.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)

bút
việt
hồn
quê

TIN VĂN

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích  | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyễn Văn Nhớ Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |


 

 

  Xem toàn Thư mục Phan Quân


Điện biên phủ
dưới mắt người trong cuộc

  • PSN - 11.5.2010 | Phan Quân

Lần đầu tiên ở Việt Nam, những nhà báo trẻ duyệt lại lịch sử nước mình bằng cách thuật lại hồi ức của những cựu binh Điện Biên Phủ, nơi mà ngày 7 tháng 5 1954, Việt Minh đã chiến thắng thực dân Pháp một cách dứt điểm. Xuyên suốt qua những lời thuật lại, huyền thoại của tuyên truyền cộng sản đã lòi bộ mặt trơ trẽn.

Sau một cuộc chiến, lịch sử thường thường được viết lại theo quan điểm của phe chiến thắng. Kết quả là một sự thật bóp méo đã được trưng bày và tiếng nói của phía thua trận bị khỏa lấp. Vậy mà, quái gở thay ở Việt Nam, trong cuộc chiến chống Pháp, những người chiến thắng im hơi lặng tiếng khá lâu.

Vậy mà, theo nhà sử học Jean Pierre Roux, chuyên viên về những vấn đề này, thì chiến thắng quyết định của Việt Minh ngày 7 tháng 5 1945, tại Điện Biên Phủ là "cuộc thua trận duy nhứt của quân đội châu Âu ở những trận đánh có chiến tuyến đàng hoàng, trong suốt lịch sử giải phóng thuộc địa".

Phía Pháp, 16.000 người trang bị đầy đủ được thả dù xuống vùng đó. Bên Việt Nam có 55.000 bộ đội, trang bị kém hơn, cùng với 260.000 dân công, phần lớn đi chưn không. Đừng quên việc sử dụng có tính quyết định của 21.000 xe đạp để thồ vũ khí và lương thực.

Trong khi có nhiều bằng chứng của Pháp nói về cuộc thất bại, thì bên phía Việt Nam chỉ có vài ba bài tường thuật được gói ghém cẩn thận trong những bài diễn văn tuyên truyền. Luận điệu nhà nước về những sự kiện, dùng để cổ võ đoàn kết và lòng tự hào dân tộc, đã che lấp những tường thuật cá nhơn và riêng tư.

Đứng trước những sự thiếu xót ký ức trong lịch sử đất nước mình, sáu nhà báo Việt Nam, trong đó có một cựu binh Điện Biên Phủ, 55 năm sau biến cố, đã đứng ra điều tra những nhơn chứng cuối cùng của trang lịch sử. Từ năm 2007 đến 2009, họ đã đi cùng khắp đất nước tìm ra những sự thật nhỏ nhen khác về trận đánh huyền thoại đã mở ra con đường giải thể thuộc địa trên thế giới thứ ba.

Như vậy, họ đã thu thập được lời thuật của 250 cựu binh từ Bắc vô Nam Việt Nam, trong đó có cả danh Tướng Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy quân Việt Minh, để gộp lại thành một tập sách đầy dẫy tình người và chưa hề xuất bản.

Được xuất bản năm ngoái ở Việt Nam, quyển "Điện Biên Phủ nhìn từ bên kia", do Jean-Pierre Roux đề tụa, nay xuất bản ở Pháp.

Những người thồ gạo, tải đạn, nghệ sĩ đưa ra tiền tuyến để tác động tinh thần bộ đội, ký giả, thầy thuốc, y tá, phụ nữ đàn ông, chiến đấu bên cạnh những người bộ đội, ăn mặc màu xanh, đầu đội nón cối mà lính Pháp phải nể.

Nhưng đây là lần đầu tiên trong đời, họ kể lại không phải "những hành động dũng cảm do Đảng dìu đắt và đưa đến chiến thắng của nhơn dân", những sự kiện đã đuợc đọc tới đọc lui trong sách vở học trò và trên nhựt báo nhà nước. Lần này, thì những lời thuật lại những nỗi lo sợ của họ, những tình cảm của họ, những giấc mơ của họ, tất cả những tư tưởng thầm kín qua ngang đầu khi súng đạn nổ, trong cái lòng chảo khủng khiếp Điện Biên Phủ đó.

