.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn | LLâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật | | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

  Phong Thu


Điểm sách:

Nửa thế kỷ Việt Nam

Nhà văn Song Nhị nói với tôi rằng ông sắp hoàn thành tập bút ký-tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” và sẽ phát hành trong năm tới. Quyển sách viết trong 10 năm gom lại một đời người. Cuối năm, tôi về New York thăm gia đình bên chồng hơn hai tuần. Khi trở về, tôi nhận được một chồng sách báo của bạn bè gởi đến nhưng bị ướt vì tuyết dày đặc gần 20 inches phủ khắp lối đi và xung quanh nhà. Tuyết tan thành nước đọng lại trên các lá thư, báo chí, và quyển sách của ông ướt nhiều nhất vì gói trong một bao thư bằng giấy màu vàng không có bọc ni-lon. Tôi tiếc nên đem vào lò sưởi bỏ phiá trên chiếc ghế nhỏ cho khô ráo. Nhìn trang bìa trình bày trang nhã, đẹp nhưng màu sắc vàng, cam, nâu sậm, xám buồn bao quanh những hàng cây bốc cháy trong lửa đỏ, mù mịt, như diễn tả thân phận của người Miền Nam đã trải qua trong cuộc nội chiến và cuộc đổi đời bi thảm.

Sau khi chiếm Miền Nam, thay vì sử dụng chất xám của các trí thức, khoa bảng Miền Nam, người cộng sản vì lòng thù hận đã đem bắt giam, hủy diệt người Miền Nam, đốt sách vở và đẩy họ vào con đường bần cùng không lối thoát. Cộng sản Hà Nội muốn chống đỡ cho chính sách sai lầm, vô nhân đạo của mình nên luôn mồm tuyên truyền đổ lỗi cho chiến tranh, cho Mỹ-Nguỵ. Thực chất, cộng sản quen ăn rừng ở bụi như loài vượn, chỉ biết đấm đá, chém giết và ngu si nên không biết cơ cấu xã hội và xây dựng xã hội. Đất nước sau chiến tranh đã cùng kiệt, nghèo đói. Vết thương chiến tranh còn mưng mủ chưa lành, sao lại gây thêm chi bao thảm cảnh lầm than? Họ đã mở rộng nhà tù, bắt giam, bỏ đói, tiêu diệt hết tinh hoa của dân tộc của Miền Nam Việt Nam. Thay vì những người đó sẽ giúp ích cho xã hội, cộng sản lại biến họ thành gánh nặng cho xã hội. Họ ngồi tù nên chẳng làm gì ra của cải vật chất để xây dựng lại quê hương sau đổ nát.

Năm vừa qua, trong cuộc nói chuyện với bạn bè tại Việt Nam, đa số đều là phóng viên tại Hà Nội, họ nói với tôi rằng: “Cộng sản có lắm mưu ma, chước quỷ. Họ muốn giết sạch hết quân, cán, chính miền Nam Việt Nam (QDCCMNVN) nhưng sợ thế giới lên án. Do đó, họ bắt đi học tập cải tạo với chiêu bài đơn giản là “ráng học tập tốt rồi được trở về”. Họ cho người tù một niềm hy vọng để họ không chống đối. Với số quân nhân lớn như Miền Nam, nếu để sống bên ngoài sẽ rất khó quản lý. Họ sợ sẽ có bạo động khi người ta nhìn ra chân tướng của cái gọi là “giải phóng Miền Nam”. Tôi nghe xong mà rùng mình kinh sợ. Các anh còn nói thòng một câu: “Thủ tướng Phạm Hùng bị ám sát bằng độc dược. Ông Võ Văn Kiệt chết người ta vẫn nghi ngờ bị ám sát bằng loại thuốc độc gây phản ứng tim và chết đột ngột. Vì ông phản đối việc sáp nhập Thăng Long với Hà Tây, giựt dây cho báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ khui ra vụ PU18. Băng đảng chúng nó phải thanh toán ông Kiệt để giành quyền lực và làm suy yếu lực lượng Miền Nam. Bộ chính trị Hà Nội gây sức ép buộc 20 Bộ Trưởng không tuân theo chỉ thị Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và buộc ông Dũng từ chức. Ông Dũng phải quay đầu lại với Nông Đức Mạnh. Ông Nguyễn Minh Triết bị “chơi cú tình bơ vơ” nên lạc lõng và sợ hãi. Trong khi bọn tham quan ô lại của Bắc Bộ Phủ đang bàn bạc với nhau bán đất cho nước ngoài và chia chát nhau ăn.” Các bạn còn kể cho tôi nghe chuyện ông Nguyễn Minh Triết sợ bị quăng lựu đạn trong nhà và bàn tay khát máu của cộng sản Hà Nội đã có sự hà hơi tiếp sức của bọn Tàu Cộng.

