.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)

BBC NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một  văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers)  như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự  Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa  ngàn  đời, Bụt ngàn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)

Thầy Thích Nhất Hạnh  sanh năm 1926, Thầy xuất gia năm 16 tuổi. Chỉ 8 năm sau Thầy dựng lên Trung tâm  Phật giáo  Ấn quang (An Quang Buddhist Institute) tại Sài Gòn. Năm 1961 Thích Thích Nhất Hạnh -người được những  môn đồ  gọi là Thầy- đã xuất ngoại du học tại Hoa Kỳ và giảng dạy môn Tôn giáo đối chiếu tại các đại học Columbia và Princeton. Hai năm sau Thầy quay trở về quê hương để góp phần hướng dẫn  nỗ lực hòa bình của Phật giáo.

Rằm tháng hai năm 1964 Thầy thành lập Dòng tu Tiếp hiện (the Order of Interbeing), vào đúng giai đoạn chiến tranh leo thang khốc liệt tại Việt Nam, lúc mà  giáo lý của Đức Thế Tôn cần thiết vô cùng để đối đầu lại với hận thù, bạo động và chia rẽ đang bao phủ khắp quê nhà. Vào giai đoạn này. Dòng tu bao gồm một số nhỏ những thành viên chí nguyện dấn thân vào những công tác xã hội và hành trì theo lý tưởng của Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời. Dòng tu được xây dựng trên căn bản của 14 giới Tiếp Hiện, cũng còn được gọi là những phương pháp thực tập chánh nhiệm. Cũng trong năm ấy với một nhóm những giảng sư và sinh viên đại học tại Việt nam ngài thành lập nên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội đào tạo những nhóm tác viên trẻ tuổi dấn thân vào những làng mạc xa xôi giúp xây cất  những trường học, những bệnh xá và gầy dựng lại những thôn xóm đã bị hủy diêt vì đạn bom. [ Tháng 2 năm 1964 Thầy thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học tại Sài Gòn, và chỉ non 14 tháng sau nó được Thầy nâng lên thành Viện đại học Vạn Hạnh (bổ túc của Phù Sa) ].

Hai năm sau, vào năm 1966, Thầy rời Việt nam ra xứ ngoài để vận động kêu gọi hòa bình. Nhà cầm quyền  đương thời vì thế cấm cửa không cho phép Thầy  hồi hương. Năm 1967 khi đề nghị Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho Thầy, ông Martin Luther King đã phát biểu:  "Ông thầy tu mãnh khảnh xuất thân từ Việt nam này, ngài là một học giả uyên thâm. Những phát kiến cho hòa bình của ngài, nếu áp dụng được, sẽ dựng nên một tượng đài cho tinh thần  hòa đồng, tình huynh đệ  và nhân bản".

Năm 1969 Thầy hướng dẫn Phái đoàn Hòa bình Phật giáo tham dự Hội nghị Hòa bình Paris và thành lập Unified Buddhist Church (UBC) tại Pháp quốc. Lúc khởi đầu Giáo hội đặt cơ sở tại Thiền Đường Sweet Potatoes năm 1975. Pháp Từ của Thầy được truyền bá mỗi lúc một rộng rãi và tăng đoàn phát triển mạnh mẽ. Năm 1982 Làng Mai (Plum Village) được thành lập. Tọa lạc tại miền nam nước Pháp, Làng Mai là một Trung tâm Thiền tập và là cơ sở của Dòng tu Tiếp hiện. Mỗi năm hàng ngàn người khắp nơi trên thế giới từ những truyền thống tâm linh khác nhau khắp nơi đổ về Làng Mai để nghe pháp thoại và tu tập. Đây là trú xứ thường xuyên của Tăng đoàn (đoàn thể của những người tu tập) gồm khoảng 150 các thầy, các sư cô cùng các cư sĩ thường trú (Số thiền sinh gia tăng theo thời gian, tính đến nay thì đã vượt xa con số 150 / PS bổ túc).

