.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Sáng tạo là linh hồn của nghệ sĩ (LN)

bút
việt
hồn
quê

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

  Trần Đan Hà

Đọc:  Lửa Tình và Lửa Tam Muội
Tự truyện của Hoa Lan

Nhân dịp tham dự ngày Hội Ngộ Bodensee, được gặp gỡ nhiều Văn nhân Thi sĩ. Được hân hạnh đón nhận quà tặng của nhà văn Hoa Lan. Được thưởng thức tác phẩm của một cây viết thật phong phú. Truyện không theo một khuôn mẫu sáo mòn nào cả. Được hổn hợp các thể văn: Tự truyện, Tả chân, Thuật sự, Nghị luận... đang hòa quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh đầy đủ sắc màu kiêu sa, âm thanh nhộn nhàng làm chói chang và khua vang bầu không khí Văn chương lên thật huyên náo...

 

Nhà văn Phù Vân: Vào Thu đọc Lửa Tình và Lửa Tam Muội của Hoa Lan thay Lời Tựa.

 

Hình bìa bởi minh họa của Trần Thị Hương Cau. Với khuôn mặt thiếu nữ có mái tóc đỏ phủ dài xuống hai bên, tạo thành một vòng lửa quyện tròn về phía trái và vươn lên ba nhánh khói lan tỏa ra phía sau, phủ trùm hình ảnh tác giả cùng với vài nét chấm phá lý lịch tự biên...

Do cơ sở Hương Sen xuất bản năm 2009.

 

***

 

Mở đầu là một đoản văn có tựa đề: Yêu để mà yêu. Có lẽ đây là phần tác giả “Luận về chữ Tình”. Xuyên qua tâm sự một người con gái của bất cứ thời đại nào, trước khi lấy chồng đã có vài ba mối tình đầu; đã có dăm bảy cái kỷ niệm đẹp tuyệt vời, hay đã có hình bóng chàng trai nào đó vẫn còn dấu mãi trong tim! Nhiều khi muốn xóa bỏ những hình bóng “đã đi qua đời tôi”, để rảnh tay mà đi lấy chồng. Muốn buông cái dỉ vãng trôi qua hầu phôi pha theo thời gian, như nhà văn nào đó đã viết: Thời gian là liều thuốc nhuộm màu phai hình bóng cũ, xóa nhòa đau thương”.

 

Nhưng đến khi lấy chồng muốn làm tròn bổn phận một người vợ hiền, một nàng dâu thảo, một bà mẹ tốt, vẫn một lòng trung trinh với chồng con, là chuyện không phải dễ:

 

- Nhưng cái oái oăm ở đây là phe đối phương, anh chàng kia quá si tình cũng mang theo một khối tình về nhà vợ, mặc dù Chàng đã chiều lòng bố mẹ cưới vợ để sinh con nối dõi tông đường, nhưng trái tim của Chàng đã lỡ trao trọn hết cho Nàng rồi, nên không còn một khoảng trống con tim nào cho người vợ tào khang của Chàng cả... (trang 14).

 

Do đó mà tình vợ chồng giữa chàng và nàng vẫn luôn có một khoảng cách, chung đời mà không chung hướng. Vì yêu nhau không phải để ngồi nhìn nhau, mà cùng nhau nhìn về một hướng”. Nhưng hướng Tivi để giải trí, để thưởng thức Văn hóa thì không hợp với Chàng. Vì Chàng vốn xuất thân từ chốn Điền viên dân dả, ăn chắc mặc bền”. Chiếc áo Bà Ba là hình ảnh một đời chàng yêu dấu, có thể mặc làm vườn, cũng có thể đi chợ, dạo phố. Nhưng qua đây mặc ra ngoài đường sẽ bị quy tội: “Công xúc tu sĩ” (vì lầm đó là áo ngủ!). Ngược lại xứ của Nàng áo quần lại đi xé rách rồi mới mặc, phần thân thể cần che dấu thì không, nên Chàng đâm ra dị ứng ! Hướng tủ lạnh dùng để trử thực phẩm, thì chàng lại không quen dùng đồ nguội lạnh. Nên đành phải đi tìm những bát phở nóng hổi vừa thổi vừa ăn ! Hướng Microwave dùng để hâm thức ăn, thì Nàng cho là làm mất “Sinh tố”. Luôn luôn xẩy ra tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” ! Thế là Chàng và Nàng đành trở về với hoài niệm... ngồi gậm nhấm tiếc thương!

