.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                    TRANG CHÍNH

Sáng tạo là linh hồn của nghệ sĩ (LN)

bút
việt
hồn
quê

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật | | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 Chân Y Nghiêm

Giọt mưa cam lộ


3 lần cố gắng phục hồi ống nước dẫn về Ni xá, cả 3 lần đều bị các thầy Đồng đập phá - có Công an hỗ trợ.


Các Sư cô đành phải nhờ nhờ đến giải pháp đào giếng nước ...


Nhưng lại bị thầy Đồng Thanh gọi CA đến ngăn cản không cho đào...


... bằng vào 4 tâm vô lượng nhất tâm xin mưa cho 400 thầy - cô Bát Nhã có nước dùng đã cảm ứng được Đức Bồ Tát Lắng Nghe cho nên liên tục trong mấy ngày qua khung trời Dambri của Bát Nhã đã, đang được tưới mát bằng những giọt mưa cam lộ... (8:36 GMT ngày 18.7.09)

Ngày xưa, lúc trời mới khai thiên lập địa, loài người bắt đầu có mặt trên trái đất, những bộ lạc trong rừng sâu, núi cao xuất hiện.  Họ sống từng đòan, được cai trị bởi những viên tộc trưởng, nắm quyền sinh sát trong tay.  Nếu tộc trưởng có chút lương tâm thì dân chúng đựoc nhờ,  nếu tộc trưởng độc ác, thì dân bị đàn áp,  mạng người chẳng khác gì con nai, con thỏ.

Ở một lãnh thổ khác,  có một bộ lạc người da vàng, đất đai mầu mỡ, cây cối tốt tươi, nhiều muông thú,  đồng ruộng phì nhiêu, sông hồ đầy cá, dân chúng đông cả vạn người. Họ sống bằng nghề  săn bắn, trồng nương rãy. chăn nuôi và đánh cá. Người dân nơi đây hiền lành.  Họ thờ thân sông, thần núi,… đặc biêt tin tưởng vào sự phù hộ của Tiên Mẫu mỗi khi họ tha thiết cầu nguyện.

Bộ Lạc  Thiên Hổ sống thái bình thịnh trị trong sự chăn dắt của Ngài Lãnh Chúa khả kính. Ngài thương dân như con, luôn luôn lắng nghe  những ý kiến xây dựng chân chính của các vị  công thần,  xây dựng nhiều trường học cho trẻ em đi học,  cho các học sinh ưu tú du học ở các Bộ lạc cấp tiến hơn để cầu học những văn minh tiến bộ, như cải cách nông nghiệp cho có năng xuất, học cách trồng cây ăn trái, cây công nghiệp cho phù hợp với  đất đai và khí hậu, học  cách sản xuất những sản phẩm cho dân chúng tiêu dùng, học cách làm tiền tệ và sáng tác chữ viết đơn giản cho dân chúng dễ hiểu…Ngài luôn xuất kho cứu giúp kẻ nghèo, bệnh họan không người chăm sóc.  Đất nước do Ngài cai trị bằng tâm đức từ bi. Thế nên dân chúng sống hiền hòa, không có cảnh trộm cướp, áp bức, bất công. Nhà nhà hạnh phúc, thanh bình.

Ngài tộc trưởng có  3 người con, hai hòang tử và một công chúa. Hòang tử cả Thạch Dũng  tính tình tham lam, đố kỵ, hẹp hòi, nông cạn, hung dữ ngay từ khi còn bé.  Hòang Tử Thạch  Hưng  tính tình ôn hòa, học giỏi, thông minh, văn võ song tòan, được cha tin cẩn yêu quý. Công chúa Ngọc Anh đẹp như tiên nữ,  nàng có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên, đa cảm.  Cả ba anh em đều sống trong sự chăm sóc thương yêu của mẹ. Phu nhân là người hiền thục, thông minh, luôn chăm sóc lãnh chúa và giúp Ngài rất nhiều trong việc cai trị muôn dân.

Rồi đột nhiên phu nhân  từ giã cõi trần trong cơn bạo bệnh. Ngài lãnh chúa tuổi già, sức yếu, lại thêm nỗi đau thương  mất người bạn đời tri kỷ, hiền thục khiến Ngài hụt hẫng như trong cơn mê.  Ngài sinh bệnh nặng, mê  sảng gọi tên vợ suốt ngày. Trước khi nhắm mắt, ngài viết chiếu chỉ để lại việc cai trị muôn dân cho Thái Tử Thạch Hưng.  Hòang Tử cả Thạch Dũng thấy cha không truyền ngôi cho mình là con cả, giận giữ  bên người cha hấp hối, uy hiếp Ngài Lãnh chúa phải viết chiếu chỉ truyền ngôi cho Thạch Dũng, nếu không, ông ta sẽ giết Thái Tử Thạch Hưng-lúc bấy giờ đang ở ngòai chiến trận – và cả gia đình Thạch Hưng nữa.

