.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)

BBC NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một  văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers)  như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự  Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa  ngàn  đời, Bụt ngàn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)

Thầy Thích Nhất Hạnh  sanh năm 1926, Thầy xuất gia năm 16 tuổi. Chỉ 8 năm sau Thầy dựng lên Trung tâm  Phật giáo  Ấn quang (An Quang Buddhist Institute) tại Sài Gòn. Năm 1961 Thích Thích Nhất Hạnh -người được những  môn đồ  gọi là Thầy- đã xuất ngoại du học tại Hoa Kỳ và giảng dạy môn Tôn giáo đối chiếu tại các đại học Columbia và Princeton. Hai năm sau Thầy quay trở về quê hương để góp phần hướng dẫn  nỗ lực hòa bình của Phật giáo.

Rằm tháng hai năm 1964 Thầy thành lập Dòng tu Tiếp hiện (the Order of Interbeing), vào đúng giai đoạn chiến tranh leo thang khốc liệt tại Việt Nam, lúc mà  giáo lý của Đức Thế Tôn cần thiết vô cùng để đối đầu lại với hận thù, bạo động và chia rẽ đang bao phủ khắp quê nhà. Vào giai đoạn này. Dòng tu bao gồm một số nhỏ những thành viên chí nguyện dấn thân vào những công tác xã hội và hành trì theo lý tưởng của Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời. Dòng tu được xây dựng trên căn bản của 14 giới Tiếp Hiện, cũng còn được gọi là những phương pháp thực tập chánh nhiệm. Cũng trong năm ấy với một nhóm những giảng sư và sinh viên đại học tại Việt nam ngài thành lập nên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội đào tạo những nhóm tác viên trẻ tuổi dấn thân vào những làng mạc xa xôi giúp xây cất  những trường học, những bệnh xá và gầy dựng lại những thôn xóm đã bị hủy diêt vì đạn bom. [ Tháng 2 năm 1964 Thầy thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học tại Sài Gòn, và chỉ non 14 tháng sau nó được Thầy nâng lên thành Viện đại học Vạn Hạnh (bổ túc của Phù Sa) ].

Hai năm sau, vào năm 1966, Thầy rời Việt nam ra xứ ngoài để vận động kêu gọi hòa bình. Nhà cầm quyền  đương thời vì thế cấm cửa không cho phép Thầy  hồi hương. Năm 1967 khi đề nghị Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho Thầy, ông Martin Luther King đã phát biểu:  "Ông thầy tu mãnh khảnh xuất thân từ Việt nam này, ngài là một học giả uyên thâm. Những phát kiến cho hòa bình của ngài, nếu áp dụng được, sẽ dựng nên một tượng đài cho tinh thần  hòa đồng, tình huynh đệ  và nhân bản".

Năm 1969 Thầy hướng dẫn Phái đoàn Hòa bình Phật giáo tham dự Hội nghị Hòa bình Paris và thành lập Unified Buddhist Church (UBC) tại Pháp quốc. Lúc khởi đầu Giáo hội đặt cơ sở tại Thiền Đường Sweet Potatoes năm 1975. Pháp Từ của Thầy được truyền bá mỗi lúc một rộng rãi và tăng đoàn phát triển mạnh mẽ. Năm 1982 Làng Mai (Plum Village) được thành lập. Tọa lạc tại miền nam nước Pháp, Làng Mai là một Trung tâm Thiền tập và là cơ sở của Dòng tu Tiếp hiện. Mỗi năm hàng ngàn người khắp nơi trên thế giới từ những truyền thống tâm linh khác nhau khắp nơi đổ về Làng Mai để nghe pháp thoại và tu tập. Đây là trú xứ thường xuyên của Tăng đoàn (đoàn thể của những người tu tập) gồm khoảng 150 các thầy, các sư cô cùng các cư sĩ thường trú (Số thiền sinh gia tăng theo thời gian, tính đến nay thì đã vượt xa con số 150 / PS bổ túc).

