.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

  VẤN ĐỀ GIÁO HỘI THỐNG NHỨT 10/2007

 

Tìm hiểu
GIÁO CHỈ - THÔNG BẠCH
TƯỜNG TRÌNH - THÔNG CÁO - THÔNG TƯ

của GHPGVNTN trong những ngày qua
 

  • PSN | 7.11.2007 | Tâm Tịnh
    tái cập nhựt 12.11.2007

 

Nhiều dư luận xôn xao gần đây trong các cộng đồng Phật Giáo khắp năm châu, đặc biệt tại Hoa Kỳ qua Giáo Chỉ của Ðức Tăng Thống, Thông Bạch của Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, tường Trình của Hòa Thượng Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống, Thông Cáo Báo Chí của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, Thông Tư của Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ.

Lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, ngay cả Phật Giáo thế giới lại có cuộc thanh trừng nội bộ Tăng Già, thanh lọc hàng ngũ cư sĩ vì quan điểm chính trị. Trong truyền thống Tăng Già nếu có những biện pháp chế tài là chỉ liên quan đến giớí luật và phải qua thủ tục Yết Ma trong những ngày Bố Tát. Ðiều này thì chư vị Hòa Thượng thông thạo hơn ai hết. Tại sao lại có Giáo Chỉ, Thông Bạch như vậy ? Chúng tôi cố tìm hiểu vấn nạn này qua việc nghiên cứu hình thức, nội dung của những tư liệu trên.

  1. Trước khi có Giáo Chỉ, Thông Bạch, Tường Trình, Thông Tư . . . ra đời thì đã xuất hiện trên Internet những bài đả kích người này, người nọ cho là thân cọng, làm tay sai cho cọng sản v.v. . . mở đầu cho những gì sắp xảy ra.
  2. Khi đọc những tài liệu từ Bản Phúc Trình của Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống, viết tại Huế ngày 8.9.2007, đến Giáo Chỉ số 09 của Ðức Tăng Thống ra ngày 8.9.2007, chiếu biên bản cuộc họp bất thường và thu hẹp của chư vị Giáo Phẩm trong Hội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN ngày 22.8.2007 tại chùa Giác Hoa để nghe phúc trình, đánh giá tình hình và lấy quyết định thanh lọc hàng ngũ Giáo Hội nhằm đối phó tình hình khẩn trương trong nước, Thông Bạch của Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ra ngày 25 tháng 9, 2007 dựa vào Bản Phúc Trình của Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, hướng dẫn thi hành Giáo Chỉ số 09 của Ðức Tăng Thống.

Những Giáo Chỉ, Thông Bạch, Phúc Trình, Thông Cáo, Thông Tư liên hệ chặt chẽ vớinhau trong diễn trình nhân quả gây nên cơn bão tố gần đây, tàn phá Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong và ngoài nước. 

Ðọc những tài liệu này vớingày tháng ghi trên làm chúng tôi lưu ý :

1/ Bản Phúc Trình của Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh viết tại Huế ngày 8.9.2007  thế mà Hội Ðồng Lưỡng Viện họp tại chùa Giác Hoa ngày 22.8.2007 để nghe phúc trình và báo cáo cho đức Tăng Thống. Có lẽ nghe những phúc trình khác chăng, tài liệu không thấy đề cập.

2/ Giáo Chỉ của đức Tăng Thống ra ngày 8.9.2007, đồng ngày vớibản Phúc Trình của Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh viết tại Huế ngày 8.9.2007, một sự trùng phùng khá đặc biệt.

3/ Tuy bản Tường Trình viết ngày 8.9.2007 và Giáo Chỉ ra cùng ngày nhưng nội dung không mấy khác nhau, vô lẽ hai ngài đồng giao cách cảm ?

4/ Bản Tường Trình của vị Chánh Văn Phòng của Viện Tăng Thống lại không gửi cho đức Tăng Thống mà gửi cho Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ?

5/ Bản Tường Trình mà chỉ dựa vào những lần nói chuyện trên điện thoại rồi đưa đến kết luận để ra chỉ thị cho vị Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ?

6/ Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo tuân hành đề nghị của vị Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống mà không hỏi ý kiến của đức Tăng Thống ? 

7/ Ðức Tăng Thống ra Giáo Chỉ theo chỉ thị của vị Chánh Văn Phòng cho vị Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ?

8/ Hãy nghe lời lẽ của bản Tuờng Trình : Anh Trần Quang Thuận chê trách Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Bùi Ngọc Đường ngoài những lờì như anh Thuận còn chê bai Giáo Hội. Sau hết Bùi Ngọc Ðường khuyên chúng tôi từ chức Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống để nghỉ ngơi, giống như hệt lời Thượng Tướng Công An Nguyễn Văn Hướng đã khuyên Ðức Tăng Thống thôi việc, nghỉ ngơi”.

Tôi có hỏi anh Trần Quang Thuận về điểm này, anh cho biết: “anh đến thăm Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh hai lần, một lần khi từ Sàigòn ra và lần thứ hai sau khi từ Hànội vào, được Hòa Thượng mời dùng cơm. Anh Thuận cho biết đến thăm Hòa Thượng Viện Trưởng 10 ngày trước khi về Mỹ, nên khi thăm Hòa Thượng Thiện Hạnh thì chưa thăm Hòa Thượng Viện Trưởng, do đó làm sao có chuyện chê trách. Hơn nữa dùng danh từ chê trách thì không đúng lắm. Ngay bây giờ dù Hòa Thượng Thiện Hạnh có nói vậy chăng nữa, tôi cũng không chê trách Hòa Thượng, huống gì đối vớiHòa Thượng Viện Trưởng mà tôi rất tôn kính, đã quen biết từ năm 1951 khi tôi ra Hà Nội ở chùa Quán Sứ. Tôi ghé thăm Hòa Thượng Viện Trưởng sau khi từ Huế vào Saìgòn chuẩn bị trở về Mỹ. Sau thời gian thăm hỏi, cung cấp tin tức và nhận xét sau thời gian thăm viếng các nơi, thấy Hòa Thượng độ rày trông khoẻ mạnh hơn năm ngoái nên tôi xin chụp hình để về Mỹ cho quí Thầy và Phật tử thấy. Khi trao đổi quan điểm không thấy Hòa Thượng tỏ lộ bực mình thì sao gọi là chê trách”.

Anh Trần Quang Thuận cho biết tiếp: “trên lập trường chính trị, Hòa Thượng Viện Trưởng cũng như các thành viên trong Hội Ðồng Giáo Phẩm, Hội Ðồng Ðiều Hành, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ và anh không khác biệt mấy, đôi khi có bất đồng ý kiến chẳng qua về phương thức diễn đạt và trọng tâm. Tôi thì không thích dùng nhũng từ ngữ to lớn không cần thiết, chẳng hạn như khi nói đến việc Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðaọ thăm viếng, ủy lạo cho tập thể dân oan, viết “Các cuộc cứu trợ thuần tuý từ thiện, xã hội của Giáo Hội . . .” không cần thiết phải để chữ thuần túy làm gì.”  Về trọng tâm, anh Thuận nói : đồng ý hoạt động dân chủ rất cần để nói lên sự quan tâm của Giáo Hội, nhưng nó không phải là hoạt động chính của Giáo Hội. Chống độc tài, chuyên chính là chính đáng, nhưng chống không có nghĩa là thù hận. Một ngày nào đó khi Việt Nam không còn dưới chế độ cọng sản, nhưng nếu bị một chính quyền độc tài nào khác cai trị thì Phật Giáo cũng không thể ủng hộ. Không ủng hộ, nhưng không hận thù. Ðạo Phật không thù hận. Trong ngôn ngữ Phật Giáo không có hận thù dù bị hành hạ, dù bị đối xử bất công. Anh Thuận còn nói thêm: đối với chư Tăng Ni, Phật Tử, anh không phân biệt thuộc phe nhóm nào mà đều xem là người nhà, là bạn đạo. Không có Phật Giáo Quốc Doanh, không có Phật Giáo Thống Nhất mà chỉ có những hình thái riêng biệt.  Nếu bảo đó là không chính chuyên, là quay lưng lại với Giáo Hội thì xin đầu hàng . . .”

Sau khi nói chuyện với anh Trần Quang Thuận xong, chúng tôi gọi điện thoại hỏi anh Bùi Ngọc Ðuờng thì anh cho biết:  không những không khuyên Hoà Thuợng Thích Thiện Hạnh từ chức Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống mà còn khuyến khích Hòa Thượng ở lại ngôi vị khi Hòa Thượng tỏ vẻ chán ngán . . .

9/ Hòa Thượng Chánh Văn Phòng bây giờ lại xem lời khuyên (anh Bùi Ngọc Ðường nói hoàn toàn không có) của một người quen biết lâu năm không khác lời khuyên của Thượng Tướng Công An thì thật không đứng đắn cho lắm.

10/ Cũng trong lời lẽ trên bây giờ Hòa Thượng Chánh Văn Phòng lại sánh mình vớiÐức Tăng Thống !

Ðáng lý ra vớitư cách của một Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống khi nghe những lời chê trách Hòa Thượng Viện Trưởng (nếu có), nghe lời khuyên từ chức (nếu có), Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh phải nói cho họ biết những sai lầm về lời chê trách, về lời khuyên từ chức, hay ít nhất cũng khuyên họ đừng vì những chính kiến bất đồng mà chia rẽ lẫn nhau, kích bác lẫn nhau, trái lại ở đây Hòa Thượng Chánh Văn Phòng không nói gì hết (hay có nói mà không báo cáo), mà còn mời họ dùng cơm để rồi sau đó nói họ xây lưng lại với Giáo Hội, cô lập nhị vị Hòa Thượng, bất trung, bất nghĩa. Có phải đó thật là lời nói của vị Chánh Văn Phòng, hay ai viết ra rồi nói đó là của ngài ?.

11/ Hãy xem kỹ 5 biện pháp của Hòa Thượng Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống mà lời lẽ không khác mệnh lệnh,  gửi cho vị Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo :

1.“Chấn chỉnh các Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại các châu lục, lập lại kỷ cương sinh hoạt tổ chức Giáo Hội, lâý lại niềm tin cho Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước đang vọng hướng về Giáo Hội.”

Nếu đem so sánh mệnh lệnh này với Giáo Chỉ của đức Tăng Thống ở Ðiều 1, chúng ta sẽ thấy khác nhau một trời một vực. Lời lẽ ở đây giống như mệnh lệnh của vị Thánh Sống hay một đại hoàng đế cai trị bốn phương thiên hạ. Chúng tôi không tin đây là ý kiến và lời lẽ của một vị Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống. Hiến Chương GHPGVNTN, Chương IV, Ðiều 10 nói về Nhiệm Vụ của Viện Tăng Thống viết :

a) Chuyên trách về sinh hoạt giới luật cho Tăng Ni bằng cách :

     - Trông coi việc truyền thụ giới luật do Tăng bộ đệ trình.

     - Cấp phát giới điệp cho cả hai Tông phái.

     - Lập Tăng tịch.

     - Trông coi luật “Y luật xử trí” do Tăng Bộ đệ trình.

b) Trình Ðức Tăng Thống phê chuẩn và ban hành Hiến Chuơng GHPGVNTN.

c) Phê chuẩn và ban hành những qui chế liên hệ Tăng, Ni Việt Nam.

d) Trình Ðức Tăng Thống tấn phong Viện Hóa Ðạo.

e) Là Hội Ðồng Cố Vấn về đạo pháp cho Viện Hóa Ðạo.

Không biết Hòa Thượng Chánh Văn Phòng dựa vào điều khoản nào trong Hiến Chương mà đưa ra đề nghị có vẻ lệnh lạc như trên ? Hoà Thượng Chánh Văn Phòng bây giờ có quyền hạn hơn cả Ðức Tăng Thống ? và Hòa Thượng Chánh Văn Phòng bây giờ ra lệnh trái với Giáo Chỉ của Ðức Tăng Thống ?

Giáo Hội PGVNTN đâu phải là Tòa Thánh Vatican mà có quyền chấn chỉnh các Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại ? Không biết Hòa Thượng ra lệnh như thế này có đại ngôn không ?  Khẩu khí của Hòa Thượng bấy lâu đâu có phải như vậy ! Thế mà Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo lại dựa vào đó để ra Thông Bạch !

trước ngày Ðại Hội của Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ được khai mạc tại San Jose vào những ngày  25, 26, 27 tháng 9 năm 1992, Hòa Thượng Thích Huyền Quang viết Thư Chúc Mừng đề ngày 20-8-1992 với lời lẽ sau : “ . . .Tăng Ni Phật Tử tại quê nhà đã luôn luôn theo dõi từng buớc đi, từng việc làm, từng nhịp thở của qúi vị trong quá trình vận động thống nhất Phật Giáo tại Hoa Kỳ và Hải   Ngoại nên đã hết sức vui mừng khi được biết Ðại Hội Thống Nhất sắp được long trọng khai diễn  ”Trong đoạn kết Hòa Thượng viết: “. . Thay mặt Hội Ðồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tôi xin cầu nguyện hồng ân Tam Bảo, Lịch Ðại Tổ Sư, Chư Anh Linh Thánh Tử Ðạo từ bi gia hộ cho Ðại Hội được thành công như uớc nguyện . . .” Thật là những lời lẽ từ ái, thâm tình khó quên và qua những lời lẽ này cho thấy Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ là thành quả của mọi nỗ lực của Tăng Ni Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ chứ không phải là một tổ chức do Giáo Hội Mẹ tạo ra, để rồi khi không ưa, lúc nóng giận nhất thời vì lời đồn đãi mà nỡ lòng trừ bỏ như lời của vị Chánh Văn Phòng. 