Ngài lãnh Chúa đau đớn hộc máu chết, Thạch Dũng đã viết sẵn bản chiếu chỉ truyền ngôi cho người con cả, cầm ngón tay cha lăn vết son trên bản chiếu chỉ.

Lễ đăng quang đựợc cử  hành vội vã trước khi Thái Tử Thạch Hưng trở về.

Vừa tới cổng thành, Thạch Hưng đã bị quân lính vây bắt về tội phản lọan, cấu kết với ngọai bang xâm lấn lãnh thổ.  Ông bị giam vào ngục cùng với vợ con và gia nhân, không đựoc dự lễ an táng của cha.

Thạch Dũng làm lễ an táng Ngài Lãnh Chúa rất trọng thể. Sau đó chính thức đăng quang trước quốc dân, lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Dục Thái. Tiểu vương Dục Thái  thiết lập lại triều chính, phong chức trọng hậu cho những nịnh thần, gạt bỏ những trung thần, cho    họ về quê làm ruộng.  Riêng có Đại Sóai Thạch Giang là Thạch Dũng còn trọng dụng, vì  Thạch Giang vừa là chú ruột, vừa là một tướng giỏi.  Thạch Giang  rất thương  Thái Tử Thạch Hưng.  Ông tâu xin Tiểu Vương giảm án cho Thạch Hưng được về quê làm ruộng thay vì cả gia đình phải đi đày ở vùng sa mạc gần núi  lửa, quanh năm nóng cháy da thịt.  Thạch Dũng  giận dữ,  nghi ngờ  Thạch Giang sẽ cấu kết với em mình  chiếm lại ngôi báu, bèn ra lệnh tống cả gia đình Tướng Sóai Thạch Giang cùng đi đày với gia đình em mình là Thạch Hưng trên vùng sa mạc bỏng cháy.

Thấm thoắt một năm trôi qua,  Thạch Dũng nghe tin hai gia đình em và chú mình đã xây dựng đựợc miền đất đai trù phú nhờ con sông  Nhị giang từ miền Đông Nguyên chảy về. Với tâm địa độc ác, đầy nghi kỵ,  hắn  sợ hai gia đình này sẽ phục hưng, quay trở về tranh dành ngôi báu của hắn.  Hắn sai quân lính lấp đầy cát thành ngọn đồi, ngăn chặn dòng nước từ hai con sông, dã tâm cho hai gia tộc này chết đói và khát. Nuớc không có, cây cối. ruộng đồng khô héo,  hai gia đình Thạch Hưng và Thạch Giang cầm cự đựoc hơn một tháng nhờ những vũng nước và khe suối còn sót lại những hạt sương khuya

Quận chúa Ngọc Anh rất  thương anh Thạch Hưng và các cháu, nàng thương cả chú Thạch Giang và các em,  con  của chú.  Từ khi thấy cảnh gia đình tan nát, gia đình anh hai và chú bị đi đày ở vùng sa mạc, anh  cả -tiểu vương Thạch Dũng- tàn ác, bóc lột dân lành,  coi mạng người như cỏ rác, giết oan bao sinh mạng. Nàng đau khổ, thương xót lương dân vô tội, trốn lên núi  tu hành. Mong độ cho bao linh hồn uổng tử, cầu mong cho người anh ác độc sớm quay đầu về nẻo thiện.

 Trong cơn nhập định, nàng thấy dòng sông nhị giang bị lấp cao hai ngọn đồi, nước không thể chảy  suôi về vùng sa mạc gần núi lửa. cỏ cây, muông thú và  mọi người gần chết khát.

Ngọc Anh lên đỉnh núi ngồi thiền, hai hàng nước mắt tuôn rơi, nàng chắp tay cầu xin Trời, và Tiên Mẫu nhủ lòng thương những người thân yêu của nàng và dân chúng vùng sa mạc, xin cho mưa lớn để họ có nuớc ăn và cầy cấy ruộng đồng.  Hai hàng nước mắt của Ngọc Anh như hai dòng suối tuôn chảy,  hòa với  mưa cuồn cuộn rơi, ròng rã  mấy ngày trời khiến sông ngòi đầy nước, cây cỏ  tốt tươi,  vùng đất khô héo chợt bừng sống dậy xanh tươi, dân chúng reo hò, gia đình Thạch Hưng, chú Thạch Giang làm lễ trai đàn cảm tạ đất trời đã cho họ những giọt mưa cam lộ.

Đọc câu truyện cổ tích trên sao tôi thấy gần gũi với hòan cảnh quanh mình đang sống thế !