Để triệt tiêu cứ điểm trú phòng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, Quân Đội Nhơn Dân Việt Nam đã mở ba đợt tấn công. Xuyên suốt qua các trang sách, huyền thoại về "chiến thắng cuối cùng của những anh hùng có lòng yêu nước bất biến" đã phai mờ trước những tiết lộ tầm thường của những người chiến sĩ trong đoàn quân ma. Chẳng hạn như cô vũ công kia đã vào bộ đội đễ tránh sự kiểm soát của gia đình và để đi đây đi đó.

Hoặc người dân thành phố nọ, mà bạn đồng ngũ nông dân gọi là "tên tư sản hoắc con" vì họ bực mình phải làm chuyện tay chưn thay thế vì gả quá vụng về. Đổi lại, hắn kể chuyện "Người Khốn Khổ" của Victor Hugo cho họ nghe. Còn chuyện nữa, trong một chiến hào trong khi súng đang nổ, cô y tá trẻ sợ điếng người vì thẹn khi một chiến binh bị thuơng nhờ cô giúp cho anh đi tiểu.

Cuộc hội ngộ ngẫu nhiên đã làm cho những tác giả, vốn là những người được chế độ Hà Nội nuông chiều, thấy rõ. Đặng Đức Tuệ kể: "Cho đến năm 2004, chúng tôi đâu có biết gì Điện Biên Phủ nhiều. Mọi chuyện đều mờ ám. Tệ hơn nữa, chúng tôi không dám thắc mắc gì về những chuyện dũng cảm mà thiên hạ đã lấy đó mê hoặc chúng tôi."

Nhà báo tài ba này, có lúc được đào tạo bên Pháp, được mời dự Hội Nghị Báo Chí Điều Tra ở Genève hồi tháng rồi để kể lại chuyện điều tra trong một đất nước còn bị kiểm duyệt về chánh trị. Đồng nghiệp của ông, bà Đào Thanh Huyên, cũng tham dự cùng hội nghị, cho biết thêm: "Chúng tôi đã thừa hưởng một cách thụ động di sản tập thể đó, được viết trong sách vở học đường và trong báo chí. Pháp Mỹ là bọn xâm lược tàn ác và chúng ta thắng tất cả các cuộc chiến. Nhưng tại sao và bằng cách nào thì chúng tôi mù tịt."

Năm 2004, hai nhà báo đào tạo một khóa học trong vùng Điện Biên Phủ. Trong số khóa sinh có Bác Mai, hồi Điện Biên Phủ là giao liên trẻ tuổi, kể lại kỷ niệm trận đánh. Bà Huyên tâm sự: "Có một chuyện làm đảo ngưọc cái nhìn của chúng tôi. Qua lời kễ của ông thì những người nam nữ liên hệ tới cuộc chiến nay còn sống. Theo hướng dẫn của Bác Mai - nay trở thành đồng tác giả của tập sách - hai nhà báo đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ngạc nhiên to lớn khi một nhà sử học quân đội, được mời tham dự với tư cách chuyên viên của khóa đào tạo, tiết lộ một bí mật chủ yếu trong chiến thắng Điện Biên Phủ: "Các bạn có biết không, làm gì có cờ Việt Minh cấm trên hầm trú ẩn của Tướng De Castrie, ngày 7 tháng 5 năm 1945?"

Họ được biết rằng hình ảnh đó được dựng lại sau chiến tranh cho nhà đạo diễn Liên Xô Roman Karmen. Hình ảnh trong khi quay phim được phát ra sau đó trên khắp thế giới. Thay thế cho thực tế, cảnh đó đã làm nên biểu tượng không chối cải được của chiến thắng Việt Minh và những nước bị đô hộ chống lại thực dân.

Đất nước cần có nhiều bằng chứng của nhà nước khi mà giặc giả cứ tiếp nối ở Việt Nam. Giặc chống Mỹ, chống Tàu và chống Khmer Đỏ ở phía Nam. Vậy nên phải cần duy trì lòng yêu nước.

Nhờ vậy, khi hòa bình đã lập lại trong những năm 1980, sự thật bóp méo đó đã hằn sâu, ngay đối với những cựu binh. Ngày nay, khi chiến cuộc Điện Biên Phủ đã lâu trên nửa thế kỷ, Việt Nam có dám sửa sai lịch sử lớn để cho dân chúng thấy được cái lịch sử nhỏ của mình chưa? Đó cũng là điều mà những tác giả quyển sách mong muốn.

