.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)

BBC NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một  văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers)  như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự  Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa  ngàn  đời, Bụt ngàn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)

Thầy Thích Nhất Hạnh  sanh năm 1926, Thầy xuất gia năm 16 tuổi. Chỉ 8 năm sau Thầy dựng lên Trung tâm  Phật giáo  Ấn quang (An Quang Buddhist Institute) tại Sài Gòn. Năm 1961 Thích Thích Nhất Hạnh -người được những  môn đồ  gọi là Thầy- đã xuất ngoại du học tại Hoa Kỳ và giảng dạy môn Tôn giáo đối chiếu tại các đại học Columbia và Princeton. Hai năm sau Thầy quay trở về quê hương để góp phần hướng dẫn  nỗ lực hòa bình của Phật giáo.

Rằm tháng hai năm 1964 Thầy thành lập Dòng tu Tiếp hiện (the Order of Interbeing), vào đúng giai đoạn chiến tranh leo thang khốc liệt tại Việt Nam, lúc mà  giáo lý của Đức Thế Tôn cần thiết vô cùng để đối đầu lại với hận thù, bạo động và chia rẽ đang bao phủ khắp quê nhà. Vào giai đoạn này. Dòng tu bao gồm một số nhỏ những thành viên chí nguyện dấn thân vào những công tác xã hội và hành trì theo lý tưởng của Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời. Dòng tu được xây dựng trên căn bản của 14 giới Tiếp Hiện, cũng còn được gọi là những phương pháp thực tập chánh nhiệm. Cũng trong năm ấy với một nhóm những giảng sư và sinh viên đại học tại Việt nam ngài thành lập nên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội đào tạo những nhóm tác viên trẻ tuổi dấn thân vào những làng mạc xa xôi giúp xây cất  những trường học, những bệnh xá và gầy dựng lại những thôn xóm đã bị hủy diêt vì đạn bom. [ Tháng 2 năm 1964 Thầy thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học tại Sài Gòn, và chỉ non 14 tháng sau nó được Thầy nâng lên thành Viện đại học Vạn Hạnh (bổ túc của Phù Sa) ].

Hai năm sau, vào năm 1966, Thầy rời Việt nam ra xứ ngoài để vận động kêu gọi hòa bình. Nhà cầm quyền  đương thời vì thế cấm cửa không cho phép Thầy  hồi hương. Năm 1967 khi đề nghị Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho Thầy, ông Martin Luther King đã phát biểu:  "Ông thầy tu mãnh khảnh xuất thân từ Việt nam này, ngài là một học giả uyên thâm. Những phát kiến cho hòa bình của ngài, nếu áp dụng được, sẽ dựng nên một tượng đài cho tinh thần  hòa đồng, tình huynh đệ  và nhân bản".

Năm 1969 Thầy hướng dẫn Phái đoàn Hòa bình Phật giáo tham dự Hội nghị Hòa bình Paris và thành lập Unified Buddhist Church (UBC) tại Pháp quốc. Lúc khởi đầu Giáo hội đặt cơ sở tại Thiền Đường Sweet Potatoes năm 1975. Pháp Từ của Thầy được truyền bá mỗi lúc một rộng rãi và tăng đoàn phát triển mạnh mẽ. Năm 1982 Làng Mai (Plum Village) được thành lập. Tọa lạc tại miền nam nước Pháp, Làng Mai là một Trung tâm Thiền tập và là cơ sở của Dòng tu Tiếp hiện. Mỗi năm hàng ngàn người khắp nơi trên thế giới từ những truyền thống tâm linh khác nhau khắp nơi đổ về Làng Mai để nghe pháp thoại và tu tập. Đây là trú xứ thường xuyên của Tăng đoàn (đoàn thể của những người tu tập) gồm khoảng 150 các thầy, các sư cô cùng các cư sĩ thường trú (Số thiền sinh gia tăng theo thời gian, tính đến nay thì đã vượt xa con số 150 / PS bổ túc).

