.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                    TRANG CHÍNH

Sáng tạo là linh hồn của nghệ sĩ (LN)

bút
việt
hồn
quê

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 Chân Y Nghiêm

Những kẻ mồ côi

Trường mồ côi Hoa Hồng tối nay tưng bừng tổ chức buổi văn nghệ kỷ niệm ngày thành lập Mười Năm của trường.

Trên những hàng ghế dành cho quan khách đã kín hết chỗ. Những hàng ghế dưới dành cho thân hữu, dân chúng mua vé ủng hộ đông nghẹt người.

Mở đầu chương trình bà Hiệu Trưởng đẹp hẳn lên trong chiếc áo dài màu hồng đào có thêu con rồng từ đôi ngực căng phồng xuống thân dưới. Bà long trọng phát biểu:

...Trường mồ côi Hoa Hồng đã được thành lập từ mười năm nay, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, từ một ngôi trường nhỏ bé, thiếu đủ mọi phương tiện vật chất đến nay đã thành một ngôi trường lớn, đầy đủ phòng ốc trang bị cho các lớp học chữ, học nghề cung ứng cho trên một ngàn trẻ mồ côi.

Các em được nhận vào trường có hai thành phần:

*Thành phần một có cha hoặc mẹ chết, không có điều kiện trông non con cái ăn học, xin gửi vào trường, mỗi tháng phải đóng học phí.

*Thành phần hai gồm các cháu mất cha mẹ do các nơi gửi đến, vô thừa nhận hoặc cha mẹ gửi đến lúc có tiền, sau đó trốn luôn bỏ con lại trường.

Dù các cháu có tiền hay vô thừa nhận cũng được nuôi ăn học và đối xử như nhau. Hàng năm đã ra trường cả vài chục cháu, được trang bị văn hóa cấp trung học và có một nghề nghiệp vững chắc trong tay...

Bà có tài nói rất hay, giọng thanh tao, lúc lên lúc xuống làm người nghe phải mủi lòng cảm động. Tiếp theo đó là đại diện chính quyền, đại diện các nhà hảo tâm lên phát biểu...

Lan đứng sau hậu trường nghe các quan khách nói hoài mà sốt ruột. Nó nhấp nhổm sau cánh gà, tập lại điệu bộ của mình. Hôm nay, nó được ra mắt quan khách trong hoạt cảnh ‘’Đứa trẻ mồ côi’’

Sau lời giới thiệu, Lan bước ra trong tiếng sáo vi vút bài Lòng Mẹ. Nó tung tăng như con chim sơn ca đến trường có mẹ bên cạnh cầm tay. Sau giờ tan học, có mẹ đón đưa, bữa cơm ngon bốc khói có ba mẹ ngồi bên cạnh gắp thức ăn cho nó. Buổi tối trong mái gia đình ấm cúng nó ngồi học bài bên cạnh ba đang đọc báo, mẹ đang chỉ nó ôn bài. Rồi đột nhiên khói lửa chiến tranh tàn phá, bố nó phải đi đánh giặc và mẹ nó chết bên trái lựu đạn rơi. Trên đầu nó quấn vành khăn tang trắng, bơ vơ bên nấm mộ người mẹ. Tiếng sáo vi vút cao, giọng ngâm thơ nghẹn ngào:

Lá vàng phủ trên mộ

Chuông chùa nhẹ rơi rơi

Lần đầu tiên tôi hiểu

Thân phận kẻ mồ côi...

Lan diễn đạt thật đúng tâm trạng một đứa bé bơ vơ mất mẹ. Nó gục đầu khóc bên mộ. Màn buông xuống và tiếng vỗ tay nổ ran bên tai. Nó thấy như có ai bế nó vào lòng. Mắt nó vẫn còn đẫm ướt, nó ngẩng đầu lên. Đó là người đàn ông phát biểu lúc nãy, ông ta đang vuốt tóc nó và lấy khăn lau từng giọt nước mắt cho nó...

Sau đêm trình diễn văn nghệ, nó được bà Hiệu Trưởng gọi lên báo cho biết nó đã được ông Việt Kiều đỡ đầu. Hàng tháng Ông cấp cho nó tiền ăn học, sách vở và nó được chuyển từ khu vô thừa nhận sang khu có cha mẹ đóng tiền.

Nó có con bạn rất thân tên Thảo. Suốt năm năm hai đứa sống gần nhau, chia xẻ bao nỗi buồn vui. Thảo lớn hơn nó hai tuổi, vào đây trước nó hai năm. Thảo chất phác và tốt bụng, đã giúp Lan rất nhiều, san xẻ cho Lan từng miếng cơm, manh áo...

Hàng tuần chúng nó thay nhau phiên trực: rửa chén, dọn cơm, lau cầu tiêu, lau nhà, phụ bếp, quét sân và chăm sóc con Minor của bà Hiệu Trưởng. Đó là một con chó Nhật lông xù rất đẹp, rất khôn. Nó thính mũi, biết phân biệt kẻ giàu nghèo. Nó sủa vài tiếng nhẹ khi thấy khách ăn mặc sang trọng tới, như để báo với dì quản lý. Trong khi dì tiếp khách, nó xun xoe mừng rỡ liếm đôi giày của khách với cử chỉ dịu dàng thân quen khiến ai cũng phải buột miệng khen:

Con chó này đẹp và dễ thương quá !

Có bà khách hào phóng đã rút hàng trăm đưa cho dì mua thịt bò tươi cho nó. Tiêu chuẩn ăn của nó mỗi bữa hai lạng thịt bò thái mỏng chiên bơ với vài miếng khoai và chén cơm loại gạo ngon của bà Hiệu Trưởng.

Một hôm tới phiên Lan trực đem cơm cho Minor. Cơm được bới trong đĩa kiểu rưới sì dầu ngon thơm phức. Chỗ Minor ăn là một cái bàn thấp có lát mi ca màu xanh vân. Người phục vụ phải lau bàn sạch sẽ, để đĩa cơm giữa bàn và bế con Minor lên cạnh đĩa cơm, ngồi đợi nó ăn xong rồi bế nó xuống, lấy khăn được giặt bằng dầu thơm lau miệng cho nó. Lan đau từ hai hôm nay, miệng đắng chát, cổ họng đau nuốt không nổi miếng cơm chan với canh cải nấu với thịt, muối và bột ngọt.

Bữa cơm của chúng nó cũng đủ tiêu chuẩn: cá kho, canh thịt; nhưng cá toàn có khúc đầu và thịt được vớt lên thái nhỏ ra xào với rau một phần, còn một phần cất đi để đến chiều.

Nhưng thường buổi chiều chúng ăn món khác không có thịt.

Lan xin thuốc, dì chỉ cho hai viên và thêm câu mắng:

- Mày đau ốm hoài. Chỉ báo hại. Trưa nay mày ăn cháo cho mau hết bịnh.

Nó đã hai ngày ăn cháo trắng, bịnh không hết nên đầu nó choáng váng chóng mặt, tay chân bủn rủn. Nó không dám nghỉ phiên trực, ráng ngồi dậy bưng cơm cho Minor. Mùi thịt bò thơm phức bốc lên. Từng miếng thịt bò tươi béo ngậy còn ướt hồng chất máu bò bầy gọn gàng trên những miếng khoai chiên vàng ửng, Lan chảy nước miếng. Nó lầm lũi bước, bỗng nó té nhào, đĩa cơm đổ tung tóe trên thềm cửa. Đầu nó đập vào cánh cửa đau ê ẩm. Con chó thấy cơm của nó bị đổ, sủa ầm ĩ. Dì quản lý chạy ra, túm lấy Lan tát túi bụi. Dì bắt Lan hốt hết những hạt cơm rơi, lau chùi sạch sẽ. Cả ngày hôm đó Lan bị phạt không được ăn uống gì và quì ngay ở bên bàn ăn của con chó đến tối. Đến trưa, đợi cho dì quản lý và mọi người vào phòng nghỉ, Thảo lén xuống mang cho Lan tô cơm trộn với canh, ngọt ngào dỗ:

- Lan ráng ăn đi để có sức tối nay học bài. Ngày mai phải trả bài địa lý và hình học, Lan không thuộc sẽ bị phạt quì trên than đá đó.

Lần khác, Lan phụ cơm trong bếp, làm vỡ chai nước mắm, dì quản lý giận dữ cầm đôi đũa đang nấu ăn quất Lan túi bụi, miệng mắng nhiếc:

- Mày còn thua cả con chó Minor. Nó còn được việc giữ nhà, đón khách. Mày chỉ có phá hại, làm hư hết cái này đến vỡ cái khác...

Suốt ngày hôm đó dì phạt Lan phải lau sạch năm cái cầu tiêu, lau sáu gian phòng rộng và tối đến phải qui dưới sân làm bản kiểm điểm. Trưa hôm đó, Thảo cũng lén đến mang cơm cho Lan, dì bắt được, tát Thảo nổ đom đóm mắt và phạt luôn Thảo.

Năm năm trời, đôi bạn che chở cho nhau như ruột thịt. Giờ đây nghe tin Lan sắp dọn sang bên trại A, nó không mừng mà cảm thấy buồn. Hai đứa trẻ đã ôm nhau khóc, Lan không chịu đi. Nhưng bà Hiệu trưởng bắt nó phải đi. Bà đã nhận của người ta số tiền lớn. Bà không thể để nó ở bên trại vô thừa nhận được.