Điểm nổi bật của pháp môn thầy Thích Nhất Hạnh trao truyến là việc nhấn mạnh đến yếu tố hạnh phúc, hạnh nguyện  dấn thân vào đời và áp dụng được phương pháp thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày. Chánh niệm là có mặt trong phút giây hiện tại để có thể có thể nhận diện được những gì đang xẩy ra trong thân, trong tâm ta và cả trong thế giới chung quanh ta. Pháp môn Thầy dạy chú trọng đến thực tập hơi thở và tỉnh thức đầy chánh niệm từng hơi thở một. Thầy vẫn thường nhắc nhở đệ tử, bất cứ một việc gì xẩy ra đều có thể là cơ hội ngàn vàng để ta có thể tiếp xúc được với thực tại nhiệm mầu, cả đến như chuyện rửa bát hay lái xe. Thầy dạy chúng ta cần nên chấm dứt cuộc nội chiến trong tâm mình, lắng dịu lại cái bung xung trong tâm mình và trở về với giây phút hiện tại. Khi ta được an lành, khi ta hạnh phúc thì ta có thể mỉm nụ cười và ai ai trong gia đình, trong toàn thể xã hội quanh ta đều được hưởng lợi lạc từ niềm an lành của ta. Nhờ thế ta có thể  thực chứng ý nghĩa câu "Không có con đường đẫn tới hạnh phúc – Hạnh phúc là Con đường".

thichnhathanh.shtml

 

 Theo dấu thiền sư 7

Tiễn anh một đoạn đường

  • PSN 6.10.2011 | Chân Tính Hải

 

Mắt trong nhận rõ trời phương ngoại

Lối về Sen nỡ đẹp quê hương.

(Tứ chúng Mai Thôn, Lộc Uyển và Bích Nham cầu nguyện và tiển đưa Giáo thọ Chân Tịnh Nhãn).

 

Hai câu kệ của Sư ông Làng Mai được một thiền sinh Tây phương vội vã mang về từ tu viện Lộc Uyển cho kịp tiễn đưa Anh. Anh sanh ngày 20 tháng 8 năm 1929 và mất ngày 5 tháng 9 năm 2011, thọ 82 tuổi.

 

Thưa anh Chân Tịnh Nhãn Nguyễn Văn Kỷ Cương,

Duyên may được chị và gia đình cho phép em có mấy lời cùng anh. Đây không phải là lời chia tay, cũng không phải là lời chia buồn cùng gia đình, điều này anh rõ nhất. Đây là lời tâm tình cùng anh. Được biết anh đi vào giấc ngủ rất nhẹ nhàng thanh thoát, điều báo trước anh đang thênh thang về cõi vô ưu vô sự. Lúc anh còn biểu hiện anh em mình đã cùng nhau nguyện đi trên con đường vui cho nên cũng có nhiều kỷ niệm nho nhỏ nhưng đáng nhớ và thật vui. Thực ra em biết anh từ lâu khi còn ở quê hương. Những năm 1956, 57, 58 của thế kỷ trước, học sinh trung học không ai không biết đến giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương chuyên giải toán thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp từ cuốn sách toán của Le Bossé. Cuốn sách này gồm 4 hay 5 trăm đề thi Trung học ở Pháp, nó cũng có những bài là đề thi ở Việt Nam. Em không phải là học trò trực tiếp học với anh nhưng em cũng nghiền ngẫm nhiều bài giải của anh. Có nhiều bài anh giải hay hơn trong sách Le Bossé cho nên học trò rất thích. Hồi đó sách giải toán Le Bossé của anh là sách gối đầu giường của học trò chuẩn bị thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp.

 

Qua đây tình cờ được gần anh chị em gọi anh bằng Thầy nhưng anh bảo cứ gọi anh em cho thân thiện, hơn nữa anh em mình cùng là học trò của Sư Ông Nhất Hạnh, anh nói như vậy. Gần anh mới biết anh có một tâm hồn trẻ hơn tuổi, bình dị. Vì vậy mỗi lần gặp anh em hay gợi chuyện để cho anh kể. Cách kể chuyện của anh lôi cuốn người nghe vì toàn là chuyện thật không chút thêm thắc cho hào hứng, hay đề cao mình. Chuyện anh du học ở Pháp, chuyện anh gặp chị. Tại sao anh gặp chị mới là hay. Trong một kỳ thi chị bí một cái gì đó, hỏi anh anh không nghe rõ cứ dạ, hỏi mấy lần cũng cứ chỉ dạ. Giờ thi gần hết mà cứ dạ hoài. Em đùa với anh cũng nhờ dạ hoài cho nên chị thương anh đó. Khi anh chị về lại quê hương ngoài sự thành đạt (vinh danh bái tổ) anh chị còn tay nách tay bồng về cho nội ngoại đến ba đứa cháu. Thật là tiểu và đại đăng khoa vẹn toàn.

