.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)

bút
việt
hồn
quê

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |


 

 

  Xem toàn Thư mục Phan Quân

Phật giáo và Quyền lực

  • PSN - 13.3.2010

Ở Việt Nam, cùng với thời gian, lúc vầy lúc khác, Phật Giáo đã lớn mạnh, bị hoài nghi, rồi bị gạt bỏ. Vậy mà Phật Giáo vẫn sống dậy... Sau đây là câu chuyện ngắn gọn của một thế lực đáng kể.

 

Những nẽo đuờng giác ngộ.

 

Kể từ Thế Kỷ thứ II, Phật Giáo đã xuất hiện ở đất Giao Chỉ (vùng Bắc Việt ngày nay). Theo đường biển của những nhà kinh doanh gia vị, những nhà hàng hải và những nhà buôn người Ấn, cùng những nhà truyền giáo đạo Phật, đã du nhập vào Việt Nam những giáo lý Theravada (Tiểu Thừa). Còn các nhà sư Trung Quốc, đào thoát những cuộc đàn áp ở xứ sở họ, đã du nhập Mahayana (Đại Thừa), giáo pháp chủ yếu ngày nay ở Việt Nam.

 

Thế Kỷ thứ XI đến Thế Kỷ thứ XIV là thời đại vàng son của Phật Giáo Việt Nam. Cùng với Khổng Giáo - bị Trung Quốc nhồi nhét tong thời kỳ Bắc thuộc đến Thế Kỷ thứ X - Phật Giáo được coi như là học thuyết giải thoát cho nhơn dân Việt Nam. Còn những nhà cầm quyền coi đó như là lợi thế chánh trị. Thế Kỷ thứ XII, nhiều vị vua Việt Nam đã theo Phật Giáo.

 

Đời nhà Lý, kế đó đời nhà Trần, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát huy Phật Giáo, rồi đưa tôn giáo này lên đến đỉnh cao. Những nhà sư trở thành những nhơn vật thiết yếu cho đời sống. Những vị cao tăng là những ngọn hải đăng của tri thức, thảo ra những văn bản, thông hiểu chữ Phạn và chữ Tàu.

 

Triều đại Phật Giáo

 

Năm 1300, sau khi đánh đuổi được quân Mông Cổ, vua Trần Nhân Tôn bèn thoái vị nhường ngôi lại cho con, để khoát áo nhà tu. Ngài lập ra Trường Phật học Trúc Lâm. Với tư cách triết gia và thi sĩ, ngài là một trong những nhơn vật hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam.

 

Từ đó Phật Giáo đã trở thành tôn giáo chánh thức của Việt Nam. Thế kỷ này sang thế kỷ khác, giáo thuyết đó đã hằn sâu trong dân chúng Việt Nam, biến thành một thể hòa hợp đặc biệt. Thiên hạ vừa suy tôn những bực thần hoàng, những linh hồn vừa thờ cúng tổ tiên.

 

Hà Nội là thủ đô đầu tiên của một triều đại Phật Giáo Việt Nam. Vua Lý Thái Tổ, nghĩa tử của một nhà sư và được nuôi dưỡng trong một ngôi chùa, đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo. Sau khi lên ngôi, ngài ra lịnh cho làng mạc phải trùng tu lại đình chùa. Vua chúa đời Lý kế nghiệp nhau, tiếp tục làm cho giáo hội Phật Giáo ngày càng hưng thịnh.

 

Trong chiến tranh và thời độc lập

 

Ở Bắc Việt từ những năm 1940, trong thời kỳ đánh Pháp, các nhà sư là thành phần ủng hộ kháng chiến quân Việt Minh mạnh mẽ nhứt. Sau Thế Chiến II, Phật Giáo Việt Nam bước vào một phong trào canh tân đạo giáo, dẫn tới một thế đoàn kết dân tộc rộng lớn.

 

Ở Nam Việt Nam, trong những năm 1960, Phật Giáo chống đối lại chế độ chuyên chế của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Năm 1964, ở miền Nam các bực tu hành chánh thức thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt (GHPGVNTN). Lúc đó Thiền Sư Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội để giúp đỡ dân chúng nạn nhơn chiến tranh. Sau khóa tu học bên Mỹ, Thiền Sư bị cấm không cho trở về nước. Năm 1972, tỵ nạn tại Pháp, Thiền Sư thành lập cộng đồng Làng Mai (Dordogne).

 

Hồi gần đây, khi trở về Việt Nam, Thiền Sư được nghinh đón như một "người hùng". Sau khi Sài Gòn mất đi hồi 1975, đất nước Việt Nam đã được thống nhứt dưới chế độ cộng sản. Cuối những năm 1970, đảng cộng sản Việt Nam thi hành đường lối cứng rắn đối với Phật Giáo và năm 1981 chánh phủ cấm đoán GHPGVNTN và ra lịnh cho những người Phật Giáo độc lập phải gia nhập giáo hội nhà nước.

 

Ở hải ngoại, Phật Giáo vẫn tiến mạnh và ủng hộ GHPGVNTN

 

Từ mười lăm năm qua, trong khi áp dụng đường lối cởi mở tôn giáo một cách dè dặt, chánh phủ Hà Nội cứ lúc vầy lúc khác với Phật Giáo. Tháng 9 năm 2009, Hà Nội lại gây sự với Phật Giáo. Sau một cuộc tranh chấp ở địa phương, những thành viên của môn phái Thiền Sư Thích Nhất Hạnh bị trục xuất một cách thô bạo ra khỏi một ngôi chùa ở tỉnh Lâm Đồng (gần Dà Lạt). Ở Việt Nam, ngành giáo dục nói chung, và tôn giáo nói riêng, đều phải qua sự kiểm soát của thế lực chánh trị và phải được phép.

 

 

Phan Quân

 

(Lược dịch theo "Bouddhisme et pouvoir au Vietnam" của Nguyễn Xuân Lập, đăng trên Ulyssemag.com, 01 tháng 3 năm 2010) [http://www.ulyssemag.com/article/2010/03/01/bouddhisme-et-pouvoir-au-vietnam]

 


PHAN QUÂN

 
Tên thật: Phan Văn Minh
Ngày sanh: 17.02.1931
Dân Sài Gòn
Học sinh Pétrus Ký
Khoá I Thủ Đức (1951-1952)
Sĩ quan bộ binh: (1952-1953)
Sĩ quan Không Quân: (1954-1975)
Tù cải tạo: (1975-1987)
Định cư ở Pháp: (1990-...)

Tác phẩm :

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.