 

Ảo ảnh đời tôi” là một “Tự truyện” của một người đàn ông, vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh nên bố mẹ cho qua Đức du học:

 

- Thời ấy trai trẻ kéo nhau ùn ùn sang Đức, toàn là những mầm non quý giá của đất nước. Trong khi ấy, con gái sang Đức là loại hàng xa xí phẩm, hiếm hoi, cỡ đẹp trai hiền lành như tôi còn không dám mơ tưởng chi nhiều. (trg 23)

 

Tuy trong chúng tôi ai cũng học thuộc lòng câu: “Ta về ta tắm ao ta”. Nhưng ao nhà ở mãi tận nửa vòng trái đất, giải phóng về chận hết các nẽo đường về quê. Chẳng lẽ chờ mãi cho thiu người, tôi đành tắm ao người, cưới cô bạn Đức xinh đẹp và cũng từ đó tôi đắm đuối mê man trong ao người... Bố mẹ tôi và đàn em dại như một bức ảnh chụp đã lâu, từ từ biến mất trong cuộc sống ấm áp, ngọt ngào với nàng...! (trang 24).

 

Thời gian đi, tôi cũng đi cho đến lúc làm nên sự nghiệp: Có một gia đình, có nhà cửa, có vợ con, trai gái đề huề... Nhưng cũng theo thời gian, các con tôi ra đi để lại ngôi nhà rộng thênh thang cho hai ông bà già với hai nền văn hóa khác nhau. Lúc nầy chúng tôi mới cảm nhận Đông-Tây xa nhau vời vợi. Với nàng, tôi vẫn là người khách vãng lai trong nếp sống ở đây. Với tôi, niềm mong ước được một lần đưa nàng và các con về quê hương gặp lại bố mẹ và gia đình vẫn chưa thực hiện được. Tôi và nàng thật gần nhau và cũng thật xa nhau. (trang 25).

 

Thế là việc phải đến đã đến:- Nàng đề nghị ly dị trước, với lý do thật đơn giản: Keine Lust mit Dir ! Tiếng Việt tạm dịch: Ngấy anh đến tận cần cổ ! (trang 28).

 

Đây có thể là “Tự truyện” với lối văn tả chân, đã vẻ lại một nếp sống, hay thảm kịch của những Du sinh của một thời. Thời mà con người bị lạc lỏng giữa hai nền Văn hóa và đời sống khác nhau. Ra đường chỉ gặp những xa lạ, xa cảnh xa tình, xa tiếng nói thân thương và quê hương yêu dấu...

 

Nhưng nếu ai hỏi: Có phải là “Tự Truyện Hoa Lan” hay không thì thú thật tôi không biết. Vì nhân vật xưng tôi trong truyện là một “Tu mi nam tử”. Còn Hoa Lan thì ai cũng biết là một “Thục nữ thuyền quyên”.

 

Nhưng nếu dựa vào huyền nghĩa của Kinh Kim Cang thì là: “Không phải  Tự truyện Hoa Lan, mới đích thực là Tự truyện Hoa Lan”.

 

Đây là nét độc đáo thứ nhất và cũng là yếu tố xác định văn phong của chị luôn sáng tạo, rất khác người, luôn hướng về nẻo Đạo muốn tự tay mở cánh cửa “Không Môn” để thông nhập vào thế giới thanh tịnh, để được hưởng cảnh:

 

Mát mẻ “cửa không” trăng gió sẵn

Dầu chưa thành Phật, cũng nên tiên. (bài kỷ nữ đi tu)

 

Cho nên trong suốt cuốn truyện, tác giả được gặp rất nhiều những Thiện Trí Thức, nhiều những cơ hội tu học, những duyên may để chuyển hóa những oan trái của cuộc đời mà tác giả gọi là Lửa Tình. (Xin xem thêm đoản văn : “Tiển Thầy về với tương lai” trên phusa online mục Theo Dấu Thiền Sư).

 

***

 

Muốn thẩm định chiều hướng sáng tác của chị Hoa Lan, theo những cung bậc tiết tấu nào để được thưởng thức trọn vẹn nét tinh hoa ấy, chúng ta nên ngược thời gian tìm về với Áng Văn Đầu Đời”.