Điểm nổi bật của pháp môn thầy Thích Nhất Hạnh trao truyến là việc nhấn mạnh đến yếu tố hạnh phúc, hạnh nguyện  dấn thân vào đời và áp dụng được phương pháp thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày. Chánh niệm là có mặt trong phút giây hiện tại để có thể có thể nhận diện được những gì đang xẩy ra trong thân, trong tâm ta và cả trong thế giới chung quanh ta. Pháp môn Thầy dạy chú trọng đến thực tập hơi thở và tỉnh thức đầy chánh niệm từng hơi thở một. Thầy vẫn thường nhắc nhở đệ tử, bất cứ một việc gì xẩy ra đều có thể là cơ hội ngàn vàng để ta có thể tiếp xúc được với thực tại nhiệm mầu, cả đến như chuyện rửa bát hay lái xe. Thầy dạy chúng ta cần nên chấm dứt cuộc nội chiến trong tâm mình, lắng dịu lại cái bung xung trong tâm mình và trở về với giây phút hiện tại. Khi ta được an lành, khi ta hạnh phúc thì ta có thể mỉm nụ cười và ai ai trong gia đình, trong toàn thể xã hội quanh ta đều được hưởng lợi lạc từ niềm an lành của ta. Nhờ thế ta có thể  thực chứng ý nghĩa câu "Không có con đường đẫn tới hạnh phúc – Hạnh phúc là Con đường".

thichnhathanh.shtml

 

 Theo dấu thiền sư 7


Làm sao khôi phục trái đất?
Thảo luận giữa thiền sư Thích Nhất Hạnh và khoa học gia David Suzuki

Điều gì xảy ra khi một trong những vị thầy Phật giáo được tôn kính nhất và một nhà lãnh đạo tư tưởng trong lĩnh vực môi trường sẽ cùng đối mặt với câu hỏi: Điều gì khiến bạn hy vọng rằng chúng ta có thể tạo nên sự tỉnh thức cộng đồng cần thiết cho việc khôi phục lại một trái đất lành mạnh?

Câu hỏi sẽ được trả lời trong buổi thảo luận giữa thiền sư Nhất Hạnh, nhà thơ, nhà hoạt động cho hòa bình và nhân quyền, với ông David Suzuki người Canada – một nhà khoa học đã đoạt giải thưởng, đồng thời cũng là nhà môi trường học và dẫn chương trình truyền hình - sẽ diễn ra ngày 15 tháng 8 sắp tới tại Vancouver.

Cuộc mạn đàm sẽ dựa trên giả thuyết rằng hiện nay ai cũng biết loài người đang tàn hại trái đất, phá hủy hệ thống sinh thái và thay đổi điều hòa khí hậu, vậy mà chúng ta vẫn hành xử như thể không có chuyện gì xảy ra. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao thay đổi hành vi của con người để có thể đưa thế giới đi đúng vào con đường có khả năng trao lại cho các thế hệ con cháu chúng ta một hành tinh khỏe mạnh.

Tuy rằng chỉ những ai có vé mời mới được tham dự trực tiếp, nhưng buổi tọa đàm sẽ được ghi hình và phát trên YouTube và trên các trang mạng quốc tế, và nhờ vậy ảnh hưởng của hai nhà lãnh đạo sẽ lan rộng trong nhiều tuần và tháng sắp tới.

Sự kiện này là 1 phần trong chuyến thăm thành phố Vancouver kéo dài 2 tuần của thiền sư Nhất Hạnh. Các chương trình khác bao gồm: khóa tu 4 ngày “Đánh thức trái tim chánh niệm” từ 8 tới 13 tháng 8; một bài pháp thoại công cộng ngày 14 tháng 8 tại trường đại học British Columbia và một triển lãm thư pháp của thiền sư tại Trung tâm Thính đường Châu Á cũng của trường đại học này từ ngày 6 tới 11 tháng 8.

Thiền sư Nhất Hạnh sinh tại miền Trung Việt Năm vào năm 1926, xuất gia khi 16 tuổi và thọ cụ túc giới năm 1949. Ngài đã sáng lập nhà xuất bản Phật giáo và trường đại học Phật giáo Vạn Hạnh tại Sài Gòn, và đầu những năm 60 sáng lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội tại Sài Gòn để cứu giúp nạn nhân chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1960 tới 1963, ngài nghiên cứu môn tôn giáo tỷ giáo (so sánh các tôn giáo) tại đại học Princeton và giảng dạy về Phật giáo tại đại học Columbia, Hoa Kỳ.

Năm 1969, thiền sư Nhất Hạnh tham gia phái đoàn Phật Giáo Hòa Bình tại Hòa Đàm Paris. Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết năm 1973, ngài bị các nhà chức trách Việt Nam tước quyền nhập cảnh Việt Nam.