Tôi đọc rất nhiều bài của các cựu tù nhân chính trị viết về những trại tù cải tạo của cộng sản Bắc Việt dành cho người Miền Nam. Mỗi câu chuyện có những tình tiết khác nhau nhưng nội dung chính của nó là tố cáo chế độ tàn ác, diệt chủng của cộng sản Hà Nội đối với dân tộc Việt Nam. Nhân loại lên án Hittle và toà án quốc tế vẫn săn đuổi những tên tội phạm sát nhân trong thế chiến thứ hai. Nhưng so với Hille thì cộng sản tàn ác gấp trăm lần. Nếu thế giới đào sâu, nghiên cứu, thống kê đầy đủ từng mốc thời gian từ khi chủ nghĩa cộng sản ra đời cho đến nay, số người bị giết, bị tàn sát tập thể, bị đọa đày trong các trại tập trung cải tạo của tất cả các nước cộng sản trên thế giới cộng lại, tôi tin chắc chắn rằng sẽ nhiều hơn gấp ba, bốn lần cuộc tàn sát của Hittle. Một điều đáng nói ở đây là Hittle còn biết quý trọng xương máu của đồng bào mình. Ông ta không tàn sát bừa bãi, đày đọa dân tộc mình.

Tôi đã đọc “Tôi Phải Sống” của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, đọc xong tôi phải khóc. Tôi cũng đã đọc “Thép Đen” của người tù Biệt Kích Đặng Chí Bình để thấy ý chí, nghị lực và niềm tin mãnh liệt của người chiến sĩ Biệt Kích trong nhà tù cộng sản. Và mấy tuần nay, dù rất bận rộn tôi cũng đã dành nhiều thời gian để đọc quyển sách “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” của nhà thơ Song Nhị. Từ khi quen biết ông cho đến lúc tôi cộng tác với Cội Nguồn, ông gởi tặng tôi tập thơ “Tiếng Hót Loài Chim Di”. Có những bài thơ đọc xong còn để lại tâm hồn tôi những rung cảm sâu lắng. Nó đi vào tâm tư người đọc và gợi lên những nỗi đau xót, chua chát cho thân phận của kẻ chiến bại trong cuộc chiến bảo vệ tự do, dân chủ cho Miền Nam Việt Nam:

......

Hỡi bầy chim trên khóm rừng già

Hỡi đàn ngựa hoang trên cánh đồng khô

Hãy thức dậy từ giờ

Nghe tiếng hát và lời giục giã

Hãy tiếp tục bước đi

đi suốt một ngày

một tháng

một năm

một đời.

Một đời

sống

chết

không nguôi

....

Trời sẽ nắng cây rừng hoang sẽ dậy

bầy chim di sẽ vỗ cánh bay về

ngày sẽ tới và mặt trời sẽ mọc

hỡi loài người vội vã tỉnh cơn mê....

                 (Tiếng Hót Loài Chim Di trang 15-16)

Ngay từ trang 7 “vào tập thay Lời Tựa” tác giả đã viết “...Tôi đã viết và đã xoá từng dòng. Tôi đã viết và đã xoá từng trang. Tôi đã xoá nhiều lần như vậy...” Quyển sách gây cho tác giả nhiều trăn trở, boăn khoăn, ray rức, xót xa nên phải xoá đi xoá lại nhiều lần trước khi phát hành và đến tay người đọc. Quyển sách dày 467 trang bao gồm 16 chương. Mỗi chương chia làm nhiều tiểu đoạn, mang nội dung khác nhau và kèm theo phần phụ đính. Tác giả đã lấy mốc thời gian từ năm 1945 cho đến hôm nay 2009 để sàn lọc, biên soạn, tìm kiếm tài liệu thông qua kinh nghiệm cuộc đời. Tác giả cố gắng ghi chép lại trung thực những gì mắt thấy, tai nghe những sự kiện, con người mà ông đã từng chứng kiến, gặp gỡ, và tìm ra nguyên nhân của cuộc nội chiến và cuộc hành trình bi thảm của dân tộc Việt Nam suốt nửa thế kỷ. Nếu không đọc quyển sách nầy, tôi không thể nào hiểu được cuộc đời ba chìm bảy nổi chín lênh đênh của nhà thơ Song Nhị. Nó đã vượt qua sức tưởng tượng của một con người. Nỗi gian truân cuả ông bắt đầu từ quê hương Hà Tỉnh nơi mà một đứa trẻ tiểu học như ông phải chứng kiến những cuộc đấu tố tàn ác và chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của cộng sản đã giết hại hàng triệu người và đẩy người dân vào cảnh bần cùng, đói rách. Hận thù giữa những người cùng làng xóm, thân tộc đã nẩy sinh từ đó và nó ngày càng lan toả trong suốt cuộc chiến và mãi đến nay vẫn không thể hàn gắn được.