Tôi ở gần Tu Viện Bát Nhã, đựơc chứng kiến bao biến cố đau lòng xảy ra với bốn trăm Tu sinh trẻ tu hành nghiêm mật theo pháp môn làng Mai.  Họ là những thanh niên thiếu nữ ưu tú,  đi dự khóa tu của sư ông Nhất Hạnh qua mấy chuyến Ngài về thăm quê hương.  Những bài pháp thọai của sư ông  đã  cho họ những nhận thức mới mẻ về đạo Phật, về cuộc sống hiện tại. Họ đã nhận ra con đường giải thóat cao đẹp có thể cứu đựơc bản thân, gia đình sớm thóat đựợc cảnh biển khổ trầm luân.  Họ xuất thân từ nhiều thành phần trong xã hội, gia đình cán bộ, trí thức, gia đình lao động, nông dân từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về đây quy y Tam Bảo,  nguyện xả bỏ cuộc sống đầy cám dỗ, cùng nhau xây dựng Tăng Thân, sống nếp thanh bần, đạo hạnh của người xuất gia trẻ. Cả bốn trăm người như một, -các tu sinh trẻ đã lột xác giai cấp từ gia đình, dòng họ- để trở thành một Tăng Thân nhất quán- một dòng sông đang lặng lẽ chảy về biển cả. Họ đã thực hành uy nghi, khiêm tốn của người tu sĩ trẻ, trầm lặng, thanh thóat, nét mặt hồn nhiên, trong sáng luôn nở nụ cười hiền hòa. Tôi thương yêu quý vị này quá đi thôi ! Tôi đã viết những bản nhạc, bài thơ, bài văn để ca ngợi công hạnh của Tăng Thân Bát Nhã.

Thế rồi, Trời làm cơn bão tố đổ chụp lên đầu các tu sinh.  Bao nhiêu hành động thô bạo, dã man, tàn ác  đã được thực hiện, mục đích duy nhất là đuổi các em đi. Họ muốn các em biến khỏi vùng đất Dambri này, trở về đời phàm tục… Nhưng các em đã thóat xác,  hòa quyện với Tăng Thân tu hành nghiêm mật.  Như  một dòng sông lớn, các em đã từ ly cát ái, phát túc siêu phương, không dất đai, nhà cửa, các em biết về đâu bây giờ ! ? 

Các em đang sống trong cảnh đày đọa của những người anh em cùng chung dòng máu mẹ Việt Nam, cùng chung dòng họ Thích.  Họ đánh đập, cầm dao rượt đuổi muốn giết các em. Họ cắt mất điện,  họ đập ống dẫn nước, họ không cho các em đào giếng, mục đích họ muốn các em chết dần chết mòn trong sự khủng bố, đói khát. Nhưng sao thương quá đi thôi, các em vẫn mỉm cười bình an, bước chân thanh thản, nét mặt vẫn rạng ngời từ bi.

Các bạn Phật tử khắp thế giới đang hướng về Tăng Thân Bát Nhã với tấm lòng ngưỡng mộ và cầu nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm che chở cho các em. Có rất nhiều người đã khóc. Những giọt nước mắt xót xa, chan chứa tình yêu thương đã trở thành dòng suối, thành những cơn mưa- những giọt mưa cam lộ đang ào ạt tuôn chảy xuống khung trời Dambri trong suốt mấy ngày đêm nay cho các tu sinh có nhiều  nước mưa để sống , để tiếp tục cuộc hành trình tu học và độ sinh: 

Chị hãy ngẩng đầu lên

Em hãy ngẩng đầu lên

Cùng tôi,

Mắt sáng ngời

Đi trong ánh đuốc

Mang thương yêu đến khắp mọi người

Con vẫn đi và đi mãi

Dù đường dài chông gai

Dù bạo tàn áp bức

Dù ngày mai, nếu con ngã gục

trong cô đơn

Môi vẫn giữ nụ cười.

 

Dambri- chiều mưa gió

16-7-2009 

 

CHÂN Y NGHIÊM

 

Tên thật là Phan Thị Thuần. Quê quán Đông Ngạc-Hà Nội.

 

- 1997 trở về trước Giáo viên Anh văn trường Hồng Bàng, quận V Sài Gòn.

 

- 1998 Xuất gia cầu đạo với Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Làng Mai – Pháp quốc.

 

- Viết cho các báo: Giác Ngộ (Việt Nam), Phật Giáo Việt Nam (Việt Nam – Hoa Kỳ), Đất Lành (Hoa Kỳ), Chuyển Luân (Úc), Pháp Âm (Na Uy), Phù Sa (Pháp).

 

- Đã ra phát hành 3 CD nhạc:  

1/ Mẹ là Trăng Mười sáu - 2003.

2/ Bài hát Từ Trái Tim - 2007.

3/ Mừng Phật đản sinh - 2009.

 

Trong mục đích: Giúp học bổng cho các sinh viên – học sinh nghèo hiếu học có thêm phương tiện để vươn tới tương lai tươi sáng; Giúp các cháu mồ côi-khuyết tật và các cụ già neo đơn có thêm phần trợ cấp hàng năm để cuộc sống tốt đẹp hơn... Đã sáng lập Gia đình Thiện Nguyện Hiểu và Thương 1990, và Gia Đình Thiện Nguyện Hoa Tình Thương 2006.

 

 

 

LÊN TRÊN=  |    GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.