Ðề nghị thứ hai hay lệnh thứ hai :

2. Những thành viên trung kiên vớiGiáo Hội lâu nay, hãy bảo vệ các vị vơí bất cứ giá nào trước những mưu mô, xuyên tạc hạ uy tín mà Cọng sản Việt Nam đang cài người vào nội bộ chúng ta để quấy phá. Tạo điều kiện tốt để các vị tiếp tục phục vụ Giáo Hội và Dân Tộc”.

a/ Giờ đây thì ý đồ của người chủ mưu hơi hé lộ ra. Muốn lưu nhiệm thì nhờ Giáo Hội bên Việt Nam lưu nhiệm như trước đây đã từng làm, cần gì phải bày những trò kỳ lạ làm thương tổn thanh danh Giáo Hội ?

b/ Vô lẽ những cú điện thoại từ Úc, Mỹ (nếu có) có thể quyết đoán là trung kiên hay không trung kiên ? Vô lẽ chê trách (nếu có) Hòa Thượng Viện Trưởng là không trung kiên ? Vô lẽ khuyên Hòa Thượng Chánh Văn Phòng từ chức (nếu có) là không trung kiên ? Sao Hòa Thượng Chánh Văn Phòng không yêu cầu điều tra thực hư sự việc ? Sao Hòa Thượng Chánh Văn Phòng không nghi đây là âm mưu đen tối ? Sao Hòa Thượng Chánh Văn Phòng không có phản ứng gì với người chê trách Hòa Thượng Viện Trưởng mà mời dùng cơm ? Sao Hòa Thượng Chánh Văn Phòng tiếp chuyện vui vẻ với người khuyên Hòa Thượng từ chức không khác gì Thượng tướng Công An ? Vô lẽ chỉ có vẻ muốn thỏa hợp (nếu có) là không trung kiên ? là “bất trung, bất nghĩa” ? Vô lẽ một Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống có thể thốt ra lời nói này với những người từng phục vụ Giáo Hội lâu hơn Hòa Thượng ? Dù là con cháu của mình cũng không thể vì mấy cú điện thoại (nếu có) mà nặng lời nguyền rủa ? mà lên án, khai trừ ?

Xin đọc Hiến Chương, Chương II, nói về Mục Ðich của Giáo Hội, ở Ðiều 4 : “Giáo Hội PGVNTN điều hơp hai tông phái Phật Giáo để phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương Chánh Pháp.”  Ngay với các giáo phái, hệ phái tại Việt Nam, Giáo Hội cũng chỉ điều hợp chứ không ra lệnh huống gì với các Giáo Hội năm châu mà Giáo Hội Mẹ chỉ có liên hệ tinh thần chứ không có ràng buộc pháp lý.

Không biết Hoà Thượng Chánh Văn Phòng có am tường hoạt động hoằng pháp của các Giáo Hội Âu Châu, Úc Châu, Canada như thế nào để xem họ có đi đúng đường hay sai đường mà gọi là bất trung, bất nghĩa để khai trừ, thanh lọc ? Vô lẽ bắt họ phải suốt ngày tuyên truyền chống cọng sản mới là trung kiên ? Vô lẽ đây là lời chỉ giáo của vị Chánh Văn Phòng của Viện Tăng Thống mà nhiệm vụ chính là chuyên trách về sinh hoạt giới luật cho Tăng Ni ? Hòa Thượng Chánh Văn Phòng có bao giờ đề nghị biện pháp chế tài với Tăng Ni phá trai phạm giới ? Hay những điều đó không quan trọng đối với Phật Giáo, chống cọng mới là chủ trương, đường lối chính ? Hoà Thượng biến Giáo Hội thành một đảng phái chính trị khi nào ? Và với quyền hạn nào cho phép Hòa Thượng làm như vậy ?

Ðề nghị thứ ba hay mệnh lệnh thứ ba của Hòa Thượng Chánh Văn Phòng cho Hòa Thượng Viện Trưởng : 

3. “Những cá nhân, hoặc nhân danh tập thể, không còn giữ được lòng trung kiên với Giáo Hội, thì tạo điều kiện để các vị được rút lui, không nên cầm giữ làm gì, ít cũng được, ít mà lòng trung thành, chí kiên hậu còn hơn nhiều mà bất trung, bất nghĩa. Thập niên 90 chỉ có hai vị Hòa Thượng đơn độc. Ai bảo là nhiều ? Một thập niên sau, chung quanh hai vị Hòa Thượng có thêm Hội Ðồng Lưỡng Viện, có thêm 22 Ban Đại Diện các quận, huyện, tỉnh, thành. Ai bảo là ít ?”

Thật là khẩu khí của một Thái Thượng Hoàng, không từ chùa Báo Quốc, Huế ban xuống mà từ điện Versailles, Pháp Quốc ban ra, xem những cá nhân, tập thể Giáo Hội trên năm châu, bốn biển chỉ là con cháu lúc nhúc của mình, muốn làm gì thì làm: cảm thấy an ủi khi có hai vị Hòa Thượng tuy không nhiều nhưng không đơn độc, để rồi mười năm sau, cảm thấy tự mãn có thêm hai Hội Ðồng, 22 Ban Ðại Din, đâu phải ít, mà không biết thần dân năm châu bốn biển, ngày đêm theo dõi phập phồng lo âu ?

Dở tài liệu cũ chúng ta thấy, khi hay tin chư vị lãnh đạo, hàng Tăng Ni, Phật Tử tại quê nhà gặp nguy khốn, trước khi GHPGVNTNHN tại Hoa Kỳ ra đời, chư Tăng Ni Phật Tử tại Hoa Kỳ đã đứng ra thành lập Uỷ Ban Hải Ngoại Bảo Vệ Phật Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam ngày 12 tháng 7, 1992. Hai vị Hòa Thượng vào thập niên 90 thật sự không cô đơn như Bản Tuờng Trình cố tình phủ nhận. Chư Tăng Ni Phật Tử tại Hoa Kỳ luôn luôn quan tâm đến hai ngài, đến tình hình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Ðề nghị thứ tư hay mệnh lệnh thứ 4 của vị Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống cho Hòa Thượng Viện Trưởng :

4. “Ðối với các vị Hòa Thượng có tuổi cao, sức yếu, có ý định nghỉ ngơi, tịnh duỡng, thì xin cung thỉnh chư vị lưu lại cùng Giáo Hội, trong lúc Giáo Hội đang lâm nguy bởi nội ma, ngoại chướng.”

Ðề nghị thứ năm và hay mệnh lệnh thứ năm :

5. “Ở trường hợp bất khả kháng, không thể hội họp, không được đi lại, gặp nhau, bàn bạc, thảo luận như Hiến Chương qui định, thì phải tính tới dùng Giáo Chỉ, Quyết Ðịnh, Thông Tư . . . để điều hành Phật sự lúc nguy biến.”

Hai mệnh lệnh này làm rõ hơn dụng ý của người sắp xếp trận đồ và cho phép những người thừa hành vi phạm Hiến Chương, Qui Chế, Nội Qui : Hãy lưu nhiệm họ, hãy thanh trừng kẻ kia, hãy điều hành Phật sự nếu cần bằng Giáo Chỉ, Quyết Ðịnh, Thông Tư, Thông Cáo. Hiến Chương là ta, sau ta là hai nghìn năm lịch sử truyền thừa !

a/ Một vị Chánh Văn Phòng bây giờ không cần ý kiến của Ðức Tăng Thống mà dám đưa ra mệnh lệnh điều hành Phật sự bằng Giáo Chỉ, làm như Giáo Chỉ là của Chánh Văn Phòng ban ra mà Ðức Tăng Thống chỉ cần ký tên !

b/ Vị Chánh Văn Phòng bây giờ đứng trên tất cả Hiến Chương, Qui Chế, Nội Qui mà không cần ban hành lệnh khẩn trương (State of Emergency).

c/ Mệnh lệnh này không biết tại sao Hoà Thượng Viện Trưởng cúi đầu tuân thủ ?

Từ ngày thành lập Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ, thành phần nhân sự được lưu nhiệm nhiều lần qua Giáo Chỉ. Các thành viên của Giáo Hội Hoa Kỳ khâm tuân Giáo Chỉ không phải vì Giáo Chỉ có quyền Lập Pháp đối với Giáo Hội Hoa Kỳ, nhưng vì kính nể chư tôn Hoà Thượng tại quê nhà mà tuân theo. Kỳ Ðại Hội năm 2004 vừa qua, Ðaị Hội định bầu lại các Hội Ðồng, một nhóm người đã chuẩn bị bằng cách vội vàng lập ra mấy chục “HỘI PHẬT HỌC” (chỉ có tên mà không có Hội Viên, không trụ sở, không sinh hoạt) để khi bỏ phiếu được đa số, may sao Giáo Chỉ đến kịp thời, các Hội Ðồng không thay đổi. Kỳ này Hoà Thượng Thích Hộ Giác tuyên bố không muốn tiếp tục làm Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành. Họ nghĩ, sẽ gặp khó khăn, vì nghe đâu trong kỳ Ðaị Hội Thường Niên, một số vấn đề quan trọng sẽ đưa ra thảo luận, chuẩn bị cho Ðại Hội Khoáng Ðaị năm tới (2008), trong đó những nhân vật chủ chốt có thể bị thay thế, hay không nắm giữ những vị thế then chốt vì nhiều lý do. Thế là một thế trận được bày ra :

a/ Trước hết là trò vu khống, mạ lỵ được tung ra trên Internet.

b/ Tiếp theo là Giáo Chỉ và Bản Tường Thuật cùng viết ra một lúc (8.9.2007), và Bản Tuờng Thuật của vị Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống lại đưa ra mệnh lệnh khác hẳn Giáo Chỉ của Ðức Tăng Thống.

c/ Kế tiếp là Thông Bạch hướng dẫn thi hành Giáo Chỉ số 09 của Ðức Tăng Thống theo 12 Ðiều (sẽ bàn sau) ra ngày 25 tháng 9, 2007 khác hẳn nội dung Giáo Chỉ.

d/ Thông Cáo Báo Chí làm tại Paris ngày 26.9.2007 (sẽ đi vào chi tiết sau) lời lẽ nặng hơn các văn kiện khác.

Tất cả những hoạt động này có tính khẩn thiết làm như để bảo vệ sinh mạng của chư vị Hoà Thượng, tôn túc, cứu nguy Giáo Hội, mà theo Thông Cáo Báo Chí “Ðây là kết thúc sáng suốt chấm dứt tình trạng gây rối nội bộ Phật Giáo nhằm tiếp tay với nhà cầm quyền Cộng sản trong âm mưu tiêu diệt GHPGVNTN. Một tình trạng kéo dài gây hoang mang dư luận quần chúng Phật tử từ trong và ngoài nước suốt nhiều năm qua.”

Nghe những lời trên ai mà không động lòng ? Ai mà không ghét những phần tử phá rối, làm tay sai cho cọng sản ? Vũ khí truyền thông đã được sử dụng đúng lúc, đúng cường độ để dành thắng lợi trần thế, còn tội vọng ngôn, ác khẩu thì đời sau mới có !

Những hoạt động này phải được hoàn tất trước Ðaị Hội Bất Thuờng của Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ dự trù được tổ chức vào các ngày 5,6,7 tháng 10 năm 2007, theo Thông Báo do Hòa Thượng Thích Hộ Giác ký ngày 4 tháng 7, 2007.  Thư Mời của Trưởng Ban Tổ Chức, Thích Tín Nghĩa với lời lẽ sau :  “Chiếu Quyết Nghị Ðaị Hội Thường Niên kỳ 2, nhiệm kỳ IV, năm nay 2007, Giáo Hội tổ chức Ðaị Hội Thường Niên tại chùa Pháp Luân, Houston, Texas . . . Xin trân trọng kính mời chư tôn đức và quí đaọ hữu về tham dự Ðaị Hội trong tinh thần phụng sự và trách nhiệm đối với Giáo Hội. Ðặc biệt năm nay nghị trình của Ðại Hội tập chú vào hiện tình GHPGVNTN tại quê nhà và trù hoạch Đại Hội Khoáng Ðại năm 2008 . . .”

Nguy quá. Ðại Hội Thường Niên năm nay lại bàn thảo những vấn đề quan trọng như vậy mà lại bàn thảo trong tinh thần phụng sự và trách nhiệm đối với Giáo Hội. Số phận của một số người sẽ như thế nào ? Không thể để cho Ðại Hội Thường Niên này có thể xảy ra. Phải gấp rút bày trận đồ và trận chiến. Ðây mới là nguyên nhân chính cho những biến cố đang và sắp diễn ra cho Giáo Hội PGVNTN mà không biết chư vị tôn túc ở quê nhà có biết rõ ?

Mọi người được thư mời chuẩn bị lên đường tham dự Ðaị Hội thì nhận được :

1/ Thông Bạch Khẩn của Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo do Hòa Thượng Thích Hộ Giác ký, đề ngày 15 tháng 9, 2007 cho biết tình trạng Giáo Hội PGVNTN đang bị nguy khốn vì Giáo Hội thể hiện đức từ bi của đạo Phật, góp phần cứu trợ vật chất cho tâp thể Dân Oan đi khiếu kiện bị thiếu thốn lương thực. Các cuộc cứu trợ thuần tuý từ thiện xã hội  của Giáo Hội đã được thực hiện công khai ngày 13.7 và 17.7.2007 tại Sàigòn và ngày 23.8.2007 tại Hà Nội . . .

2/ Thông Tư Khẩn đề ngày 27 tháng 9, 2007 của Hòa Thượng Thích Hộ Giác ký đình hoãn Ðaị Hội Thường Niên vì tình trạng khẩn trương của Phật Giáo (Ðáng lẽ vì tình trạng khẩn trương cần phải họp gấp, ở đây lại đình hoãn !).

3/ Thông Tư về Ðaị Hội Bất Thường đề ngày 9 tháng 10, 2007 do Hòa Thượng Thích Hộ Giác ký mời họp Ðại Hội Bất Thường ngày 10 tháng 11, 2007 vì “Ðứng trước nguy cơ Giáo Hội bị hủy diệt . . .” danh sách của phái đoàn tham dự phải gửi cho Ban Tổ Chức trễ nhất là ngày 24 tháng 10 năm 2007.

Dựa và những dự kiện trên, bắt buộc chúng ta có một số nhận định :

1/ Nếu thực sự “có tình trạng gây rối nội bộ nhằm tiếp tay với nhà cầm quyền cọng sản trong âm mưu tiêu diệt GHPGVNTN. Một tình trạng kéo dài gây hoang mang dư luận quần chúng Phật tử trong và ngoài nước suốt nhiều năm qua” như được viết trong Thông Cáo Báo Chí làm tại Paris, tại sao mấy lâu nay trong các phiên họp của Giáo Hội không thấy nêu ra, không đưa bằng chứng, không có biện pháp chế tài theo đúng Qui Chế của Giáo Hội?

2/ Tại sao tất cả mọi chuyên này lại xảy ra vừa vặn trước ngày Ðaị Hội Thường Niên ?

3/ Nếu vì tình trạng nguy khốn cấp bách tại sao đình hoãn Ðại Hội Thường Niên ?