Trong tập bút ký nầy, nhà thơ Song Nhị đã diễn tả chi tiết từng con người, từng sự việc mà ông đã trải qua suốt 8 năm trong nhà tù cộng sản: Long Thành, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Xuân Lộc từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 5 năm 1983. Năm 1975, ông chỉ 30 tuổi, vừa mới cưới vợ được 2 năm, lúc hương lửa mặn nồng rồi chia tay suốt 8 năm lưu đày trong ngục tù tăm tối, trên rừng sâu núi thẳm. Chính trong nhà tù cộng sản, ông mới nhìn thấy được sự va chạm và “cọ sát” giữa con người với con người, giữa thiện và ác, giữa nhân ái vị tha và bần tiện, giữa nhân cách cao trọng và lối sống ti tiện, hèn mọn. Cũng từ trong ngục tối, nhưng nơi đó đã mở ra cho ông nhận diện được chiếc mặt nạ, lon lá, chức quyền của một số người cùng chung chiến tuyến. Khi vào nhà tù, thân phận tù như nhau nhưng họ vẫn chiếu trên, chiếu dưới. Họ vẫn còn chia ra vai vế “cao trọng, quyền chức” và hạng người cặn bả nầy vẫn không biết thương tưởng đến bạn bè đồng đội của mình. Thậm chí có những kẻ vô lương tâm hơn cả cán bộ cộng sản là bán linh hồn cho quỷ, cam tâm làm ăng-ten cho cai tù. Thay mặt luật pháp nhà tù đánh đập, chửi bới, hành hạ anh em đồng đội. Vụ án điển hình nổi cộm nhất làm rúng động trong và ngoài nước là vụ án Bùi Đình Thi mà LM Nguyễn Hữu Lễ đã viết trong quyển Hồi Ký “Tôi Phải Sống”. Nhà thơ Song Nhị đã nhắc lại vụ án nầy trong chương VIII “Bùi Đình Thi Chiêm Nghiệm Nhân Duyên Nghiệp Quả”. Chúng ta cũng sẽ tìm thấy trong quyển sách hình ảnh nhạc sĩ Nguyễn Thành An, người viết nhiều những bài hát “Không Tên”, khi vào tù nhân cách cũng là những con số không. Ông đã từng viết “...Nay mới biết đế quốc Mỹ là quân xâm lược. Bọn nguỵ qyuền là lũ tai sai. Bao nhiêu năm cung cúc tận tụy miệt mài. Cứ ngỡ rằng mình lo việc nước...” Không biết có phải gì ăn năn hành vi của mình hay không mà nhạc sĩ “Không- Không” nầy chạy qua Mỹ và trở thành Mục Sư khả kính chuyên la gào trên làn sóng đài tiếng nói Việt nam Hải ngoại để xin tiền làm từ thiện? Câu hỏi nầy chỉ có ông mới trả lời đầy đủ. Bạn đọc cũng sẽ nhận ra những con người hạ tiện vì muốn có một miếng ăn với đặc quyền đặc lợi trong tù, họ sẵn sàng làm tôi tớ cho bọn bất nhân như người đội trưởng trừng giới Vũ Long Mão, Lê Chí H. (hổn danh là H. Lé), và Lê Thượng G. Ba người nầy đã bắt anh Lâm Ng. Thu trói lại, buộc vào cây cột sắt. Ông Thu và hai người tù khác là ông Phan T. Khải và Uông Kim Cho đã bỏ nắm xương tàn trong nhà tù Thanh Hoá. Họ không bao giờ còn trở về Miền Nam ruột thịt. Những kẻ phản bội nầy tôi tin chắc rằng họ đã có mặt ở đâu đó trên đất nước Hoa Kỳ. Tôi vẫn mong họ đã sám hối những việc mình đã gây ra. Trong nhà tù, bất cứ ai tiếp tay với cai tù gây hại cho bạn tù đều là kẻ tòng phạm mang tội sát nhân. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến hai trí thức đại gian hùng là Phan Thế Đ. Và Trần Nguyên Đ. cả hai cây ang-ten nầy đã không dám xin đi tị nạn cộng sản.