Điểm nổi bật của pháp môn thầy Thích Nhất Hạnh trao truyến là việc nhấn mạnh đến yếu tố hạnh phúc, hạnh nguyện  dấn thân vào đời và áp dụng được phương pháp thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày. Chánh niệm là có mặt trong phút giây hiện tại để có thể có thể nhận diện được những gì đang xẩy ra trong thân, trong tâm ta và cả trong thế giới chung quanh ta. Pháp môn Thầy dạy chú trọng đến thực tập hơi thở và tỉnh thức đầy chánh niệm từng hơi thở một. Thầy vẫn thường nhắc nhở đệ tử, bất cứ một việc gì xẩy ra đều có thể là cơ hội ngàn vàng để ta có thể tiếp xúc được với thực tại nhiệm mầu, cả đến như chuyện rửa bát hay lái xe. Thầy dạy chúng ta cần nên chấm dứt cuộc nội chiến trong tâm mình, lắng dịu lại cái bung xung trong tâm mình và trở về với giây phút hiện tại. Khi ta được an lành, khi ta hạnh phúc thì ta có thể mỉm nụ cười và ai ai trong gia đình, trong toàn thể xã hội quanh ta đều được hưởng lợi lạc từ niềm an lành của ta. Nhờ thế ta có thể  thực chứng ý nghĩa câu "Không có con đường đẫn tới hạnh phúc – Hạnh phúc là Con đường".

thichnhathanh.shtml

 

 Theo dấu thiền sư 7

Thông điệp hòa bình
Belfast Télégraph: Zen master offers advice for peace

  • PSN 20.04.2012 | Chuyển ngữ
    Belfast Télégraph - Tuesday, 17 April 2012

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một thiền sư phật giáo Việt Nam có tên tuổi, đã khuyến khích các chính trị gia tại khu đồi Stormont (nơi có Tòa Nhà Quốc Hội Bắc Ái Nhĩ Lan) nên tiếp xúc với chiều sâu của truyền thống tâm linh mình để tìm ra hướng đi cho một giải pháp hòa giải dân tộc bền vững. Ngài đã nhắn nhủ như vậy trong buổi pháp thoại với những đại biểu Quốc Hội Ireland và những chính khách ngồi chật cả phòng họp tại Thượng Viện trong tòa nhà Quốc Hội Ireland nhân dịp Người thăm viếng xứ này.


Thiền sư năm nay đã 85 tuổi, nhưng vẫn không ngừng nghỉ đi khắp nơi hoằng pháp về pháp môn thiền chánh niệm và nhắc nhở mọi người luôn luôn nhớ an trú thân tâm trong hiện tại, chứ không tiếc nuối quá khứ hay mong cầu ở tương lai. Ngài nói : "Quá khứ đã qua rồi và tương lai thì chưa tới. Chỉ có sự sống trong hiện tại mà thôi."


Thiền sư nói rằng khả năng lắng nghe người khác là chìa khóa hòa giải, ngay cả khi đối diện với những kẻ đang giận dữ. Ngài còn nói rằng ngay cả những kẻ khủng bố cũng cần được lắng nghe. Sau khi chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân với cử tọa trong khuôn khổ Quốc Hội, ngài đã tham dự thiền hành với khoảng 300 người xuyên qua khu đồi Stormont (bao quanh Quốc Hội).

 


Trong số các dân biểu tiếp đón Thiền sư trong tòa nhà biểu hiện cho sự phân quyền tại Ireland có bà Martina Anderson là Bộ Trưởng Phó Thủ Tướng (Junior minister) thuộc đảng đa số Sinn Fein. Bà Martina Anderson tiết lộ rằng bà đã thực hành thiền chánh niệm khi ở tù trong thời gian chiến tranh.


Thiền sư Nhất Hạnh, mà các đệ tử thường gọi một cách ưu ái bằng "Thầy", là một nhà văn đã sáng tác rất nhiều và ngài đã viết hơn 100 quyển sách liên quan đến các vấn đề tâm linh. Ngài đã bắt đầu được thế giới biết đến năm 1960 khi ngài vận động cho giải pháp hòa bình của cuộc chiến đang leo thang tại Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 1967 ông Martin Luther King Jr đã đề nghị cho Thiền sư được trao giải thưởng Nobel về Hòa bình.