4/ Thông Tư về Ðaị Hội Bất Thường ký ngày 9 tháng 10, 2007 (?), nhưng những đơn vị cơ sở xa chỉ nhận được vào ngày 17, 18 tháng 10, 2007. Thế mà theo văn thư phải gửi danh sách phái đoàn trễ nhất là ngày 24 tháng 10, nghĩa là 5 hoặc 6 ngày sau khi nhận được thư mời. Làm sao họ có đủ thì giờ để chọn người tham dự. Phải chăng đây là ý định của Hoà Thượng Thích Hộ Giác chỉ muốn cho nhũng người anh em đã được rỉ tai trước đến tham dự mà thôi ? Một vở kịch năm 2004 với các Hội Phật Học sắp được tái diễn ? Chỉ có kỳ này Hoà Thượng sẽ được toại nguyện (Xem thư của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Thư Ký của Hội Ðồng Giáo Phẩm và thư của Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ).

Sau đây chúng ta sẽ chiêm nghiệm Giáo Chỉ của Ðức Tăng Thống để xem có phải thực sự là Giáo Chỉ của ngài hay không.

1/ Giáo Chỉ làm tại Nguyên Thiều, Bình Ðịnh ngày 8 tháng 9, 2007 dựa vào Biên Bản cuộc họp bất thường ngày 22.8.2007 tại chùa Giác Hoa, Sàigòn để nghe phúc trình, đánh giá tình hình và lấy quyết định thanh lọc hàng ngũ. Bản Phúc Trình của Hòa Thượng Thiện Hạnh, Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống viết tại Huế ngày 8.9.2007. Dựa vào Bản Phúc Trình để đánh giá và lấy quyết định thanh lọc hàng ngũ trong buổi họp tại chùa Giác Hoa ngày 22. 8. 2007 (hay có thể dựa vào bản phúc trình nào khác ?). Bản Phúc Trình của Hòa Thượng Chánh Văn Phòng viết tại Huế và Bản Giáo Chỉ của Ðức Tăng Thống viết cùng ngày 8.9.2007. Thật là bí ẩn.

2/ Nhận định thứ hai trong Giáo Chỉ viết : “Nhận đinh rằng ý chí hoà bình và tinh thần hoà hợp là chủ trương và đường lối của Giáo Hội dưới sự lãnh đạo của tam vị Tăng Thống tiền nhiệm qua các thời đại ly loạn, chinh chiến phát xuất từ tranh chấp ý thức hệ quốc tế vơí sự tiếp tay của một bộ phận thừa sai bản địa, tàn phá quê hương và gây chết chóc, khổ ách cho mọi tầng lớp nhân dân.”

Tinh thần hòa hợp có được tiếp tục khi một số thành viên của Giáo Hội bị thanh trừng, thanh lọc vì những báo cáo (nếu có) chưa được điều tra, kiểm chứng ? Hành xử như vậy có đi đúng tinh thần của Giáo Hội ?  Chúng ta lắng nghe lời dạy của Hòa Thượng Ðệ Tam Tăng Thống : “ Trong lịch sử truyền bá Phật Giáo Việt Nam cũng như thế giới, có lúc rất bi thảm đầy tủi nhục, nhưng có lúc vẻ vang cũng đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản thể của Tăng Ni bị lu mờ, nội bộ của Tăng Ni bị phân hóa, thành phần của Tăng Ni có nhiều điểm dị đồng, giới hạnh suy kém và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ phiến diện. Trái lại lúc vẻ vang là lúc nội bộ chúng ta hòa hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những ngã chấp tầm thường để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác ngộ giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp.”

Giáo Hội quan niệm Chiến Tranh Ðông Dương II sau Hiệp Ðịnh Genève 1954 là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai phe Dân Chủ Tây Phương do Mỹ lãnh đạo và phe Cọng Sản do Soviet lãnh đạo, mà Việt Nam là địa bàn tranh chấp. Quá trình của phe Dân Chủ Tây Phương là thực dân thuộc địa nên Phật Giáo không mấy nồng nhiệt, còn phe Cọng Sản Nga Tàu với quá trình đàn áp tôn giáo, xem tôn giáo là thuốc phin, nên Phật Giáo cũng không mấy nồng nhiệt. Do đó khi nói đến cuộc chiến ý thức hệ tại Việt Nam, Phật Giáo nói chung cả hai bên chứ không phải “với sự tiếp tay của một bộ phận thừa sai bản địa” mà đáng lý phải nói với sự tiếp tay của hai bộ phần thừa sai, hay tốt hơn không nên đề cập vì nó không lợi gì cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh, hận thù chiến tranh hiện tại. Trong Thông Cáo ra ngày 9-4-1975 Giáo Hội kêu gọi “đừng biến chúng ta thành tù nhân của chủ nghiã”, đề nghị 3 điểm cụ thể, trong đó : Yêu cầu hai phe lâm chiến đừng tàn sát nhân dân vô tội vì theo bên này hay theo bên kia. Yêu cầu hai phe lâm chiến hạn chế tối đa vũ lực để cứu mạng người trong giai đoạn chuyển tiếp.  Ðức Tăng Thống biết rõ điều này, lời nhận định trên có phải Đức Tăng Thống viết ?

Ðức Tăng Thống là vị học rộng, nhiều kinh nghiệm lãnh đạo Giáo Hội, Ngài thừa biết các vị tổ sư qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã khéo léo sử dụng phương tiện thiện xảo, hoằng truyền Chánh Pháp, vì vậy Phật Giáo đã trải qua những thời đại huy hoàng thời A Dục, thời Lương Võ Ðế, thời Lý Trần, những thời đại quân chủ trong tiến trình lich sử văn hóa, xã hội. Do đó ngài không thể viết : “Nhận định rằng sự phát triển bền vững của nhân loại ngày nay là cuộc phát triển tổng hợp và đồng bộ trên các lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục, môi sinh; đạo Phật chỉ có thể phục vụ hữu hiệu con người trong một xã hội tự do, tôn trọng nhân quyền và dân chủ. . . .”

Ðạo Phật quan niệm mọi sự vật trên đời đều luôn luôn chuyển biến, thì làm gì có việc phát triển bền vững. ? Những phát triển ngày nay trên các lãnh vưc kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục, môi sinh đâu có đồng bộ và đạo Phật phục vụ con người khá hữu hiệu ở quá khứ trong nhiều thể chế thì làm sao có thể viết đạo Phật chỉ có thể phục vụ hữu hiệu con người trong một xã hội tự do, tôn trọng nhân quyền và dân chủ ? Phải chăng người viết vì hoạt động tuyên truyền  cho dân chủ nhiều năm nên đã ảnh hưởng đến cách diễn đạt ?

Góp phần cứu trợ vật chất cho tập thể Dân Oan đi khiếu nại là việc đáng làm mặc dầu khá mạo hiểm, vì làm thế nào có thể kiểm soát tập thể Dân Oan để cứu trợ một cách đồng đều. Làm thế nào để có thể thiết lập hồ sơ chứng minh tất cả số tiền quyên góp đều đem phân phát cho Dân Oan ? Nếu không thể chứng minh đàng hoàng, nếu phân phối không công bằng, uy tín của Giáo Hội có bị sứt mẻ hay không ? Nếu vậy tại sao Hòa  Thượng Viện Trưởng và Hội Ðồng Viện lại chọn việc này để làm, việc mà trong nhận định gọi là thuần tuý từ thiện xã hội ? Có phải thuần túy từ thiện xã hội hay có liên hệ chính trị ?. Mà có liên hệ chính trị thì cũng chẳng sao, tại sao phải nói thuần tuý từ thiện xã hội ? Nói như vậy có hại uy tín cho Giáo Hội không ?

Trong Nhận Ðịnh 6 ở đoạn cuối viết : “ . . .Chiến dịch đàn áp, vu cáo và khủng bố tinh thần hiện nay đối với GHPGVNTN báo hiệu một cuộc bắt bớ, đàn áp nước lũ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bó buộc Giáo Hội phải có biện pháp tư vệ cùng tiên liệu đối phó với tình hình.” Biện pháp tự vệ cùng tiên liệu đối phó vơí tình hình là thanh lọc hàng ngũ không cần điều tra, không có toà án, không có luật sư biện hộ, không có bị can hiện diện?  Biện pháp tự vệ là giải tán Giáo Hội Phật Giáo khắp năm châu mà mình không có quyền pháp lý ? Biện pháp thanh lọc hàng ngũ, giải tán Giáo Hội, một việc trọng đại như vậy mà chỉ dựạ vào hiện tuợng báo hiệu ?  

GIÁO CHỈ số 9, theo Thông Bạch của Hòa Thượng Viện Trưởng và Thông Cáo Báo Chí của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, do Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8 tháng 9, 2007 từ Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Ðịnh, thay thế và hủy bỏ Quyết Ðinh số 27- VPLV/VHÐ do Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ban hành ngày 10.12.1992. Giáo Chỉ số 9 và Quyết Ðịnh số 27 khác nhau ở những điểm chính sau:

 

             Quyết Ðịnh 27 (và những quyết định bổ túc của VP II sau đó)

1/ Giáo Hội PGVNTN ủy quyền Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ đảm nhiệm chức năng Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo.                   

2/ Chủ Tịch, Tổng Thư Ký của Giáo Hội Hoa Kỳ do Giáo Hội Hoa Kỳ tuyển thỉnh và là Chủ Tịch, Tổng Thư Ký của Văn Phòng II VHÐ

3/ Phó Chủ Tịch VPII/VHÐ là Chủ Tịch Giáo Hội ở Âu Châu, Úc Châu & Tân Tây Lan, Canada do các Giáo Hội liên hệ tuyển thỉnh                                                                

 

            Giáo Chỉ số 9

1/ Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo đứng riêng biệt

2/ Chủ Tịch, Tổng Thư Ký, Thủ Quĩ, Tổng Uỷ Viên do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển, nhiệm kỳ vô thời hạn

3/ Văn Phòng II Viện Hoá Ðạo trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện Trưởng Viện Hoá Ðạo trong nước .

GIÁO CHỈ số 9 ngày 8 tháng 9 năm 2007 sau những lời Nhận Ðịnh đi đến QUYẾT ÐỊNH gồm có 8 Ðiều. Ðiều thứ nhất gồm 3 Mục nhỏ nói về mục tiêu:

Ðiều 1: Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo được thiết lập tại Hải Ngoại nhằm ba mục tiêu:

1.1. Phát huy Phật Giáo Việt Nam trên thế giới để đóng góp phần mình cho nền hòa bình nhân loại, liên hữu với các tổ chức Phật Giáo năm châu củng cố cơ sở Phật Giáo quốc tế, liên hữu huynh đệ và thông cảm với các tôn giáo bạn, các tổ chức hòa bình, nhân đạo, văn hóa, xã hội trên thế giới.

1.2 .Liên hệ giúp đỡ và điều hướng các cơ sở Giáo Hội, các tổ chức Phật Giáo Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể người Việt tại các châu lục trong công tác Phật sự, hoằng dương chánh pháp và văn hóa.

1.3. Mở rộng và thúc đẩy tích cực công tác vận động quốc tế nhằm hậu thuẩn công cuộc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý và thể hiện những ngưỡng vọng thâm sâu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong thời kỳ pháp nạn tại Việt Nam, tranh thủ quốc tế hậu thuẩn và tham gia các công tác từ thiện xã hội, văn hóa, giáo dục của Giáo Hội khi buớc sang thời kỳ hậu pháp nạn.

Mục tiêu 1.1 và 1.3 không khác mục tiêu của các Giáo Hội PHật Giáo VNTNHN tại Hoa Kỳ hay tại các châu lục khác. Mục tiêu 1.2 cho thấy hai tổ chức riêng biệt nhau. Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo theo Giáo Chỉ số 9 được lập ra để liên hệ, để giúp đỡ, để điều hướng các cơ sở Giáo Hội, các tổ chức Phật Giáo.

Những cơ cấu tổ chức Phật Giáo: Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ, tại Âu Châu, tại Úc Châu & Tân Tây Lan, tại Nhật Bản, tại Canada là những thực thể riêng biệt, những pháp nhân riêng biệt. Giáo Hội PGVNTN tại Việt Nam muốn Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ làm Ðaị Diện hay đặt Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo tại GHPGVNTNHN tại Hoa Kỳ, không khác gì khi Hoa Kỳ không có tòa Ðaị Sứ tại Việt Nam có thể nhờ tòa Ðại Sứ Thuỵ Sĩ hay tòa Ðaị Sứ nào khác tại Việt Nam đaị diện cho Hoa Kỳ. Hai bên vẫn có hai thực thể riêng biệt. Chúng ta thử đọc Quyết Ðịnh số 27-VPLV/VHÐ do Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ban hành ngày 10-12-1992 sau khi Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ được Ðại Hội thành lập và được Giáo Hội tại Việt Nam ủy thác trách nhiệm Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, ở Ðiều 3 viết : “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ có điạ vị như một Giáo Hội cấp Quốc Gia, nhưng có tư cách Ðaị Diện toàn quyền Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Quốc Nội trong thời gian không hạn định.”

Ðiều 5 của Quyết Ðịnh năm 1992 viết : “Văn Phòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ cấp Liên Bang được coi như Văn Phòng II Viện Hóa đạo GHPGVNTN quốc nội.”

Ðiều 6 của Quyết Ðịnh năm 1992 viết : “Mọi Phật sự quan trọng của Giáo Hội đều được thống nhất ý chí của hai Hội Ðồng Giáo Hội Quốc Nội (Hội Ðồng Viện Tăng Thống và Hội Ðồng Viện Hoá Ðạo) và 4 Hội Ðồng Giáo Hội Haỉ Ngoại (Hội Ðồng Ðaị Diện, Hội Ðồng Giám Luật, Hội Ðồng Giám Sát, Hội Ðồng Ðiều Hành) trước khi thi hành.”

Không lý do gì Giáo Chỉ số 9 ban hành ngày 8 tháng 9, 2007 lại ra Quyết Ðịnh không những nhằm định hướng các cơ sở Giáo Hội, các tổ chức Phật Giáo Việt Nam mà còn các tổ chức, đoàn thể người Việt tại các châu lục. Có bao giờ Viện Tăng Thống lại ra lệnh xen vào nội bộ của các tổ chức khác, ngay cả trong nước Viện Tăng Thống hay Viện Hoá Ðạo cũng không xen vào nội bộ của các giáo phái, hệ phái trong tổ chức PGVNTN. Vậy đây là ý kiến của ai ?