Từ ngày sang trại A, Lan được nuôi dưỡng tử tế. Cơm ngày ba bữa đầy đủ, được ở căn phòng đặc biệt cạnh bà Hiệu Trưởng. Bà chăm sóc Lan chu đáo, may quần áo mới, cho Lan ra trường ngoài học thêm sinh ngữ và đàn piano.

Mỗi tối, Lan đều trốn sang trại B thăm Thảo, mang cho Thảo bánh kẹo, trái cây cùng phần ăn của Lan để dành cho Thảo. Từ ngày thấy Lan được người giàu bảo trợ, dì quản lý cũng mơn trớn Lan, tạo cơ hội cho Lan được gặp Thảo, nhờ vậy đời sống Thảo cũng bớt cực hơn.

Thấm thoắt bảy năm trôi qua - năm 1985 -  Lan đã bước vào trường đại học Tổng Hợp. Lan đã trở thành cô sinh viên nổi bật nhất khối Anh Văn. Ngoài thành tích sinh viên xuất sắc, Lan còn chơi đàn Piano rất hay. Trong những buổi văn nghệ của trường Lan đã thu hút hàng ngàn cặp mắt và con tim qua nốt đàn réo rắt, truyền cảm với sắc đẹp ngây thơ trong sáng của nàng.

Một buổi sáng chủ nhật, bà Hiệu trưởng mời Lan lên văn phòng. Ngồi trước mặt Lan là ông Hoàng, người đàn ông bảy năm về trước đã ôm Lan vào lòng sau đêm văn nghệ. Ông Hoàng đứng lên mỉm cười và xiết chặt tay Lan. Ông hỏi thăm Lan về sức khỏe, tình hình học tập. Đôi mắt ông sâu thẳm và buồn, có sức thu hút người đối thoại. Giọng ông ấm và nhẹ. Sau một hồi nói chuyện với bà Hiệu Trưởng, ông ngỏ ý đón Lan đi ngoại quốc du học. Bà Hiệu trưởng trầm tư, chậm rãi:

Hiện nay nhà nước chưa có chính sách cho sinh viên du học tự túc. Mà có thì bên Mỹ họ cũng không nhận vì ông với cháu đâu có là thân nhân ruột thịt. Chỉ có cách là ông làm hôn thú với cháu rồi sang đó tính sau...

Lan cúi đầu đỏ mặt. Ông Hoàng cúi đầu suy nghĩ, rồi ông ngẩng lên nhìn thật sâu vào đôi mắt Lan, dịu dàng:

- Tôi muốn em đi du học, cuộc đời em tươi sáng hơn. Nhưng tôi không biết làm cách nào khác ngoài cách bà Hiệu Trưởng nói.

Tôi cũng không còn vợ nữa. Em có chịu làm hôn thú để đi du học không ? Còn chuyện kia, tôi chưa tính tới.

Lan bối rối, cúi đầu. Nàng đâu còn ai yêu thương nàng hơn ông Hoàng. Nàng ngước mắt nhìn ông, mắt long lanh ướt, khẽ gật đầu.

Sau một năm, mọi thủ tục đã xong. Lan từ giã bà Hiệu trưởng, từ giã bạn bè theo chồng đi ngoại quốc. Lần cuối gặp Thảo, hai người đã ôm nhau khóc.

Chuyến bay đã đưa Lan về Mỹ với chồng. Đó là một căn biệt thự nằm trên ngọn đồi tỉnh nhỏ miền Nam nước Mỹ. Ông Hoàng là Giám Đốc Công Ty Xuất nhập khẩu. Ông sống góa vợ trong căn nhà rộng với một người quản gia đã lớn tuổi. Bà này hàng ngày lo cơm nước, săn sóc ông. Ngoài bà quản gia còn có người làm vườn và anh tài xế. Ông Hoàng bận rộn suốt ngày nên căn nhà trống vắng.

Ông Hoàng đưa Lan về, không giới thiệu gì cả, chỉ bảo bà quản gia mở căn phòng kế phòng ông. Đó là một căn phòng ấm cúng được trang bị đầy đủ giường nệm, bàn phấn, tủ quần áo, bàn học, bên cạnh có một tủ đầy sách quí bìa đóng mạ vàng. Ở góc phòng kê bộ sa lông lót nhung màu trứng gà, trên bàn có cắm bình hoa tươi rói. Phía trên trái bộ sa lông có một cây đàn dương cầm mới tinh và một cây đàn violon được đặt trong tủ kính cạnh đó. Phía trên tường treo bức hình bán thân của Lan được họa sĩ phóng to ra, đôi mắt buồn xa xăm trên khuôn mặt đẹp ngây thơ trong sáng. Phía dưới tấm hình là một cái Tivi lớn, bên cạnh là một máy casset với dàn âm thanh đời mới. Tất cả đồ đạc trong phòng còn mới tinh do chính tay ông Hoàng mua sắm. Ông vui vẻ mở tủ lạnh lấy ly nước cam tươi đưa Lan, dịu dàng:

- Căn phòng này dành cho em. Anh đã trang bị từ mấy tháng nay. Ngày nào dì Năm cũng vào lau dọn thay bông như có em vậy. Em thấy đủ chưa, còn thiếu gì, anh sẽ đưa em đi mua sắm tiếp.

Suốt tuần đó, ông Hoàng ít ghé đến văn phòng, ông đưa Lan đi mua quần áo mới, mua những dụng cụ sách vở cần thiết cho những môn học sắp tới ở trường đại học. Lan bước riu ríu theo ông như đứa em gái bé nhỏ đi bên cạnh anh cả. Ông Hoàng người mảnh mai, chững chạc, lịch thiệp, hoạt bát. Ông ít nói, nhưng khi nói, luôn nở nụ cười trên môi. Giọng ông ấm và nhẹ. Mặc dù ông sống trong cảnh giàu sang tiện nghi nhưng nét mặt ông không dấu được nét khắc khổ. Đôi mắt hay nhìn xuống ẩn chứa nỗi buồn. Ông dẫn Lan đi thăm các thắng cảnh trong khu vực quanh đó. Những cánh rừng cao vút, hàng cây lao xao trong gió, hàng ngàn chiếc lá vàng rơi rụng dưới chân. Tiếng nước róc rách từ con suối hòa lẫn tiếng xào xạc của lá tạo nên một âm thanh kỳ lạ trong buổi chiều tà. Tiếng chim sơn ca hót từ những bụi hoa chen lẫn tiếng khọt khẹt của côn trùng khiến Lan xúc động. Cơn gió lùa vào da thịt, Lan rùng mình. Ông Hoàng cởi chiếc áo vét choàng lên người Lan, dịu dàng:

Em lạnh lắm hả ? Thôi, chúng ta về đi.

Từ ngày có Lan, căn biệt thự Huy Hoàng trở nên ấm cúng. Mỗi bữa cơm trưa và chiều, ông Hoàng đều có mặt ở bàn ăn. Bữa ăn có những món ăn do chính tay Lan làm, ông ăn rất ngon miệng. Bàn giấy ông cũng ngăn nắp hơn. Lan đã phụ với ông sắp xếp lại hồ sơ sổ sách. Mỗi sáng Lan đều chọn cà vạt, giầy cho Hoàng mặc. Chiều đến, Lan đứng đón ở cổng, vào cởi giầy, lấy quần áo cho ông tắm. Bữa cơm, nàng dịu dàng gắp vào bát những món ăn ông thích. Nàng hồn nhiên như cô em gái, dịu dàng như người vợ hiền, êm ái như người mẹ chăm sóc con. Ông Hoàng cảm động gắp thức ăn vào bát nàng, vui vẻ:

-  Em ăn đi cho khoẻ chứ. Sáng thứ hai bắt đầu đi học. Anh đã ghi danh cho em học trường Đại Học Bách Khoa Kinh Tế. Học ở đó khó lắm, nhưng ra văn bằng có giá trị. Từ mai em không cần nấu thức ăn cho anh nữa. Em ráng học ra trường rồi trông nom Công Ty thay anh.

Lan nhìn ông Hoàng như thầm cảm ơn. Ông tiếp:

Anh đã mua cho em chiếc xe hiệu đời mới nhất. Em có thể tự lái xe đi học khi anh bận.

Trường đại học nằm trên đồi thông. Hai người đi song đôi dưới bóng cây thông già. Lan đẹp như thiên thần trong chiếc jupe màu trắng. Đôi mắt đen láy, sống mũi cao, nước da trắng hồng, đôi môi đỏ tự nhiên luôn nở nụ cười làm cho ông Hoàng ấm lòng. Ông dắt tay Lan vào văn phòng, gửi gấm ông Hiệu Trưởng vài lời rồi ông xiết chặt tay Lan, ông ra về đôi mắt sáng rỡ.

Mặc dù Lan có xe mới riêng, nhưng hàng ngày ông vẫn đưa đón Lan đến trường. Từ ngày có Lan, ông cảm thấy trẻ ra hàng mười tuổi. Niềm ước mơ và hy vọng lại tràn ngập làm rạo rực tâm hồn ông. Hạnh phúc đang bao trùm lấy ông, dĩ vãng ông vẫn hằng đi tìm lùi xa trong ký ức.

