.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật | | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 

  Huệ Trân

Thiền hành trong mưa

  • PSN - 1.10.2009 | Huệ Trân

Tăng thân Bát Nhã rời tu viện trong mưa ngày 27.9.09

Thiền hành là hình ảnh đã gây cảm hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sỹ khi trái tim họ bắt được sự rung động về vẻ đẹp thong dong bên ngoài qua những bước chân, và niềm hỷ lạc nhẹ nhàng trong nội tâm những hành giả.

Có thể nói, thiền hành cũng là một, trong những phép tu. Bước bằng những bước chân an trú trong chánh niệm để nhận diện từng giây phút hiện tại là ta đang bước, chân ta đang chạm trên mặt đất, tai đang nghe chim hót, mắt đang thấy trời xanh. Ta cũng đang hít thở điều hòa và biết rằng ta đang sống. Câu nói “Tôi sống cho đến khi tôi chết”, nghe qua có vẻ buồn cười, nhưng nghĩ sâu thêm một chút thì sẽ vui cười, vì rất nhiều người quanh ta “đã chết khi đang sống” mà họ không nhận biết. Bởi họ luôn đau khổ vì quá khứ, luôn lo lắng tới tương lai nên phút giây hiện tại thường băn khoăn trong quẩn quanh phiền não!

Vị thiền sư mỉm cười, nắm tay hai em bé rồi chậm rãi cất bước. Bốn con mắt trẻ thơ long lanh cười theo và bước theo. Đoàn người quanh đó cũng làm như vậy. Họ nắm tay nhau hoặc không, nhưng hình như họ cùng mỉm cười rồi nhẹ nhàng cùng bước.

Mùa Xuân, hoa dại ven đường vẫy tay với họ. Mùa hạ, cây trái ngọt ngào mời gọi đong đưa. Mùa thu, thảm lá vàng lao xao trúc tím. Rồi không chờ, chẳng hẹn, nhánh hoa lê mùa đông đã trắng muốt bên song … Cảnh vật có thể đổi thay theo từng mùa mưa nắng nhưng bước thiền hành không hề thiếu vững chãi, an vui.

Hàng trăm tu sỹ trẻ vừa bị rượt đuổi trong đêm mưa!

Họ đang bước hay chạy?

Họ bị áp lực bứng khỏi nơi chốn mà lẽ ra họ có quyền được an trú để tu học. Họ bị áp lực, hoặc bỏ con đường đã chọn và đang đi, hoặc sẽ bị rượt đuổi tới cùng!

Đâu được gọi là “tới cùng” khi con đường họ chọn là “Đi để mà đi”, đi trong tỉnh thức, đi trong an lạc, đi không điểm tới, chính là tới trong từng điểm đi.

Ngày chú mục đồng Cát Tường ở thôn nghèo Ưu Lâu Tần Loa được nhận vào tăng đoàn của Phật, chú sung sướng lắm. Lần đầu rời quê, chú nôn nao mơ tưởng những chân trời mới lạ đang chờ đón trước mặt. Ngày đầu theo tăng đoàn cùng hướng về thành Vương Xá, chú nhận thấy mọi người đi chậm quá! Phật đi trước, thong dong tự tại. Những vị khất sỹ theo sau cũng tự tại thong dong. Chỉ có mình chú nôn nóng, thầm nghĩ “Đi thế này thì bao giờ mới tới!”.

Đoàn người cứ ngày đi, trưa ôm bát vào xóm khất thực, tối ngủ trong rừng cây êm mát. Được quá nửa chặng đường chú mới cảm nhận sự an lạc của “đi để mà đi chứ không phải đi để mà tới”.        

Khi cảm nhận được điều đó thì cái được gọi là điểm tới, đã tới lúc nào mà chú không hay!

Hóa ra, điểm tới chỉ là một cách diễn đạt, chứ Vương Xá nào phải là điểm tới; như Ưu Lâu Tần Loa nào phải là điểm đi.

Tới đi, trên dưới, phải trái, thấp cao …v…v… tùy ở cách nhìn, ở đối tượng, ở mục đích, và vi tế hơn, ở cảm nhận của chiều sâu tâm linh.

10 giờ đêm 27 tháng 9 năm 2009 các thầy và các sư chú trong tu viện Bát Nhã bị áp lực của dao gậy bạo động lùa hết ra ngoài sân.

Khi ấy, trời đang mưa lớn!

Những người con bé nhỏ của Như Lai bị đẩy đi.

“Đi! Đi bất cứ đâu! Ra khỏi Bát Nhã ngay!”

Như thế đó!

Nhưng làm sao mà những người con của Như Lai, khi đã có thể đắp áo Như Lai, ngồi như Như Lai, quán như Như Lai, lại có thể không thiền hành như Như Lai?

Như thế đó!

Đoạn đường 17 cây số, dưới mưa tầm tã, với đe dọa hung bạo kè sát bên, các thầy và các sư chú đã THIỀN HÀNH TRONG MƯA.

Dù bước chân có bị áp lực bắt đi nhanh hay bắt chạy chăng nữa, nhưng khi tâm đã là tâm Phật thì đi trong mưa hay nắng, nhanh hay chậm, bước nào không là bước thiền hành?

 

Đi để mà đi, rồi tới Vương Xá.

Bước để mà bước rồi tới Phước Thuận.

     

Vương Xá không phải điểm tới.

Phước Thuận cũng không phải điểm tới.

 

Vì đường Như Lai thênh thang.

 

Những ai vẫn cố tình nhắm mắt làm ngơ, xin mời chỉ bước một bước trong đoạn đường đêm 17 cây số dưới cơn mưa tầm tã ấy, dưới đói lạnh, dưới những đe dọa, rượt đuổi tàn bạo ấy, rồi xin cho biết, mưa hay nước mắt đang rạt rào!!!

           

Chỉ xin được mời cùng bước một bước thôi, rồi quý vị có thể quay về với những ấm cúng và an toàn của riêng mình.

Nếu nơi đó còn thực sự là ấm cúng và an toàn.

 

NAM MÔ VÔ BIÊN THÂN BỒ TÁT

NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

 


Huệ Trân

(Đại Ẩn Sơn-Lộc Uyển Tự, cuối thu 2009)

 


 

DIỆU TRÂN

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
BỞI NHÀ XUẤT BẢN GIÓ ĐÔNG


Vô Tự Thị Chân Kinh


Đường thiên lý
A thousand-mile road
Une route interminable
 


Tâm Hương Tải Đạo

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.