Dựa vào Ðiều 6 của Quyết Ðịnh 27 năm 1992 “mọi Phật sự quan trọng của Giáo Hội phải được thống nhất ý chí giữa các Hội Ðồng trong nước và hải ngoại trước khi thi hành”, thì bây giờ theo Thông Bạch Hướng Dẫn của Hòa Thượng Viện Trưởng (sẽ tìm hiểu sau) lại đơn phương quyết định mà lại quyết định giải tán ngay cả Giáo Hội mà Giáo Hội quốc nội nhờ đại diện tại hải ngoại.

Ðiều 3 của Quyết Ðịnh năm 2007 viết : “Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo trong nước. Thành viên Văn Phòng II Viện Hoá Ðạo do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển và chỉ định, tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh, các thành viên có thể được bổ sung, hoán chuyển hay thay đổi”.

Ðây rõ ràng là một thay đổi lớn: Từ việc “Văn Phòng Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ cấp Liên Bang được coi như Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo quốc nội” (Ðiều 5 của Quyết Ðịnh 1992) có nghĩa là nhờ Văn Phòng Giáo Hội Hoa Kỳ làm đại diện, bây giờ Văn Phòng II  Viện Hóa Ðạo trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo trong nước. Không những thế nhân viên điều hành của Giáo Hội Hoa Kỳ bây giờ là nhân viên của Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo không do Ðại Hội Hoa Kỳ tuyển thỉnh mà do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển hay chỉ định không khác gì nhân viên của một hãng Việt Nam tại Hoa Kỳ do Việt Nam tuyển chọn, trả lương và làm theo sự chỉ thị hay điều hành của Việt Nam.

Tại sao có sự thay đổi này ?

Tại sao bây giờ lại muốn tách riêng ?

Có lẽ tại vì một số thành viên của Hội Ðồng Ðiều Hành của GHPGVNTNHN tại Hoa Kỳ e ngại trong Ðại Hội Khoàng Ðại năm 2008 sắp tới, họ có thể không giữ những vai trò quan trọng, những điạ vị then chốt trong Hội Ðồng và do đó không nằm trong Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo ? Ðể duy trì vị thế, giờ đây bằng cách cho thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển, vị thế họ trong Văn Phòng II không thay đổi dù họ không được tuyển thỉnh giữ vị thế then chốt trong Hội Ðồng Ðiều Hành của Giáo Hội Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ của họ trong Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo theo Giáo Chỉ số 9 là vô thời hạn, nên ai có thay đổi, họ không bị đổi thay. Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo bây giờ tách rời khỏi các tổ chức Giáo Hội PGVNTNHN nên vị thế họ không bị thay đổ hằng 4 năm. .

Tại sao Giáo Hội thay vì có đông người để thực hiện những mục tiêu nêu ra lạị không muốn mà chỉ trông cậy vào 14 vị để lo toan công việc khắp năm châu, bốn biển ?.

Tại vì ít “mà lòng trung thành, chí kiên hậu còn hơn nhiều mà bất trung bất nghiã”, theo như lờì chỉ giáo của Hoà Thuợng Chánh Văn Phòng cho Hoà Thuợng Viện Trưởng. Hơn nữa 14 người đâu phải ít, thập niên 90 chỉ có hai vị Hoà Thuợng đơn độc thì sao ? Còn chuyên chu toàn trách nhiệm hay không thời gian sẽ trả lời !

Ðiều 3 của Quyết Ðịnh viết : “Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện Trưởng Viện Hoá Ðạo trong nước. Thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển và chỉ định; tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh, các thành viên có thể được bổ sung, hoán chuyển hay thay đổi.”

Như vậy Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo chỉ chịu trách nhiệm với vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo chứ không có trách nhiệm gì với các Giáo Hội Hải Ngoại. Họ sẽ không còn bị phê bình kiểm thảo của các Giáo Hội Hải Ngoại. Họ có quyền hành nhưng không có trách nhiệm vớicác Giáo Hội Hải Ngoại. Một giải pháp rất gọn ghẻ khỏi phải nhức đầu bị phê bình, kiểm thảo.

Ðiều 5 của Quyết Ðịnh 2007 viết : “Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo và các thành viên được thỉnh cử hoạt động vô thời hạn.”

Dù có làm sai chuyên gì, với Ðiều 5, nhiệm kỳ của họ vẫn vô thời hạn !

Nhưng như vậy tại sao ở Ðiều 3 lại nói Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo tùy theo như cầu, hoàn cảnh, các thành viên có thể được bổ sung, hoán chuyển hay thay đổi ?

Lẽ dĩ nhiên đây không phaỉ là ý kiến của đức Tăng Thống vì ngay thành viên của Viện Hóa Ðaọ hay Viện Tăng Thống cũng có giới hạn, định kỳ . Vậy ai là tác giả ?

Ðiều 6 viết : “Thành phần Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo được thỉnh cử như sau :

Chủ Tịch : Hoà Thuợng Thích Hộ Giác

Thư Ký :  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tổng Ủy Viên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .”

Ở Ðiều 3 Thông Bạch nói thành viên do Viện Trưởng Viện Hoá Ðạo thỉnh tuyển và chỉ định, tại sao ở Ðiều 6 của Giáo Chỉ, Ðức Tăng Thống đã thỉnh cử thành phần nhân sự của Văn Phòng II ?Phải chăng Ðức Tăng Thống đã được Hòa Thượng Viện Trưởng thông báo trước khi soạn Giáo Chỉ ? Hay làm như thế này đỡ mất thì giờ vì tình hình Giáo Hội quá nguy kịch nếu để chậm có thể nguy hại cho Giáo Hội? Hay như vậy chắc chắn hơn vì Hòa Thượng Viện Trưởng không thể thay đổi Giáo Chỉ ?   Hay . . . ?

Ðiều 7 của Quyết Ðịnh 2007 viết : Quyết Ðịnh này thay thế và hủy bỏ Quyết Ðịnh số 27-VPLV/VHÐ do Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Ðạo ban hành ngày 10-12-1992”. Ðức Tăng Thống là vị điều hành Giáo Hội nhiều năm, hiểu rõ nguyên tắc, không bao giờ đơn phương làm những việc ngược lại Quyết Ðịnh năm 1992, rồi nói huỷ bỏ hay thay thế là được. Vậy ai là tác giả.?

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu THÔNG BẠCH hướng dẫn thi hành Giáo Chỉ số 09 của Ðức Tăng Thống do Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo làm tại Thanh Minh Thiền Viện, Sài Gòn ngày 25 tháng 9 năm 2007.

THÔNG BẠCH mở đầu với 3 Nhận Ðịnh :

  1. Nhận định rằng vì nhiều lý do nội tại hay khách quan, vô tình hay cố ý, một số chư tăng, Phật tử rời bỏ con đuờng cao rộng của Chánh Pháp, đem thân phục vụ thế quyền làm biến tuớng Bát Chánh Ðạo và làm nghiêng ngửa Giáo Hội;
  2. (. . .) Nhận định rằng chiến dịch đàn áp, vu cáo và khủng bố tinh thần hiện nay đối vớiGHPGVNTN báo hiệu một cuộc bắt bớ, đàn áp nước lũ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, bó buộc Giáo Hội phải có biện pháp tự vệ cùng tiên liệu đối phó vớitình hình;
  3. Nhận định rằng đồng thời với cuộc đàn áp trong nước nhằm tiêu diệt GHPGVNTN, một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tiếp tay, gây phân hóa, tạo ly gián, biến tuớng chủ trương sinh hoạt của GHPGVNTN Hải ngoại, âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo Hội trên địa bàn quốc tế ;

Ở Nhận Ðịnh 1. Không biết Viện Hóa Ðạo có thì giờ, có điều tra nghiên cứu xem thực hư ra sao, hay chỉ dựa vào những lời trao đổi trên điện thoại, chỉ dựa vào bản Phúc Trình của Hòa Thượng Thiện Hạnh ? hay chỉ dựa vào những lời đồn, chỉ dựa vào vài nhận xét không kiểm chứng để đi đến nhận định và hành động thanh trừng ? Nếu không đều tra, kiểm chứng mà kết tội có oan cho họ không ? và họ biết kêu oan với ai bây giờ ? Hình ảnh hài hòa, độ lượng của Phật Giáo ở đâu ?                Có gây hố sâu ngăn cách bất lợi cho Phật Giáo, cho dân tộc nói chung không ? Xây dựng hàng ranh, phân chia giai cấp, phân chia mức độ hành đạo, phân chia phương thức hoằng đạo để rồi miệt thị lẫn nhau có phải là đường lối hoằng truyền Chánh Pháp ?

Ở Nhận Ðịnh 2 .Nếu chiến dịch đàn áp, vu cáo . . . chỉ báo hiệu cho cuộc bắt bớ . . . thôi, mà Viện Hóa Ðạo đã hoảng hốt lên, để rối thanh trừng nội bộ . Chính quyền cọng sản mới chỉ hù dọa thôi cũng đã làm cho Viện Hóa Ðạo trừng trị kẻ đồng đạo, nhận chìm kẻ đồng thuyền ?

Ở Nhận Ðịnh thứ ba, “Ðồng thời vớicuộc đàn áp trong nước nhằm tiêu diệt GHPGVNTN, một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tiếp tay gây phân hoá, tạo ly gián, biến tướng chủ trương, đường hướng sinh hoạt của GHPGVNTN Hải Ngoại âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo Hội trên địa bàn quốc tế.” Tại Mỹ chúng tôi thường theo dõi sinh hoạt của Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ, chúng tôi không thấy, không nghe ai nói đến người nào gây phân hóa, tạo ly gián mà chỉ nghe vài vụ thưa kiện một số thầy về tội sách nhiễu tình dục, vu khống, mạ lỵ,chiếm chùa, tranh đua chức vị, một số thư từ gửi Giáo Hội nhờ giải quyết nhưng không được phúc đáp, một số thư rơi, thư rớt, một số câu chuyện không kiểm chứng đăng trong cuốn Giặc Thầy Chùa mà nghe đâu tác giả đã bị ra toà, bị phạt . Vậy thì ai báo cáo những dự kiện này cho Viện Hóa Ðạo để Viện Hóa Ðạo buộc tội và đưa ra Nhận Ðịnh như trên?

Bản Thông Bạch viết tiếp : “Trên đây là thực tế hiểm nghèo mà Giáo Hội đang phải đương đầu suốt ba năm qua trước chủ trương mới của nhà cầm quyền cọng sản nhằm thanh toán GHPGVNTN theo ba phương án : một là chấp nhận danh xưng GHPGVNTN nhưng loại bỏ cá nhân đức đệ tứ Tăng Thống và Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo để thành phần mới chịu qui phục thế quyền phục vụ chính trị; hai là GHPGVNTN thay đổi danh xưng khác và ba là sáp nhập thực thể GHPGVNTN vào một hình thái thống nhất Phật Giáo mới do đảng Cọng Sản và nhà cầm quyền chủ trương. Phương án thứ ba tái hồi âm mưu thành lập một Tổng Hội Phật Giáo làm công cụ chính trị theo mô hình năm 1981, cốt đáp ứng tình hình mới do sức ép quốc tế yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam tuân thủ các điều kiện hội nhập cộng đồng thế giới”.

Những “hiểm nghèo” nói trên có phải là “thực tế” ? Hiểm nghèo đó là gì ? là đàn áp, vu cáo không cho cứu giúp Dân Oan, một hành động thuần túy từ thiện xã hội ? là một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tiếp tay gây ly gián, âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo Hội trên địa bàn quốc tế? là chiến dịch đàn áp, vu cáo . . . báo hiệu một cuộc bắt bớ, đàn áp nước lũ . . .? Những dự kiện này là thực tế ?

Chúng tôi hỏi thăm một số quí vị Tăng Ni Phật Tử trong Hội Ðồng Giáo Phẩm và Hội Ðồng Ðiều Hành có biết gì về ba phương án nêu trên ? Ba Phương Án ấy được chính quyền cọng sản cử ai đại diện và đề nghị với ai ? lúc nào ? thì ở đây không có vị nào được rõ. Chúng tôi chưa có dịp tiếp xúc vớiHòa Thượng Thích Hộ Giác, Thượng Tọa Thích Viên Lý, Pháp sư Giác Ðức hay ông Võ Văn Aí.  Tuy nhiên nếu quí vị này biết, chắc phải đưa ra thảo luận trong các phiên họp của Hội Ðồng Ðiều Hành. Ở đây theo chúng tôi được biết không hề có đề cập chứ đừng nói thảo luận về vấn đề này. Hay đây chỉ là báo hiệu của ba phương án ? 

Thông Bạch viết tiếp “Do vậy, mà nhân danh Hội Ðồng Lưỡng Viện và Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN tôi đã hồi đáp câu hỏi làm sao thống nhất Phật Giáo Việt Nam của Ðại sứ Na Uy Kjell Storlokken đặt ra khi Ðaị sứ đến Thanh Minh Thiền Viện thăm tôi hôm 2.7.2007, qua bốn điều kiện cơ bản và bất khả phân :

“Thứ nhất, CHXHCNVN phải phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

“Thứ hai, hoàn trả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tất cả các cơ sở chùa viện, văn hóa, giáo dục, từ thiện mà Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Buớc đầu hoàn trả ngay cho Giáo Hội hai cơ sở chính yếu là Việt Nam Quốc Tự và Trung Tâm Văn Hóa Quảng Ðức để Giáo Hội có cơ ngơi đặ trụ sở cho Viện Tăng Thống và Viện Hóa Ðạo.

“Thứ ba, đưa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do Ðảng và Nhà nước thiết lập năm 1981 ra khỏi Mặt Trận Tổ Quốc; và

“Thứ tư làm sáng tỏ cái chết của cố Hoà Thượng Thích Thiện Minh năm 1978.”

Ông Ðại sứ nêu câu hỏi để tò mò tìm hiểu hay thay mặt nhà cầm quyền cọng sản để thăm dò ? Ở đây chúng tôi không dám lạm bàn về những điều kiện đưa ra mà gọi là điều kiện cơ bản và bất khả phân. Tuy nhiên điều này chứng tỏ Hòa Thượng Viện Trưởng rất kiên cuờng, ngay thẳng hơn cả Tổng Thống Hoa Kỳ, hơn Ðại Diện Liên Hiệp Quốc, hơn Ðại Diện Uỷ Ban Nguyên Tử Liên Hiệp Quốc khi muốn điều đình vớiBắc Hàn, vớiMiến Ðiện, vớiBa Tư mà không đặt điều kiện tiên quyết và bất khả phân.