Hiện nay Thiền sư thường trú tại Tu viện Làng Mai ở miền nam nước Pháp. Ngài đã được hội Chánh niệm Ái Nhĩ Lan mời đến Belfast nên đã dành những ngày cuối của một tuần hoằng pháp tại Ireland để đến nơi này. Bà Bộ Trưởng Phó Thủ Tướng Anderson đã nói với Thiền sư rằng bà không thể tưởng tượng được rằng, sau khi được đọc sách của ngài khi ở tù, mà nay bà lại ở vai một thành viên chính phủ để đón tiếp ngài tại Stormont.


Bà còn nói "Chúng tôI đang ở trong giai đoạn kết thúc một cuộc tranh chấp. Do đó, chúng tôi cần phải tiếp thu những kỹ năng và văn hóa mới đồng thời có những phong cách suy nghĩ mới. Chúng tôi phải biết công nhận mỗi cá nhân với cái giá trị đặc trưng của nó mà không phân biệt tôn giáo, giới tính, khuynh hướng sinh lý, tuổi tác hay chủng tộc của họ. Chúng tôi phải biết đánh giá đúng mức mỗi cá nhân và vượt qua khỏi những khuôn mẫu cố định để giúp cho họ hòa nhập trong xã hội.


Một xã hội mà trong đó người công dân có thể phát huy toàn bộ tài năng, kể cả những người tật nguyền, những người bị xã hội ruồng bỏ hay những người đang rơi vào cảnh khốn cùng. Chúng tôi xin đa tạ "Thầy" đã đến Ireland với một thông điệp hòa bình.

 

----------------

 

Chú giải của thầy Pháp Lai và cô Bridgeen, người Anh và Irish, tổ chức chuyến đi này cùng với Nhóm Chánh Niệm Ireland:

  • Chánh phủ Bắc Ireland biểu hiện cho sự phân quyền rất cân xứng giữa hai phe chống đối nhau: Thủ Tướng là thuộc phe Unioniste thân Anh thì Phó Thủ Tướng phải phe chống đối
     

  • Bà Martina Anderson thuộc phe chống đối đã ở tù 15 năm vì bị xem thuộc nhóm khủng bố. Trong thời gian nầy bà được đọc quyển Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức của Thầy và được tận hưởng “múi quýt trong thời gian ở tù” mà thiền sư đã dạy Jim Forest, đã chuyển hóa và bây giờ là Phó Thủ Tướng. .



Zen master offers advice for peace

A Zen master has urged Stormont's politicians to connect with their spiritual side in order to achieve lasting reconciliation. Renowned Vietnamese monk Thich Nhat Hanh passed on his teachings to MLAs and members of the public who packed the Senate chamber of Parliament Buildings for his visit.


The 85-year-old Buddhist, who promotes the mindfulness meditation technique, also stressed the importance of focusing on the present instead of dwelling on the past or forever looking to the future. "The past has already gone and the future has not yet come," he said. "Only the present moment has life."


He said the ability to listen to others was key, even in the face of anger. Even terrorists should be listened to, he added. After reflecting on some of his life experiences inside the building, the religious leader joined a crowd of around 300 people on a meditation walk through the grounds of Stormont.


Among the MLAs who welcomed him to the home of the powersharing administration was Sinn Fein junior minister Martina Anderson, who revealed she used mindfulness meditation while in prison during the Troubles.


Known affectionately by his followers at Thay - Vietnamese for teacher - the prolific writer has penned more than 100 books on faith. He sprang to global prominence in the 1960s campaigning for a peaceful resolution to the escalating Vietnam conflict. Martin Luther King Jr nominated him for a Nobel Peace Prize in 1967.


The Zen master, who now lives in the Plum Village Monastery in southern France, travelled to Belfast on the last leg of a week-long tour of Ireland as the guest of Mindfulness Ireland. Junior Minister Anderson told him she could not believe that having read his book when in jail she was now welcoming him to Stormont as a government minister.


"We are a society moving out of conflict," she added.
"We have to learn new skills, embrace new cultures and develop new mindsets. We have to recognise people as individuals and see the worth that each person has, whatever their religion, gender, sexual orientation, age or race. We need to value individuals and move beyond stereotypes so that we can become a fully integrated society.


"A society where people can realise their full potential, including people with disabilities, people who are socially excluded and people who experience poverty. I thank Thay for coming to Ireland and bringing his message of peace."


 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC :

PHẬT SỰ

VU LAN 2551

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III - II

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6 | 7

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM :

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.