Lan vùi đầu vào học, nàng quyết tâm tốt nghiệp với mảnh bằng đậu cao để làm vui lòng ông Hoàng, người đã cứu sống lại đời nàng, đã đưa một con bé mồ côi vô thừa nhận bị hắt hủi thành một thiếu nữ giàu sang học thức. Nàng kính yêu ông vô bờ. Nàng nguyện sẽ tận tụy trọn đời chăm sóc ông. Mặc dù tóc ông đã ngả màu muối tiêu, nhưng phong thái ông rất trẻ. Ông ngọt ngào chiều chuộng Lan như cô em gái. Ông đối với nàng thân mật nhưng nghiêm trang, ngọt ngào nhưng tế nhị.

Ông chưa bao giờ để lộ cử chỉ thương yêu xuồng xã với Lan.

Tình cảm cả hai dành cho nhau mãnh liệt như lửa ủ kín trong kho trấu, nhưng bề ngoài họ vẫn giữ chừng mực như anh em ruột thịt thương nhau.

Một tuần nay ông Hoàng không đưa đón Lan đi học như thường lệ. Lan tự lái xe đến trường. Những buổi chiều về, trên con đường dài, phía chân trời mây phủ ngang đỉnh núi, thiếu Hoàng, Lan cảm thấy buồn.

Trưa nay; Lan thấy chóng mặt, xin phép giáo sư về sớm. Bước chân vào nhà, Lan đứng sững lại nhìn Hoàng đang thân mật ngồi ăn cơm với thiếu phụ khá sang trọng. Bà ta đang âu yếm gắp thức ăn bỏ vào bát Hoàng. Lan đi ngang qua, khẽ cúi đầu chào ông Hoàng, vào thẳng phòng, đóng chặt cửa lại. Chiều đó, Lan không ra ăn cơm. Nàng lên cơn sốt.

Ông Hoàng vào thăm, nàng quay mặt vào trong. Ông bưng cháo cho nàng, nàng từ chối không ăn uống.

Cơn bịnh tim tăng dữ. Hoàng phải chở Lan vào nhà thương. Bác sĩ cho biết nàng bị cảm cúm nặng rồi biến chứng thần kinh tim suy yếu. Hoàng chăm sóc Lan tận tình, nhưng nàng nhất định không uống thuốc. Ông hỏi tại sao Lan có thái độ như vậy, nàng chỉ im lặng rồi khóc.

Ông chợt hiểu ra... Chiều hôm đó, ông chở bà Hồng đến thăm Lan, giới thiệu với Lan đó là em ruột của người bạn từ Canada sang thăm ông để bàn chuyện làm ăn một tuần nay. Hai người đã ký hợp đồng và ngày mai bà về nước.

Lan đã hiểu. Nàng hối hận nhìn ông Hoàng. Nàng cảm thấy yêu kính ông hơn.

Sau khi ra nhà thương, một buổi tối, nàng đã quì dưới chân ông, gục đầu khóc và xin ông tha lỗi. Nàng nhìn ông thật thiết tha, nghẹn ngào:

- Ơn anh dành cho em như trời biển. Em yêu và muốn chăm sóc anh suốt đời.

Hoàng sung sướng ôm chặt Lan vào lòng. Nụ hôn đầu đời Lan đã dành cho ông, cả hai nghẹn ngào vì hạnh phúc.

Tháng sau, đám cưới được cử hành long trọng trên ngọn đồi thơ mộng. Hàng trăm bàn tiệc được bầy trong khung cảnh lộng lẫy dưới ánh đèn màu. Hàng ngàn chiếc xe hơi kéo từ các nơi đến, nối đuôi nhau bóng loáng cả con đường.

Tiếng ly rượu cụng nhau, tiếng chúc mừng cô dâu chú rể hòa trong tiếng nhạc tân hôn vang rộn cả khu đồi tĩnh mịch.

Cô dâu đẹp lộng lẫy như tiên bên cạnh chú rể Hoàng chững chạc. Có tiếng tấm tắc khen:

- Ông Hoàng thật khéo kén vợ. Cô dâu vừa trẻ đẹp, học giỏi thông minh.

Sau tiệc rượu là khiêu vũ. Mọi người quay cuồng trong điệu nhạc. Tiệc vui rồi cũng phải tàn. Các xe hơi bóng loáng nối đuôi nhau ra về, trả lại sự yên tĩnh cho khu đồi.

Hoàng dìu Lan vào phòng. Dưới ánh đèn mờ ảo đêm tân hôn, Lan hiện thân của thần vệ nữ. Họ quyện lấy nhau, hai người thành một, cùng chung một nhịp thở, một hạnh phúc tuyệt vời.

Hoàng quen dậy sớm lúc bốn giờ. Dù đêm qua miệt mài trong hoan lạc, nhưng tới giờ đó, Hoàng thức giấc.

Chàng yêu thương Lan vô hạn. Chàng muốn trong yên lặng, chàng được ngắm thân hình diễm tuyệt của vợ. Hoàng nhẹ kéo tấm mền đang phủ trên người Lan, quì xuống hôn lên da thịt khắp thân thể nàng. Dưới ánh đèn ngủ màu hồng, làn da trắng thơm hồng làm Hoàng ngây ngất. Chợt Hoàng khựng lại khi thấy trên lưng Lan có vết sẹo dài, một vết sẹo của đứa con gái chàng, hồi năm tuổi, chàng đã vô ý đánh rơi cây đèn dầu đang cháy trên lưng khi nó đang ngủ. Chàng hoảng hốt nhìn mặt Lan, bất chợt chàng thấy sợi dây truyền nhỏ mảnh mai đeo trên cổ Lan, đằng sau có tấm hình bằng vàng tây mỏng khắc tên ‘’NH. Trần Tuyết Trinh‘’. Chàng tái mặt, môi run run:

- Con gái ta. Chính cái dây chuyền này và tấm hình này ta đã đi sắm cho con ngày sinh nhật khi nó vừa tròn năm tuổi. Vì ta sợ rủi sau này nếu con bị lạc thì nó sẽ nhớ tên họ của nó.

Hoàng bủn rủn tay chân, kéo mền lại cho Lan, tắt đèn ra lan can ôm đầu, nước mắt ràn rụa...

 

** Lan tỉnh giấc, môi còn đọng hương vị ngọt ngào. Nàng quơ tay tìm Hoàng, không thấy. Nàng ngồi dậy, e thẹn chùm khăn voan vào phòng tắm. Lan đã chỉnh tề ngồi trước gương ngắm lại thân hình quyến rũ của nàng. Nàng dựa lưng vào ghế salong đợi chồng vào, bắt đầu một ngày hạnh phúc mới. Nàng đợi đã lâu, sốt ruột đứng lên đi lại phía bàn. Một phong thư nét chữ của Hoàng để trên đó:

- Em, anh có việc phải đi xa, không về được. tất cả tài sản và tấm chi phiếu tiền trong băng anh dành cho em trọn quyền xử dụng. Hãy quên anh đi. Anh Hoàng.

Lan bàng hoàng, chạy lao vút ra cửa... Lan phóng xe như điên đi tìm Hoàng. Nàng đến văn phòng Hoàng làm việc, đến chỗ bạn bè thân quen, chỗ nào nàng cũng thấy họ nhìn nàng với vẻ ngạc nhiên rồi lắc đầu:

- Thưa bà, ông Hoàng không có đến đây.

Nàng đi suốt ngày, hết tỉnh này sang tỉnh khác. Cuối ngày, nàng trở về trên đồi thông nơi hai người thường đi dạo chơi vào những ngày cuối tuần. Nàng đi lang thang trên đồi, từng băng đá, từng gốc cây, từng bụi hoa đều gợi cho nàng nỗi nhớ thương da diết. Tiếng hót của đàn chim chiều gọi tổ và tiếng khọt khẹt của loài côn trùng làm Lan tê tái nhớ lại...

 

...Chiều hôm đó, xa lắm, ở quê nhà, mẹ con Lan đã lạc trong rừng. Bàn chân Lan rướm máu, mẹ đã bồng Lan, khập khiễng từng bước len lỏi trong rừng rậm. Tiếng chim hót líu lo, tiếng kêu chít chít của loài khỉ và tiếng côn trùng khọt khẹt làm tăng nỗi sợ của Lan. Nó khóc thút thít ôm chặt lấy mẹ, run vì đói. Mẹ vỗ về:

Nín đi con, đừng khóc, người ta nghe thấy bắt được thì khốn. Mẹ vừa dứt lời thì một toán người áo đen xuất hiện, tay cầm súng lăm lăm. Họ giải mẹ con Lan về cái đồn gần đó, lục lạo lấy hết đồ đạc quí sau đó đưa mẹ con Lan về trại công an tỉnh. Họ bắt giữ mẹ Lan hàng ngày phải dậy từ năm giờ sáng vào rừng cuốc đất và tối phải chở củi lượm từ rừng về. Thân hình mẹ tiều tụy, tay chân xước máu. Họ cho mẹ chén cơm hẩm với con cá kho. Còn Lan, họ giữ ở nhà. Tối đến hai mẹ con ôm nhau ngủ trên cái trõng tre với cái mùng vừa ngắn vừa rách. Thỉnh thoảng, Lan giật mình thức giấc, thấy mẹ ôm chặt Lan, tay còn ướt vì đập muỗi cắn hai mẹ con.