 

Anh con người thực và khiêm cung. Anh cho biết anh là người nhiều may mắn chứ chẳng tài cáng gì bao nhiêu. Đó là lời anh nói. Chuyện anh trở thành Thượng nghị sỹ thời Đệ Nhị Cộng Hòa mới là vui. Với người khác có tham vọng chính trị đây là một may mắn rất lớn. Nhưng với anh của không trông mà đem tròng vào mình. Một buổi chiều anh đang ngồi chuyện gẫu với bạn bè thì một chiếc xe jeep dừng ngay trước cửa, một người lao vào hỏi tìm anh và lôi anh về văn phòng của liên danh ứng cử Bông Sen của cụ Hà Thúc Ký. Anh không biết ất giáp gì thì cụ bảo cụ để tên anh vào danh sách ứng cử viên vì giờ chót có người rút lui. Cần tên chứ anh không cần làm gì hết. Anh sợ sệt thoái thác nhưng không được vì ngay chiều hôm đó là giờ chót phải nộp danh sách ứng cử viên lên uỷ ban bầu cử. Biết làm sao bây giờ. Cuối cùng liên danh Bông Sen của cụ Hà Thúc Ký trúng cử. Anh chễm chệ là một nghị sỹ không hề vận động tranh cử, không hề biết gì về chính trị. Vẫn chưa hết, vào nghị trường anh ở Tiểu Ban Giáo Dục thì phải, cứ mỗi ba năm thì 1/3 nghị sỹ phải hết nhiệm kỳ và phải tái ứng cử. Cái tiểu ban của anh thuộc 1/3 chót mới hết nhiệm kỳ cho nên anh nghiễm nhiên tự tại ở Thượng viện suốt ba nhiệm kỳ cho đến năm 1973.

 

Cái may mắn đời tỵ nạn lý thú hơn. Anh nộp đơn xin dạy Toán ở trường Trung học tư nói tiếng Pháp, Toronto. Cùng lúc một bà giáo sư người Pháp từ Pháp qua cũng nộp đơn. Anh tiu nghĩu đi về vì biết chắc rằng họ sẽ nhận bà đó. Vì bà là dân Pháp dạy trường Pháp thì chắc chắn được nhận rồi. Anh yên chí về tiếp tục đi câu cá. Chuyện câu cá của anh không kém hấp dẫn. Chính anh kể lại cho Sư Ông và thiền sinh trong một khoá tu 5 ngày năm 1989, làm mọi người cười lăn vì cái lối kể chuyện thực thà không thêm bớt. Anh có tay sát cá đến kỳ lạ. Lần nào anh đi câu cũng đầy cá trong khi bạn bè cùng đi với anh về tay không, hoặc vài con lèo tèo. Bạn bè ngồi câu bên anh thấy anh giựt lên lia lịa trong lúc họ ngồi mõi cả tay không được mống nào. Họ đòi đổi chỗ, anh đồng ý. Sau khi yên vị đâu vào đó anh tiếp tục giựt lên những con cá to tướng. Bạn ngồi chỗ anh lúc trước đành trố mắt nhìn. Khóa tu năm đó anh thọ năm giới với Sư Ông và hứa bỏ câu cá. Và anh bẽ cần từ đó.

 

Đùng một cái mấy tháng sau trường gọi anh, mời lên nhận anh. Bà giáo sư không kham nỗi lũ học trò nghịch ngợm phần lớn là con nhà giàu có địa vị trong xã hội, xin rút lui. Anh vào thay. Ngày đầu tiên vào lớp. Không phải là lớp nữa. Anh thấy một đám học trò cả gái và trai ngồi trên bàn giáo sư đang hò hét. Còn lại thì đứa gát chân lên bàn đứa ôm nhau. Máu nóng trong anh đùng đùng nỗi lên, anh ném cái cặp lên bàn thật mạnh, trừng mắt nhìn đám học trò ngỗ nghịch. Chúng cũng ngỡ ngàng không ít vì từ trước đến nay chúng chưa hề gặp một ông thầy nào xử lý với chúng như vậy.