Nhà thơ Song Nhị cũng tố cáo chế độ tàn ác, bất nhân của tù cộng sản. Nó thể hiện rõ nhất trong chương X: “...Buồng giam là những dãi nhà chiều dài trên vài chục thước, thông suốt từ đầu tới cuối, sâu hun hút, không có cửa hậu chỉ có cửa vào như một điạ đạo... sau vài cơn mưa nhỏ, cái nắng nhiệt đới đã oi nồng làm bốc lên mùi ẩm mốc, hôi hám, ngột ngạt... thức ăn là bo bo và khoai mì củ, là sắn khô nấu lên, là cơm, với mỗi bửa có khi mỗi người được hai thìa cà phê nước mắm sống, có khi là loại nước mắm nêm đen như cà phê đậm, có khi vài gắp rau hòa trong nửa ca nước muối... (Lý Bá Sơ, Danh Bất Hư Truyền (trang 222). Thê thảm và khủng khiếp hơn là trại tù cải tạo đã biến con người thành con vật: “...Người nào đầu cũng lớn hơn thân mình. Hai hàm răng nhô ra, cặp mắt lõm vào sâu hoẳm. Tay chân khẳng khiu như que củi...” (Đoàn Ma Đói Chờ Điểm Số Lên Đồi (trang 256). Không những hành hạ về tinh thần, bỏ cho đói khát, tuyệt vọng. Cộng sản còn hành hạ thể xác bằng cách làm lao động khổ sai: “...Bầu trời xám xịt, sương mù lãng đãng xuống thấp, đoàn người nối đuôi nhau đi trong hơi lạnh. Mỗi người một khối đá nặng trên vai. Đá được lấy từ một chỗ từ phiá bên kia chân núi, đoàn tù vác đá đi giáp vòng quanh ngọn núi tới phiá bên nầy... vai rớm máu...” (Tôi Đi Giữa Đoàn Tù Vác Đá” (Trang 226). Tàn ác hơn là hình thức kỷ luật kiên giam, đánh đập tù nhân hành sự một cách tàn bạo vì người nầy đói phải ăn cắp một bụi khoai mì: “...Người công an mở cửa một cái hầm cầu tiêu, dắt một người tù hình sự lại trước cửa hầm, bảo đứng quay mặt vào trong, rồi đưa chân lên cao tống một đạp vào lưng, người tù bổ sấp xuống úp mặt vào hầm cầu tiêu. Người công an đóng cửa hầm cầu, thản nhiên quay lưng đi...” (trang 275).

Trong số những kẻ sống vì bản năng sinh vật, trái tim đã đóng băng, đầu óc chứa toàn sỏi đá. Cũng có hình ảnh một vài nhân vật là công an, là cán bộ quản giáo còn sót lại một chút lòng nhân đạo. Họ vẫn không bị bộ máy tuyên truyền láo khoét, bịp bợm của cộng sản làm mất đi nhân tính. Nhà thơ Song Nhị đã ghi lại những hình ảnh hiếm hoi về những người không cùng chiến tuyến nhưng còn biết đau khổ, xót thương cho cảnh tù đày của người sa cơ, lỡ vận: “...Một công an vào buồng giam nhìn mấy chục ống lon Guizgo sáng loáng sắp thành dãy của tù dựng nước uống, rồi chỉ tai vào mấy cái bình đựng nước XHCN, đã thành thật phát biểu với chúng tôi: “Cứ nhìn những thứ nầy là biết, cần gì phải nói ai hơn ai thua...” (trang 187). Những công an cán bộ chỉ là kẻ thừa hành mệnh lệnh cấp trên đã từng đứng trước các tù cải tạo nói rằng “...Chúng tôi chỉ làm việc theo chỉ thị ở trên giao. Chúng tôi giúp đựơc các anh những gì thì tôi sẽ giúp, mong các anh được sớm trở về với gia đình.” Hay một nữ công an đem một chai nước mắm đến cho cả buồng... và nói “chắc các anh nhớ nhà, nhớ vợ con lắm phải không?” Nói xong, người nữ công an im lặng một lúc, hai hàng nước mắt lăn tròn trên đôi gò má...” (Trang 187). Tác giả cũng công tâm nói về người Giám Thị trưởng Lê Xuân Thực đã ký giấy cho ông nhận lại chai rượu thuốc mà gia đình mang vào trị bệnh đau khớp và đau bàn toạ.