Hai tháng sau mẹ ngã bịnh sốt rét, không có thuốc nên mẹ chết. Trước khi nhắm mắt, mẹ kéo Lan lại gần, lùa trong gấu áo ra sợi giây chuyền nhỏ bé, bảo Lan nhét trong gấu áo rồi lấy sợi thun cột chặt lại, đừng để cho ai thấy. Mẹ dặn:

- Dù trong hoàn cảnh nghèo khổ như thế nào con cũng không được bán. Đó là vật kỷ niệm bố mẹ cho con, đó là chứng vật cuối cùng con có thể tìm thấy người cha đã vượt trên con tàu ra khỏi đất nước. Con chỉ đeo nó khi nào con tìm được người chồng thật sự thương yêu, mang lại hạnh phúc cho con. Mẹ sẽ ở bên cạnh con, chung vui hạnh phúc với con.

Mẹ nắm chặt tay Lan, nấc lên, hai dòng nước mắt trào ra, bờ mi khép lại.

Sau đó, Lan được chú Công An mang về nuôi. Nhưng người vợ đa nghi, hay ghen, ngờ Lan là con riêng của chú nên lừa lúc chú đi công tác xa, mang bỏ Lan vào cô nhi viện tuốt trên thành phố. Lan rờ chiếc giây chuyền ở cổ, bật khóc. Chiều qua, lúc làm lễ cưới Lan đã lấy đeo nó lên cổ như lời me dạy, như thầm tin có mẹ đang ở bên cạnh mình.

Hình ảnh Hoàng hiện rõ trong ký ức... từng kỷ niệm ngày còn ở quê nhà, ông Việt Kiều ôm Lan vào lòng khi nó đang khóc nức nở bên mộ mẹ trên sân khấu, từng lá thư Hoàng viết từ Mỹ về cho Lan thật thiết tha dịu ngọt... Trời dần tối, Lan gục đầu bên phiến đá Lan và Hoàng vẫn thường ngồi nhìn lá vàng rơi...

 

*** Ông Hoàng lầm lũi đi ra ngoài, mang theo một chiếc cặp đựng đầy hồ sơ, ông phóng xe như đang chạy trốn. Ông đi lang thang hết đường này sang đường khác, những con đường vẫn đưa Lan đi học, những con đường vẫn đi dạo với nàng bằng xe hơi những ngày cuối tuần. Ông mệt mỏi rẽ vào quán ăn bên đường, cách xa thị trấn hai trăm cây số, gọi rượu uống liên miên. Từ ngày xa Nhã, người vợ đầu tiên ông thương yêu, chưa bao giờ ông uống nhiều rượu. Hơi men bừng trong cơ thể, đầu óc trống không đưa ông vể dĩ vãng.

 

*** Hoàng xuất thân từ trại mồ côi. Hoàng chỉ được dì nữ tu Giám Đốc kể cho nghe khi anh mới tám tuổi. Mẹ anh chết trong một trận quân lính càn quét Việt Cộng. Một vị sư đã bế anh về giao cho trại mồ côi.

Anh được các dì chăm sóc, cho anh ăn học tới khi anh thi Tú Tài thì giải phóng. Trong thời gian anh ở Viện Mồ Côi, anh ngoan ngoãn, siêng năng, thành thật, thông minh nên được dì Giám Đốc thương và tin tưởng. Dì nhận anh làm con nuôi, giao cho anh nhiều công việc quan trọng như cất giữ hàng viện trợ, trông coi sổ sách chi thu và cất giấu số vàng hàng tháng bà sắm được. Bà bảo với anh phải để dành, phòng khi không xin được viện trợ nữa thì cô nhi cũng sống được. Lúc đó Viện đã lên tới ba trăm trẻ mồ côi. Mà anh thấy viện trợ đổ vào mỗi lúc một nhiều, kho hàng mỗi lúc một đầy, số vàng cất giữ mỗi lúc một tăng trong khi đó các cô nhi vẫn ăn uống thiếu thốn, quần áo rách rưới. Anh bất mãn, có lần anh đề nghị Dì nên may quần aó mới cho các em, cho các em ăn uống khá hơn để đủ dinh dưỡng thì bà nghiêm khắc:

- Con còn nhỏ, không nên bàn chuyện người lớn. Ta phải làm vậy thì mới có người cho. Ta cho trẻ ăn mặc sung sướng thì họ thấy ta đủ rồi, không cho nữa thì các trẻ chết đói. Trường ta đâu có cơ sở sản xuất ra tiền cho khẩu phần hàng tháng.

Hoàng chỉ biết cúi đầu im lặng.

Khi đất nước giải phóng, các cô nhi viện bị nhà nước tịch thu quản lý. Dì Giám Đốc hoảng sợ bỏ chạy. Dì chỉ kịp vơ vét số vàng mà dì kịp nhớ ra. Hoàng giữ nhiều chỗ nên dì không nhớ hết. Hoàng lẳng lặng gom số vàng còn lại về Miền Tây sống. Tại đây, chàng gạp Nhã, cô nữ sinh vẫn thường đến săn sóc các trẻ em côi cút đáng thương. Hồi đó Hoàng rất quí mến Nhã. Họ thường gặp nhau để trao đổi bài vở học hành. Nhã không đẹp lắm nhưng dịu hiền và có lòng nhân hậu. Nàng đã nhận dạy miễn phí cho lớp cô nhi tuần hai buổi. Nàng hay chăm sóc các em bất hạnh, hình thù xấu xí, tàn tật không ai ngó tới.

Ở Cần Thơ, Hoàng mở tiệm sửa xe đạp. Nhã thường lui tới sửa xe, họ thân lại nhau rồi thương nhau. Đám cưới của họ đơn giản, chỉ có mẹ Nhã và vài người họ hàng bè bạn thân quen đến dự. Họ sống giản dị, yêu thương nhau và thật hạnh phúc. Nhã dịu dàng, luôn chăm sóc chồng và con chu đáo. Hoàng là người chân thật, sống có chiều sâu. Chàng yêu thương vợ và gom hết số vàng còn lại dấu được, đóng thuyền vượt biên, mang vợ con đi nơi khác tìm tự do và cuộc sống dễ thở hơn.

Lúc con tàu nhổ neo bị phát hiện, mọi người mạnh ai nấy chạy tứ tung. Thừa lúc Công An chưa kịp phát giác, Hoàng và người lái tàu chạy trốn. Qua ba ngày sóng gió dập vùi, con thuyền bị đắm, chàng đã níu được mạn thuyền giạt vào đảo. Nơi đây, chàng được cấp cứu. Hoàng biết sinh ngữ nên được họ đưa vào đất liền nhanh chóng. Hoàng được học lớp kế toán và sau khi tốt nghiệp được nhận làm thư ký cho hãng xuất nhập khẩu của người Việt Nam. Ông chủ chỉ có một cô con gái. Cô Liên đã có một đời chồng, nhưng sau đó hai người ly dị. Cô tháo vát nhanh nhẹn nên mọi việc xuất nhập cô đều nắm hết. Liên quí mến Hoàng, tìm cách giúp đỡ cho anh tiếp tục học.

Ngoài giờ giúp việc ông Đạt một buổi, anh đến trường Đại Học theo chuyên ngành quản lý kinh doanh. Khi ra trường với mảnh bằng Đại Học Quản Trị Kinh Doanh, Hoàng được ông Đạt gọi vào ngỏ ý muốn gả con gái cho. Đám cưới hai người tổ chức long trọng. Cô dâu chú rể rất đẹp đôi trong buổi tân hôn. Sau hai tháng đám cưới, ông Đạt chết bất ngờ vì bịnh tăng sông. Đám tang cha chưa đầy một năm thì Liên cũng chết vì bị trúng gió. Cái chết đột ngột của Liên đã gây dư luận không tốt cho ông Hoàng. Họ ngờ vực ông đã ám hại vợ trong giấc ngủ. Sáng dậy nàng đã tắt thở bên cạnh chồng lúc nào mà Hoàng không biết. Xác Liên đã được mổ xẻ để khám nghiệm và Hoàng đã bị mời thẩm vấn nhiều lần. Nhưng cuối cùng thì bác sĩ xác nhận Liên chết vì bị cảm trúng gió, tim ngưng đập bất ngờ...

 

*** Sau đám tang vợ, Hoàng sống khép kín, không giao thiệp bạn bè nhiều, nhất là bạn gái. Chàng thản nhiên với những nụ cười đón chào, mời mọc của những cô bạn gái mơn mởn như quyến rũ, khiêu khích chàng. Hoàng âm thầm làm việc miệt mài trong việc kinh doanh. Công ty xuất khẩu của chàng ngày một phát triển, có nhiều chi nhánh cổ phần trong cũng như ngoài nước Mỹ. Hoàng đã giúp cho các viện mồ côi ngân khoản hàng tháng khá lớn.

Anh không quên được hình ảnh người vợ và đứa con bé bỏng lạc trong rừng. Anh đã liên hệ thư từ về nước nhờ bạn bè tìm kiếm tung tích mẹ con Nhã. Nhưng tất cả đều vô hiệu.

Hoàng đã đáp chuyến bay đầu tiên khi đất nước mở cửa cho Việt kiều về thăm quê hương. Chàng đã về Cần Thơ hỏi thăm họ hàng, bạn bè quen thuộc cũ. Chàng đã đi khắp nơi để dò tìm nhưng đều biệt vô âm tín. Chàng đã giúp cho nhiều trại mồ côi, nơi nào chàng cũng thăm hỏi về đứa con gái chàng. Nhưng chàng không thể nhận ra trẻ nào vì ngày Hoàng đi nó mới có năm tuổi.

