.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật | | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 

  Huệ Trân

Những đứa con của bà Mãn Từ

  • PSN - 29.09.2009 | Huệ Trân

Trong mười đại đệ tử của Đức Thế Tôn, vị tỳ kheo được xếp hạng thứ ba, sau hai ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là tôn giả Phú Lâu Na, người được tôn xưng là Đệ Nhất Thuyết Pháp.

Khác với đa số các quốc gia trên thế giới, tại Ấn Độ, con cái thường được gọi bằng tên của mẹ. Đầy đủ tên của tôn giả, theo Phạn-ngữ, là Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử. Vì tên khá dài nên đại chúng thường gọi tắt là Phú Lâu Na (Puràna) mà Hán-ngữ dịch là Mãn Từ Tử.

Nghe qua, danh hiệu của tôn giả thật vô cùng đơn giản. Mãn Từ Tử chỉ có nghĩa là con của bà Mãn Từ mà thôi, nhưng ẩn nghĩa sâu sa thì đây là một con người mà hoài bão cũng như lòng từ bi trải rộng vô biên trước mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, đều bước tới thong dong bằng sự can trường để cứu độ.

Khi xưa, theo luật Phật chế thì hàng năm, tăng đoàn đều phải hội tụ về một địa điểm để cùng học hỏi kinh nghiệm, trao truyền năng lượng và thúc liễm thân tâm. Đó được gọi là mùa An Cư Kiết Hạ. Sau ba tháng an cư, Đức Thế Tôn sẽ tùy theo khả năng của các tỳ kheo mà chỉ định tới những nơi hoàng pháp.

Một lần, sau khi được phân định, tôn giả Phú Lâu Na đã đảnh lễ Đức Thế Tôn để xin được hoằng pháp ở xứ Du Lô Na, còn được gọi đơn giản là Du Na.

Đức Phật bảo:

- Xứ Du Na ư? Nơi ấy giao thông chưa thuận tiện, đường đi hiểm trở, khó khăn vô cùng. Vả chăng, có tới được thì dân tình ở đó rất cộc cằn, bạo ngược, đối xử với nhau dã man chẳng chút tình người, huống chi là đối với người từ phương xa tới. Sở dĩ ta chưa gửi các ông tới đó vì còn muốn chuẩn bị dân tình để bảo vệ tính mạng các ông. Nay ông đã xin đi, vậy ông không e ngại gì sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, Giáo pháp của Phật là ánh sáng nên con nguyện đem ánh sáng này soi chiếu những nơi tăm tối để họ cùng được hưởng hạnh phúc như con.

- Này Phú Lâu Na, ta tin tưởng sự từ bi của ông nhưng khi đến đó, nếu dân xứ ấy không nghe ông nói, không tiếp đón ông, mà lại chửi rủa, sỉ nhục ông thì ông nghĩ sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, nếu họ chỉ chửi rủa, sỉ nhục con là họ còn quá tốt với con vì họ chưa dùng tới dao gậy.

- Tốt lắm! Thế nếu họ dùng đến dao gậy thì sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, nếu họ dùng dao gậy dọa nạt thì họ cũng còn tốt quá, vì họ chỉ muốn đuổi con đi chứ chưa làm bị thương thân thể.

- Thế, nếu dọa nạt bằng dao gậy mà ông chưa đi, họ sẽ dùng dao gậy ấy đánh đập ông, làm bị thương, làm chảy máu thì ông nghĩ sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, nếu họ dùng dao gậy đánh đập con, làm bị thương, làm chảy máu thì họ vẫn còn tốt với con vì họ chưa nỡ giết con.

- Này Phú Lâu Na, thế nếu dân chúng xứ Du Na hùa nhau hành hung, đánh đập ông cho đến chết thì sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, nếu điều đó xảy ra, con sẽ tri ân họ đã giúp con xả bỏ tấm thân uế trược này. Đã có sinh, ắt có tử. Nếu được xả thân vì lời nguyện trao truyền đạo pháp là hạnh phúc mà con sẽ hoan hỷ đón nhận.