Thông thường, ở tù cộng sản không ai dám hó hé, phát biểu ý kiến hay có ý kiến trái ngược với cai tù. Thế nhưng trong cảnh tù đày, người lính VNCH vẫn không sợ đói, khổ, hành hạ thân xác hay bị biệt giam. Họ dám phản kháng lại chế độ nhà tù bằng hành động tuyệt thực để cứu bạn hoặc chống lại hình thức ngược đãi quá đáng của cai tù như: Tẩy chay nội quy và từ chối học tập thảo luận, ca hát, phản đối bằng hình thức tuyệt thực để chống lại sự bắt giữ tù nhân chỉ vì họ phát biểu về sự lừa bịp trắng trợn của cộng sản ở chương X “Biểu Tình Tuyệt Thực Rừng Vang Tiếng Hát”. Đây là chương gay cấn, lôi cuốn người đọc, tác giả đã chứng minh tinh thần bất khuất, đoàn kết, thương yêu của các tù nhân QĐVNCH. Một số tù nhân đôi khi chửi bới thẳng thừng: “...Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghiã phi nhân, dối gạt và tàn ác” (trang 238). Ba người tù bị bắt là Trần Văn Chí, Lê Quảng Lạc và Ngô Văn Tiệp đã dẫn đến cuộc phản kháng, biểu tình dữ dội của các tù nhân chính trị:  “...Từ 7 giờ tối đến hơn 3 giờ sáng mọi người vẫn canh thức hát vang dội một góc trời. Tôi có thể quyết đoán là rừng Lam Sơn rung chuyển. Những bài hát, những lời ca hùng tráng vang dội trong màn đêm tĩnh mịch: Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn. Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang, lê đôi bàn chân gông xiềng của thời xa xăm....” (Trang 240). 

Trong chương IX (Trang 188), tác giả có nhắc đến một người tù trẻ tuổi, một anh hùng. Anh cô đơn chống lại bầy sói dữ. Nhưng thái độ vẫn ung dung và xem cái chết nhẹ tựa lông hồng: “...Người bạn nầy tuổi khoảng dưới 30. Đầu cạo nhẳn, trên cánh tay vẽ một lưỡi kiếm dài... Phần cán lưỡi kiếm là một ngọn lửa rất sắc nét với hai chữ PQ (phục quốc) ...Khi bước qua sân, vòng ra hồ tắm phía sau, người bạn nói với cả buồng, nói cho mọi người nghe, giọng nói rắn chắc: “Hãy  ngẩng đầu lên mà đi các anh ơi. Người nầy chết có người khác đứng lên...” Có rất nhiều người tù vô danh, họ đã nằm xuống vì dám chống lại chế độ bạo ngược. 

Tác giả cũng nhắc đến ông Phạm Dương Đạt vì phát biểu tố cáo chế độ cộng sản, ông đã bị bắt đi biệt tích (trang 195).

Đau xót và thê thảm hơn là cái chết của những người tù bất khuất. Họ đã chọn cái chết để giữ gìn khí tiết của một quân nhân như trường hợp cuả Lê Quảng Lạc, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Mậu, Huỳnh Văn Lượm, Trần Kim Phú...

Trong chương XII “Châu Về Hợp Phố”, những người tù được chuyển về Miền Nam ruột thịt. Họ đã được dân chúng đón tiếp bằng những cái vẫy tay, những nụ cười và những món quà tình nghĩa yêu thương, chia sẻ khiến người tù xúc động đến rơi nước mắt. Thì ra mọi người vẫn còn nhớ và yêu mến những người lính bại trận: …“Người hai bên đường ném lên toa tàu tới tấp, thuốc lá, bánh mì, bánh chưng, bánh đúc, cam bưởi... Những món quà tình nghiã từ những bà mẹ, những em nhỏ buôn thúng bán bưng, từ những cậu con trai bỏ học nữa chừng để kiếm sống bằng những việc làm lam lũ...” (trang 307).