Thế rồi chàng gặp Lan trong đêm văn nghệ mồ côi Hoa hồng tám năm về trước. Lúc đó Lan mới mười hai tuổi: Hoàng đã xúc động ôm Lan vào lòng và nghĩ đến con. Hoàng đỡ đầu cho Lan như một người cha tinh thần, muốn đưa Lan ra khỏi kiếp mồ côi nghèo khó.

Những ngày sống gần bên Lan, Hoàng đã được nàng thương yêu, chăm sóc, đã sưởi ấm tâm hồn băng giá của chàng sau hai lần khóc vợ. Lan đưa chàng từ nỗi cô đơn mệt mỏi thành một người đàn ông hạnh phúc hồi xuân... Nhưng vì đạo đức, Hoàng nén tình cảm trong lòng, không dám có ý chinh phục Lan. Hoàng chăm sóc Lan như người anh cả thương cô em gái. Nhưng một tối, sau khi buông mùng cho chàng ngủ, Lan đã quì dưới chân ngỏ lời yêu thương, muốn chăm sóc chàng suốt đời. Đôi mắt sâu thẳm của chàng đã bắt gặp đôi mắt của Lan, đôi mắt phảng phất của Nhã, Hoàng xúc động ôm Lan vào lòng, hôn lên khuôn mặt ngây thơ dàn dụa hai hàng nước mắt.

Hôm đám cưới, Hoàng đã chở Lan đi mua sắm áo cưới, nữ trang, tất cả những gì có thể tôn vẻ đẹp lộng lẫy của nàng. Hoàng đã trở lại tuổi thanh xuân. Tình yêu rực cháy đêm tân hôn đã đốt cả tâm tư và cuộc đời chàng... Hoàng gọi hết chai rượu này đến chai rượu khác, uống liên miên rồi lảo đảo ra xe, để quên cái cặp tại nhà hàng. Có một gã thanh niên nhanh nhẹn lượm cái cặp của Hoàng, thản nhiên bước ra xe rồi phóng mất.

 

****Lan giật mình tỉnh dậy thấy mình đang nằm trong căn phòng lạ. Căn phòng trang trí khá sang trọng, có một người đàn ông chạc ngoài bốn mươi đang ngồi cạnh nàng. Hắn mỉm cười hỏi khi thấy Lan tỉnh dậy:

- Cô có ngủ ngon không ?

Lan ngơ ngác hỏi:

- Đây là đâu vậy ? Tại sao tôi lại ở đây ? Anh Hoàng đâu rồi ?

Nàng ôm mặt khóc nức nở.

Người đàn ông đứng dậy vỗ vai Lan:

- Nín đi em, đây là nhà anh. Đêm qua em ngủ mê mệt trên đồi thông, anh sợ em bị lạnh nên đưa em về đây. Em đừng sợ. Hoàng hả, em đừng có mơ tưởng đến hắn nữa. Hắn đã bỏ em rồi.

Lan chồm lên, tát mặt hắn, miệng rít lên.

- Ông đừng có nói láo. Hoàng yêu tôi. Chúng tôi là vợ chồng mới cưới. Hoàng không thể nào bỏ tôi.

Hắn né sang một bên, cười lạt:

- Ông Hoàng yêu cô lắm à ? Tại sao mới cưới cô qua có một đêm tân hôn ông ấy lại đột ngột bỏ đi, không một lời giải thích?

Cô không biết ông Hoàng là một người giết bố vợ và vợ để cướp đoạt tài sản kếch xù à ? Ông ta xuất thân là một gã vượt biên, được ông Đạt giúp đỡ nhận làm thư ký cho hãng xuất nhập khẩu, ông ta đã dùng cái mã đẹp trai để chinh phục cô con gái ông Giám Đốc. Đám cưới xong mới được vài tháng, ông Giám Đốc đột ngột chết. Sau đó người vợ cũng qua đời trong khi nằm ngủ với ông ta. Chuyện đó đã đồn ầm cả thị trấn này.

Ông ta đã trợ cấp, nuôi nấng cho cô ăn học thành tài, cô tưởng ông ấy tốt hả ? Ông ấy đã bán đứng cô cho chúng tôi. Nhưng trước khi bán món hàng béo bở như cô, ông ấy bày trò cưới cô cho danh chính ngôn thuận, hưởng lạc thú tuyệt vời bên người đẹp như cô rồi bỏ trốn đột ngột để cô đi tìm. Cô có biết chính ông ấy đã báo cho chúng tôi biết thế nào cô cũng lên đồi tìm ông ấy, nơi thật vắng vẻ, chúng tôi có thể nhận món hàng dễ dàng không ?

Lan bưng mặt khóc nức nở, hét lên:

- Ông im đi, đừng nói nữa.

Gã đàn ông ngậm điếu thuốc lá, vắt chân chữ ngũ nhìn Lan một cách khoái trá:

- Cô có biết đây là đâu không ? Đây là Thiên Thai Động nơi dung chứa toàn phụ nữ đẹp, có học thức như cô. Ai đã bước chân vào đây phải ngoan ngoãn vâng lời tôi dậy bảo thì sẽ được hưởng mọi lạc thú, chiều chuộng, sống an vui, được chăm sóc đàng hoàng tử tế cho đến khi mãn chiều xế bóng. Ai bướng bỉnh cãi lời thì sẽ bị trừng phạt như con thú bị lột da rồi cuối cùng cũng phải chấp hành mệnh lệnh. Bởi vì đã vào đến đây rồi thì đừng có hòng thoát thân trừ khi có kẻ nào giàu có hảo tâm bỏ món tiền kếch xù ra chuộc lại.

Hắn nói xong háy mắt nhìn Lan rồi bước ra đóng xầm cửa lại. Căn phòng giữ Lan giường nệm trải nhung, đồ trang trí trong phòng sang trọng. Có đầy đủ tiện nghi như phòng tắm, nhà vệ sinh. Tường bốn bề đều lát kính nên mọi cử chỉ hành động của mình đều thấy rõ hết. Lan nằm vật xuống giường khóc nức nở.

Đến trưa, một người đàn bà trạc ngoài năm mươi bưng mâm cơm vào cho Lan. Bà ta dỗ dành Lan dậy ăn cơm. Mâm cơm toàn đồ ăn ngon chẳng kém gì cơm ở nhà Lan nấu cho Hoàng:

- Cô dậy ăn cơm đi. Ráng mà ăn để tối còn tiếp khách. Đã vào đến đây rồi thì phải chấp nhận, đừng có chống cự chỉ khổ vào thân.

Bà ấy nói xong rồi lui ra, đóng cửa lại. Lan nhìn mâm cơm mà đau đớn. Nàng cố nuốt nhưng không nuốt được, nước mắt nghẹn ngào. Tay nàng sờ lên sợi dây truyền nhớ đến mẹ.

Căn phòng sịch mở, hắn người đàn ông ban sáng bước vào, nhẹ nhàng nhấc đầu Lan dậy, mỉm cười bảo Lan:

- Dậy đi cô bé. Có khách đến thăm cô. Cô phải tiếp đãi lịch sự nhẹ nhàng theo nghệ thuật trong phim này... làm cho họ vui vẻ, tôi sẽ không để thiệt cho cô. Nếu cô chống cự làm mất lòng khách hoặc cô nói lôi thôi tiết lộ thân phận thì cuốn phim trong phòng sẽ thu lại tất cả những hành động và lời nói của cô. Lúc đó cô đừng trách tôi. Tôi phải nhắc lại một lần nữa, ông Hoàng đã bán cô cho chúng tôi rồi, không ai chuộc cô ra đâu. Cô đừng có dại dột. Nào cô bé, dậy chải đầu và trang điểm đi.

Hắn vừa nói vừa kéo Lan dậy và trải lại nệm giừơng. Bỗng có tiếng gõ cửa. Hắn háy mắt ra lệnh cho Lan rồi mở cửa mời khách vào. Cửa đóng kín lại. Đèn màu hồng bật lên và tiếng nhạc dìu dặt như đưa khách vào cõi mộng.

Đó là một người đàn ông mặc bộ đồ vét đắt tiền. Ông ta dáng thanh lịch. Ông đến ngồi bên Lan, bàn tay từ từ luồn vào mái tóc, rồi từ từ luồn xuống cổ trắng ngần, xuống tới khuy áo và từng nút từng nút cởi ra. Lan chỉ cuí đầu im lặng, chiếc áo cánh mỏng rồi đến áo lót được kéo ra để lộ bộ ngực trần hai trái đào căng phồng trắng nõn. Ông khách quì xuống chà mặt vào vùng ngực thơm phức mùi da thịt rồi ông từ từ kéo chiếc quần ra khỏi thân thể Lan. Bây giờ ông đã trần như nhộng, ông nhào tới ôm chầm lấy Lan. Lan sợ hãi hét lên, đạp chân vào mặt ông khách khiến ông ta té bổ nhào xuống đất. Cách cửa bật mở, Lan vụt chạy ra. Gã đàn ông ban sáng túm lấy tóc Lan, tát túi bụi vào mặt nàng. Hắn xô Lan vào tường, nhanh như cắt, đưa mũi kim chích vào ngực Lan trong nháy mắt. Lan đau nhói, quằn quại, rồi toàn thân nàng rực lửa, nàng nhào tới ôm lấy người khách như con thú cái được con đực thỏa mãn.

