.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)

bút
việt
hồn
quê

TIN VĂN

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích  | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyễn Văn Nhớ Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |


 

 

  Xem toàn Thư mục Phan Quân


Nội tôi

  • PSN - 15.5.2010 | Phan Quân

Erick Orsenna là tiểu thuyết gia đương thời, thành viên Viện Hàn Lâm Pháp. Tác phẩm “Madame B” của ông được phát hành hồi tháng tư năm 2005 và được đông đảo độc giả mến mộ. Dưới đây là trích đoạn của tác phẩm nói trên, dày 485 trang. Qua đoạn này, Bà B nhắc lại một giai thoại nhỏ, nặng tính phong tục tập quán của người Mali.

Ü

Abdoulaye Omar Victor - cha của Ousmane và ông nội của tôi - có một mái chòi nhỏ nằm trong đất của gia đình, gần khu chuồng ngựa. Cách ăn mặc của ông rất hấp dẫn đối với tôi. Trước sau như một, cứ lúc nào cũng chiếc áo thụng A Rạp màu xanh, trên ngực cài chiếc huy chương sáng chói và chiếc mũ đỏ lính Zouave bám chặt trên chờm tóc bạc trắng, cho nên thiên hạ tặng ông cái biệt danh là “ông tam tài”.

Ðược kính nể hết mực vì tuổi tác, ông sống riêng biệt và đơn độc. Sáng sớm, ông đã ngồi dưới cây xoan già, thường là một mình. Với một miếng vải cũ, suốt ngày ông đánh bóng cái Huân Chương Binh Ngiệp, xong ngắm nghía hàng giờ, như chừng qua đó ông nhìn thấy lại những trận đánh hào hùng, để rồi tiếp tục đánh bóng trở lại, trong khi đôi môi ông cứ lẩm bẩm. Tôi cố lắng tai nghe nhưng cũng vô ích vì tôi chẳng hiểu được gì về câu chuyện mà ông cứ kể đi kể lại không thôi.

Bọn trẻ con chúng tôi không được phép đến gần ông, với lý do là “đừng quấy rầy ông vì các con thấy là ông đang cầu nguyện không”. Lối giải thích như vậy đâu có thuyết phục được chúng tôi. Có ai tin được rằng ông thực sự khấn vái Trời Phật Chúa gì không? Bọn tôi không tin là như vậy. Bọn tôi nghĩ là thiên hạ giấu chúng tôi một sự thực, một điều gì ghê gớm lắm...

Chỉ có những bạn đồng sự cũ của ông - những người “cựu binh” như ông - mới đến thăm ông mà thôi. Họ ngồi cạnh ông, dưới cây xoan già đầy giọng hót của lũ cu đất và bầy chim thợ dệt. Nhưng bạn bè của ông không khi nào ở chơi lâu. Qua loa vài ba lời thăm hỏi nhau thế là câu chuyện bắt đầu trở nên gay cấn. Họ phủi đít đứng lên rồi đùng đùng nổi giận kéo đi, chửi rủa ỏm tỏi, đại khái với nội dung là “nếu vậy thì mày sẽ khổ đến chết”! Riêng thái độ của ông đã làm cho tôi khó hiểu rồi, lối xử sự của bạn bè ông càng làm tăng thêm bầu không khí bí hiểm bao quanh ông! “Mày muốn chết thì Abdoulaye ơi, chẳng mấy chốc Tử Thần sẽ rước mày đi!”

Thỉnh thoảng, qua một chu kỳ đều đặn, lại có một điều khó hiểu nữa xảy ra là bỗng dưng cả làng nổi hứng làm một cái lễ cho ông. Thiên hạ vây quanh ông, thiên hạ cười ruồi với ông, thiên hạ đề nghị trăm ngàn quà tặng, vô số dịch vụ. Nào là kiếng của ông giảm độ rồi, nên thửa một cặp mới để nhìn đời rõ hơn. Ông nên tậu một cái ra-dô có băng tần sóng ngắn mà nghe tiếng nói của nước Pháp thân thương của ông. Ở tuổi này ông còn gân chán, cưới thêm bà nữa cũng còn được, “con gái tao đó nếu mày muốn”. Người ta tới tấp gợi ý, dồn dập đề nghị này kia, kia nọ thế mà ông cứ tỉnh bơ, chẳng nói chẳng rằng, cứ luôn tay đánh bóng chiếc huy chương và miệng mồm lẩm bẩm không thôi.