Ở những chương cuối cùng, tác giả nói đến chương trình HO, sự xuất hiện của con chữ HO, ý nghiã và giá trị cuả nó đối với những người tù Miền Nam. Ông cũng thu thập chứng cứ, tài liệu, hình ảnh và mốc thời gian của cuộc thương thuyết giữa Hoa Kỳ và cộng sản Việt Nam trong việc thả tù nhân chính trị và cho họ cùng gia đình được định cư tại Hoa Kỳ. Nhà thơ Song Nhị đã gởi lại trên trang sách mình lòng biết ơn sâu sa đối với những vị ân nhân đã bền bỉ, bỏ thời gian, công sức và tâm trí để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp cứu giúp các QDCCVNCH thoát khỏi lao tù: “...Hành trình HO còn khởi đi từ  tấm lòng nhân đạo vô bờ bến của những con người đang sống yên lành trên nước Mỹ. Tôi muốn nói đến những nhân vật trong cộng đồng trong đó những vị ân nhân của người, của đời mà không ai quên được đó là bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, bên cạnh có các ông Nguyễn Ngọc Bích, Huỳnh Công Ánh, Nguyễn Hậu, Linh Quang Viên, Đào Văn Bình, Giao Chỉ... và nhiều cá nhân, tổ chức hội đoàn khác. Đã đóng góp công sức tài vật cho thành quả giải thoát những người tù cải tạo...” (trang 420). Trái với ý kiến của tác giả, năm vừa qua, bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích đã bị đánh phá, lên án kịch liệt trên các liên mạng và gây ra sự đổ vở không ít trong cộng đồng. Có người tự hỏi “Tại sao có những người vô ơn đến như vậy? Và liệu không có sự vận động, đòi hỏi của những người có trái tim và lòng nhân ái thì chương trình HO có hình thành hay không?»

Tôi cũng xúc động khi đọc lá thư của Cựu Đại Tướng John Vessey và ông Robert Funseth. Hai ông đã bỏ thời gian gần10 năm và kiên nhẫn thương thuyết với đám Hà Nội, lật lọng, tráo trở, bất nhân để cứu hàng triệu người tù cải tạo.

Có nhiều người nói với tôi rằng những chuyện cải cách ruộng đất ai cũng biết. Những chuyện tù cải tạo nhiều người viết rồi, nói mãi đâm chán ngấy chẳng ai thèm đọc, thèm nghe. Thế nhưng với “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”, đọc giả sẽ mở ra một cái nhìn mới, soi rọi lại một góc tối khác trong nhà tù cộng sản mà ta chưa biết đầy đủ. Từng chương, từng tiểu đoạn tưởng chừng như giống nhau, sự lập lại nhưng phong cách diễn đạt rất mới mẻ. Với cách trình bày khoa học, văn phong trôi chảy, nhẹ nhàng tác giả đã lôi cuốn người đọc từ trang đầu cho đến trang cuối.

Quả thật, song Nhị có tài làm thơ và có cả tài viết văn. Ông có kiến thức và đồng thời có tâm huyết, nghị lực. Có lẽ, chính cuộc sống dày dạn phong trần đã khiến ngòi bút của ông tuông chảy như những dòng máu của hàng triệu người tù, của những giọt nước mắt đau khổ của toàn thể nhân dân Việt Nam từ Bắc tới Nam trong suốt nửa thế kỷ. Và hiện nay, nhà tù vẫn chưa khép lại. Nó vẫn mở rộng chào đón những người trí thức yêu nước, thương nòi mơ ước xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, phú cường.

Tôi có thể kết luận rằng “Trí thức, yêu nước và trong sạch” là kẻ thù của cộng sản.
 

Phong Thu
01/30/2010


PHONG THU

Tên thật: Nguyễn thị Phong Thu, sinh Trưởng tại Bình Dương, Việt Nam.

Cựu học sinh Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, Gia Định, Sài Gòn.

Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn với hai bộ môn Kỹ thuật Văn chương và Tâm Lý Giáo Duc.

Cựu giáo Sư Trường Cao Đẳng Sư Phạm, Bình Dương, Việt Nam.

Bắt đầu cầm bút 1980. Những tác phẩm đã xuất bản tại Hoa Kỳ:

Truyện ngắn:

- Cô Bé Bên Giàn Hoa Giấy Đỏ (2003)

- Đóa Phù Dung (2005)

 Nhà Văn Phong Thu và gia đình hiện đang cư ngụ tại Maryland, WA - DC

Phù Sa.

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |    LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.