Khi nàng tỉnh dậy, người khách đã bỏ đi, để lại trên bàn hai trăm mỹ kim. Nhìn vào trong gương, nàng thấy mình trần như nhộng, nàng xấu hổ vào buồng tắm rửa, tìm khắp căn phòng không có manh quần áo, chỉ có cái quần lót bằng bàn tay trên bàn phấn. Nàng vội vàng mặc vào, thẫn thờ nhìn mình trong gương.

Cánh cửa bật mở, gã đàn ông chủ nhà bước vào, gã mỉm cười:

Chào cô Lan, cô ngủ ngon chứ ? Đêm qua cô đóng phim hay quá,

Hắn bật nút ti vi, màn ảnh hiện lên tất cả những gì đã xảy ra đêm qua với người đàn ông xa lạ. Lan cúí đầu, ôm mặt khóc nức nở.

Hắn vỗ vai Lan:

- Thôi nín đi cô bé. Cô ngoan ngoãn thì được sung sướng chiều chuộng. Cô cứ ngoan cố như tối hôm qua thì ốm đòn mà vẫn phải đóng phim như vậy đó.

Hắn đứng lên cười ha hả. Lan giận giữ nhào tới cào vào mặt hắn. Mười ngón tay móng nhọn khiến da hắn rướm máu. Hắn tát Lan như trời giáng rồi bỏ đi ra.

Trưa hôm đó, người đàn bà không mang cơm vào cho Lan mà có một người y tá vào chích cho Lan mũi thuốc. Nàng ngất ngây như say sóng rồi ngủ mê đi.

Tối đến Lan được một bát cháo trắng với hột vịt muối. Cứ như vậy ba ngày liền, sáng chiều Lan được chích thuốc và ăn cháo. Lan không thấy đói mà còn cảm thấy người lâng lâng sảng khoái. Đến ngay thứ tư, người đàn bà lại mang cơm vào, nhưng Lan cảm thấy nôn nao ngứa ngáy trong xương, khó thở, không thể nào ăn được. Lan thấy mong người y tá. Thân thể nàng run rẩy, mắt hoa lên, toàn thân như có hàng ngàn con kiến bò trong tủy, nàng vật vã.

Cửa sịch mở. Hắn, mặt còn trắng những vết sẹo, bước vào, nhìn Lan cười nham hiểm:

- Thế nào, con bé. Mày còn chống cự nữa không ? Tối nay mày phải tiếp một người da đen. Nếu mày ngỗ ngược, tao cho mày chết rét con nhé. Hắn quăng cho Lan viên thuốc. Lan vồ lấy như con chó đói vồ cục xương, bỏ vào mồm. Cửa bật mở, người khách da đen mặt mày rằn ri bước vào. Hắn cười hềnh hệch thô bạo...

 

*** Lan đã sống được ở đây nửa tháng. Nhu cầu cần thuốc làm cho nàng quen dần với những buổi tiếp khách. Bây giờ nàng thong thả ra vào, bữa cơm thì xuống phòng ăn tập thể chứ không có người bưng cơm vào phòng nữa. Phòng ăn được trang trí sang trọng với những món ăn đắt tiền, mỗi người một phần. Có khoảng chừng hai chục cô gái, đa số trẻ đẹp, có học thức. Họ ăn uống vui vẻ, đùa rỡn tự nhiên.

Có riêng một phòng đọc sách báo cho các cô gái. Đa số là sách dậy nghệ thuật làm tình. Có chiếc tivi chiếu đủ loại phim, nhưng phần nhiều là chiếu các phim với khách. Phim nào được khách ưng ý thưởng tiền thì được anh Hai chia cho một nửa tiền và thưởng cho gói kẹo đặc biệt. Nhu cầu cần thuốc khiến Lan quên đi chuyện tìm Hoàng mà chỉ thấy oán hận.

 

*** Sau khi rời quán rượu, Hoàng lái xe như điên trong đêm tối. Xe qua đèo, tay lái chao đảo, đâm vào mỏm đá, xe lật ngược, Hoàng mê man bất tỉnh.

Chàng ngơ ngác thấy mình nằm trong nhà thương, đầu và tay băng bó. Bên cạnh, vị tu sĩ đang lo lắng nhìn chàng.

Sau nửa tháng nhờ sự chăm sóc tận tình của vị tu sĩ, Hoàng đã bình phục.

Trong những ngày nằm bệnh viện, Hoàng cảm thấy ân hận về hành động nông nổi của mình. Ông thấy nhớ Lan và lo ngại không biết hiện giờ Lan ra sao. Ông phải quay trở về để xây dựng lại và chăm sóc cho đứa con gái yêu quí của mình.

Dừng chân trước biệt thự Huy Hoàng, ông giật mình thấy cửa đóng im, tiêu điều vắng vẻ. Con Tito ốm hẳn đi. Thấy ông về mừng rỡ sủa. Bà vú chạy ra thấy ông, òa khóc. Bà kể cho ông nghe từ ngày ông đi rồi Lan cũng đi luôn. Bác tài xế bỏ đi, còn ông làm vườn thì buồn nên uống rượu, đang bịnh nằm trong giường.

Ông thẫn thờ bước vào trong nhà. Căn phòng cửa đóng, lạnh lùng như đang dày vò ông. Lan hiện giờ ở đâu? Nàng ra sao rồi ?

Công việc đầu tiên là ông lên công ty, mọi người thấy ông thì mừng rỡ, tíu tít hỏi thăm. Ông trả lời qua loa cho xong câu chuyện rồi đến các ngân hàng trình báo ông đã mất hết giấy tờ. Sau đó, ông đăng báo nhắn tin chuộc lại cái cặp đã mất.

Tất cả mọi việc đã tạm ổn định, ông bắt đầu thuê người đi tìm Lan. Ông đã nhờ những thám tử nổi tiếng, nhưng đã hơn tháng rồi mà tin Lan vẫn bặt. Ông thẫn thờ như người mất hồn ngồi trên băng đá trong công viên trường đại học, nơi ông vẫn thường ngồi đợi Lan. Một thằng bé khoảng mười tuổi đến bên ông chào hỏi:

- Ông muốn xem phim này không? Hay lắm, rẻ thôi, có mười đồng.

Ông nhìn nó, do dự, dúi vao tay nó rồi đứng lên. Nó đưa cho ông cuốn phim.

Ông đóng cửa phòng lại, vắt tay lên trán suy nghĩ về Lan. Ông đã đi hết các nơi, tìm các nhà thương, các bến xe, các người thân quen, không đâu biết tung tích nàng. Chợt ông nhớ đến thằng bé và cuốn phim hồi chiều, ông ngồi nhỏm dậy bật thử xem các cái gì mà nó nói hay lắm.

Đầu óc ông hoa lên, ông lạnh toát mồ hôi rùng mình... Trên màn ảnh, Lan đang lõa lồ làm tình với người đàn ông, đủ kiểu.

Ông đau đớn ráng xem hết cuốn phim coi cảnh đó xảy ra ở đâu để ông định vị trí. Suốt đêm ông đau khổ không ngủ được, nước mắt trào tuôn, lương tâm cắn rứt. Vì ông nông nổi mà Lan phải đầy đọa như vậy.

Ông thuê nhiều thám tử đi tìm trong ổ điếm các nơi, đã hơn một tuần rồi mà vẫn không có tin tức. Ruột gan ông hư cào xé, ông lang thang trên phố. Bỗng thằng bé hôm nọ chạy tới. Ông túm lấy nó, hỏi xem nó lấy phim ở đâu. Nó nói có một người lạ mang bán cho nó năm đồng. Người đó bảo mang tới bán cho ông mười đồng. Nó ham tiền lời, nên nhận bán. Rồi nó đưa ông cuốn phim nữa, đòi ông hai chục đồng. Ông vẫn túm lấy áo nó. Bỗng, hực một cái như trời giáng vào mặt, ông té nhào xuống, thằng bé chạy mất, để lại cuốn phim trên mặt đường.

Căn phòng đóng chặt, bà vú nghe văng vẳng xuống dưới nhà tiếng ông Hoàng khóc gào thét như điên. Trên màn ảnh, Lan trần truồng bên cạnh thằng tây đen mặt răn ri, hung bạo như con thú.

 

*** Một buổi trưa, sau khi ăn cơm xong, anh Hai đến phòng Lan nói:

- Lúc này em đóng phim giỏi lắm, ăn khách lắm. Có người bạn mời em đi Hồng Kông nửa tháng. Anh sẽ lo chu đáo thuốc men, ăn uống cho em. Nào, đứng lên sửa soạn mau mau, anh ta sắp đến rồi đó. Lời nói anh Hai như một mệnh lệnh, dù thích hay không thì vẫn phải riu ríu tuân theo.

Một lát, Lan được đưa lên chiếc xe hơi bóng loáng đóng kín cửa kính chạy thẳng ra phi trường. Đi bên cạnh nàng là một người đàn ông mặc vét lịch sự, dáng đẹp trai. Anh ta đi sát bên cạnh nàng, nắm chặt bàn tay âu yếm như vợ chồng. Lan hiểu rằng nếu nàng có hành động nào khác thì hắn sẽ rạch bàn tay Lan chảy máu và lằn rạch đó có độc dược. Lan sẽ chết không kịp trối một lời.

