Bám biển
Những con tàu đánh cá ngoài biển khơi,
Mỗi ngư dân hào hùng như chiến sĩ,
Trong tay họ không súng đạn, vũ khí,
Chỉ có tình yêu biển, tình yêu quê.

Mồ hôi ngư dân rơi xuống biển xa,
Tay kéo lưới, tay chèo cùng sóng dữ,
Tay căng buồm khi con tàu nghiêng ngả,
Tay che nắng về, tay hứng hạt mưa..
Biển của ta,
vùng Hoàng Sa, Trường Sa,
Cá từ nơi
này theo ta về bến,
Ta quen bao
lần con đường ra biển,
Ta quen bao
mùa sóng gío đầy vơi.
Vùng biển
Hoàng Sa cha ông bao đời,
Thời nhà
Nguyễn đạo binh đi cắm mốc,
Thuyền bè
thô sơ, người đi sống chết,
Xác định chủ
quyền vùng biển Việt Nam.
Ngày nay bao
chiến sĩ đã hi sinh,
Để bảo vệ
chủ quyền trên biển đảo,
Ngư dân bám
biển mưu sinh, cơm áo,
Đối diện
biển khơi, đối diện hiểm nguy.
Bị quân
Trung Quốc bắt giữ, giết đi,
Giọt máu oan
khiên thấm vào biển mặn,
Hồn oan
khiên lạc đường về vất vưởng,
Hoàng Sa,
Trường Sa khóc giữa biển sầu.
Những ngư
dân là người lính dãi dầu,
Thuyền trên
sóng như khi chân đạp đất,
Biển của ta
dù bạo quyền xâm lấn,
Bờ là nhà,
biển nước cũng là nhà.
Nhưng có khi
tàu thuyền giữa phong ba,
Biển thân
yêu là chiến trường bất trắc,
Sóng biển
bạc đầu một màu tang trắng,
Sinh nghề tử
nghiệp biển khóc mưa gào.
Ngư dân chết
biển. Bơ vơ hồn đau !!
Hãy nương
theo sóng về quê quán cũ,
Nhập xác gỉa
này nằm trong mộ gío,*
Biển gần kề.
Hồn bám biển trăm năm.
Nguyễn Thị Thanh Dương
(July 17- 2012)
* Mộ gío là mộ không có xác người, chỉ có hình nhân làm bằng đất
sét, người thân làm lễ gọi hồn người chết mất xác trên biển về
nhập vào xác gỉa này và an táng nghi lễ như thông thường.
|