Nghe những lời dũng cảm đó, Đức Thế Tôn nhìn khắp đại chúng giây lâu rồi mới phán rằng:

- Này Phú Lâu Na, với những lời ông vừa thưa thỉnh, ta không còn gì phải lo lắng nữa. Ông hãy lên đường tới xứ Du Na để hoằng dương chánh pháp.

Hình ảnh can trường, dũng cảm, từ bi của vị tôn giả đệ nhất thuyết pháp Phú Lâu Na đang rực sáng ở một địa ranh nhỏ bé miền cao nguyên phía Nam nước Việt Nam.

Bốn trăm tăng ni sinh tại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng đang tỏa sáng tinh thần Phú Lâu Na, nguyện ở lại nơi hiểm nguy, tàn bạo để thể hiện chánh pháp.

Thái độ của những người nắm quyền sinh sát tại Việt Nam trong thời điểm này đang mang sắc thái của dân xứ Du Na thời xưa, nhưng vượt trội hơn vì thêm những sáng kiến mà tôn giả Phú Lâu Na chưa được nếm thử. Chẳng hạn như, đốt am thất, quăng đồ đạc, cắt đứt nguồn ẩm thực, bỏ rắn độc vào y bát, chặt cầu, phá mương, dùng nữ nhân làm nhục chư tăng, xé y áo, lôi kéo, đánh, đạp, hành hung, chặn bắt, phá xe, ném phân hôi thối vào những người đến tiếp trợ v.v…

Đức Thế Tôn chưa hỏi tôn giả Phú Lâu Na hết những điều như bốn trăm tăng ni sinh tại tu viện Bát Nhã đang chịu đựng, có lẽ vì khi xưa dân xứ Du Na có nổi tiếng dã man, tàn bạo cũng còn kém xa chế độ ở xứ Việt Nam ngày nay!

Tôn giả Phú Lâu Na là một, trong mười đại đệ tử của Đức Phật nên với trí tuệ, đạo hạnh, tín tâm, uy lực, tinh tấn, dũng mãnh ... mới thanh thản mang hạnh vô úy bước vào nơi hiểm nguy.

Nhưng những ai còn chút lương tâm con người, hãy nhìn bốn trăm tăng ni sinh tại tu viện Bát Nhã xem! Họ là những người trẻ tuổi, nếm được hương vị an lạc, giải thoát của giáo pháp nhiệm mầu nên đã sớm từ bỏ những thú vui dục lạc đời-thường, chuyển giọt nước tới dòng sông để muôn sông cùng chảy ra biển lớn. Với tuổi đạo, họ là những người con quá nhỏ bé của Như Lai, nhưng trước những thử thách thập phần tàn bạo hơn, thập phần gian nguy hơn xứ Du Na thời xưa, bốn trăm người con bé bỏng bỗng nhất loạt vươn vai Phù Đổng.

Năng lượng đó từ đâu mà có, nếu không từ những tấm gương sáng từng được tưới tẩm bằng giáo pháp nhiệm mầu!

Không chờ đúc ngựa sắt, gậy sắt, họ chỉ tĩnh tọa, đồng niệm hồng danh Quan Thế Âm. Và chỉ thế thôi, họ vượt qua sợ hãi, chiến thắng đói lạnh, trang nghiêm cõi Phật bằng trang nghiêm thân mình.

Với những gì cực kỳ mầu nhiệm đang xảy ra tại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, nước Việt Nam, mà toàn cầu đang theo dõi, không ít người đã sửng sốt nhận ra là bốn trăm tăng ni sinh ở đó đang hóa thân thành NHỮNG NGƯỜI CON CỦA BÀ MÃN TỪ.

Đã là con của bà Mãn Từ thì dù bị xô đuổi phương nào, đâu chẳng là Bát Nhã!

Tội nghiệp thay, những kẻ đang chịu trách nhiệm này có biết như thế không?

Gate,

Gate,

Paragate,

Parasamgate,

Bodhi,

Svaha.

Huệ Trân
(Đại Ẩn Sơn, Lộc Uyển Tự, chớm thu 2009)


 

DIỆU TRÂN

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
BỞI NHÀ XUẤT BẢN GIÓ ĐÔNG


Vô Tự Thị Chân Kinh


Đường thiên lý
A thousand-mile road
Une route interminable
 


Tâm Hương Tải Đạo

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.