.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


bút
việt
hồn
quê

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích  | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyễn Văn Nhớ Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

TIN VĂN

  Tin văn

 

Nhà thơ Hoàng Cầm ra đi tuổi 88

Hà Sĩ Phu viếng Hoàng Cầm thi nhân

Hoàng Cầm thi cú liễu
Kinh Bắc mê hồn trường

(Câu thơ Hoàng Cầm đã dứt, mà hồn say Kinh Bắc còn ngân dài)

 

Sáng 06/05/2010, nhà thơ Hoàng Cầm, tác giả bài thơ nổi tiếng "Bên kia sông Đuống" đã qua đời tại Hà Nội. Bị ốm và gần như liệt trong thời gian qua, ông đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngày 02/05. Ba ngày sau, thi sĩ qua đời, hưởng thọ 88 tuổi. Hiện tại, thi hài của ông được quàn tại bệnh viện 108. Hội Nhà Văn Việt Nam đang bàn bạc với gia đình về ngày giờ và nơi tổ chức tang lễ cho ông.

 

Hoàng Cầm là một trong những gương mặt lớn của thi ca Việt Nam trong thế kỷ 20, đồng thời là một trụ cột của Nhân Văn Giai Phẩm. Sau đây là nhận định của nhà phê bình văn học Thụy Khuê :

 

"Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX. Hoàng Cầm là nhà thơ có sự nghiệp sáng tác và tranh đấu cho tự do dài nhất trong thế kỷ qua. Hoàng Cầm là một trong những cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Đó là ba nét chính của Hoàng Cầm.

 

Tên thật là Bùi Tằng Việt, Hoàng Cầm sinh ngày 22/2/1922, tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nguyên quán làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Học cao đẳng tiểu học ở Bắc Ninh, trung học ở trường Thăng Long, Hà Nội. Đậu tú tài, ban triết. Thừa hưởng tinh thần dân ca quan họ và giọng ngâm thơ của mẹ, Hoàng Cầm trở thành nhà thơ có giọng ngâm độc đáo được mọi người truyền tụng.

 

Làm thơ từ năm 8 tuổi. Dưới thời Pháp thuộc, 15 tuổi, Hoàng Cầm viết kịch thơ Hận Nam Quan. 20 tuổi, sáng tác kịch thơ Kiều Loan, hai tác phẩm gợi lòng yêu nước, kích động sĩ khí, thúc đẩy con người vùng lên chống ngoại xâm.

 


Nhấn vào hình xem Thuy Khuê nói về Hoàng Cầm
trong tập Nhân văn giai phẩm (RFI)

Trong thời kháng chiến, Hoàng Cầm sáng tác và trình diễn ba bài thơ gây chấn động lòng quân và lòng người: Đêm Liên Hoan, Tâm sự đêm giao thừa và Bên Kia sông Đuống.

 

Thời Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm là một trong những người tiên phong và chủ chốt của phong trào. Không giữ vai trò lãnh đạo như Nguyễn Hữu Đang, cũng không ở vị trí sách lược của một quân sư như Lê Đạt, Hoàng Cầm là người hài hoà và nối kết. Ngoài Phan Khôi, Hoàng Cầm - với uy thế văn học ngang hàng những nhà văn, nhà thơ chính thống lúc bấy giờ - đã viết bài bảo vệ Trần Dần, trực tiếp đương đầu với Tố Hữu.

 

Không vào Đảng. Khi hoà bình lập lại, Hoàng Cầm là người đầu tiên xin ra khỏi quân đội. Cùng Lê Đạt xây dựng Giai phẩm Mùa Xuân, tác phẩm tự do sáng tác đầu tiên ở miền Bắc sau 1954 và cùng Nguyễn Hữu Đang, khai sinh báo Nhân Văn.

 

Hoàng Cầm giữ vai trò liên lạc và cổ động văn nghệ sĩ: thúc giục Văn Cao viết bài cho Giai Phẩm Mùa Xuân. Mời Phan Khôi làm chủ nhiệm báo Nhân Văn. Đem bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần ra in. Đưa truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh của Phùng Cung vào Nhân Văn số 4, v.v... Những sáng tác của Hoàng Cầm trong thời kỳ này khá nhiều, nhưng tương đối ôn hoà hơn thơ Lê Đạt, Trần Dần.

 

Bài "Em bé lên 6 tuổi" (Giai Phẩm Mùa Thu, tập II, tháng 9/56) là một bài thơ âm thầm gợi lại lòng nhân ái của con người đã mất trong cải cách ruộng đất. Hoàng Cầm viết về một chị Đội, đứng trước đứa bé con địa chủ, bố bị đấu tố, mẹ bỏ đi Nam:

 

"Chị Đội bỗng lùi lại

nhìn đứa bé mồ côi,

cố tìm vết thù địch,

chỉ thấy một con người".

 

Kịch thơ Tiếng hát (Văn số 24, 18/10/57) mượn hình ảnh tiếng hát để xác định "không thể cưỡng bức được nghệ thuật".

 

Bài viết mạnh mẽ nhất của Hoàng Cầm trong giai đoạn này là bài Con người Trần Dần, dưới dạng hồi ký văn nghệ, in trong Nhân Văn số 1, vừa biện hộ cho Trần Dần, vừa nói lên những mờ ám, oan ức, trong việc giam giữ Trần Dần. Nếu trong các cuộc hỏi cung, Hoàng Cầm có thể nhát sợ, hay khai, như ông công nhận, nhưng khi cầm bút, cần "can đảm chữ" như lời Lê Đạt, Hoàng Cầm đã không ngại đương đầu với kẻ có quyền sinh sát lúc bấy giờ là Tố Hữu.

 

Sau Nhân Văn, Hoàng Cầm sáng tác tập thơ Về Kinh Bắc phản ảnh ý chí quật cường của người nghệ sĩ trước cơn bão tố: ẩn sau những âm điệu trữ tình là một bản án buộc tội chế độ toàn trị, đàn áp nhân tài và lũng đoạn văn hoá. Sự nghiệp sáng tác và tranh đấu của Hoàng Cầm gói trọn trong hai chữ: Tình yêu. Yêu tự do, yêu nước và và yêu người.

 

Một trong những bài thơ hay cuối cùng của Hoàng Cầm, bài Vô Đề, vọng lên tiếng gọi nhân ái, từ bi, hỉ xả, của một nhà thơ, một đời chìm trong bể khổ của bạo lực, chiến tranh và oan nghiệt của dân tộc:

 

Vô đề

Biển xanh ánh phật mười phương

Hương sen dậy sáng

Ôm trắng nghìn mây

Vạn kiếp dãi dầu

Oan nghiệt rên la bi thống

Nước mắt dàn bốn đại dương đau

Chiến tranh ư?

Bạo lực cơ cầu

Ðói hành hạ

Rét dày vò số kiếp

Người với người cắn nhau đau tội nghiệp

Tình với tình biền biệt những lìa xa

 

 

Không có con đường dẫn tới hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường.


TIN VĂN

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.