Thông Bạch viết tiếp : “Hiển nhiên khi bốn điều kiện nói trên được thực hiện thì chư tôn đức Tăng Ni và Phật Tử toàn quốc mới có thể ngồi lại vớinhau mà không bị chính trị chi phối, để chấn chỉnh Phật sự và thống nhất Phật Giáo Việt Nam sau 60 năm chinh chiến làm cho đất nước và Giáo Hội phân hóa và ly tan.”

Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo có vẻ lạc quan và dung dị khi viết đoạn văn trên. Ðiều này cũng rất tốt, nên lạc quan hơn là bi quan, nên dung dị hơn phiền toái. Tuy nhiên thực tế không biết có như vậy không. Chính trị luôn luôn hiện hữu và sống trong trần thế không làm sao tránh được, do đó dầu bốn điều kiện (có phải cơ bản không và có phải bất khả phân không ?) có được thoả mãn mà không bị chính trị chi phối ? Rồi lúc đó có ngồi lại vớinhau không ? Ngồi sao được khi bị buộc tội là phản thầy, phản bạn ? Là giáo gian, là vì danh, vì lợi biến tướng bát chánh đạo, là không chính chuyên, bất trung bất nghiã ? Trên 40 năm trời rồi mà Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang có thể ngồi lại vớinhau một cách hài hoà chưa, mặc dầu lúc đó chưa có vụ thanh trừng, thanh lọc ? Vấn đề không giản dị và lạc quan như vậy. Giáo Hội cần phải làm gì để có thể thống nhất ? hay khi bốn điều kiện trên được thỏa mãn thì tự nhiên thống nhất ?

Thông Bạch viết tiếp Tuy nhiên Giáo Hội gặp trở ngại vì nhà cầm quyền cọng sản xen vào nội bộ Phật Giáo, sử dụng một số chư tăng và Phật tử nhẹ dạ, mất lập trường để gây rối và phân hóa nội bộ Giáo Hội. Thực tế này dựa vào Bản Tường Trình và 5 biện pháp của Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống (như đã đề cập trên), nên Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo đưa ra 12 điều sau :

1.“Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo đại diện duy nhất của Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN tại hải ngoại trong nhiệm vụ liên hệ, xây dựng và chỉ đạo các Giáo Hội hải ngoại tại các châu lục”  

Chúng ta hãy so sánh Ðiều 1 trên của Thông Bạch Hướng Dẫn với điều 1.2 trong Giáo Chỉ: ‘ Liên hệ, giúp đỡ và điều hướng các cơ sở Giáo Hội, các tổ chức Phật Giáo Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể người Việt tại các châu trong công tác Phật sự, hoằng dương Chánh Pháp và văn hóa.’’Rõ ràng nội dung biến tướng. Từ liên hệ, giúp đỡ và điều hướng trở thành liên hệ, xây dựng và chỉ đạo.

Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo giờ đây được giao phó thêm trọng trách : xây dựng và chỉ đạo các Giáo Hội hải ngoại. Thành viên của Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển và chỉ định, nhiệm kỳ vô thờì hạn. Như vậy những Giáo Hội nào do chư Tăng Ni Phật Tử hải ngoại địa phương đứng ra thành lập và bầu Ban Chấp Hành hay Hội Ðồng Ðiều Hành đều không thuộc hệ thống Viện Hóa Ðạo, không thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Những Giáo Hội do Văn Phòng II Viện Hoá Ðạo đứng ra thành lập và lãnh đạo mới thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Theo Thông Bạch Hướng Dẫn này thì những tổ chức Phật Giáo do Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo Mới thành lập sau này không thể đặt tên là thống nhất mà phải đặt tên là độc nhất, vì đâu có cấu kết vớicác tổ chức Phật Giáo khác; cũng không thể gọi là Giáo Hội vì không phải do cọng đồng Tăng Ni Phật Tử đồng thuận tự nguyện đứng ra xây dựng mà do một Uỷ Ban Ðặc Nhiệm (Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo Mơí) ra công kiến thiết.

2. Do đa số thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo cư ngụ tại Hoa Kỳ, trụ sở Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo đạt tại Hoa Kỳ.

3. Giải tán các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ và GHPGVNTNHN tại các châu được hình thành theo Quyết Ðịnh số 27- VPLV/VHÐ do quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ban hành ngày 10- 12- 1992.  Quyết Ðịnh này đã hủy bỏ và thay thế bằng Giáo Chỉ số 09/VTT/GC/TT của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007.

Hòa Thượng Thích Huyền Quang, quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo kiêm xử lý Hội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN đã ra Quyết Ðịnh số 27/VPLV/VHÐ, đề ngày 10-12-1992, công nhận Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ như là Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, có tư cách pháp nhân và pháp lý tầm vóc quốc gia, đại diện toàn quyền Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất quốc nội trong thời gian vô hạn định (Trích Phật Giáo Việt Nam Biến Cố & Tư Liệu 1975- 1995 tr. 49). Từ việc công nhận một Giáo Hội hải ngoại làm Văn Phòng II, đại diện toàn quyền vô thời hạn (từ hai pháp nhân, hai thực thể), trở thành sở hữu của mình vô thời hạn (một hình thức tiếm đoạt), rồi giải tán nó đi, chấm dứt nó đi mà không cần ý kiến của chủ nhân đích thực (Giáo Hội hải ngoại, một pháp nhân theo luật pháp Hoa Kỳ). Không những chỉ giải tán Giáo Hội PGVNTN tại Hoa Kỳ mà khắp các châu lục, có nơi đã thành lập trước khi có Quyết Ðịnh 10-12-1992 ! Chúng tôi không tin vào con mắt của mình khi đọc Ðiều 3 ở trên ! Ai có sáng kiến lạ kỳ này ? Trong Giáo Chỉ không thấy có điều khoản nào ra lệnh giải tán Giáo Hội Hải Ngoại, tại sao Thông Bạch Hướng Dẫn lại ra lệnh giải tán ?

4. Chủ Tịch và các thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo cấp tốc triệu tập đại hội trong thời gian sớm nhất để thành lập Hội Ðồng Giáo Phẩm và Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN-HN tại Hoa Kỳ theo tinh thần Giáo Chỉ số 09/VTT/GC/TT của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 và theo nội dung Thông Bạch hướng dẫn thi hành Giáo Chỉ số 09 của Ðức Tăng Thống mang số 09/VHÐ/TB/VT do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ký ngày 25.9.2007.

Giáo Hội PGVNTN đang đi vào một thời kỳ mới, viết những trang sử mới, đang cố xây dựng Giáo Hội bằng một thiểu số, không dựa vào đạo lý Lục Hòa, nguyên tắc tương thuận, tương kính, đang cố phân hóa những cộng đồng Phật Giáo sẵn có, đang muốn biến mình, thay vì thống nhất trở thành độc nhất. Trong Giáo Chỉ không thấy có điều khoản nào nói về vấn đề trên, tại sao Thông Bạch Hướng Dẫn lại ra lệnh như vậy ?

5. Chủ Tịch và các thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo kết hợp vớicác Tổng Uỷ Viên đặc trách liên lạc Úc Châu & Tân Tây Lan, Châu Âu và Canada triệu tập đại hội trong thời gian sớm nhất để thành lập Hội Ðồng Giáo Phẩm và Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN-HN tại Úc Châu & Tân Tây Lan, Châu Âu và Canada theo tinh thần Giáo Chỉ số 09/VTT/GC/TT của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 và theo nội dung Thông Bạch huớng dẫn thi hành Giáo Chỉ số 09 của Ðức Tăng Thống mang số 09/VHÐ/TB/VT do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ký ngày 25.9.2007.

Không biết tác giả đánh giá khả năng của các thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, các Tổng Uỷ Viên đặc trách liên lạc các châu như thế nào mà viết ra Ðiều 5 ở trên. Tăng Ni Phật Tử ở Hoa Kỳ và các châu không thể một sớm một chiều taọ dựng ra những tổ chức hiện đang hoạt động ở nước ngoài. Ngay trong quôc nội vớiuy tín và khả năng của chư tôn đức mà trong thập niên qua chỉ có thể thành lập được 22 Ban Ðại Diện, trừ phi tổ chức được xây dựng trên giấy tờ Không thấy điều khoản nào trong Giáo Chỉ nói đến vấn đề trên, tại sao Thông Bạch Huớng Dãn lại ra lệnh như vậy ? 

6. Sau khi thành lập GHPGVNTN - HN tại các châu lục qui định tại điều 4 và 5, thành phần nhân sự các Hội đồng Giáo Phẩm và Hội Ðồng Ðiều Hành phải được trình lên Viện Hóa Ðạo để duyệt xét và chuẩn nhận trước khi có hiệu lực hoạt động.

Chúng tôi hy vọng Giáo Hội quốc nội có đủ nhân sự, cơ cấu, định chế, phương tiện cần thiết chứ không phải chỉ dựa vào vài lần nói chuyện trên điện thoại, vài tin đồn không kiểm chứng để hoàn thành nhiệm vụ chuẩn nhận này. Chúng tôi hy vọng quyền hạn đi đôi vớitrách nhiệm. Chúng tôi hy vọng sau này nếu ai có ý kiến về việc chuẩn nhận không bị buộc tội là bất kính, bất tuân, là phản đạo, là xoay lưng lại với Giáo Hội, chống lại Giáo Hội. Không thấy điều khoản nào trong Giáo Chỉ đề cập đến vấn đề trên, tại sao Thông Bạch Hướng Dẫn ra lệnh như vậy?

7. Chủ Tịch Văn Phòng II VHÐ đồng thời là Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN-HN tại Hoa Kỳ.

Bằng nguyên tắc này tiết kiệm được công phu vận động lưu nhiệm, giúp Giáo Hội Hải Ngoại khỏi phải phiền phức tuyển thỉnh vị lãnh đạo. Bằng nguyên tắc này hạt giống dân chủ sẽ được nuôi dưỡng cho đến lúc trưởng thành. Không thấy điều khoản nào trong Giáo Chỉ nói đến vấn đề này, tại sao Thông Bạch Hướng Dẫn lại ra lệnh như vậy ?

8. Tổng Ủy Viên đặc trách liên lạc Úc Châu & Tân Tây Lan, Châu Âu và Canada thuộc Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo đồng thời là Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN-HN tại Úc Châu & Tân Tây Lan, Châu Âu và Canada.

Bằng phương thức này ai kiểm soát được nhân sự Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo là kiểm soát toàn thế giới Phật Giáo Việt Nam, thật gọn ghẽ. Quí vị đại lão Hòa Thượng nếu ở Úc Châu & Tân Tây Lan và Canada phải chuẩn bị nhường chỗ cho những Ðaị Ðức hay Thượng Tọa đại diện Tòa Thánh Viện Hóa Ðạo lên lãnh đạo. Phật Giáo Việt Nam đang bước vào thiên niên kỷ thứ 21, rất tân kỳ và tiến bộ! Không thấy điều khoản nào trong Giáo Chỉ đề cập đến vấn đề này, tại sao Thông Bạch Hướng Dẫn lại ra lệnh như vậy ?

9. Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành các GHPGVNTN-HN có nhiệm vụ thỉnh cử, bổ sung hay hoán chuyển nhân sự cho đầy đủ theo quy định của Hiến Chương Giáo Hội và trình về Viện Hóa Ðạo duyệt xét và chuẩn nhận. Nếu Pháp nạn còn kéo dài, thì cứ 2 năm một lần cần xem xét lại toàn bộ nhân sự để bổ sung, hoán chuyển hoặc thay đổi theo đúng điều 3 Giáo Chỉ qui định.

Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển, nhiệm kỳ vô thời hạn bây giờ được ban quyền hành rất lớn,nhưng có thể bị hoán chuyển hay thay đổi như ở Ðiều 3 của Giáo Chỉ (Ðiều 3 của Giáo Chỉ viết : “Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo trong nước. Thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo do Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển và chỉ định, tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh, các thành viên có thể được bổ sung, hoán chuyển hay thay đổi.”) nhưng lại mâu thuẩn vơí Ðiều 5 của Giáo Chỉ (Ðiều 5 của Giáo Chỉ viết; Văn Phòng II Viện Hoá Ðạo và các thành viên được thỉnh cử hoạt động vô thời hạn) Như vậy nên khâm tuân Ðiều 3 hay Ðiều 5 của Giáo Chỉ ? Thông Bạch Huớng Dẫn không huớng dẫn điểm này.

10. Chủ Tịch và các thành viên được thỉnh cử vào Hội Ðồng Giáo Phẩm hay Hội Ðồng Ðiều Hành các GHPGVNTN-HN không được tham gia hay giữ chức vụ gì trong các tổ chức, hội đoàn, đảng phái ngoài Phật Giáo. 

Ðiều này rất kẹt cho vài nhân vật hiện đang hoạt động tích cực cho phong trào vận động dân chủ, nhân quyền, không những hoạt động mà còn lãnh đạo các tổ chức mặc dầu tổ chức chỉ có chủ tịch và vài người bộ hạ. Nhưng rồi vớióc sáng tạo, điều này, cũng như những chuyện khác trên thế gian đều có biệt lệ, chẳng hạn như điều này không áp dụng cho những người có nhiều chức chủ tịch trước khi điều này ra đời, hoặc những tổ chức này giờ đây thêm chữ Phật Giáo là giải quyết vấn đề. Không có điều khoản nào trong Giáo Chỉ đề cập đến vấn đề này, tại sao Thông Bạch Huớng Dẫn thêm vào ?

11. Giáo Chỉ số 09/VTT/GC/TT của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 để đối phó tình hình khẩn cấp Giáo Hội bị đàn áp khốc liệt, có hiệu lực cho đến khi hết pháp nạn.

Hòa Thượng Viện Trưởng bây giờ đang làm nhiệm vụ của một cơ chế tối cao qui định giá trị của Giáo Chỉ. Thông Bạch Hướng Dẫn trở thành Sắc Lệnh, Sắc Luật !

12. Thông Bạch Hướng Dẫn thi hành Giáo Chỉ số 098/VTT/GC/TT của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang có hiệu lực kể từ ngày Viện TrƯởng Viện Hóa Ðạo ấn ký và cho phổ biến thông qua cơ quan thông tin và phát ngôn của Viện Hóa Ðạo là Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế có trụ sở đặt tại Paris, Pháp Quốc.