Theo ông Tuệ thì: "Công tác không phải chẳng gặp khó khăn. Chúng tôi đã gặp nhiều cựu binh từ chối. Một vài người không nói tại sao, một số người khác cho biết không muốn nghe lập lại luận điệu cũ của nhà nước. Những người khác nữa không muốn bị những nhà báo không muốn nghe ai khác ngoài sự giải thích của Đảng gạt lần nữa."

Ông Tuệ cho biết rằng sở dĩ ấn bản Việt Nam được phổ biến là nhờ có dịp may ăn mừng 55 năm chiến thắng Điện Biên, có nhà chép sử uy tín của đất nước đề tựa và nhờ sự ủng hộ của Nhà Xuất Bản Chánh Trị Trung Ưong, cơ quan chánh thức của Đảng.

Ông Jean-Pierre Rioux cho biết một quyển sách như vậy làm cho trận Điện Biên Phủ thoát khỏi lịch sử quốc doanh của nhà nước Việt Nam. Mari Carmen Gonzalez, sử gia chuyên viên về thời kỳ Franco bên Tây Ban Nha, nhận xét: "Người ta có thể phát hiện ra nhà cầm quyền chọn lựa và dựng lên những anh hùng như thế nào, trong khi chính những người đó không cảm thấy như vậy."

Như khi người bộ đội nọ kể lại: "Tôi là người nghèo nhứt, và gia đình tôi đều bị Pháp giết hồi năm 1949. Có lẽ nhờ hai lý do đó mà tôi được phong anh hùng, trong khi chúng tôi rất nhiều người cùng chung một chiến hào." Một người bộ đội khác cho biết: "Tôi biết tiếng Tây. Đôi khi những người lính đối phương la lớn trước khi chết. Những người đồng đội dốt nát hỏi tôi: "Họ nói gì thế?" "Họ kêu mẹ..." Lính đánh thuê hay thực dân sắp chết đều như chúng ta, là người trẻ chưa có gia đình nên gọi mẹ trước khi nhắm mắt.

Mari Carmen Rodriguez nghĩ rằng, một thái độ đầy tính con người như vậy trước nỗi đau của kẻ khác không thể nào là một cách tuyên truyền. Những tác giả cũng nhấn mạnh là cung cách làm sách của họ mang tính cách tường thuật báo chí chớ không mang màu sắc chép sử. "Chúng tôi trước hết muốn bảo tồn những hồi ức trước khi những nhơn chứng biến đi."

Jean-Pierre Rioux xác nhận: "Những chứng tích này là tài liệu quý giá. Đấy là những lời nói tự do. Nhưng muốn khai thác những lời khai đó theo diện lịch sử thì phải có tài liệu lịch sử. Bây giờ thì không được rồi, nhứt là phía Việt Nam. Bao giờ sử liệu nhà nước còn khống chế thì vẫn còn khó khăn. Vã lại, đâu phải riêng gì chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Algérie cũng thế.

Dẫu sao đi nữa thì bánh xe đã chuyển ở Việt Nam. Tuệ vui mừng vì từ lúc quyển sách ra mắt độc giả ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nhà báo tại chỗ đã tiếp tục điều tra để biết rõ hư thực. Bây giờ họ để ý đến những người đã làm nên lịch sử, thay vì chỉ chú ý đến vài anh hùng do nhà nước đua ra. Vậy cũng đáng khích lệ rồi!

Phan Quân dịch
(Từ bài điểm sách "Dien Bien Phu vu d'en face", parolres de vétérans vietnamiens của Carole Vann, Tribune des droits humains)
Dien Bien Phu vu d'en face, Paroles de Bô doi - éd. Nouveau monde - 2010 - 23€.

Xem tiếp
 


PHAN QUÂN

 
Tên thật: Phan Văn Minh
Ngày sanh: 17.02.1931
Dân Sài Gòn
Học sinh Pétrus Ký
Khoá I Thủ Đức (1951-1952)
Sĩ quan bộ binh: (1952-1953)
Sĩ quan Không Quân: (1954-1975)
Tù cải tạo: (1975-1987)
Định cư ở Pháp: (1990-...)

Tác phẩm :

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.