Một người anh họ tôi nhiều tuổi hơn tôi, cỡ hai mươi hai, giải thích cho tôi biết lý do của cuộc thay đổi đột ngột đó. Hắn ta nói:

- Chỉ vì cái bao thơ. Cứ cuối mỗi tam cá nguyệt nó lại đến. Mày chờ mà xem.

Từ đó trở đi, tôi đếm từng ngày một, mang thêm một nỗi lòng giằn vặt, một niềm vui thú chưa từng thấy làm sôi động trong tôi một tâm trạng sẵn sàng đón tiếp người bạn bí hiểm không bao giờ rời bỏ tôi. Ðó là trông đợi và mong chờ. Ðêm về, cái bao thơ kia cứ bay chập chờn trong giấc mộng cô đơn của tôi như một loài chim gì quái gở màu trắng hình chữ nhựt. Tôi hỏi cha tôi, giống chim gì vậy, không phải cò, chẳng phải diệc mà đâu phải là cò đĩa mặc dầu mỏ nó dẹp? Cha tôi đưa ngón tay thẳng góc với miệng, ra hiệu đừng nói to và khuyên:

- Marguerite này, con hãy kiên nhẫn, rồi con sẽ biết thôi.

Một sáng nọ, lão anh họ lớn tuổi lại dẫn xác đến chơi. Sặc sụa mùi xà bông, hay mùi dầu thơm gì đó. Có lẽ cả hai. Không cần biết, nhưng thứ mùi đó quấy rầy khứu giác của tôi rất nhiều. Chắc là hôm nay, anh chàng có âm mưu ý đồ gì đây.

- Tao có tin này hay. Mày trao đổi với tao không nào?

Hiếu kỳ, tôi đưa ra hàng trăm đề nghị nhưng vô ích. Tôi biết anh ta chỉ muốn có mỗi một điều duy nhứt. Nhưng tôi dạy gì nói ra.

- Nếu mày không chịu cùng tao “phá tan nỗi lòng quạnh quẽ[1] thì, Marguerite ơi, mày sẽ mù tịt. Quyết định nhanh lên em, không thì trễ hết.

- Em mới mười một tuổi mà anh!

- Thôi đừng có ỡm ờ. Hôm nọ tao đã trông thấy mày đi bơi. Mày đã là con gái hơ hớ ra rồi em ơi!

Làm sao mà từ chối cho được, khi mình hết lòng muốn biết điều bí ẩn vô cùng khêu gợi? Ðúng là số phần, và không phải nhàn cư vi bất thiện, mà vì hiếu kỳ nên phải làm điều sai quấy.

Có lẽ đoán được thoả hiệp của chúng tôi, ba mẹ tôi thắc mắc:

- Con đi đâu vậy, Marguerite?

Hai đứa tôi cắm đầu, cắm cổ chạy. Một chiếc xe tải nhỏ màu vàng trờ tới. Như một chiếc ghe trên biển động vì khi thì hút mất xuống ổ gà sũng nước, lúc thì trồi lên trên dốc cao để rồi cứ thế mà ngụp lặn trên con đường đất dẫn vào làng.

Xe ngừng lại trước chòi ông tôi. Một người, mặc đồng phục màu xanh dương, mở cửa xe bước ra và đi thẳng tới cây xoan già, không chút đắn đo, rõ ràng đã quá quen thuộc. Ông tôi đón chào người khách một cách tôi chưa từng thấy bao giờ. Ở thế đứng nghiêm và đưa tay chào kiểu nhà binh.