Trong hoàn cảnh Giáo Hội lâm tình thế bức bách, nguy nan, mong chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, Ðaị Ðức, Tăng Ni và quí Phật Tử hải ngoại hãy gạt bỏ mọi ý kiến dị biệt, riêng tư, cùng chung lòng với Giáo Hội đem hết thân tâm và trí tuệ phụng sự Ðạo Pháp và Dân Tộc cho đến ngày thành công, như ý.

Vì hoàn cảnh đặc biệt Hòa Thượng Viện Trưởng kêu gọi Tăng Ni Phật Tử bỏ mọi ý kiến dị biệt, nhưng Hòa Thượng vì hoàn cảnh đặc biệt lại thanh lọc hang ngũ vì ý kiến dị biệt ! Vì hoàn cảnh đặc biệt Hòa Thượng làm luôn ba nhiệm vụ Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp. Vì hoàn cảnh đặc biệt Hòa Thượng Viện Trưởng làm quan tòa phán quyết không cần tòa án, không cần luật sư, không cần sự hiện diện của bị cáo. Vì hoàn cảnh đặc biệt Hòa Thượng ViệnTrưởng lập những Toà Án Dị Giáo ở thế kỷ 21 ? ( có lẽ nên gọi là Tòa Án Dị Kiến mới sát nghĩa). 

Tất cả cho Ðạo Pháp và Dân Tộc ?    

Tại sao trong Giáo Chỉ không đề cập đến những vấn đề ở Ðiều 3,4,5,6,7,8,9,10 mà Thông Bạch Hướng Dẫn lại đưa ra, như vậy đâu phải hướng dẫn thi hành Giáo Chỉ mà là ban hành Giáo Chỉ mới ?

Không phải như vậy. Thông Bạch Hướng Dẫn không những dựa vào Giáo Chỉ mà còn dựa vào 5 biện pháp chấn chỉnh Giáo Hội của Hòa Thượng Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống gửi cho Hòa Thượng Viện Trưởng (Xem 5 đề nghị của Hòa Thượng Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống ở trên).

Như vậy đề nghị của vị Chánh Văn Phòng trở thành Giáo Chỉ ?

Chúng tôi không dám cả quyết. Có lẽ tác giả của Thông Bạch Hướng Dẫn muốn gạt một số phần tử mà  tác giả nhận thấy không thể hợp tác được. Tác giả cần hai Viện Tăng Thống và Viện Hóa Ðạo yểm trợ. Viện Hóa Ðạo yểm trợ tích cực, Viện Tăng Thống ở phần Quyết Ðịnh chưa dứt khoát, nên cần có Bản Tuờng Thuật và 5 đề nghị dứt khoát, dù không phải của Ðức Tăng Thống nhưng cũng từ Viện Tăng Thống.

Tại sao lại có sự trùng hợp về ngày giờ giữa Giáo Chỉ của Ðức Tăng Thống ban hành tại Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Ðịnh và Bản Tuờng Trình cùng 5 đề nghị của Hòa Thượng Chánh Văn Phòng viết ra tại Huế ?

Nếu bản Phúc Trình đề ngày viết sau Giáo Chỉ thì Thông Bạch làm sao có thể đưa ra những biện pháp mạnh ? Nếu bản Phúc Trình đề ngày viết trước ngày Giáo Chỉ ban hành, thì rõ ràng là Thông Bạch theo Phúc Trình mà không quan tâm đến Giáo Chỉ. Hai tài liệu này phải ra cùng một lúc mới ổn  !

Giờ đây chúng ta tìm hiểu THÔNG CÁO BÁO CHÍ làm tại Paris ngày 26.9.2007. Ở đây chúng ta thấy cường độ tấn công “đối phương” ngày càng tăng, nhãn hiệu được sử dụng ngày càng nhiều . . .

Ở đoạn 2, Thông Cáo viết : “ Thông Bạch hướng dẫn thi hành Giáo Chỉ số 9 của Ðức Tăng Thống do Ðại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, ký ngày 25.9.07 Ðây là kết thúc sáng suốt chấm dứt tình trạng gây rối nội bộ Phật Giáo nhằm tiếp tay với nhà cầm quyền Cộng sản trong âm mưu tiêu diệt GHPGVNTN. Một tình trạng kéo dài gây hoang mang dư luận quần chúng Phật tử trong và ngoài nước suốt nhiều năm qua.”

Thông Cáo bây giờ không những làm nhiệm vụ thông tin mà còn thay thế Giáo Hội đưa ra phán quyết và phán quyết nặng nề. Những phần tử này ăn không ngồi rồi gây rối nội bộ Phật Giáo. Thà họ có ăn lương, hưởng lộc mà tuyên truyền cho cọng sản cho cam, đây không được gì mà lại tiếp tay cho chúng, tiêu diệt GHPGVNTN mà họ nhiều năm đóng góp xây dựng. Thật quá dại dột, không biết điều.

Ở đoạn 6, Thông Cáo viết : “ Người ta chứng kiến một số Tăng Ni, Phật tử tuyên truyền cho việc hợp tác vớií nhà cầm quyền theo chỉ thị của Nhóm Thân Hữu Già Lam trong nước. Luận điểm của họ là : “Tranh đấu 30 năm qua được gì ? Chỉ như húc đầu vào tường mà thôi ! Nay phải thỏa hiệp với Nhà Nước để xây dựng chùa chiền “như bên Công Giáo xây dựng Nhà Thờ”, để có thể “đào tạo nhân sự, Tăng Ni”. Tuy nhiên không bao giờ họ nghĩ rằng tiền nhân, trong đó có Tăng Ni, Phật Tử, có lý luận theo kiểu đó suốt 10 thế kỷ đầu lệ thuộc Tàu hay không ? Nghĩa là đừng kháng chiến giành độc lập mà thỏa hiệp, đàu hàng Bắc phương, thì còn chi là đất nước Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam ? Lý luận như kiểu họ suốt 100 năm thuộc Pháp, thì còn chi là đất nước Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam với cáí Dụ số 10.”

Thông Cáo bây giờ trở thành bài giảng lịch sử lớp đồng ấu vì nó quá giản dị, cả vú lấp miệng em, nặng tuyên truyền hơn tìm hiểu lịch sử. Nhóm Thân Hữu Già Lam (xin đọc tài liệu về nhóm Thân Hữu Già Lam) chắc chắn không gồm những người quá ấu trĩ như vậy. Lý luận kiểu này không còn lý luận, đối thoại mà hàm hồ buộc tội, không phải cách lý luận của trường phái dân chủ.

Ở Hoa Kỳ cuộc chiến tranh Afghanistan, Iraq, đảng này chủ trương kiểu này, đảng kia chủ trương kiểu kia, nhưng không có đảng nào có quyền buộc tội đối phương là thỏa hiệp, là tiếp tay, là làm tay sai cho giặc. Hoa Kỳ phải đương đầu với Bắc Hàn, với Iran về vấn đề nguyên tử, nhiều chủ trương, diều hâu có, bồ câu có, nhưng không ai dám, không ai có quyền buộc tội đối phương là thế này thế khác, vì nó không giản dị như kiểu dạy lịch sử của Thông Cáo. Sống tại các nước Âu Mỹ nhiều năm, vô lẽ không có cách đôi thoại nào văn minh, văn hóa hơn hay sao ? Làm thế nào Phật Giáo có thể thẳng thắn thảo luận vấn đề mà không bị buộc tội ? Phòng Thông Tin, Phát Ngôn Viên Viện Hóa Ðạo có làm đúng nhiệm vụ giao phó ? 

Ở đoạn 7, Thông Cáo viết : “Luận điểm tuyên truyền của họ là : “ Nên làm văn hóa thuần túy, nên lo giáo dục thuần túy, nên tu học thuần túy.” Ðây là thứ lý luận đuổi chim để thủ tiêu tranh đấu. Trí tuệ họ để đâu mà không nghĩ rằng : Văn hóa Phật Giáo là Văn Hóa Cứu Khổ, chứ không phải loại văn hóa “tao đàn mày hát”, văn hóa tang bốc thần tượng, miệt thị người đồng đạo nhưng lại đề cao kẻ thù. Còn Giáo Dục ư ? Có chùa viện nào không là trung tâm giáo dục tăng tài và quần chúng Phật tử trong suốt hai nghìn năm qua ? Còn tu học thuần túy ư ? Có chư Tăng Ni Phật Tử nào mà không tinh tấn tu học hằng ngày đâu. Ðạo Phật gọi là tu hành, tức là học Phật, tu Phật và thực hành đạo Phật trong đời sống xã hội. Làm gì có chuyện tu học trong tháp ngà, lánh xa quần chúng đau khổ ?

“Cho nên luận điểm của một thiểu số Tăng Ni Phật Tử nói trên “nói vậy nhưng không phải vậy.” Họ kêu gọi tu học, văn hoá, giáo dục . . . thuần túy, những kỳ thực là đang trá hàng và trá hàng bằng thứ tư tuởng cà lăm của những kẻ xin làm tôi đòi cho chế độ phi dân tộc, phi đạo lý, là chế độ Cọng sản.”

Ðọc những lời lẽ đầy thù hận, buộc tội, văn phong hằn học phi Phật Giáo trên, chúng tôi tự hỏi đây là phát ngôn viên Viện Hóa Ðạo, đây là Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ? Chúng tôi không nghĩ Nhóm Thân Hữu Già Lam kêu gọi làm văn hoá, giáo dục, tu học thuần túy là tu học trong tháp ngà, lánh xa quần chúng đau khổ, mà đó chỉ là cách diễn dịch của Phòng Thông Tin, của Phát Ngôn Viên để tấn công ? Chúng tôi không nghĩ khi ngài Tuệ Viễn, đời Tống lập Bạch Liên Xã, chuyên tu tịnh nghiệp trước tượng Phật, không phải ngài tu học trong tháp ngà, lánh xa quần chúng đau khổ. Khi ngài trước tác bộ sách chủ trương Sa Môn không cần phải bái yết hàng vương giả không phải cống cao ngã mạn mà vì lúc bấy giờ nhiều vị sư chạy theo quyền thế, lăng xăng quá nhiều với đời. Chúng tôi không nghĩ khi các nhà hành thiền chủ trương “ngộ Phật đả Phật, ngộ ma đả ma” là bất kính vớiPhật, chủ trương “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” là xem thường kinh sách, không tôn trọng Pháp Bảo. Chúng tôi không tin khi cộng đồng tăng già lập nông thiền, chủ truơng “nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực” là chỉ nghĩ đến chuyện kiếm miếng cơm, manh áo. Thế giới mênh mông vô lượng phương tiện không thể tùy nghi kết luận, rồi buộc tội, rồi phỉ báng mà lại phỉ báng bằng những lời hằn học, thù hận, không Phật Giáo tí nào !  Giả sử họ (gồm nhiều bậc tôn túc trong Nhóm Già Lam) có thiếu trí tuệ đi nữa, hay nói nôm na, có dốt đi nữa (“Trí tuệ họ để đâu . . .” thì phát ngôn viên Viện Hóa Ðạo cũng phải từ bi hướng dẫn, dùng lời từ ái mà dạy dỗ họ, chứ đâu đến nỗi phải miệt thị họ, chửi mắng họ ? cho họ thuộc loại văn hoá “tao đàn mày hát, tư tưởng cà lăm, xin làm tôi đòi ? 

Chắc phát ngôn viên Viện Hóa Ðạo biết rõ trước khi Phật Giáo Việt Nam khởi xướng phong trào chấn hưng, tình trạng Phật Giáo Việt Nam không mấy sáng sủa, vào  lúc ấy đâu phải chùa viện nào cũng là trung tâm giáo dục ? Và những người dấn thân vào phong trào chấn hưng Phật Giáo, duới chế độ thực dân thuộc địa, một số không tham gia (vào một thời điểm) phong trào hay đảng phái đấu tranh chống Pháp, nhưng chúng ta không thể nói họ theo Pháp, làm nô lệ cho Pháp.

Ở đoạn 8, Thông Cáo viết : “ Hai nhà học Phật Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ, vốn có công trong việc trước tác, dịch kinh Phật Giáo. Nhưng trên lãnh vực chính trị thì hai ngài mắc phải sai lầm trầm trọng. Năm 1981, hai ngài cố vấn cho cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ tham gia Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước, theo luận điểm thỏa hiệp vớinhà cầm quyền cọng sản để có thể làm văn hóa thuần túy, làm giáo dục thuần túy. Nhưng 26 năm qua cái Giáo Hội mà cố Hoà Thượng Thích Trí Thủ tham gia làm được gì cho Phật Gíao Việt Nam ngoài vai trò làm công cụ chính trị cho Nhà nước và Ðảng ? Cái Giáo Hội Nhà Nước với bao nhiêu là học viện cao cấp, trung cấp, sơ cấp được Ban Tôn Giáo cho thành lập, đào tạo được bao nhiêu cao tăng ? đưa Phật Giáo Việt Nam đi về đâu năm 2007 này ? Phật tử trong và ngoài nước tự hỏi sao hai ngài với nhóm Thân Hữu Gìa Lam giẫm lại vết xe cũ đã đẩy Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ và Phật Giáo Việt Nam vào nơi tử lộ ? Ðáng buồn và khó hiểu, vì sao hai ngài có thể điềm nhiên tọa thị để cho nhóm đệ tử của hai ngài, còn mặc áo tu hay đã ra đời, mở chiến dịch đánh phá GHPGVNTN, đánh phá chư huynh đệ pháp lữ hay người đồng đạo một cách sỗ sàng, thô lỗ, thiếu văn hóa ? Nhất là tỏ lời bất kính và hỗn láo vớihàng giáo phẩm lãnh đạo trong nước ?”

Thật là kinh khủng. Ðọc những lời lẽ trên chúng tôi không thể ngờ đó là lời của phát ngôn viên Viện Hóa Ðạo, của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế. Còn lời lẽ nào sỗ sàng, thô lỗ, bất kính, hỗn xược, thiếu văn hóa hơn ? Phát ngôn viên nói  nhà học Phật Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ có công trong việc trước tác, dịch kinh và cố vấn thỏa hiệp cho Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, buộc tội nhà học Phật Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sỹ và cố Hoà Thuợng Thích Trí Thủ, dùng lời lẽ không mấy nghiêm chỉnh đối vớiGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam, một tổ chức dù phát ngôn viên không đồng ý, nhưng ít nhất trên phương diện xã giao, là Phát Ngôn Viên của Giáo Hội cũng không thể nói như vậy (“Cái Giáo Hội Nhà Nước mà cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ tham gia) dùng lời lẽ lạ kỳ như

một cách sỗ sàng, thô lỗ, thiếu văn hóa . . . tỏ lời bất kính và hỗn láo . . .” Phát Ngôn Viên Viện Hóa Ðạo có nên dùng lời lẽ trên để miệt thị ? .