 

Con người chuyển hóa

Anh cực khổ buồn bực với đám học trò như vậy. Kèm theo nhiều đứa học dỡ làm toán không được mỗi lần chấm bài là anh nỗi nóng gạch rách toạt cả giấy. Điệu này chắc không kham nỗi. Duyên may gặp Thầy Nhất Hạnh. Khóa tu đầu tiên ở Camp des Sommets gần Montreal chúng em gặp anh chị. Và sau đó nhiều khoá tu khác. Ngày đầu tiên sau khóa tu anh trở lại lớp, bước từ từ, đặt cái cặp nhẹ nhàng lên bàn xoay người từ từ nhìn học trò và im lặng, mĩm cười chào. Học trò ngạc nhiên thì thầm với nhau “Henry hôm nay bệnh rồi”. Anh bắt đầu đem thiền vào lớp. Dạy học trò thở, đi đứng ngồi, học hành trong phong cách chánh niệm. Kết quả không ngờ, cả thầy trò đều được chuyển hóa. Kể từ đó về sau thầy trò trước khi bắt đầu buổi học là tập thở chánh niệm. Mấy tháng sau có một vài phụ huynh học sinh đến trường tìm hiểu về giáo sư Henry là ai mà con cái về nhà không còn như xưa, học hành chăm chỉ chơi giỡn chừng mực. Ngày sinh nhật của anh bước vào lớp thấy một tấm hình vẽ Đức Bụt với hàng chữ Happy Birthday Henry. Một phần thưởng vô giá cho anh. Anh được chuyển hóa cho chính anh và cho đám học trò. Anh yêu đời yêu nghề yêu học trò.

 

Mùa hè năm 1994 anh chị rũ chúng em đi qua Làng Mai (lúc đó còn quen gọi là Làng Hồng). Năm đó anh được Sư Ông chấp thuận cho anh nhận đèn làm Giáo thọ. Anh “năn nĩ” chúng em tham dự để hộ tống anh trong cái lễ truyền đăng. Hai em đồng ý và anh vui thấy rõ. Anh đến Làng trước vài ba ngày vì chúng em còn lang thang rong chơi mấy nước. Khi thấy chúng em về Làng anh thở phào vì tưởng hai đứa đổi ý không biết tìm ai thay. Gần đến cái đêm truyền đăng cho anh cả ngày hôm đó em quan sát anh lúc nào trên tay cũng có cây viết và tờ giấy. Anh ngồi hết chỗ này đến chỗ khác, mắt đăm đăm nhìn xa xăm. Cúi xuống ghi ghi chép chép gạch gạch xóa xóa và nhất là để ý không ai đến gần. Em hiểu là anh đang nặn óc làm kệ kiến giải trình lên Sư Ông tối nay. Biết ý em để anh một mình. Sau khi ăn cơm trưa xong anh nắm tay em dắt ra một gốc mận trong vườn sau thiền đường Xóm Hạ. Vườn mận năm đó cây còn non, thấp chỉ quá đầu người. Lá thì thưa trời thì nắng nóng. Em hiểu ý anh muốn cho em biết bài kệ kiến giải của anh sẽ đọc tối nay. Chỉ có vườn mận là không có người qua lại cho nên hai anh em chịu khó một chút nắng nóng. Ý! bài kệ của anh là phải giữ kín chỉ được dọc cho Sư Ông trước mọi người. Không sao, anh muốn em góp ý. Bài kệ em không còn nhớ từng câu nhưng đại ý là: khi tôi về với hơi thở chánh niệm tôi thấy tôi rất rõ. Tôi thấy tôi có mặt khắp nơi và muôn nơi có trong tôi. (Tôi là tất cả, tất cả là tôi). Em nhớ là em không sữa gì hết. Nguyên ngày hôm đó anh sống tuổi học trò, trông anh vừa vui vừa lo vừa hồi hộp.

 

Thiền đường Xóm Thượng đầy bốn chúng xuất sĩ thiền sinh khắp nơi trên thế giới, không còn chổ ngồi trống. Ba anh em ngồi trong nhóm người sắp sữa nhận đèn. Cái im lặng trang nghiêm có lẽ làm anh tăng thêm căng thẳng.

