚY VỊ CŨNG BỊ ÐÀO THẢI…”

Vì thế, cho nên bất cứ lúc nào, ở đâu, Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử Việt Nam chúng ta phải tự kiện toàn nhân cách của mình và cho tổ chức trên cộng đồng trong nước cũng như hải ngoại.

Tuyệt đối không xúc phạm Chư Tôn Ðức Giáo Phẩm, không tranh luận, biện bạch đễ hoàn thành nhân cách chính mình và không để kẻ xấu có cơ hội khai thác, lũng đoạn Giao Hội và Tổ chức chúng ta.

 

Kính Bạch Chư Tôn Thiền Ðức,
Kính Thưa Chư Liệt vị Khách quý
Kính thưa Anh Chị em Huynh Trưởng Ðại Biểu,

Trong ánh sáng tỏa ra từ hào quang của Chư Phật, Chư bồ Tát, Chư Lịch Ðại Tổ sư. Trong ánh sáng từ ngọn lữa thiêng của Bồ Tát Thích Quảng Ðức và của các Thánh Từ Ðạo. Trong ánh mát rạng ngời của Bác Tâm Minh Lê Ðình Thám của các Bậc tiền bối hữu công, của hàng hàng lớp lớp Chư vị Cố Vấn Giáo Hạnh và Chư vị Huynh Trưởng, Ðoàn sinh qúa cố và trước ánh mắt đầm ấm, yêu thương, tin tưởng của Chư Tôn Ðức Hòa Thượng, Thượng Toạ Ðại Ðức Tăng Ni hiện tiền, của các Bậc Thiện tri thức và của gần 100 Huynh Trưởng Ðại Biểu khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ về phó Hội. Nhân danh Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ chúng con, chúng tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Ðại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc Hoa Kỳ Kỳ VIII.

Nam Mô Công Ðức Lâm Bồ Tát Ma Ha tát.

 

Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai
Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương
Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ

 

Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống (Đức Phật Thích Ca)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT

Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.

Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.

Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.

Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định.

Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 

HIẾN CHƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI  MỞ  ĐẦU 
 
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.