 

... Chị Hoa Lan vừa viết xong tác phẩm “Truyện Hoa Lan”, một kiểu Nhật ký đời tôi, chưa kịp say men chiến thắng đã bị chồng chị quẳng quyển truyện vào xó tủ cho chuột gậm dán bò. Với lời phê phán đanh thép: Cô chỉ thích mài chồng của cô thôi, còn những tội ác hành hạ chồng của cô không kể hết ra đi. Thế là chị đành cho quyển truyện cuốn theo chiều gió luôn... Sau biến cố Truyện Hoa Lan, chị em vẫn ấm ức cho tài nghệ thơ văn của mình bị đì một cách trắng trợn. Thế là chị vẫn ngang nhiên trốn chồng lên gác xếp ngồi gõ máy sáng tác tiếp... (trang 61).

 

Có lẽ tác phẩm Truyện Hoa Lan bị ông Tôn Thất Học, Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hóa” kiểm duyệt một cách tàn nhẫn, nên chị Hoa Lan uất ức, liền nghĩ ra một cách là phải biến mình thành “Hoa Súng” để tiếp tục chiến đấu cho: “Hạnh phúc gia đình và tương lai con cháu; cũng như lý tưởng nhân quyền và tự do bình đẳng” !

 

“Em xin kể tài nghệ văn thơ của chị Hoa Súng, hôm chị cho trình làng tác phẩm đầu tay “Ảo Ảnh Đời Tôi” của chị, nghe đâu chấn động hết cái đám liền ông con trai ngồi nghe. Họ bị nòng súng đại liên của chị chỉa vào thẳng con tim chín lỗ của họ, như đi guốc cao gót trong bụng: Anh nào anh nấy mặt tái mét, á khẩu hết. Em thấy tội nghiệp họ bèn khuyên chị nên nương tay đừng bắn nữa.

 

Chẳng dè lời can của em như lửa chế thêm dầu, chị trợn mắt mắng cho một trận: Đừng lên mặt thầy dùi với chị nghe em. Tao nói đây là nói chung chung, tên nào có tật cứ việc giật mình, mi không thấy các bà ngồi cạnh cứ tủm tỉm cười đồng ý hay sao? Vã lại văn của chị mầy thuộc loại “Nghệ thuật vị Nhân sinh” nên phải đi vào cuộc sống, hiểu chưa ? (trang 62).

 

Thật khẩu khí ! Đúng là lời lẽ của một đấng Anh thư Nữ kiệt, đã đánh tan tác chim muông các bọn “Quan điểm phong kiến: Chồng chúa vợ tôi”!

 

Đây là nét độc đáo thứ hai, với tư tưởng khai phóng của một tấm lòng Nhân bản, đang tiếp tục theo gót tiền nhân, thắp đuốc soi đường cho, va nối gót theo sự nghiệp cách mạng Văn hóa của Văn hào Nhất Linh trong phong trào Tự Lực Văn Đoàn của một thời vang bóng.

 

“Thắng không kiêu, bại không nản” là tư chất của bậc anh hùng. Nhưng sau những lần bị “men chiến thắng” kích thích cái  “bản ngã” nên cứ mãi tạo thêm ân oán với đời, tạo nghiệp như các chị Hoa Lan, Hoa Lựu, Hoa Súng... Cho nên một lần nữa chị đã thoát xác trở thành Hoa Sen !

 

Hoa Sen” bà chị thứ ba của em mới thật thanh thoát làm sao, đi đứng lúc nào cũng khoan thai dịu dàng, chứ không chạy đùng đùng như chị Hoa Súng. Người ta bảo người đàn bà lúc có thai phong thái như thế nào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi về sau. Mẹ chúng em lúc ấy phát tâm mộ đạo, cuối tuần nào cũng chịu khó vác bụng bầu đi tụng kinh Pháp Hoa, mong gặp được Tri Kiến Phật. Do trồng nhân tốt nên gặt được đóa sen dịu hiền.

(Áng Văn Đầu Đời, trang 63). 

 

Có lẽ lần hoá kiếp nầy đã giúp cho Hoa Lan bước vào thế giới văn chương, dẫn đường cho các “Hóa thân khác” của chị, để cùng góp phần hình thành tác phẩm. Cũng như đã nhờ cửa Chùa rộng mở, gặp được Thiện Trí Thức để cùng nhau nghiên cứu về Phật Pháp. Cho nên mới tìm ra được “Lửa Tam Muội“ để đối trị với Lửa Tình“ nghiệt ngã, oan khiên !

 

Nhưng ở đời việc gì thái quá thì sẽ trở nên bất cập. Quá ham mê học đạo giải thoát nên đã trốn chồng lên chùa thường xuyên. Khi nhìn lại những “Nghiệp“ mà mình đã tạo tác, thì thấy rằng cứ tưởng học đạo cho nhiều (tức là trồng nhiều cây phúc) thì sẽ được giải thoát, nhưng ...