 

Đã đến phiên. Thầy gọi tên anh. Anh đi trước, em cầm đèn vợ em cầm bài kệ của anh cuộn tròn có thắc nơ đỏ trịnh trọng. Ba anh em quì trước mặt Sư Ông đang ngồi trên bục. Thầy trò im lặng thở. Một tiếng chuông vang nhẹ biết là lúc anh trình đọc kệ kiến giải. Vợ em trao cho anh bài kệ. Với giọng to chậm rãi anh đọc lên. Thầy mĩm cười khẻ gật đầu tỏ vẽ bằng lòng. Anh đưa tay về phía sau như bảo em trao cây đèn cho anh. Nhưng chưa phải lúc. Em nói khẻ chưa. Anh không nghe và tiếp tục đưa tay về phía sau cố lấy cho được cây đèn. Đến lúc này Sư Ông cười và bảo với anh là chưa. Vì sau khi nghe bài kệ của anh Sư Ông đọc cho anh bài kệ của Sư Ông:

 

Chân thân là Phật độ

Tịnh Nhãn chuyển ta bà.

Trên bùn sen ngọc nở,

Bến giác chở người qua.

 

Em trao cái đèn cho anh để anh đệ lên Sư Ông. Tiếp nhận chiếc đèn Sư Ông châm ngọn lửa lấy từ cây đèn của Sư Ông và tiếp tục xướng lên một bài kệ khác đại ý là Sư Ông hôm nay làm nhiệm vụ của lịch đại tổ sư trao cho Sư Ông tiếp tục nối ngọn đèn pháp cho đệ tử của mình. Thiền đường im vắng, những ngọn bạch lạp chập chờn trong bóng tối, tiếng xướng kệ hùng tráng rõ ràng từng chữ làm tăng thêm vẽ linh thiêng.

 

Anh thở phào nhẹ nhõm. Sau này nghe sư cô Chân Không nói lại Thầy khen bài kệ của anh.

 

Thưa anh, Em dài dòng kể lại những mẫu chuyện vui của anh như một món quà anh để lại cho tất cả người thân, bạn bè đang có mặt hôm nay. Riêng phần em, em đã nhìn được ở anh con người thật không đeo một cái mặt nạ nào. Anh là con người tự do, con người Vô Sự của tổ Lâm Tế.

 

Hôm nay em trịnh trọng kể lại cho anh những gì anh em mình tâm sự hàn huyên. Em cũng đang thấy rõ anh không đi đâu hết bởi vì trước mặt em giòng máu của anh vẫn đang lưu chuyển trong thân thể con cháu anh. Hơi thở của anh đang tiếp nối đến con cháu anh. Những kiến thức của anh đang tiếp tục biểu hiện qua nhiều thế hệ học trò từ trong nước đến ngoài nước. Tăng thân tu học bạn bè đang nghĩ đến anh. Ngày hôm kia chúng em nhận được điện thoại của sư cô Thông Nghiêm từ Lộc Uyển hỏi tình hình anh bởi vì sư cô thấy trong các thiền đường đều có thông báo về sự ra đi của Giáo thọ Chân Tịnh Nhãn. Và Sư Ông cũng đang có mặt tạì Lộc Uyển. Rõ ràng bài kệ năm xưa của anh đang thể hiện. Cái thấy của anh đang biểu lộ: Tôi là tất cả tất cả đang có trong tôi.

 

Anh đang thênh thang trên con đường vui anh chọn.

Em xin mượn bài kệ khai thị sau đây để tiễn anh một đoạn đường.

 

Thân này không phải là tôi

Tôi không kẹt vào nơi thân này

Tôi là sự sống thênh thang

Tôi chưa bao giờ từng sinh

Mà cũng chưa bao giờ từng diệt

Nhìn kia biển rộng trời cao

Muôn ngàn tinh tú lao xao

Tất cả đều biểu hiện tôi từ nguồn linh tâm thức

Tự muôn đời tôi vẫn tự do

Tử sinh là cửa ngõ ra vào

Tử sinh là trò chơi cút bắt

Hãy cười cùng tôi. Hãy nắm tay tôi

Hãy vẫy tay chào để rồi tức thì gặp lại.

Gặp lại hôm nay. Gặp lại ngày mai

Chúng ta đang gặp nhau nơi suối nguồn

Chúng ta đang gặp nhau từng phút giây trên muôn ngàn nẽo sống.

 

Vẫy tay chào Anh…

Chân Tính Hải

 

 

 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC :

PHẬT SỰ

VU LAN 2551

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III - II

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6 | 7

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM :

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.