Chúng ta dở hồ sơ về nhà học Phật Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sỹ và cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ :

 

25-3-1984 CSVN bắt giam các học giả Phật Giáo:

 Sáng sớm ngày 25-3-1984 công an thành phố Hồ Chí Minh cho mời Hòa Thượng Thích Trí Thủ đến Ty Công An thành phố để họp “có việc gấp”. Hòa Thượng vừa rời khỏi chùa Già Lam thì một lực lượng công an hùng hậu bao vây chùa, ra lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập” rồi đọc lệnh bắt các đại đức Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) . . .Cộng sản kết tội các vị này đã âm mưu hoạt động chống lại chính quyền qua Uỷ Ban Bảo Vệ Phật Giáo và Cứu Nguy Dân Tộc” (Phật Giáo Việt Nam - Biến Cố & Tư Liệu 1975- 1995, tr. 30)

01-4-1984 Hòa Thượng Thích Trí Thủ bị bức tử.

Trước khi công an bao vây chùa Già Lam để bắt giam các vị học giả lỗi lạc của Phật Giáo, Hòa Thượng Thích Trí Thủ bị giữ lại ở Ty Công An thành phố. Cộng sản kết tội Hòa Thượng đã mượn danh nghĩa Chủ Tịch Hội Ðồng Trị Sự Trung Uơng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo Hội Nhà nước) để bao che cho các vị học giả Phật Giáo âm thầm hoạt động chống lại chính quyền . . . Trong vòng ba ngày liên tục bị thẩm vấn, Hòa Thượng bị căng thẳng tinh thần, đổ bệnh, phải nằm dưỡng. . Ở bệnh viện vài ngày, bệnh tình Hòa Thượng hơi thuyên giảm thì bỗng dưng bị đứt mạch máu não sau khi vài nhân viên y tế vào tái khám cho ngài. Hòa Thượng viên tịch trên giường bệnh vào ngày 01-4-1984 (Phật Giáo Việt Nam- Biến Cố & Tư Liệu 1975- 1995 tr. 31)

Trên đây là những tư liệu đăng trong cuốn Phật Giáo Việt Nam- Biến C và Tư Liệu 1975- 1995 do Giáo Hội PGVNTNHN- Hoa Kỳ VPIIVHÐ xuất bản năm 1996, giờ đây Phát Ngôn Viện Viện Hóa Ðạo phát ngôn khác hẳn, không ghi ân, không san sẻ khổ sở của những người đồng đạo, không biết ơn vị Ðại Lão Hòa Thuợng suốt cuộc đời lo đào tạo tăng tài, mà còn bóp méo dự kiện lịch sử để kết tội.

Ở đoạn 10, Thông Cáo viết: “May thay trong không khí ô nhiễm văn hóa và đạo đức (Mô Phật !) làm hoang mang dư luận Phật Giáo đồ và đồng bào các giới trong cũng như ngoài nước, Giáo Chỉ số 9 của Ðức Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 gióng lên tiếng đại hồng chung cảnh tỉnh (ngôn từ có thích hợp cho một Giáo Chỉ ?). Và hôm nay, Thông Bạch Hướng Dẫn thi hành Giáo Chỉ số 9 của Ðức Tăng Thống Thích Huyền Quang do Ðaị Lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ công bố phân rõ chính tà trong nội bộ Phật Giáo hải ngoại.”

Những từ ngữ sử dụng trong Thông Cáo thật sự đã làm cho không khí văn hóa và đạo đức bị ô nhiễm. Không biết thật sự có phải là Giáo Chỉ của Ðức Tăng Thống và Thông Bạch Hướng Dẫn thi hành Giáo Chỉ có phải là của Ðại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng không vì:

-          Không có lý do gì Giáo Chỉ và Thông Bạch lại ra lệnh giải tán Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ, một Giáo Hội mà Viện Hóa Ðạo nhờ đaị diện Giáo Hội quốc nội ở Hải Ngoại bấy lâu nay, đã không cám ơn còn giải tán mà trên pháp lý lại không có quyền giải tán. Như vậy vừa không biết ơn, vừa lạm quyền, vừa phi lý.

-          Không có lý do gì Tăng Ni, Phật Tử bị thanh trừng mà không y Giới Luật, không y luật pháp.

-          Không có lý do gì một Giáo Hội với danh hiệu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lại thanh lọc hang ngũ vì chính kiến bất đồng, mà không biết có thật sự bất đồng hay không.?

-          Vô lẽ Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã thay đổi Hiến Chương để trở thành một đảng phái chính trị ?

-          Vô lẽ đảng phái chính trị này lại là đảng độc tài chuyên chế vì những phương thức áp dụng để thanh trừng, thanh lọc hàng ngũ không khác Stalin, Mao Trạch Ðông hay Pol Pot ? Ðại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo bấy lâu vận động cho dân chủ, đa nguyên, đa đảng không có lý do gì lại thanh lọc hang ngũ kiểu này.

-          Chánh và tà của Phật Giáo có khi nào lấy bất đồng quan điểm chính trị (nếu có), hay bất đồng về phương thức điều hành (nếu có) làm tiêu chuẩn ?

Ở đoạn 11, Thông Cáo kết thúc viết : “Sự chờ đợi quá lâu trong lòng người Phật tử hải ngoại đã đưa đến cuộc cải tổ, chấn chỉnh sâu rộng và cơ bản, toàn bộ cơ cấu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ và các châu lục bắt đầu. Không còn những con sâu làm râu nồi canh nữa, mà chư Tôn Ðức, Tăng Ni và Phật tử trung kiên vớilập trường dân tộc và Phật Giáo sẽ đứng ra xây dựng lại Giáo Hội tại hải ngoại để tiếp nối con đường của Phật Giáo Việt Nam do tiền nhân giao phó, đồng thời đóng góp hữu hiệu vào công trình của Giáo Hội nơi quê nhà trong công cuộc giải trừ Quôc Nạn và Pháp Nạn.”

Trung kiên với lập trường dân tộc và Phật Giáo ? Dân tộc gồm người sống trên cao nguyên, duới đồng bằng, 50 đứa con trên núi, 50 đưá con dưới biển, trong trăm con trong bọc trứng, thương yêu nhau, đùm bọc nhau, cưu mang nhau, hài hòa, dung hợp chứ không phải chia bè, chia nhóm, xâu xé nhau, nguyền rủa nhau, thù hận nhau. Phật Giáo lâý trung đạo làm kim chỉ nam, lấy Lục Hoà làm tiêu chuẩn, không cực đoan, không quá khích. Hành động bôi nhọ, vu khống, thanh trừng, phân cách là lập truờng dân tộc ? là nhân danh Phật Giáo ?

Khi Thái Hư Ðại Sư trong nỗ lực cải tổ Phật Giáo Trung Hoa, ngài chú ý đến ba lãnh vực mà ngài gọi là Cách Mạng Giáo Chế, Cách Mạng Giáo Học và Cách Mạng Giáo Sản. Những phong trào canh tân Phật Giáo tại Tích Lan, Miến Ðiện, Tháí Lan, Lào, Cao Mên, chú trọng đến phần giáo dục, Ðại Hàn, Nhật Bản chú trọng đến phương thức hành đạo. Phật Giáo Việt Nam trong thập niên 30, trong nỗ lực cải tổ, canh tân, thành lập các Hội Phật Giáo, Hội Phật Học, Giáo Hội Tăng Già, mở Phật Học Viện, xuất bản báo chí, kinh sách, tổ chức các khoá tu học cho Phật tử, xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, xã hội, luôn luôn khuyên nhủ, sách tấn Tăng Ni, Phật Tử sống hòa hợp, từ ái. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo có việc cải tổ, chấn chỉnh bằng cách loại trừ nhau vì chính kiến trá hình, bằng cách tạo ra những cơ chế để duy trì vị thế, bao che lỗi lầm, lấn áp người khác, để dễ độc quyền, độc đoán. Vậy mà dám nói là cải tổ, là chấn chỉnh !

Cuối cùng chúng ta tìm hiểu những THÔNG TƯ, THÔNG BÁO, THÔNG BẠCH của Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành, Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ.

Hòa Thượng Thích Hộ Giác nổi tiếng là người từ hòa, ăn nói nhỏ nhẹ, tác phong hòa áí. Hòa Thượng là Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ, là vị thuyền trưởng của con tàu Phật Giáo Hoa Kỳ. Hòa Thượng, vị thuyền trưởng hành xử ra làm sao trong cơn phong ba bão táp này qua những Thông tư, Thông Báo, Thông Bạch của Hòa Thượng :

  1. Thông Báo đề ngày 4 tháng 7, 2007 về Ðaị Hội Thường Niên và Lễ Hiệp Kỵ theo Quyết Ðịnh của Ðại Hội Thường Niên năm 2006 họp tại San Jose, California dự trù tổ chức Ðaị Hội Thường Niên năm 2007 tại Houston, Texas ngày 5,6,7 tháng 10 năm 2007. Giáo Hội không có dấu hiệu bão tố nào. Con thuyền mà Hòa Thượng đang cầm tay lái có vẻ bình an mặc dầu những người ngồi trong thuyền ít ăn cơm chung, ít chuyện trò, ít âm tình với nhau. Hòa Thượng ở đây thực sự đã buông xuôi tay lái, đã không làm tròn trách nhiệm giao phó.
  2. Thông Bạch Khẩn ngày 15 tháng 9 năm 2007 cho biết tình trạng Giáo Hội tại quê nhà rất bi đát vì : 

- Hòa Thượng Viện Trưởng và Giáo Hội, thể theo lòng từ bi, góp phần cứu trợ vật chất cho tập thể Dân Oan đi khiếu kiện. Cuộc cứu trợ thuần túy từ thiện, xã hội của Giáo Hội được thực hiện công khai tại Sàigòn ngày 13 tháng 7 và ngày 17 tháng 7 và ngày 23 tháng 8 tại Hà Nội. Sau đó vào ngày 28.8.2007 hầu hết Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo bị các Ủy Ban Nhân Dân Phường mời đi làm việc, song song vớichiến dịch báo chí, truyền thanh, truyền hình của Nhà nước tấn công, vu cáo Giáo Hội.

- Sự kiện trầm trọng đến nỗi Ðức Tăng Thống phải lên tiếng qua Giáo Chỉ thành lập Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo (không đề cập nội dung Giáo Chỉ).                                 

          

Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo cực lực phản đối hành động thiếu công chính, kém văn hóa và vi phạm pháp quyền của Ðảng Cọng Sản Việt Nam và Nhà Nước CHXHCN . . .Yêu cầu các Chùa, Tự Viện viết thư phản đối, tổ chức lễ cầu an . . . Ở điểm này Hoà Thượng có vẻ tích cực hơn.

Ngọn sóng thần từ bên kia đại dương gây nhiều tai họa sắp đến. Đại Hội Thường Niên bị đình hoãn vô thời hạn. Không ngờ sóng thần thổi đến tận biển Cali.

Thông Tư Khẩn đình hoãn Ðại Hội Thường Niên đề ngày 27 tháng 9 năm 2007 vì tình hình nghiêm trọng ở quốc nội. (không đề cập gì đến Giáo Chỉ, đến Thông Bạch Hướng Dẫn do Hòa Thượng Viện Trưởng ký ngày 25 tháng 9, 2007, không đề cập đến Thông Cáo Báo Chí làm tại Paris ngày 26 tháng 9, 2007. Ở đây Hoà Thượng chỉ làm nhiệm vụ của người truyền tin.

3.      Thông Tư về Ðại Hội Bất Thường do Hòa Thượng Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành ký ngày 9 tháng 10, 2007, không nói lý do, không có chương trình nghị sự, chỉ nói danh sách phái đoàn phải gửi đến Ban Tổ Chức trễ nhất là ngày 24 tháng 10 năm 2007. Ở đây Hoà Thuợng đóng vai trò của người vô tư, làm như không biết những mưu tính, những dự kiện gì đang xảy ra.

4.      Thông Bạch của Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo nhân ngày ra mắt ngày 13-10-2007 tại Westminster Civic Center, Quận Cam, Nam California. Trong buổi ra mắt Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo do Giáo Chỉ số 9 của Ðức Tăng Thống  thành lập vì tình hình Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nguy ngập, vì một số chư Tăng Phật tử bỏ con đường cao rộng của Chánh Pháp, vì một số phần tử trong cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tiếp tay gây phân hóa âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo Hội trên địa bàn quốc tế, Hòa Thượng Thích Hộ Giác đọc Thông Bạch của Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo nói lên những hiện tượng trên và thực tế hiểm nghèo của Giáo Hội trong nước đang phải đương đầu trong suốt ba năm qua. Hòa Thượng tuyên bố chính thức ra mắt Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, với thành phần nhân sự được Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển bắt đầu công khai hoạt động nhằm kiện toàn và chấn chỉnh các Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ và các châu, lập lại kỷ cương sinh hoạt tổ chức Giáo Hội, lấy lại niềm tin cho Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước đang vọng tưởng về Giáo Hội (lặp lại lờì Hòa Thượng Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống). Tiếp theo lễ ra mắt là buổi họp báo, trả lời thắc mắc. Ở đây Hoà Thượng đóng vai trò của người khuâm tuân thượng lệnh.

5.      Tổ chức Một Ðêm Nghệ Sĩ Thắp Nến và Hát Cho Dân Oan để quyên góp cho quĩ cứu trợ, mở đầu bằng phần giới thiệu Thơ Tù của Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ do nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái trình bày, tiếp theo là Lời Cảm Tạ được thu băng của Hòa Thượng gửi đến đồng bào hải ngoại, sau đó là buổi trình diễn ca nhạc.

  1. Tổ chức phát hành Thơ Tù tại ba thành phố Houston, Monterey Park và San Jose. Theo tin tức sơ khởi cho biết số tiền thu được khoảng hơn $45,000.

Theo những Thông Tư, Thông Cáo, Thông Bạch trên thì Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ không có biến cố gì xảy ra, tình hình Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất trong nước cũng khá yên tĩnh, nhưng trở nên nghiêm trọng sau khi Hòa Thượng Viện Trưởng và chư tôn đức vì lòng từ bi đến ủy lạo, thăm viếng, góp phần cứu trợ vật chất cho tập thể Dân Oan đi khiếu nại.