Phải lưu vong tại Pháp, vào năm 1982 thiền sư đã thành lập trung tập thiền tập Làng Mai tại vùng Dordogne miền tây nam nước Pháp. Ngài cũng thành lập 2 tu viện tại Việt Nam và nhiều tu viện cũng như trung tâm tu học ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Năm 2005, thiền sư được trở về quê hương để hoằng pháp và còn về thêm vài lần những năm sau đó. Năm 2008, ngài thành lập Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu đặt tại Waldbröl, nước Đức.

Thiền sư là tác giả của hơn 100 cuốn sách trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh, và hướng dẫn rất nhiều khóa tu vòng quanh trái đất về “nghệ thuật sống chánh niệm”.

Thiền sư Nhất Hạnh cũng là một nhà thư pháp được yêu thích. Các tác phẩm thư pháp của ngài lần đầu tiên được triển lãm tại phòng trưng bày Nghệ Thuật và Bảo Tàng của trường đại học Hồng Kông vào năm 2010. Triển lãm thư pháp của ngài tại đại học British Columbia sẽ có tiêu đề “Thiền Thư Pháp: nghệ thuật chánh niệm của Thích Nhất Hạnh”. Vào cửa tự do.

Nguồn tin: Thich Nhat Hanh and David Suzuki to Discuss How to Restore Health to the Planet

 

Thich Nhat Hanh and David Suzuki to Discuss
How to Restore Health to the Planet

What happens when one of the world's most revered Buddhist teachers and a leading thinker on the environment are faced with the following question: What gives you hope that we can bring about the collective awakening needed to restore health to the planet?

We will find out on August 15 when Buddhist monk, poet, peace and human rights activist, Thich Nhat Hanh, sits down in Vancouver with Canada's David Suzuki, an award winning scientist, environmentalist and broadcaster, to discuss the path forward to a more sustainable way of living.

Their conversation will be based on the premise that it is well known that humans are harming the earth, destroying its ecosystems and disrupting the climate. But we act as if it is not happening. So the issue is how to bring about the change in human behavior that is needed to put the world on a path that will ensure a healthy planet for future generations.

Although attendance at the discussion is by invitation only, it will be filmed and made available on YouTube and on international websites. This means the influence of the two leaders will spread widely in the weeks and months ahead.

The event is part of a two-week visit to Vancouver by Thich Nhat Hanh that will include a four day "Awakening the Heart Mindfulness Retreat" from August 8 to 13, a public lecture on August 14 at the University of British Columbia, and an exhibition of Thich Nhat Hanh's calligraphy at the university's Asian Auditorium Centre from August 6 to 11.

Thich Nhat Hanh was born in central Vietnam in 1926 and joined a Zen monastery at the age of 16, becoming fully ordained in 1949. He founded a Buddhist publishing house and the Van Hanh Buddhist University in Saigon and, in the early 1960s, he established the School of Youth for Social Services (SYSS) in Saigon to alleviate the suffering of those affected by the Vietnam War. From 1960 to 1963 he studied comparative religion at Princeton University in the United States and lectured in Buddhism at Columbia University.

In 1969, Thich Nhat Hanh was a delegate for the Buddhist Peace Delegation at the Paris Peace talks. That same year he established the Unified Buddhist Church in France. Following the signing of the Paris Peace Accords in 1973, he was denied re-entry to Vietnam by the authorities.

Exiled to France, he established the Plum Village Buddhist Centre and monastery in Dordogne region of south west France in 1982. He has also established two monasteries in Vietnam, and monasteries and Dharma centres in the United States and Europe. In 2005, Thich Nhat Hanh was granted permission to return to Vietnam to teach, and he has been returning regularly since 2007. In 2008 he founded the European Institute of Applied Buddhism in Waldbröl, Germany.

He is the author of over 100 books, over forty of them in English, and leads retreats around the world on "the art of mindful living."

Thich Nhat Hanh is also an acclaimed calligraphist. His work was first exhibited at the University Museum and Art Gallery of The University of Hong Kong in 2010. His exhibition at the University of British Columbia is titled "Calligraphic Meditation: the Mindful Art of Thich Nhat Hanh." Admission is free.

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC :

PHẬT SỰ

VU LAN 2551

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III - II

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6 | 7

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM :

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.