 

- Tôi phải kể thêm đoạn nầy, không các bạn lại hiểu lầm. Vợ đi chùa là điều tốt phải mừng, tại sao lại cấm cản. Các bạn ạ ! Cũng tại tôi quá trớn, thời gian trước cứ bỏ chồng con ở nhà, lên chùa làm công quả liên miên. Cứ tưởng thế là giúp đời, giúp người, nhưng người được đáng giúp nhiều nhất vẫn là ông chồng ở ngay cạnh mình. Người đã còng lưng ra đi làm để nuôi mình, mình lại bỏ bê ! (Cánh Sen Trong Bùn, trang 84).

 

Đây là giây phút chợt hiểu ra, tuy còn nằm trong trường hợp đối đải của nhị nguyên”. Nhưng cũng có thể gọi theo ngôn ngữ của nhà Phật là giây phút “Hốt nhiên đại ngộ”. Hay lời sám hối chân thành nhất của Hoa Lan sau khi thoát kiếp. Thấy được chân lý sống của cuộc đời, sau khi trở về từ những nẽo đường tìm đạo. Tìm thấy con người thật của mình vốn có một “Tấm lòng thành”, nhưng lâu nay bị vô minh che lấp. Đành phải ngụp lặn trong biển khổ, chấp nhận sự thiêu đốt của ngọn Lửa Tình nghiệt ngã. Nhưng vẫn nhắm mắt chui vào như những con thiêu thân !.

 

Nhạc sĩ họ Trịnh có viềt: Ngoài phố mùa đông. Đôi môi em là đốm lửa hồng. Chỉ một đốm lửa hồng nho nhỏ thôi, cũng có thể đốt hết tam thiên đaị thiên thế giới, hay đốt sạch tim gan phèo phổi của những kẻ mê tình. Biết thế nhưng vẫn lăng xăng tìm về với hố thẳm, với vực sâu để một lần khác lại viết: Ru em ngồi yên đấy. Tôi tìm cuộc tình cho. (Ru Tình).

Say đắm trong tình đời, hay lăng xăng đi tìm hạnh phúc ngoài thân, là một điều nông nổi. Nên chợt một hôm thức tỉnh mới thấy ra ngọn Lửa Tình hung hiểm đến ngần nào, cần phải dập tắt !

 

Hãy nghe Hoa Lan luận về Lửa Tình:

- Các cụ cứ dọa Lửa Tình ghê lắm, đụng vào nó rồi sẽ có ngày tan xác, nó sẽ đốt cháy hết cả tim gan phèo phổi. Xem truyện Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách đấy, lửa tình đã đốt chết nhân vật chính, một người đẹp nhất phố của Hà Nội ba mươi sáu phố phường ngày xưa. Nếu ai ghiền truyện Tây Du Ký, phải biết đến con nhện cái thành tinh, chỉ vì một lời thề hẹn kiếp sau mà đi tìm nhau đến năm trăm kiếp, để rồi cuối cùng phải than câu: Vì tình đến thác vẫn còn vương tơ !

Eo ơi ! Sợ quá đi thôi, chắc các bạn muốn hỏi Hoa Lan đã tìm ra phương thuốc trị bệnh Ái chưa ?, hay dùng biện pháp nào để dập tắt ngọn Lửa Tình đây ? Có người mách bảo, thì mượn quạt Ba Tiêu của bà La Sát quạt ba nhát là Lửa Tình lui ngay.

 

Sai bét hết, quạt Ba Tiêu chỉ dập tắt được núi lửa bên ngoài cho Thầy trò Đường Tăng đi qua thôi, chứ ngọn lửa lòng rất khó trị phải dùng đến Lửa Tam Muội của Phật Tổ Như Lai mới mong dập tắt nổi. (trang 281).

 

Lửa Tam Muội mở được luân xa, điều tiết hơi thở, đưa nhiệt từ dưới lên đầu. Ai mở được luân xa, điều tiết Lửa Tam Muội kẻ đó được giác ngộ.

 

Thật ra hai ngọn Lửa Tình và Tam Muội chỉ là một, giống nhau ở chổ cùng đều là Lửa dùng để thiêu đốt, một bên đốt cháy tim gan phèo phổi với hỷ nộ ái ố mỹ miều; bên kia cũng đốt dữ dội không thua kém gì, nhưng đốt tam độc diệt vô minh. Cả hai đều có cùng một nguyện ước mong cầu, một bên mong cầu sự Ái dục, bên kia sự giải thoát giác ngộ. Ta chỉ cần chuyển tần số đối đối tượng của Lửa Tình ra đối tượng của Lửa Tam Muội là đoạn cuối sẽ có Happy End ngay. (trang 285).