Đến Hồng Kông, Lan được đưa vào một biệt thự lớn ngay trong thành phố. Ở đây, nàng được đầy đủ thuốc men, được ăn uống chiều chuộng hơn ở với anh Hai. Nhưng nàng phải tiếp khách liên tục hết người này ra, chưa đầy nửa tiếng sau lại đến người khác. Cứ mỗi lần thay đổi như vậy, anh Ba lại cho nàng viên thuốc nàng uống vào là thấy khoái cảm lâng lâng...

 

*** Một cú điện thoại vang lên, ông Hoàng hốt hoảng cầm máy. Phía bên kia đầu giây, một giọng cười ha hả, hắn nói cho ông biết là hiện giờ Lan đang ở trong tay hắn. Nếu ông muốn chuộc thì phải nộp cho hắn hai trăm ngàn mỹ kim. Ông rụng rời tay chân. Hai trăm ngàn đô la, một số tiền lớn như vậy, làm sao ông chạy cho kịp để nộp cho hắn.

Phía đầu giây, giọng hắn khiêu khích:

- Tôi giao hạn cho ông trong vòng một tuần, nếu ông không nộp cho đủ thì không cho ông chuộc Lan nữa.

Ông quính quáng nhận lời. Thế là ông phải bán gấp những bất động sản với giá rẻ mạt, rút tiền trong các cổ phần để kịp chuộc Lan về.

Hắn báo cho ông biết Lan đang đi chuyến bay Hồng Kông -  California, đáp xuống phi trương vào lúc hai giờ chiều, ông phải giao tiền cho nó lúc tám giờ sáng. Nếu ông báo cảnh sát, Lan sẽ chết ngay trên phi cơ.

Hai giờ chiều, chuyến bay từ Hồng Kông đáp xuống. Lan thẫn thờ, man dại đi trong đám hành khách. Da nàng tái xanh, chân tay run rảy, mắt lờ đờ như người mất hồn. Nàng bước đi lảo đảo, mắt ngơ ngác, không biết mình đang đi về đâu. Ông Hoàng chạy ra ôm lấy Lan. Nàng sợ hãi xô ông ra, vụt chạy. Nàng lảo đảo chạy không nổi, vấp phải thềm cửa, té sấp, đầu đập vào bậc thềm, máu chảy lênh láng. Ông Hoàng chở Lan vào nhà thương. Nàng mê man bất tỉnh. Bác sĩ khám nghiệm, nàng bị tai biến mạch máu não và máu nhiễm sì ke rất nặng.

Ông Hoàng năn nỉ bác sĩ cứu Lan. Sau hai ngày nàng mới tỉnh. Nàng thấy thân thể đau nhức, đầu bị băng, đang nằm trong nhà thương, trước mặt là ông Hoàng. Nàng giận dữ hét lên, vùng vẫy la khóc, tức tưởi:

- Ông đi đi ! Ông đạo đức giả, ông lừa dối tôi. Ông nỡ tâm mang bán tôi cho ổ mãi dâm...

Bác sĩ lắc đầu, thất vọng. Ông Hoàng quính quáng lay gọi Lan. Ông chắp tay năn nỉ bác sĩ:

- Xin bác sĩ ráng cứu con tôi.

Bác sĩ trố mắt nhin Hoàng:

Cô này là con ông ? Sao trong giấy tờ lại là vợ ông ?

Ông Hoàng lắc đầu đau khổ:

- Chuyện tôi đau buồn lắm. Tôi chỉ xin bác sĩ ráng cứu con tôi. Lan là con gái tôi. Chúng tôi thất lạc nhau từ mười sáu năm nay, khi đó Lan còn quá nhỏ nên tôi không biết.

Ông nức nở khóc:

Tại tôi mà con tôi ra nông nỗi này. Bác sĩ ơi, ráng cứu con tôi.

Bác sĩ ái ngại nhìn Hoàng:

Thôi được, ông nghe tôi, tạm thời lánh mặt. Để chúng tôi chăm sóc cho cô ấy. Nếu thấy mặt ông, cô ta lại nổi điên thi hết chữa.

Hoàng lẳng lặng ra ngoài hành lang đợi tin con. Hàng ngày Hoàng chầu chực ở nhà thương, tự tay mua thuốc, mang thức ăn cho con. Ông chỉ rón rén vào thăm Lan khi nàng thiếp ngủ. Bà vú túc trực suốt ngày bên Lan. Bà chăm sóc Lan như con gái bà. Lan đã bắt đầu tỉnh, đã chịu ăn uống. Đến giờ thèm thuốc, Lan lên cơn giật, mặt mũi tái xanh, tay chân run rảy, bà vú lại chạy đi mời bác sĩ chích thuốc cho Lan. Bà bóp chân tay cho Lan, lau chùi cho Lan như một đứa con bé bỏng. Lan cầm tay bà vú cảm động chảy nước mắt. Chiếc dây chuyền còn năm trên cổ, nàng thấy như mẹ nàng đang vỗ về nàng. Suốt thời gian sống trong ổ điếm, Lan đã thầm gọi mẹ. Lan gọi trong vô vọng. Mặt mũi mẹ ra sao, Lan cũng quên mất hình dung rồi.

- Cô Lan, bữa nay đỡ nhiều chưa ?

- Thưa bác sĩ, Lan đã đỡ nhiều.

- Cô nên đi ra ngoài dạo mát cho thấm khí trời. Nào cô dậy đi với tôi một vòng đi. Lan đứng lên đi theo bước chân bác sĩ. Người bác sĩ trẻ có gương mặt tuấn tú cầm tay Lan dìu đi trong vườn thơm ngát mùi hoa Lan.

- Mùi hoa thơm quá

Lan khẽ nói.

Lan có thích mùi thơm này không ? Mỗi lần ngửi mùi hoa tôi lại nhớ đến mẹ tôi. Hồi bé mẹ hay dẫn tôi đi chùa, trong sân chùa có nhiều cây hoa Lan trắng. Tôi hay hái bông để dâng Phật. Nhưng khi tôi lên Saigon học thì ở duới quê mẹ tôi bịnh nặng. Năm ấy tôi đang thi ra trường nên cả nhà dấu, sợ tôi bỏ học. Đến khi về nhà thì mẹ nhắm mắt rồi. Khi nhận bệnh viện này, tôi cho trồng mấy cây hoa Lan để có hoa thơm và nhớ đến mẹ. Nhớ đến mẹ thì mình thấy ấm lòng, được an ủi và vững tin lắm.

Thế còn Lan, mẹ Lan đâu sao không thấy đến ?

Tay vân vê sợi dây truyền trên cổ, Lan buồn bã:

Mẹ em đây này. Em mất mẹ từ lúc em năm tuổi. Trước khi mất, mẹ cho em sợi dây truyền này, mẹ dặn dù nghèo khó cách mấy cũng không được bán. Nó là di vật cuối cùng để em có thể tìm thấy ba. Ba vượt biên từ mười mấy năm nay, em không nhớ mặt ba em thì sao mà tìm được !

Bác sĩ Ngọc dìu Lan ngồi xuống băng đá dưới gốc cây Lan. Ông ôm đầu Lan nhẹ vào lòng, dịu dàng:

- Thế bây giờ em có muốn thấy ba em không ? Ba em cũng đi tìm em mười mấy năm rồi !

Lan ngước nhìn bác sĩ Ngọc cười sung sướng:

- Sao lại không muốn chứ ! Thế ba em ở đâu hở bác sĩ ?

- Tôi sẽ đưa em về gặp ba. Nhưng phải hứa thưởng cho tôi cái gì nào ?

Bác sĩ Ngọc đưa Lan ra xe, chở thẳng về biệt thự Huy Hoàng. Nơi đó, ông Hoàng đã đứng đợi Lan với bó hoa trên tay. Lan bước xuống xe, đứng sững nhìn ông Hoàng. Bác sĩ Ngọc dắt tay Lan lên bậc thềm:

- Ba Lan đó ! Em hãy ôm và hôn ba đi !

Lan ngỡ ngàng nhìn ông Hoàng. Trên tường, trong phòng khách, một tấm hình to lớn hiện rõ chân dung ông Hoàng đang bế Lan mặc áo đầm hở cổ với chiếc dây truyền mảnh mai in rõ: ‘’NH. Trần Tuyết Trinh‘’ bên cạnh Nhã, mẹ của Lan mặc chiếc áo dài màu tím thêu hoa cúc trắng, đang mỉm cười với Lan.

Ông tiến đến trao tặng cho Lan bó hoa và đặt vào tay nàng chiếc lắc nhỏ có khắc tên Trần Tuyết Trinh, giống in chiếc dây chuyền.

- Lan ôm lấy ông Hoàng, nức nở gọi:

Ba !

Ông Hoàng ôm chặt con gái vào lòng. Những giọt nước mắt của ông chảy dài trên má Lan.

Bà vú già đứng trố mắt nhìn Lan và ông Hoàng. Suốt cuộc đời cơ cực của bà, bà chưa bao giờ nhìn thấy cảnh thương tâm như vậy. Hai dòng nước mắt dàn dụa trên gò má nhăn nheo.