Tình hình nghiêm trọng, hiểm nghèo một phần vì chiến dịch vu khống, phần khác vì một số chư Tăng, Phật tử rời bỏ con đường cao rộng, đem thân phục vụ thế quyền, một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tiếp tay với cọng sản gây phân hóa suốt ba năm qua. Hiểm nghèo đến độ Ðức Tăng Thống phải ra Giáo Chỉ thiết lập Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo.

Ðiều đáng lưu ý trong những gì vừa xảy ra trong vòng hai tháng cho Giáo Hội bên nhà và ở hải ngoại là :

  1. Không có gì đặc biệt, Giáo Hội PGVNTN trong nước tuy gặp khó khăn nhưng vẫn sinh hoạt đều đều, thành lập 22 Ban Ðại Diện, được tự do đến thăm viếng ủy lạo Dân Oan, Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ chuẩn bị họp Ðại Hội Thường Niên ngày 5,6,7 tháng 10, 2007 tại Houston, Texas.
  2. Chuyện một số chư Tăng, Phật tử rời “bỏ con đường cao rộng của Chánh Pháp, đem thân phục vụ thế quyền làm biến tướng Bát Chánh Ðạo và làm nghiêng ngửa Giáo Hội” , từ ngữ văn hoa của phần Nhận Ðịnh trong Giáo Chỉ số 9 của Ðức Tăng Thống (?) để nói Giáo Hội Nhà Nước thì đã liên tục từ năm thành lập 1981 cho đến giờ, không có gì lạ.
  3. Còn chuyện “một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tiếp tay gây phân hoá, tạo ly gián, biến tướng chủ trương, đường hướng sinh hoạt của GHPGVNTN Hải Ngoại, âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo Hội trên địa bàn quốc tế”, từ ngữ văn hoa của phần Nhận Ðịnh trong Giáo Chỉ của Ðức Tăng Thống mở đầu cho sự thanh trừng, thanh lọc hàng ngũ.
  4. Những biến tướng này nghiêm trọng này dồn dập xảy ra, tại sao chư tôn Giáo Phẩm Viện Hóa Ðạo không làm gì cả mà có thì giờ thăm viếng ủy lạo Dân Oan tại Sàigòn và Hànội ?
  5. Tại sao những hiện tuợng nguy hiểm đồng thời đưa đến cho Giáo Hội trước khi giải thưởng Nobel Hoà Bình được công bố ? Trước ngày Ðaị Hội Thường Niên của Giáo Hội Hoa Kỳ khai mạc? Sau khi Hội Thảo Phật Giáo Quốc Tế được tổ chức tại Viện Cao Ðẳng Phật Học Vạn Hạnh ? Sau khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức trai đàn chẩn tế giải oan bình đẳng ? Sau khi có tin Ðại Lễ Phật Ðản Quốc Tế sẽ được tổ chức tại Việt Nam ?
  6. Tại sao trước những biến cố dồn dập có cơ nguy cho Giáo Hội mà Thượng Tọa Tổng Thư Ký, Thượng Tọa Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông có thì giờ đi tham dự Ðại Hội cac1 đảng phái hoạt động cho dân chủ tự do tại Phi Luật Tân ? Phải chăng đại hội này giúp cứu nguy Giáo Hội ? Phải chăng đây là việc làm cần thiết cho công cuộc hoằng truyền Chánh Pháp ? Phải chăng hai vị Thuợng Toạ là thành viên của các đảng phái chính trị ?
  7. Tại sao lại đình hoãn Ðại Hội Thường Niên vì lý do tình hình Phật Giáo khẩn trương, lại tổ chức Văn Nghệ gây quĩ, ra mắt Thơ Tù, ra mắt Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, tổ chức Ðại Hội Bất Thường ? Giáo Hội có thể nói lời không chân thật ? Giáo Hội có thể ngụy tạo diễn biến, ngụy tạo dự kiện ?
  8. Trả lời câu hỏi về GHPGVNTN có tham dự Ðại Lễ Phật Ðản Quốc Tế do nhà cầm quyền Cọng sản Việt Nam tổ chức năm 2008, Pháp sư Thích Giác Ðức, không biết GHPGVNTN trong nước và ngoài nước đã có dịp thảo luận và lấy quyết định chưa, mà dõng dạt khoe  Thượng Toạ Bodhi là người đệ tử của mình lần đầu tiên làm lễ Phật Ðản tại nhà Liên Hiệp Quốc năm 2000. Thượng Toạ Bodhi có thật là đệ tử của Pháp sư hay không, không liên hệ đến câu hỏi, rồi đưa chuyện cọng sản mời đức Tăng Thống tham dự Ðại Hội, mời làm Pháp Chủ Giáo Hội  Nhà nước, sẵn sàng cung cấp phương tiện, nếu đau có bác sĩ lo, có võng cáng, rồi nói “tức là bắt cóc Ðức Tăng Thống một cách lễ phép” Không biết người ta sẽ đánh giá cách phát ngôn kiểu này của một “Pháp Sư Niên Trưởng” một Tổng Ủy Viên Kế Hoạch của VPIIVHÐ như thế nào ? Không những thế, Pháp sư Tăng không ra Tăng, tục không ra tục, mà lại phê bình vị Chánh Thư Ký Hội Ðồng Giáo Phẩm là vô lễ, hỗn xược, từ ngữ không “Pháp sư”, không “Niên trưởng”, ngay cả không có Phật tử một tí nào !
  9. Trong Thông Bạch Khẩn đình hoãn Ðại Hội Thường Niên GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Hòa Thượng Thích Hộ Giác không đề cập đến nội dung của Giáo Chỉ mà lại thi hành Giáo Chỉ gọi là khâm tuân. Hòa Thượng là Chủ Tịch của Hội Ðồng Ðiều Hành, là thuyền Trưởng mà không cứu con thuyền khi bị chìm, lại tự cứu mình trước; không làm việc trong tinh thần đồng đội mà làm việc xé lẻ ; không bảo vệ danh dự của tổ chức mà chỉ muốn được lòng cấp trên, đúng là kẻ đâm sau lưng chiến sĩ, theo kiểu nói hùng hồn của vị Phó Chủ Tịch Nội Vụ, giờ đây được lưu nhiệm suốt đời vớichức Tổng Ủy Viên Nội Vụ và Hoằng Pháp.

Khi nghe người ta nói Giáo Chỉ giống như Sắc Lệnh trong tình trạng khẩn trương phải nhất mực khâm tuân, người ta vô tình đã biến vị Thầy hiền hoà, dung dị trở thành nhà độc tài sắt thép, làm cho chúng tôi liên tưỏng đến tình trạng khẩn trương hiện nay tại Pakistan mà báo Time ra ngày 19-11-2007 bình luận :

 

Pakistan’s State of Emergency

Pervez Musharraf infuriates his people – and embarrasses Washington –

by cracking down on democracy. Will that help fight the war on terrorism ?

Probably not.

 (Tạm dịch : Tình Trạng Khẩn Trương tại Pakistan

Tổng Thống Pervez Musharraf làm cho dân chúng tức giận -  và làm cho

Hoa Thịnh Ðốn bẻ mặt-  có giúp ông đối đầu với trận chiến chống khủng bố ?

Có lẽ không.)

 

KẾT LUẬN : MỘT SỐ SUY TƯ

Những biến cố xảy ra cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước và hải ngoại vào những tháng gần đây đem lại cho chúng tôi một số suy tư :

  1. Phật Giáo Việt Nam được truyền thừa từ Ấn Ðộ và Trung Quốc gần 2,000 năm, đã cùng quốc gia và dân tộc Việt Nam san sẻ vinh nhục suốt giòng lịch sử. Cùng chung số phận với các quốc gia Phật Giáo trên thế giới, đã bắt đầu suy thoái từ thế kỷ thứ 17. Rồi cũng cùng những quốc gia Phật Giáo trên thế giới bắt đầu phục hưng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ thứ 20.
  2. Trên đà chấn hưng, Phật Giáo Việt Nam lại nằm trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm và Phật Giáo không thể làm ngơ. Vừa mới chập chững đi, hai vai Phật Giáo đã phải gánh nặng, một bên Ðạo Pháp, một bên Dân Tộc.
  3. Công cuộc giải phóng dân tộc vừa qua thì thế giới lâm vào chiến tranh ý thức hệ. Việt Nam không làm sao thoát khỏi gọng kềm và Phật Giáo Việt Nam cũng cùng chung số phận.
  4. Các nước Phật Giáo trên thế giới cũng lâm vào nhiều tình trạng bi đát vì phải đuơng đầu với những biến chuyển mới vuợt ngoài tầm tay. Bhandanayke của Sri Lanka, U Nu của Miến Ðiện, Sihanouk của Cao Mên muốn phục hồi vị thế Phật Giáo đều bị loại. Thế kỷ 20 không phải là thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên hay thế kỷ thứ 13 sau kỷ nguyên.
  5. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau ngày thành lập vào đầu năm 1964 đã phải đối phó với những vấn đề rất phức tạp dồn dập đến với Giáo Hội, không có thì giờ và phương tiện để chấn chỉnh hàng ngũ, đào tạo nhân sự cần thiết cho guồng máy ngày càng lớn, kỳ vọng ngày càng cao, mục tiêu ngày càng rộng, vượt ngoài tầm tay, nên đã bị ngọn bão đầu tiên vào thập niên 1960, ập vào làm cho con tàu Phật Giáo nghiêng ngửa, chao đảo, mang lại hậu quả Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự.
  6. Chiến tranh khốc liệt tiếp diễn trên quê huơng, PGVNTN muốn tìm một sinh lộ, gióng tiếng chuông hoà hợp hòa giải, nhưng tiếng chuông bị ấy khoả lấp giữa tiếng nổ của bom, đạn, hận thù, giữa hai phe một mất một còn, không đội trời chung.
  7. Việt Nam ngày nay không còn tiếng bom, tiếng súng, nhưng hận thù vẫn chưa dứt và một lần nữa Phật Giáo bị cuốn vào giòng . Những biến cố gần đây xẩy ra cho Phật Giáo Việt Nam nói chung, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói riêng vì Phật Giáo Việt Nam không thể thoát khỏi gọng kềm chính trị. Phật Giáo không thể “Cư trần lạc đạo”, Phật Giáo bị nhiễm trần.
  8. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với những trợ duyên ngoại tại đã chia giới tuyến trong trận đồ đấu tranh : Phật Giáo Quốc Doanh, Phật Giáo Thống Nhất trước áp lực ngoại giao của chính quyền cọng sản : tổ chức Hội Nghị Kinh Tế Thái Bình Duơng, gia nhập Tổ Chức Thuơng Mãi Thế Giới, liên hệ ngoại giao với Vatican, dự bị tổ chức Phật Ðản Thế Giới trước sự quan tâm của thế giới : Những cuộc viếng thăm của các nhà ngoại giao, Giải thưởng của Na Uy, có cơ hội được giải Nobel Hòa Bình. Trước phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng. Các nhà lãnh đạo Phật Giáo VNTN, tiêu biểu là Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ, Viện Trưởng Viện Hoá Ðạo GHPGVNTN cần phải chứng tỏ kiên cường hơn, quyết tâm hơn, đưa ra 4 điều kiện tiên quyết và bất khả phân để giaỉ quyết tình trạng căng thẳng giữa chính quyền cọng sản và Phật Giáo Thống Nhất.
  9. Mặc dầu với truyền thống dân chủ xưa nhất thế giới, khi đức Phật xây dựng tổ chức Tăng Già theo mô hình dân chủ của nước Ca Tỳ La Vệ, nhưng trải qua nhiều thế kỷ Phật Giáo lan truyền đến các quốc gia theo thể chế quân chủ, cơ chế dân chủ của Tăng Già không được kiện toàn nên gặp khó khăn khi phải đương đầu với những hoàn cảnh đặc biệt.
  10. Không quen làm việc bằng phương thức dân chủ, các nhà lãnh đạo Phật Giáo mà vị thế của họ qua thời gian được kiện toàn bằng đức tin Tam Bảo, bằng truyền thống “Chúng trung tôn”, bằng danh hiệu “Thiên nhân chi đạo sư” nên khi làm việc có khuynh huớng ra lệnh hơn là đồng thuận và khuynh huớng này lại được một số người lợi dụng khai thác để đạt mục tiêu của họ.
  11. Không tích cực áp dụng đạo lý Tứ Vô Luợng Tâm, Thất Bất Thối Pháp, Thất Diệt Tránh Pháp, những phương thức điều hành Tăng Già của Phật đặt ra, nên những Phật sự quan trọng đáng lý phải được thảo luận, thống nhất ý chí trước khi thi hành, lại tự động đề ra và nếu có đòi hỏi giaỉ thích thì bị mang tiếng bất tuân thuợng lệnh.
  12. Giáo Hội PGVNTN thuờng tuyên bố không làm chính trị, nhưng lại công kích nhau, thanh trừng nhau vì quan điểm chính trị. Các nhà lãnh đạo GHPGVNTN chủ truơng dân chủ, đa nguyên, nhưng lại thanh trừng những người không cùng quan điểm chính trị với mình mà không y pháp, y luật.
  13. Cách điều hành tổ chức của Giáo Hội PGVNTN bị ảnh hưởng năng nề bởi cá tính của từng vị lãnh đạo. Khuynh hướng tập trung quyền hành ngày càng mạnh thay thế di tản quyền hành, một đặc tính của dân chủ. Khuynh huớng chuyên quyền ngày càng mạnh thay thế phân quyền, phân nhiệm, nguyên tắc “Check and Balance”, một đặc tính khác của dân chủ.  
  14. Giáo Hội PGVNTN dần dần đi xa mục tiêu dung hợp, đi xa mục tiêu thống nhất, biến thành tổ chức độc nhất, đi xa truyền thống hòa đồng “Trăm Con Trong Bọc Trứng”, buớc rẽ sang con đuờng chính chuyên, thuần khiết, mầm mống của tai hoạ nhân loại suốt nhiều thế kỷ, từ những cuộc Thánh Chiến, Toà Án Dị Giáo thờì Trung Cổ đến chiến tranh ý thức hệ và xung đột tôn giáo thế kỷ 20, 21.
  15. Tuy nhiên những biến động gần đây cũng sẽ trôi qua. Phật Giáo với hàng nghìn năm lịch sử của từ bi, của trí tuệ, của bao dung độ luợng chắc chắn đủ sức lướt qua con bão trầm trọng thời đại.

 

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT

Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.

Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.

Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.

Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định.

Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 

HIẾN CHƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI  MỞ  ĐẦU 
 
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.