 

Biết mình đang bị Lửa Tình thiêu đốt, tức là giác ngộ. Biết đi tìm Lửa Tam Muội để đối trị với Lửa Tình, tức là giác ngộ cao hơn. Đây là nét độc đáo thứ ba và cũng là sự thành công của tác giả đã luận về công năng của hai thứ Lửa để mà tìm cách đối trị, và đây cũng là nguyên nhân cho tác giả  hình thành nên tác phầm: Lửa Tình và Lửa Tam Muội.

 

Nhưng nếu ai muốn biết sự thành công ra sao, tác giả đã đi tìm Lửa Tam Muội ở đâu ? Và sử dụng như thế nào để dập tắt được Lửa Tình hung hiểm ấy ? Để được thong dong như những áng mây, đi về không bị thời gian và không gian vướng bận. Xin hảy liên lạc với chị A-Còng e-mail: hoalan@gmx.de.

                                                    ***

Được biết chị Hoa Lan là một Phật tử, xuất thân từ chùa Viên Giác Hannover có Pháp danh là Thiện Giới, nhưng sinh hoạt nhiều nhất tại chùa Linh Thứu ở Bá Linh :

 

- Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối” một ngày một đêm đâu các bạn ạ ! Từ bao năm nay hể chùa Linh Thứu có lên lịch trình thọ bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya... May quá. Tôi đến kịp giờ cho buổi công phu.

 

Các bạn ạ ! Cảm giác của tôi khi ngồi trong chánh điện của chùa Linh Thứu, nghe các Thầy tụng kinh Lăng Nghiêm, sao thấy xuất hồn như lạc vào thần lực của những buổi công phu khuya tại chùa Viên Giác với hàng chục chiếc Y Vàng. Hồn như bay bổng trong những tiếng kinh tiếng mõ, rồi tiếng trống đệm quyện vào trong những tiếng ngân nga. Tôi khỏi cần tụng theo làm chi cho rớt điệu, cứ lim dim thưởng thức cho sảng khoái khắp toàn thân, cho lời kinh chạy dọc lẫn chạy ngang, thấm vào hồn người giới tử một cách nhẹ nhàng đến an lạc. (trích vài đoạn trong chương: Cảm nghĩ của một giớ tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai, trang 267).

 

Trên đây là một trong những đoạn văn tả chân rất sống động, một đoạn tự truyện rất thành thật (không phải riêng cho bản thân chị, mà còn có thể, trùng hợp với rất nhiều “giới tử” còn trong hoàn cảnh “gia duyên bận bịu” nên chưa thể tu học một cách rốt ráo được!). Cái thật rất hồn nhiên ấy, thấy cũng dễ thương lắm chứ, phải không? Vì hình như, phía sau đoản văn ấy, còn để lại một nụ cười hàm tiếu mà như một người bạn đạo của chị đã phát biểu: “Nụ cười nầy là công đức đấy” !

 

Có lẽ, còn nhờ vào một “Nhân Duyên” khác, được chị kể lại trong “Đóa Sen an lạc”, rằng:

 

- Trong khu vườn Vô Thường tôi sắp viết đã nở một đớa Sen, tạm đặt tên là Đóa Sen An Lạc. Đó là cô bạn Đạo khá thân của tôi, ở cách xa nhau đến gần năm sáu trăm cây số. May nhờ đường giây điện thoại bắc cầu ô thuớc cho chúng tôi tán gẫu với nhau cả tiếng đồng hồ, nên tuy xa mà lại gần....

 

Nhân duyên đưa đến tình bạn nầy là một buổi gặp gỡ tại Làng Mai vào năm 2000. Chúng tôi được chia cùng một nhóm trong buổi Pháp Đàm, hỏi han quê quán hóa ra cùng ở Nha Trang... Lúc chia tay, chúng tôi còn được ngồi chung với nhau trên xe buýt đến cả nửa ngày tha hồ chuyện vãn...

 

Mối chân tình vẫn bền vững cho đến năm 2004 vào dịp lễ Vu Lan, chúng tôi khao khát được gặp lại nhau, nên đã dùng điểm hẹn là ngôi chùa ở Hannover. Buổi gặp gỡ lịch sử nầy đã gây ra một tấn bi hài kịch đã được diễn tả rõ đến ba bốn trang dài trong truyện:- Chồng của tôi Bồ Tát Nghịch Duyên... Ai tò mò muốn biết bên trong xảy ra những gì, nhớ tìm đọc, tôi không kể ra đây sợ đi lạc đề. (trang 302).

