VẤN ĐỀ GIÁO HỘI
THỐNG NHỨT 10/2007 |
Phải chi, thời ăn lông ở lỗ !
-
PSN - 11.09.2008 - Mặc Giang

Ta nhìn lại, ngược thời kỳ trung cổ
Cái thời kỳ, ăn lông ở lỗ xa xưa
Thấy thương thương, và tội nghiệp quá đi chưa
Sống chơn chất, thật sơ khai dung dị
Con người, khép từng bộ lạc nho nhỏ
Tình người, khép từng dòng tộc tồn sinh
Nếu may mắn, thì tộc trưởng anh minh
Thật man rợ, sa vào tay bạo chúa
Cái độc đoán, độc tôn, độc quyền, đóng khố
Cái độc chuyên, độc chính, độc lộng, đóng băng
Cái sân si, tật đố, ngã mạn, đóng gông
Cái mục thị, vô nhân, vô hậu, đóng tuyết
Thời đại hôm nay, văn minh, khoa học
Nhân loại hôm nay, tiến hóa, thăng hoa
Nhưng nhiều nơi trên thế giới vẫn trầm kha
Vẫn nghiệt ngã, bởi những con người không thể tưởng
Thời cổ hủ, thì đích thị là bạo chúa
Còn thời nay, ngôn từ nào mới chính danh
Họ cho rằng, họ là bậc cái thế hùng anh
Người bình dân hay lê thứ, không dám nhận
Dù thất học, hay i tờ lẫn lộn
Dù vỡ lòng, hay bập bẹ đánh vần
Nhưng phải trái, trắng đen, tà chánh, chưa kịp thả lên cân
Biện xảo, ma đầu, đảo lộn, trá hình, không làm sao đánh lận
Không phải ngồi trên ngôi bậc, rồi muốn nói gì thì nói
Không phải ngồi trên tột đỉnh, rồi muốn làm gì thì làm
Dù dân giả, thấp cổ, bé miệng, lại bị thiết ngàm
Nhưng khẩu còn không phục, chứ đừng nói là tâm phục
Lục chồng sách cũ, đọc vài cuốn nhện bọc
Hay xem vài phim, thuở trung cổ sơ khai
Sao giống quá đi, chẳng khác một mảy may
Phải chi, ta đang sống thời ăn lông ở lỗ !!!
Tháng 9 – 2008
Mặc Giang
|
|
|
|
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT |
Ngày 31 tháng
XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội
đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã
khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.
Đại biểu đại
hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT
VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT
GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống
và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.
Đại hội suy
tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa
thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích
Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.
Ngày
12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các
tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã
Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của
giáo hội đã qui định.
Dưới đây bản
HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517.
HIẾN
CHƯƠNG
GIÁO
HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
LỜI
MỞ ĐẦU
Công
bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc
tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự
đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường
thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá
biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.
Quan
niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều
hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như
của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ
lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc
biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam.
|