- Thưa ông, ông có phải là Dyumasi Abdoulaye Omar Victor không?

Ông tôi gật đầu nhưng không rời thế đứng nghiêm. Người khách lạ vội vàng :

- Vô cùng hân hạnh, thưa ông Dyumasi. Xin ông nhận cho, tôi còn phải đi nhiều nơi khác nữa.

Tay mặt đang chào từ từ để xuống, tay trái thò ra khỏi áo thụng xanh, bàn tay ngửa ra. Người khách lạ đặt cái bao thơ lên bàn tay lật ngửa.

Người khách lạ vừa quay lưng và chiếc xe vàng vừa trở lại với biển cát thì cả làng đổ xô ra, toàn thể dân làng, môi miệng cười tươi, của chín anh em ông tôi, của không biết bao nhiêu bà vợ họ, của mười một chị em ông tôi cùng với chồng họ và bao nhiêu là láng giềng khác mà tôi không biết họ hàng như thế nào với gia đình tôi. Tất cả bỗng dưng có cảm tình với ông tôi.

- Có gì trong bao thơ vậy?

- Muốn biết thì phải giữ lời hứa.

Không biết tôi có nên lưu giữ lần “phá tan nỗi lòng quạnh quẽ” đó trong danh sách những thói hư tật xấu của tôi hay không nữa? Tùy phán đoán của mỗi người. Vừa nằm dài cạnh tôi, người anh họ của tôi, chồng ngồng cái đầu như vậy, hai mươi hai tuổi chớ ít ỏi gì, mà phát run như cầy sấy. Cho đến hôm nay, tôi mới thấy đó là người Châu Phi duy nhứt sợ đàn bà.

- Marguerite, mày nói với tao điều gì đi!

Tôi kề miệng vào lỗ tai anh ta. Năm phút sau, chàng ta đã ngủ khì.

Tiếng trống, tiếng kèn, tiếng mõ và giọng ca điệu hát vui làm chúng tôi tỉnh giấc. Có lẽ một vài gã Hồi Giáo xấu nết đã bị chất men xui làm điều xằng bậy. Bên cạnh tôi, người anh họ bắt đầu cựa quậy.

- Marguerite, mày có hứa sẽ kể ngược lại.

- Kể ngược lại là sao?

- Là toàn bộ những gì đã xảy ra. Chẳng hạn như tao có cái ấy to và cứng và mày sẽ nhớ mãi suốt đời? Như tao vừa dẻo lại vừa dai? Như dẫu sao tao cũng biết tôn trọng đàn bà con gái? Còn mày thì phải phấn đấu để giữ trinh tiết trước khi có chồng, phải chống trả lại không biết bao nhiêu là nhục dục bướng bỉnh đã chiếm lấy mày?

- Ðược rồi, em sẽ kể lại. Bây giờ thì anh phải giữ lời cam kết. Tại sao người ta làm ồn như vậy?

- Vì làng ta chào mừng cái bao thơ. Mày chắc đã đoán được rồi. Nó đựng tiền trợ cấp cựu chiến binh của Abdoulaye. Khổ nỗi cho ông ta! Giờ phút này chắc ông ta chẳng còn xu ten nào!

Phan Quân
(Trích dịch)


[1] Theo phong tục người Mali, với trò chơi «phá tan nỗi lòng quạnh quẽ» (xiidifate), người ta cho phép những người trẻ độc thân vui chơi với nhau một đêm. Họ muốn làm trò gì cũng được, với điều kiện là sáng ra cô gái vẫn còn trinh.


 


PHAN QUÂN

 
Tên thật: Phan Văn Minh
Ngày sanh: 17.02.1931
Dân Sài Gòn
Học sinh Pétrus Ký
Khoá I Thủ Đức (1951-1952)
Sĩ quan bộ binh: (1952-1953)
Sĩ quan Không Quân: (1954-1975)
Tù cải tạo: (1975-1987)
Định cư ở Pháp: (1990-...)

Tác phẩm :

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.