 

Đây có thể là cái “Nhân Duyên” đã như một quà tặng quý giá nhất. Nhân duyên cho thấy trong quá trình tu học của chị, được đón hưởng hai nguồn Văn hóa Phật giáo Đông -Tây. Được bổ sung cho nhau để chấp cánh bay về phương trời Chân Thiện Mỹ. Ở đấy không còn chấp trước, thị phi. Không còn phân biệt Thiền -Tịnh song tu. Chẳng còn cái thấy Nhị Nguyên cản trở nên tất cả đã hòa quyện vào nhau, như câu:

 “Xin chấp tay thành đóa sen, kính tặng một vị Phật tương lai”.

 

Và cái “Nhân Duyên” của người viết, là được thưởng thức tác phẩm “Lửa Tình và Lửa Tam Muội” trong một bối cảnh vừa thưởng thức, vừa chia sẻ những tâm sự của một người Bạn Văn. Qua đó thì người viết có sự tâm đắc với tác phẩm, cũng như ước vọng của tác giả đã chịu thương chịu khó với chuyện Đời và việc Đạo. Nên hôm nay xin chân thành giới thiệu đến quý độc giả gần xa để được thưởng thức. Và để được bắt gặp một cây viết có một dòng chảy đầy nguồn, có một văn phong đùa bởn với những cuộc tình tuy lãng mạn, nhưng chứa đựng nhiều trái ngang. Tiềm ẩn những xót xa như muối xát, đắm chìm trong thương hận đến nát lòng. Nhưng may mắn được gặp Thiện Trí Thức để cùng nhau tu học. Nên đoạn cuối lúc nào cũng mở ra một phương trời hạnh phúc, một hội tụ đoàn viên, pha lẫn một khung cảnh thanh nhàn, và một quây quần chung bóng:

 

Một nhà chung chạ sớm trưa,

Gío trăng mát mặt, muối dưa chay lòng. (Kiều).

 

Cảnh đoàn viên ấy như được nhìn thấy “Hiện Tại” là cả một kho tàng rất quý báu cần vận dụng, để học hỏi, để thực tập mong đạt đến những giây phút An Lạc, với một công thức:

 

“Mỗi ngày tôi tập ngồi thật yên. Nhìn suốt thân tâm và nghĩ lại mình. Tôi chợt thấy rằng, tại sao ta khổ ? Vì luôn đắm chìm trong tiếc thương ! (phỏng theo một điệu nhạc).

  

Cũng như cuối đường lại nở đầy những nụ hoa hàm tiếu để điểm trang cho cuộc đời, để dệt thêu cho đường về tương lai bằng những bước chân Tỉnh Thức. Tuy ai đó có định nghĩa: “Cười là tiếng khóc khô không lệ”. Nhưng người có công biến tiếng khóc ra nụ cười, phải là người có tấm lòng yêu mến cuộc đời và khát khao tìm về với khung trời Chân Thiện Mỹ.

 

Đôi lời cảm niệm khi đọc tác phẩm của một cây viết tuy mới nhập cuộc, nhưng đã chiếm một “cảm tình đặc biệt” đối với độc giả trong tiến trình sáng tác. Mặc dầu còn có đôi chổ ý tưởng không được liên tục, nhưng chính sự gián đoạn ấy là một cách đưa độc giả đến với những nghi vấn, về thân phận con người đang còn lửng lơ giữa dòng đời oan nghiệt. Và cũng là tấm lòng khao khát đi tìm cho đời một dòng suối mát, để tắm gội thân tâm, để điểm trang cuộc đời, và tìm cho mình một cách sống chân thật để mong dìu bước đời đến bến bờ Diệu Giác.

 

Xin cám ơn chị Hoa Lan đã đem đến cho đời những nụ cười hàm tiếu.

Và trân trọng giới thiệu cùng độc giả bốn phương.

 

Liên lạc với tác giả :  hoalan@gmx.de

 

 

Trần Đan Hà

TRẦN ĐAN HÀ

 

Sinh năm 1945 tại Cam Lộ Quảng Trị

Năm 1982 vượt biên và được tàu Cap Ananmur cứu vớt và định cự tại Đức.

Hiện tại sinh sống với gia đình  tại tỉnh Reutlingen.

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.