 

***Suốt hai tháng trời, ông Hoàng không rời Lan nửa bước. Ông luôn chăm sóc Lan. Ông đưa nàng đi du lịch các nơi danh lam thắng cảnh cho nàng phục hồi tinh thần và sức khoẻ. Bác sĩ Ngọc hàng tuần đến thăm, kê thuốc chữa bịnh sì ke và bịnh tim cho nàng. Bữa nay Lan đã hoàn toàn khỏe mạnh. Hai cha con đi dạo trong vườn. Lan nhìn ông Hoàng nhỏ nhẹ:

- Ba ạ, con muốn về Việt Nam để tìm mộ của mẹ, thăm dì Giám Đốc trường mồ côi Hoa Hồng và Thảo. Con muốn ở lại Việt Nam, thành lập làng nuôi trẻ mồ côi và bụi đời. Con muốn dâng cuộc đời còn lại của con cho Tình Yêu Thương bằng cách ở vậy để chăm sóc các trẻ em bất hạnh. Chỉ có cuộc sống đó con mới thấy có ý nghĩa, mới hàn gắn được nỗi đau trong những ngày mất mát vừa qua.

Ông Hoàng chiều ý con, ông bán bớt những bất động sản các nơi, thu xếp đưa con gái về quê tìm thi hài vợ. Sau một tháng tìm kiếm, ông đã tìm thấy mộ Nhã nằm khuất trong rừng. Bốc mộ cho vợ xong, ông đưa Lan về thăm cô nhi viện Hoa Hồng. Bà Giám Đốc đã già đi nhiều, dì quản lý đã nghỉ việc. Thảo đã đi lấy chồng. Chồng Thảo sửa xe đạp bên lề đường, có hai con. Vợ chồng Thảo sống nghèo khổ trong căn nhà lụp xụp. Hai người gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Lan giúp cho Thảo một số vốn để sửa lại căn nhà dột nóc và chồng Thảo mua được chiếc xe xích lô như sự ao ước của Thảo.

Ông Hoàng đã mua được năm mẫu đất ở Long Thành. Ông liên hệ với chính quyền địa phương, xin thành lập một nhà nuôi trẻ mồ côi và các cháu bụi đời dưới mười lăm tuổi. Ông được chính quyền cấp giấy phép và sau sáu tháng khởi công, khu đất bỏ hoang bây giờ đã dựng ngôi trường khang trang mười phòng học sáng sủa. Khu vực nhà ở ngăn nắp được xây phía trong.

Trường ngăn làm hai khu vực: Khu học văn hóa, khu học nghề, nam nữ riêng biệt.

Hôm khai giảng lớp học, cô Lan, vị giám đốc trẻ đã rưng rưng nước mắt phát biểu:

- ...Xuất thân là một đứa trẻ mồ côi, tôi đã hiểu thế nào là nỗi tủi đau của đứa trẻ côi cút bơ vơ vô thừa nhận. Tôi đã nếm đủ bao vị cay đắng của một kiếp đọa đầy. Tôi đã cố vươn lên bằng sự học. Chỉ có học mới nâng được giá trị và nhân cách con người. Tôi cảm thông nỗi đau từ xương tủy và những ước mơ muốn vươn lên của những em bé bất hạnh nên tôi nguyện trở về quê hương mong một phần nào hàn gắn nỗi đau ấy bằng niềm cảm thông và tình yêu thương...

Giọng Lan ngẹn ngào. Mọi người lắng nghe, có tiếng sụt xịt từ hàng ghế các bà. Thảo đang cúi đầu, lấy tay quẹt nước mắt.

 

*** Sau hơn một năm, dưới sự chăm sóc của dì Lan, bây giờ đã trở thành nữ tu, làng cô nhi Long Thành đã phát triển nhanh chóng. Trường đã xây thêm mười phòng học, nhân thêm hàng trăm cô nhi từ các nơi gửi đến. Các cháu phần lớn mất cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Các trẻ nhận vào đều được bác sĩ khám sức khoẻ. Em nào bịnh hoạn được nuôi riêng với tiêu chuẩn thuốc men và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng đến khi lành mạnh hẳn mới cho sang khu các trẻ em khỏe mạnh.

Các em sáng được học văn hóa, chiều học nghề. Lớp học nghề đầy đủ máy móc cho các em thực tập. Buổi tối ngồi tập trung học bài trong một phòng học rộng rãi có đủ ánh sáng, quạt trần. Đúng mười giờ, các em phải ngồi tịnh tâm trong mười phút và đọc bài kinh sám hối lỗi lầm trước khi đi ngủ.

Sáng tiếng kẻng khua vang lúc năm giờ, các em thức dậy tập thể dục mười lăm phút. Sau đó, công việc ai nấy làm như quét sân, dọn bếp phụ cơm bữa sáng, lau phòng...

 Saú giờ, các em ngồi vào bàn ăn rồi lên lớp học. Nếp sống gọn gàng ngăn nắp trong kỷ luật và thương yêu.

Dí Lan luôn chăm sóc các em, đến bữa dì thường đi một vòng coi các em ăn uống có đầy đủ thức ăn không. Buổi khuya dì hay đi thăm các phòng coi các em có thiếu chăn mùng, nếp sống có ngăn nắp không. Dì lắng nghe từng tiếng khóc của các em, phân xử hợp tình, hợp lý khiến Làng Cô Nhi sống trong cảnh an vui, hạnh phúc.

Ông Hoàng đã tiếp tục về Mỹ kinh doanh. Cuộc đời ông không còn gì khác hơn là hạnh phúc của con. Ông đã giúp Lan thành tựu ý nguyện. Lợi nhuận kinh doanh ông dồn vào cho Làng Cô Nhi Long Thành. Ngoài ra, ông còn đi cổ động các bạn bè, mọi người theo ông nhận đỡ đầu cho các cháu cô nhi ngày một đông.

Ngôi trương Cô Nhi sáng nay vui hẳn lên. Các em kháo nhau:

- Hôm nay ông ngoại về, thế nào ông cũng mang về cho chúng ta nhiều sách, tranh, bánh, sữa và kẹo nữa.

Mặt trời ửng đỏ sau ngọn cây. Ánh nắng ban mai như tơ vàng vờn trên bụi chuối. Tiếng chim sẻ đang hót líu lo trong ngọn cây khế trổ bông ngoài sân. Lan dịu dàng trong chiếc áo màu lam lên lớp học. Trước mắt Lan là đàn trẻ ngây thơ đang ngước mắt nhìn Lan, lắng nghe giảng bài:

- Đất nước ta hình chữ S, có thân hình giống như người đàn bà một nắng hai sương. Miền bắc cái hình quạt, tượng trưng cho khuôn mặt khắc khổ gò má nhô xương của người mẹ. Miền Trung và dãy Trường Sơn uốn cong dài theo ven biển tượng trưng cho thân người mẹ thắt lưng buộc bụng nuôi con. Còn phía dưới hình trái bầu dài là bụng mẹ luôn thai nghén ấp ủ con nên miền Nam nhờ vậy quanh năm no ấm. Mẹ Việt Nam giàu đẹp, nhưng chiến tranh liên miên, cầy sới nát thân thể mẹ, khiến dân ta nghèo đói, thất học. Muốn phục hồi tiềm năng đất nước, mỗi người trong các em phải cố gắng học. Chỉ có sự học mới khai mở dân trí, theo kịp đà tiến bộ của khoa học, mới xóa được nạn ngu dốt nghèo đói... các con nhìn ra vườn kìa, vườn cải đẹp rực rỡ những bông hoa vàng. Các con chính là những bông hoa, những hột cải đang ươm mầm sống. Cá con phải tự vươn mình lên như những bông hoa cải đang vươn lên trong ánh nắng. Vươn lên bằng cách nào, các con biết không ?

Có những bàn tay giơ lên. Lan gọi Yến, một bé gái mồ côi mới vào trường hai tháng nay:

- Thưa cô, chúng con phải chăm học, chăm lao động, đoàn kết và thương yêu nhau.

Lan mỉm cười nhìn các em:

- Giỏi lắm. Như vậy mới xứng đáng là con của Mẹ đó, biết không ?

Tiếng kẻng báo giờ ra chơi. Đàn trẻ ùa ra sân như đàn bướm trắng, nhảy nhót bên những luống cải đầy hoa vàng đang rung rinh trong nắng ấm.
 

Saigon 15-10-1992.

CHÂN Y NGHIÊM

 

Tên thật là Phan Thị Thuần. Quê quán Đông Ngạc-Hà Nội.

 

- 1997 trở về trước Giáo viên Anh văn trường Hồng Bàng, quận V Sài Gòn.

 

- 1998 Xuất gia cầu đạo với Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Làng Mai – Pháp quốc.

 

- Viết cho các báo: Giác Ngộ (Việt Nam), Phật Giáo Việt Nam (Việt Nam – Hoa Kỳ), Đất Lành (Hoa Kỳ), Chuyển Luân (Úc), Pháp Âm (Na Uy), Phù Sa (Pháp).

 

- Đã ra phát hành 3 CD nhạc:  

1/ Mẹ là Trăng Mười sáu - 2003.

2/ Bài hát Từ Trái Tim - 2007.

3/ Mừng Phật đản sinh - 2009.

 

Trong mục đích: Giúp học bổng cho các sinh viên – học sinh nghèo hiếu học có thêm phương tiện để vươn tới tương lai tươi sáng; Giúp các cháu mồ côi-khuyết tật và các cụ già neo đơn có thêm phần trợ cấp hàng năm để cuộc sống tốt đẹp hơn... Đã sáng lập Gia đình Thiện Nguyện Hiểu và Thương 1990, và Gia Đình Thiện Nguyện Hoa Tình Thương 2006.

 

 

 

LÊN TRÊN=  |    GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.